Bài giảng Luật tố tụng dân sự Việt Nam - Bài 4: Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự - Trần Phương Thảo

NGUỒN CHỨNG CỨ • Là người, vật, tài liệu mang thông tin về chứng cứ. • Nguồn chứng cứ là nơi rút ra các chứng cứ. • Nguồn chứng cứ quy định tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. • Các loại nguồn chứng cứ:  Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;  Các vật chứng;  Lời khai của đương sự;  Lời khai của người làm chứng;  Kết luận giám định;  Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;  Thông điệp dữ liệu điện tử;  Kết quả định giá tài sản;  Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lí do người có chức năng lập;  Văn bản công chứng, chứng thực hợp pháp. TỔNG KẾT BÀI HỌC • Khái niệm chứng minh, nghĩa vụ chứng minh, đối tượng chứng minh, hoạt động chứng minh; • Khái niệm, đặc điểm chứng cứ, phân loại và nguồn chứng cứ.

pdf20 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Luật tố tụng dân sự Việt Nam - Bài 4: Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự - Trần Phương Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4 CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ TS. Trần Phương Thảo, TS. Nguyễn Thị Thu Hà Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội 1 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm chứng minh, nghĩa vụ chứng minh, đối tượng chứng minh, phương tiện chứng minh và các hoạt động chứng minh; • Trình bày được khái niệm, thuộc tính của chứng cứ, nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự. 2 CẤU TRÚC BÀI HỌC 3 Chứng minh trong tố tụng dân sự4.1 Chứng cứ trong tố tụng dân sự4.2 4.1. CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 4 4.1.1 4.1.2 Khái niệm và ý nghĩa của chứng minh Nghĩa vụ chứng minh 4.1.3 Đối tượng chứng minh 4.1.4 4.1.5 Những tình tiết, sự kiện không cần chứng minh Phương tiện chứng minh 4.1.6 Các hoạt động chứng minh 4.1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CHỨNG MINH • Khái niệm:  Nghĩa rộng: Chứng minh trong tố tụng dân sự là quá trình hoạt động của các chủ thể tố tụng trong việc làm rõ tất cả các vấn đề liên quan đến vụ việc dân sự, trên cơ sở đó Tòa án ra phán quyết về việc giải quyết vụ việc dân sự.  Nghĩa hẹp: Chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động của chủ thể tố tụng trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ nhằm xác định sự thật khách quan của vụ việc dân sự. • Ý nghĩa chứng minh trong tố tụng dân sự:  Chứng minh là biện pháp để xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự.  Chứng minh giúp đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 5 4.1.2. NGHĨA VỤ CHỨNG MINH • Đương sự: Chứng minh cho yêu cầu, phản đối yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp trừ các trường hợp quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. • Cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích người khác, nhà nước, lợi ích công cộng: Chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. • Người đại diện: Có nghĩa vụ chứng minh như đương sự mà họ đại diện. • Viện kiểm sát: Chứng minh cho kháng nghị của mình là có căn cứ và hợp pháp. • Tòa án: Chứng minh cho phán quyết của mình là có căn cứ và hợp pháp. 6 4.1.3. ĐỐI TƯỢNG CHỨNG MINH Đối tượng chứng minh là tổng hợp các tình tiết, sự kiện phải được xác định nhằm giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự. 7 Dựa vào yêu cầu của các đương sự. Dựa vào quy phạm pháp luật nội dung. Xác định đối tượng của chứng minh 4.1.4. NHỮNG TÌNH TIẾT, SỰ KIỆN KHÔNG CẦN CHỨNG MINH • Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận. • Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật. • Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp, trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính. 8 4.1.5. PHƯƠNG TIỆN CHỨNG MINH • Phương tiện chứng minh là công cụ pháp lí được các chủ thể chứng minh sử dụng để làm rõ về các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. • Phương tiện chứng minh được quy định tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. 9 4.1.6. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH 10 Hoạt động chứng minh Cung cấp chứng cứ Thu thập chứng cứ Đánh giá, sử dụng chứng cứ Nghiên cứu chứng cứ 4.1.6. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH (tiếp theo) 11 Cung cấp chứng cứ • Là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng trong việc đưa ra cho Tòa án các chứng cứ của vụ việc dân sự. • Thời hạn cung cấp chứng cứ: Khoản 4 Điều 96, Điều 287, Điều 330 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. • Đương sự cung cấp chứng cứ có nghĩa vụ sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự khác (Khoản 5 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). • Hậu quả của việc không cung cấp chứng cứ: Khoản 4 Điều 91 và Khoản 1 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tòa án thụ lí Quyết định đưa vụ án ra xét xử Quyết định mở phiên tòa Cung cấp chứng cứ 4.1.6. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH (tiếp theo) 12 Thu thập chứng cứ Chủ thể thu thập chứng cứ Cá nhân, cơ quan, tổ chức Tòa án Viện kiểm sát Thẩm phán Thẩm tra viên 4.1.6. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH (tiếp theo) 13 • Cá nhân, cơ quan, tổ chức thu thập chứng cứ: Được thực hiện bằng biện pháp quy định tại Khoản 1 Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. • Thẩm phán thu thập chứng cứ:  Đương sự không tự mình thu thập chứng cứ và có yêu cầu;  Tòa án tự mình thu thập chứng cứ trong trường hợp tại Khoản 1 Điều 98, Khoản 1 Điều 99, Khoản 1 Điều 100, Khoản 1 Điều 101, Khoản 2 Điều 102, Điểm b, c Khoản 3 Điều 104, Điều 105, Khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. • Thẩm tra viên thu thập chứng cứ ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm (Khoản 4 Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015):  Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;  Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ;  Xác minh sự có mặt, vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú. 4.1.6. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH (tiếp theo) 14 Biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án: • Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; • Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng; • Trưng cầu giám định; • Quyết định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản; • Xem xét, thẩm định tại chỗ; • Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ; • Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự. 4.1.6. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH (tiếp theo) 15 Nghiên cứu chứng cứ Là hoạt động của Tòa án và các chủ thể khác trong việc phân tích, so sánh chứng cứ nhằm tạo tiền đề cho việc xem xét giá trị chứng minh của chứng cứ và mối liên hệ của các chứng cứ với nhau. Đánh giá chứng cứ Là hoạt động của Tòa án và các chủ thể khác trong việc xem xét giá trị chứng minh của chứng cứ và mối liên hệ của các chứng cứ với nhau. 4.2. CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 16 4.2.1 Khái niệm 4.2.2 Phân loại 4.2.3 Nguồn chứng cứ 4.2.1. KHÁI NIỆM Chứng cứ là những gì có thật mà theo một trình tự luật định Tòa án dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự. 17 Tính khách quan Tính liên quan Đặc điểm của chứng cứ Tính hợp pháp 4.2.2. PHÂN LOẠI 18 Chứng cứ gốc Chứng cứ thuật lại Chứng cứ trực tiếp Chứng cứ gián tiếp Căn cứ cách thức tạo thành chứng cứ Căn cứ mối quan hệ của chứng cứ và đối tượng chứng minh Chứng cứ Chứng cứ theo người Chứng cứ theo vật Căn cứ nguồn thu nhận chứng cứ 4.2.3. NGUỒN CHỨNG CỨ • Là người, vật, tài liệu mang thông tin về chứng cứ. • Nguồn chứng cứ là nơi rút ra các chứng cứ. • Nguồn chứng cứ quy định tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. • Các loại nguồn chứng cứ:  Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;  Các vật chứng;  Lời khai của đương sự;  Lời khai của người làm chứng;  Kết luận giám định;  Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;  Thông điệp dữ liệu điện tử;  Kết quả định giá tài sản;  Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lí do người có chức năng lập;  Văn bản công chứng, chứng thực hợp pháp. 19 TỔNG KẾT BÀI HỌC • Khái niệm chứng minh, nghĩa vụ chứng minh, đối tượng chứng minh, hoạt động chứng minh; • Khái niệm, đặc điểm chứng cứ, phân loại và nguồn chứng cứ. 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_luat_to_tung_dan_su_viet_nam_bai_4_chung_minh_va_c.pdf
Tài liệu liên quan