Bài giảng Đại diện và thương nhân trung gia - Bài 1: Những vấn đề chung về hoạt động trung gian thương mại và pháp luật về hoạt động trung gian thương mại - Hoàng Văn Thành
Nội dung
Chấm dứt
hợp đồng
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng
trong đó nhấn mạnh trường hợp
một trong các bên đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng.
Hậu quả pháp lý phát sinh khi chấm
dứt hợp đồng.
Vai trò
Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý cho
hoạt động trung gian thương mại và
đảm bảo thực hiện trên thực tế.
Pháp luật ghi nhận, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên trong hoạt
động trung gian thương mại.
Pháp luật ràng buộc trách nhiệm đối với
các chủ thể thực hiện hoạt động trung
gian thương mại trong quá trình thực
hiện hoạt động nhằm hưởng thù lao.
Pháp luật là công cụ quản lý của Nhà
nước đối với hoạt động trung gian
thương mại.
24 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Đại diện và thương nhân trung gia - Bài 1: Những vấn đề chung về hoạt động trung gian thương mại và pháp luật về hoạt động trung gian thương mại - Hoàng Văn Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015106211
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
ĐẠI DIỆN VÀ
THƯƠNG NHÂN TRUNG GIAN
Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành
1
v1.0015106211
BÀI 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG
MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG
TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành
2
v1.0015106211
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Trình bày được khái niệm và đặc điểm của hoạt động
trung gian thương mại.
• Phân biệt được hoạt động trung gian thương mại với
các hoạt động thương mại khác.
• Phân tích được vai trò của hoạt động trung gian
thương mại.
• Chỉ ra được lịch sử pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở
Việt Nam.
• Trình bày được khái niệm pháp luật về hoạt động trung gian thương mại.
• Phân tích được vai trò của pháp luật về hoạt động trung gian thương mại.
3
v1.0015106211
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
Để học được tốt được bài học này, người học phải học
xong các môn sau:
• Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật.
• Luật Dân sự.
• Luật Thương mại.
4
v1.0015106211
HƯỚNG DẪN HỌC
• Đọc văn bản pháp luật: Luật Thương mại 2005.
• Đọc tài liệu tham khảo.
• Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về
những vấn đề chưa nắm rõ.
• Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài.
5
v1.0015106211
Khái quát về hoạt động trung gian thương mại1.1.
Khái quát pháp luật về hoạt động trung gian thương mại1.2.
CẤU TRÚC NỘI DUNG
6
v1.0015106211
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Đặc điểm
1.1.3. Vai trò của
hoạt động trung
gian thương mại
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
7
v1.0015106211
1.1.1. KHÁI NIỆM
Hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao
dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động
đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý
thương mại (Khoản 11 Điều 3 Luật Thương mại 2005).
8
v1.0015106211
1.1.2. ĐẶC ĐIỂM
Nội dung của
hoạt động trung
gian thương mại
Đại diện cho thương nhân.
Môi giới thương mại.
Ủy thác mua bán hàng hóa.
Đại lý thương mại.
• Về bản chất: Hoạt động trung gian thương mại là hoạt động do một thương nhân
trung gian thực hiện vì lợi ích của thương nhân khác để hưởng thù lao.
9
v1.0015106211
1.1.2. ĐẶC ĐIỂM (tiếp theo)
Chủ thể
Bên thuê dịch vụ (bên ủy quyền).
Bên trung gian thực hiện dịch vụ.
Bên thứ ba.
• Về điều kiện chủ thể: Bên trung gian thực hiện dịch vụ phải là thương nhân và có tư
cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba.
• Về hình thức: Quan hệ trung gian thương mại được xác lập trên cơ sở hợp đồng
bằng văn bản hoặc hình thức pháp lý tương đương.
10
v1.0015106211
1.1.3. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
• Thương nhân trung gian thường hiểu biết, nắm vững tình hình thị trường, pháp luật
và tập quán địa phương.
Có khả năng đẩy mạnh giao lưu buôn bán, hạn chế rủi ro và tăng cơ hội thành
công cho các thương nhân.
• Thương nhân trung gian là những tổ chức, cá nhân có những điều kiện nhất định về
cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên thực hiện các giao dịch kinh doanh chuyên nghiệp.
Thương nhân giảm chi phí tiếp cận thị trường mới hay mở rộng thị trường kinh doanh.
• Thông qua việc sử dụng dịch vụ trung gian thương mại, các nhà kinh doanh có thể
hình thành mạng lưới buôn bán, tiêu thụ, cung cấp các loại dịch vụ trên một phạm vi
rộng, tạo điều kiện cho việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
• Góp phần làm gia tăng khối lượng hành hóa lưu thông trên thị trường, thúc đẩy kinh
tế phát triển.
11
v1.0015106211
1.2. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
1.2.1. Lịch sử pháp
luật về hoạt động
trung gian thương mại
1.2.2. Khái niệm, nội
dung chủ yếu pháp
luật về hoạt động
trung gian thương mại
1.2.3. Vai trò của
pháp luật đối với hoạt
động trung gian
thương mại
12
v1.0015106211
1.2.1. LỊCH SỬ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
Trên thế giới
Hoạt động trung gian
thương mại ra đời do
nhu cầu của việc mở
rộng quy mô buôn
bán hàng hòa của
thương nhân.
Hoạt động vận chuyển
hàng hóa giữa các
quốc gia được thực
hiện bằng đường biển
ngày càng phát triển
dẫn đến hình thành
việc giao hàng tại
cảng đến và mua hàng
đem về kiếm lợi.
Hoạt động trung gian
thương mại phát triển
hoàn thiện, bao gồm:
Đại diện cho thương
nhân, đại lý thương
mại, ủy thác mua bán
hàng hóa và môi giới
thương mại.
Hoạt động này được
gọi là ủy thác mua
bán hàng hóa.
Trên thế giới Thế kỷ 13 Thế kỷ 19
13
v1.0015106211
1.2.1. LỊCH SỬ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
(tiếp theo)
Trên thế giới
Không có quy định
riêng điều chỉnh hoạt
động trung gian thương
mại, tất cả được quy
định chung trong “Luật
đại cương”.
Xây dựng Bộ luật
thương mại riêng quy
định rất cụ thể về từng
loại của hoạt động trung
gian thương mại, bao
gồm: Đại diện thương
mại, môi giới thương mại
và ủy thác thương mại.
Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương
mại trên thế giới được chia thành 2 nhóm:
Pháp luật Anh – Mỹ
Pháp luật châu Âu
lục địa
14
v1.0015106211
1.2.1. LỊCH SỬ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
(tiếp theo)
Trước năm 1986
• Các hoạt động trung gian thương
mại chủ yếu tồn tại trong lĩnh vực
kinh tế quốc tế do nhu cầu giao lưu
với các nước khác trên thế giới.
Hoạt động trung gian thương
mại ở trong nước chưa có điều
kiện hình thành.
Xuất bản: Thông tư của Bộ
Ngoại thương điều chỉnh các
hoat động ủy thác xuất nhập
khẩu và việc đặt đại lý mua bán
hàng hóa ở nước ngoài.
Sau năm 1986
• Nền kinh tế vận hành theo cơ chế
thị trường, xuất phát từ nhu cầu
của việc trao đổi hàng hóa dịch
vụ ngày càng phát triển Hoạt
động trung gian thương mại.
Ở Việt Nam
15
v1.0015106211
1.2.1. LỊCH SỬ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
(tiếp theo)
Năm1997
Luật Thương mại được
thông qua, tuy nhiên mới
quy định hạn hẹp về các
hoạt động trung gian
thương mại, bao gồm:
Đại diện cho thương
nhân; môi giới thương
mại; ủy thác mua bán
hàng hóa và đại lý mua
bán hàng hóa.
Năm1998
Chính phủ ban hành
Nghị định 57/1998/NĐ-
CP quy định chi tiết thi
hành Luật thương mại
về hoạt động xuất nhập
khẩu, gia công và đại lý
mua bán hàng hóa với
nước ngoài.
Năm 2005
Luật Thương mại 2005
ra đời đã đưa ra khái
niệm về hoạt động trung
gian thương mại, bổ
sung nhiều quy định về
các hoạt động trung gian
thương mại cụ thể.
Ở Việt Nam
16
v1.0015106211
1.2.2. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CHỦ YẾU PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN
THƯƠNG MẠI
Khái niệm:
Pháp luật về hoạt động trung gian thương mại là tổng hợp các quy phạm pháp luật do
Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và được đảm bảo thực hiện, quy định về hoạt động
của thương nhân thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương
nhân khác nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.
Nội dung:
Phạm vi
điều chỉnh
Quan hệ hợp đồng giữa bên thuê
dịch vụ với bên trung gian thực
hiện dịch vụ.
Quan hệ giữa bên thuê dịch vụ,
bên trung gian thực hiện dịch vụ
với bên thứ ba.
17
v1.0015106211
1.2.2. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CHỦ YẾU PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN
THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
Nội dung
Các hoạt động
trung gian thương
mại cụ thể
Đại diện cho thương nhân.
Môi giới thương mại.
Ủy thác mua bán hàng hóa.
Đại lý thương mại.
18
v1.0015106211
1.2.2. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CHỦ YẾU PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TRUNG
GIAN THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
Nội dung
Điều kiện kinh
doanh hoạt
động trung gian
thương mại
Chủ thể thực hiện hoạt
động trung gian thương
mại phải là thương nhân.
Chủ thể thực hiện hoạt
động trung gian thương mại
phải có tư cách pháp lý độc
lập với các chủ thể khác.
Không thuộc vào các
chủ thể sau đây:
Người đại diện theo pháp
luật của pháp nhân.
Nhân viên, người lao
động của thương nhân.
19
v1.0015106211
1.2.2. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CHỦ YẾU PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TRUNG
GIAN THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
Quyền và nghĩa
vụ của các bên
trong hoạt động
trung gian
thương mại
Thương nhân thực
hiện hoạt động trung
gian thương mại
Thương nhân
ủy quyền
Quyền hưởng lợi ích từ
hoạt động của thương
nhân trung gian.
Nghĩa vụ thanh toán thù
lao cho thương nhân
trung gian.
Nghĩa vụ thực hiện hoạt
động thương mại vì lợi
ích của bên ủy quyền.
Quyền nhận thù lao.
Nội dung
20
v1.0015106211
1.2.2. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CHỦ YẾU PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN
THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
Nội dung
Hình thức hợp đồng
Pháp luật Anh, Pháp,
Trung Quốc, Nhật Bản
Pháp luật Mỹ, Nga Pháp luật Việt Nam
Không quy định về
hình thức của hợp
đồng trong hoạt động
trung gian thương mại
cũng như nội dung chủ
yếu của hợp đồng.
Hợp đồng trung gian
thương mại phải được
lập thành văn bản.
Hợp đồng trung gian
thương mại phải được
lập thành văn bản.
21
v1.0015106211
1.2.2. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CHỦ YẾU PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN
THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
Nội dung
Chấm dứt
hợp đồng
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng
trong đó nhấn mạnh trường hợp
một trong các bên đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng.
Hậu quả pháp lý phát sinh khi chấm
dứt hợp đồng.
22
v1.0015106211
1.2.3. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
Vai trò
Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý cho
hoạt động trung gian thương mại và
đảm bảo thực hiện trên thực tế.
Pháp luật ghi nhận, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên trong hoạt
động trung gian thương mại.
Pháp luật ràng buộc trách nhiệm đối với
các chủ thể thực hiện hoạt động trung
gian thương mại trong quá trình thực
hiện hoạt động nhằm hưởng thù lao.
Pháp luật là công cụ quản lý của Nhà
nước đối với hoạt động trung gian
thương mại.
23
v1.0015106211
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài học này chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau:
• Khái quát về hoạt động trung gian thương mại: Khái niệm, đặc điểm, vai
trò của hoạt động trung gian thương mại.
• Khái quát pháp luật về hoạt động trung gian thương mại
Lịch sử pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở trên
thế giới và Việt Nam.
Khái niệm và nội dung pháp luật về hoạt động trung gian thương mại.
Vai trò của pháp luật về hoạt động trung gian thương mại.
24
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_dai_dien_va_thuong_nhan_trung_gia_bai_1_nhung_van.pdf