Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay

Một là, tất cả các tổ chức trọng tài thương mại hiện nay đều là các tổ chức phi chính phủ, là các tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tham gia giải quyết các tranh chấp theo sự thỏa thuận, yêu cầu của các bên. Trong hoạt động, các tổ chức trọng tài thương mại hiện nay không được nhân danh quyền lực nhà nước, hoàn toàn khác với hoạt động của hệ thống Trọng tài kinh tế nhà nước trước đây. Hai là, các tổ chức trọng tài thương mại này phần lớn là những tổ chức trọng tài thường trực. Các Trung tâm Trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở, có thể có chi nhánh, văn phòng đại diện, có Điều lệ, Quy tắc tố tụng trọng tài, có Ban điều hành với danh sách các Trọng tài viên, tồn tại độc lập với các tranh chấp. Tóm lại, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại được đánh giá là phương thức giải quyết tranh chấp của hiện tại và tương lai với nhiều ưu thế nổi trội. Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại đã có những quy định tiến bộ khá phù hợp với quy định của pháp luật trọng tài quốc tế. Do vậy, Việt Nam muốn hội nhập ngày càng sâu, rộng và bền vững vào nền kinh tế thế giới thì phải thường xuyên hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về trọng tài nói riêng cho phù hợp với xu thế phát triển chung, đồng thời tổ chức thực hiện tốt các quy định đã ban hành, tuyên truyền để cộng đồng doanh nghiệp thấy được những lợi ích của trọng tài thương mại như là một phương thức giải quyết tranh chấp hiện đại, minh bạch, công bằng và thuận lợi. Hiệu quả hoạt động của trọng tài còn phụ thuộc vào thái độ của cộng đồng doanh nghiệp. Do đó, việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật trọng tài cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ của các Trung tâm trọng tài sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về bản chất và ưu thế của trọng tài thương mại, từ đó tạo điều kiện cho phương thức giải quyết tranh chấp này ngày càng phát triển.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
76 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY SOME THEORETICAL ISSUES ON DISPUTE RESOLUTION BY COMMERCIAL ARBITRATION IN VIETNAM Đào Lộc Bình* Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 6/02/2019 Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 6/8/2019 Ngày bài báo được duyệt đăng: 29/8/2019 Tóm tắt: Trọng tài có lịch sử hình thành từ rất sớm, hình thức giải quyết tranh chấp này xuất hiện trước khi có tòa án. Hiện nay, trọng tài thương mại mang tính toàn cầu và là phương thức giải quyết tranh chấp được sử dụng khá phổ biến trên thế giới, nhất là những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Tại Việt Nam, trọng tài thương mại tuy mới được hình thành nhưng đã góp phần tích cực vào việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực này đang từng bước được hoàn thiện theo hướng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và các cam kết của Nhà nước ta trong các điều ước quốc tế. Để làm rõ và đánh giá một cách khách quan về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam, bài viết tập trung phân tích ưu nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các bên tranh chấp khi lựa chọn sử dụng phương thức giải quyết này. Từ khóa: tranh chấp, trọng tài thương mại, khuyến nghị, phương thức. Abstract: Arbitration has a history of very early formation. Dispute resolution by arbitration appears before the court. Currently, commercial arbitration is global and is a common method of dispute resolution used in the world, especially those with developed market economies. In Vietnam, commercial arbitration has just been formed but has contributed positively to the quick and timely settlement of disputes in business operations. The law of Vietnam adjusting this field is gradually being improved in accordance with international standards and our commitments in international treaties. In order to clarify and objectively evaluate the method of resolving disputes by commercial arbitration in Vietnam, the article focuses on analyzing the pros and cons of this method, thereby giving some recommendations to the disputing parties when choosing to use this method of settlement. Keywords: disputes, commercial arbitration, recommendations, methods. * Học viện Chính trị khu vực IV Tạp chí Khoa ọc - Viện Đại học Mở Hà Nội 58 (08/2019) 76-84 77Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 1. Khái quát về trọng tài thương mại 1.1. Khái niệm trọng tài thương mại Theo từ điển Chính trị vắn tắt của Liên Xô thì: “Trọng tài là một hình thức tòa án phân xử, trong đó sự tranh chấp được giải quyết nhờ một quan tòa (trọng tài) do các bên tranh chấp thỏa thuận với nhau bầu ra”† Đại từ điển kinh tế thị trường định nghĩa trọng tài như sau: “trọng tài là phương pháp giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp. Là chỉ đôi bên đương sự tự nguyên đem những sự việc, những vấn đề tranh chấp giao cho người thứ ba có tư cách công bằng, chính trực xét xử, lời phán quyết do người này đưa ra có hiệu lực rang buộc cả hai bên”‡. Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010 thì: “trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của luật này”§. Về thuật ngữ“thương mại”: việc phân biệt các hợp đồng được coi là “hợp đồng thương mại” và những hợp đồng không phải hợp đồng “thương mại” có ý nghĩa quan trọng vì nhiều quốc gia chỉ cho phép những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng “thương mại” được đưa ra giải quyết tại trọng tài. Theo chú thích Điều 1 (1) Luật Mẫu UNCITRAL, thuật ngữ “thương mại” được giải thích theo nghĩa rộng để có thể bao hàm các vấn đề phát sinh từ tất cả các quan hệ có bản chất thương mại, dù có quan hệ hợp đồng hay không. Các quan hệ có bản chất thương mại bao gồm † Từ điển Chính trị vắn tắt, Nxb. Tiến Bộ Matxcova và NXb. Sự Thật, 1988, In tại Liên Xô ‡ Nguyễn Hữu Quỳnh (1998), Đại từ điển Kinh tế thị trường, Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, Hà Nội, tr.1989. § Khoản 1, Điều 3, Luật Trọng tài thương mại 2010. ¶ Khoản 1, Điều 3, Luật Thương mại năm 2005 ** Điều 2, Luật Trọng tài thương mại 2010. các giao dịch sau: bất kỳ giao dịch nào về mua bán hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại; môi giới; cho thuê; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li xăng; đầu tư; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc nhượng quyền khai thác; liên doanh hoặc các hình thức hợp tác kinh doanh khác; vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt hoặc đường bộ. Pháp luật Việt Nam không quy định riêng thuật ngữ “thương mại” mà quy định về “hoạt động thương mại”, theo đó: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”¶. Và Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định về phạm vi thẩm quyền giải quyết của trọng tài bao gồm: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài**. Như vậy, có thể thấy thuật ngữ “thương mại” ở Việt Nam đang được hiểu theo nghĩa rộng tương tự cách hiểu của pháp luật trọng tài quốc tế. Từ các định nghĩa và phân tích nêu trên chúng ta có thể rút ra khái niệm trọng tài thương mại như sau: Trọng tài thương mại là một phương pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp thương mại ngoài tòa án, theo 78 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion đó các bên tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp của mình đến một trọng tài viên hay một hội đồng trọng tài để giải quyết theo quy định của luật áp dụng và chấp nhận chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý, tuân thủ phán quyết của trọng tài viên hay hội đồng trọng tài. Thuật ngữ trọng tài thương mại gắn liền với thẩm quyền của trọng tài, đó là trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại. 1.2. Đặc điểm của trọng tài thương mại Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nói riêng cũng như mọi vấn đề liên quan đến quá trình giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại nói chung dựa trên nguyên tắc quan trọng là quyền tự định đoạt của các bên. Cơ quan nhà nước và trọng tài thương mại chỉ can thiệp theo yêu cầu của các bên tranh chấp. Kể cả khi Toà án hoặc trọng tài đã can thiệp thì trong quá trình tố tụng, quyền tự định đoạt biểu hiện bằng những hành vi đơn phương hoặc thỏa thuận của các bên vẫn luôn được ghi nhận và tôn trọng. Quyền tự định đoạt của các bên được coi là một nội dung của quyền tự do kinh doanh và được pháp luật bảo hộ. Pháp luật hiện hành của Việt Nam, trong các văn bản pháp luật quốc gia cũng như trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đều đã ghi nhận nguyên tắc này. Theo thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bao gồm: Thương lượng; Hòa giải; Trọng tài thương mại và Tòa án. Từ khái niệm đã nêu cho thấy hình thức giải quyết tranh chấp này có các đặc điểm sau: Thứ nhất, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp thương mại cụ thể nào đó khi các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết. Tuy nhiên, khi các bên đã thỏa thuận lựa chọn trọng tài theo quy định của pháp luật thì việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài lại trở thành yêu cầu bắt buộc khi có tranh chấp xảy ra. Khi đó tòa án sẽ được coi là không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó nữa. Thứ hai, trọng tài cũng là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba khách quan để giúp các bên giải quyết bất đồng. Tuy nhiên, khác với việc bên thứ ba làm trung gian hòa giải- người không có quyền đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp có tính chất ràng buộc các bên, quyết định của trọng tài (trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài) là chung thẩm và có tính chất ràng buộc pháp lý đối với các bên tranh chấp tương tự như một bản án của tòa án. Thứ ba, trọng tài là một phương thức giải quyết phi nhà nước nên trọng tài không mang tính quyền lực nhà nước như Tòa án. Tuy nhiên, do phán quyết của trọng tài là chung thẩm và ràng buộc các bên như một bản án của tòa án nên trọng tài khác với phương thức thương lượng hay hòa giải. Hiện nay, nhiều quốc gia ban hành những quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của trọng tài. Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên Hiệp quốc (UNCITRAL) cũng đã ban hành Luật Mẫu về trọng tài thương mại được nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam dựa vào để ban hành đạo luật về trọng tài thương mại riêng của nước mình. 2. Ưu nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại So với các phương thức giải quyết tranh chấp khác, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có các ưu điểm như sau: 79Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion Một là, tính linh hoạt; tiết kiệm thời gian; không bị ràng buộc bởi nguyên tắc lãnh thổ. Các bên tranh chấp được chủ động lựa chọn thời gian, địa điểm cũng như có quyền lựa chọn mô hình trọng tài, lựa chọn trọng tài viên để giải quyết vụ tranh chấp. Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng, không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án, hơn nữa các bên có thể thỏa thuận về thủ tục giải quyết tranh chấp (miễn là các bên được đối xử công bằng, thủ tục giải quyết trọng tài có thể được xây dựng phù hợp với những yêu cầu cụ thể của tranh chấp, hơn là phù hợp với những quy tắc cố định của luật tố tụng) giúp cho quá trình giải quyết tranh chấp nhanh gọn hơn hạn chế tốn kém về thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, cũng như cho họ hi vọng về một phán quyết thỏa đáng. Hai là, tính bí mật của trọng tài thương mại. Sự riêng tư của thủ tục trọng tài và tính bảo mật bao trùm toàn bộ quá trình tố tụng trọng tài là một điểm hấp dẫn đối với các doanh nghiệp và các tổ chức có thể bị liên quan (thường là trái với ý chí của họ) trong các quy trình pháp lý. Ví dụ: Có thể có những bí mật kinh doanh hoặc kế hoạch cạnh tranh cần được bảo vệ, hoặc có thể chỉ là các bên không muốn chi tiết của vụ tranh chấp thương mại (hoặc việc đưa ra những quyết định sai lầm) trở thành đề tài bàn tán trong dư luận. Nguyên tắc trọng tài xét xử không công khai, phần nào giúp các bên giữ được uy tín trên thương trường. Các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài, kiểm soát được việc cung cấp chứng cứ của mình và điều này giúp các bên giữ được bí quyết kinh doanh. Đây được coi là ưu điểm được các bên tranh chấp ưa chuộng nhất. Ba là, tính trung lập, phương thức trọng tài trao cho các bên cơ hội chọn một địa điểm “trung lập” và một hội đồng trọng tài”trung lập” để giải quyết tranh chấp của họ. Các bên tranh chấp có thể có trụ sở ở các địa bàn khác nhau, do đó việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác (như tòa án) thì địa điểm xét xử các bên sẽ không có quyền lựa chọn mà phải theo quy định của pháp luật tố tụng. Ngược lại, việc dẫn chiếu tới trọng tài có nghĩa là tranh chấp sẽ được phân xử tại một địa điểm trọng tài trung lập chứ không phải là sân nhà của một trong các bên. Mỗi bên sẽ được trao cơ hội tham gia vào việc lựa chọn thành phần của Hội đồng trọng tài. Nếu hội đồng trọng tài chỉ gồm một trọng tài viên thì trọng tài viên đó sẽ được lựa chọn trên cơ sở thỏa thuận của các bên (hoặc bằng cách để trung tâm trọng tài lựa chọn nếu các bên đồng ý), và trọng tài viên được yêu cầu sẽ phải hành xử độc lập và vô tư. Nếu hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên, hai người trong số họ có thể được lựa chọn bởi các bên, nhưng mỗi người sẽ được yêu cầu phải hành xử độc lập và vô tư (đây là đạo đức, uy tín nghề nghiệp của họ và trọng tài viên có thể bị bãi nhiệm nếu bị chứng minh rằng không hành xử như vậy). Như vậy, dù gồm một hay ba trọng tài viên, hội đồng trọng tài phải hoàn toàn khách quan và “trung lập”. Bốn là, tranh chấp được giải quyết bởi các trọng tài viên là chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến vụ việc do chính các bên lựa chọn. Việc lựa chọn này rất có lợi cho các bên trong tranh chấp vì trọng tài viên được lựa chọn là các chuyên gia có chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: thuế, xuất nhập khẩu hàng hóa, ngân hàng, sở hữu trí tuệ, chứng khoán, kiểm toán, kiểm định..., phù hợp để bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong các loại tranh chấp có tính chất đặc thù, phức tạp. Khi các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp, thì họ có thể đưa ra các phán quyết giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chính xác và công bằng. Năm là, hiệu lực thi hành của phán quyết 80 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion trọng tài. Sau khi kết thúc quá trình trọng tài (nếu không có thỏa thuận nào được lập giữa các bên), hội đồng trọng tài sẽ đưa ra quyết định của họ dưới hình thức một phán quyết. Trong vấn đề này có ba điểm sau cần chú ý: Thứ nhất, Phán quyết này có giá trị ràng buộc và không phải là một khuyến nghị mà các bên có thể chấp nhận làm theo hoặc từ chối nếu họ muốn (như trong phương thức trung gian hay hòa giải); thứ hai, phán quyết trọng tài sẽ là phán quyết cuối cùng (không giống như bản án của Tòa án là nấc thang đầu tiên trong quá trình tố tụng từ sơ thẩm đến phúc thẩm và các trình tự tố tụng khác) như một quá trình lâu dài và phức tạp; thứ ba, một khi phán quyết trọng tài (nhất là phán quyết trọng tài quốc tế) đã được lập, nó sẽ được Tòa án công nhận hiệu lực và có giá trị thi hành cả ở phạm vi quốc gia và quốc tế††. Trong khi đó, một bản án của Tòa án quốc gia nếu muốn được công nhận và thi hành ở nước ngoài cần phụ thuộc vào các điều ước quốc tế cụ thể ký kết giữa quốc gia đó và quốc gia nơi bản án muốn được thi hành. Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật hiện hành, phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành‡‡. Sau khi có phán quyết trọng tài một hoặc các bên tranh chấp có quyền yêu cầu đăng ký tại Tòa án nơi †† Tính tới năm 2018, đã có 159 quốc gia, vùng lãnh thổ trong đó có Việt Nam là thành viên của Công ước New York 1958 - Công ước về Công nhận và Thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. ‡‡ Khoản 5, Điều 61, Luật Trọng Tài thương mại 2010. §§ Khoản 1, Điều 62, Luật Trọng tài thương mại 2010. ¶¶ Điều 65, 66, 67, Luật Trọng tài thương mại 2010. *** Theo Biểu phí Trọng tài của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) (Ban hành kèm theo Quyết định số 89/QĐ-VIAC ngày 25/01/2016 của Chủ tịch VIAC) thì mức phí thấp nhất là 16.500.000 đồng đối với các tranh chấp có giá trị dưới 100.000.000 đồng và cao nhất đối với các tranh chấp có giá trị trên 500.000.000.000 đồng là 3.609.300.000 + 0,3% số tiền vượt quá 500.000.000.000. Trong khi đó mức án phí trong vụ án kinh doanh thương mại của Tòa án ược quy định tại Nghị quyết số 326/2016/ UBTVQH14 ngày 30/12/2016 thấp nhất là 3.000.000 đồng đối với tranh chấp không có giá ngạch và tranh chấp có giá trị dưới 60.000.000 đồng; mức án phí cao nhất đối với các tranh chấp có giá trị trên 4.000.000.000 đồng là 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết (việc đăng ký hoặc không đăng ký phán quyết trọng tài không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài), trước khi yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết trọng tài đó§§. Việc thi hành phán quyết trọng tài được thực hiện trên cơ sở tự nguyện giữa các bên, trường hợp hết thời hạn thi hành mà các bên không tự nguyện thi hành thì bên được thi hành có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự¶¶. Như vậy, giá trị và hiệu lực pháp lý của phán quyết trọng tài được bảo đảm thi hành như đối với bản án của Tòa án. Tuy nhiên, bên cạnh đó phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại cũng có một số hạn chế (khuyết điểm) sau: Thứ nhất, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là khá cao (thường cao hơn mức án phí giải quyết tranh chấp bằng phương thức tòa án) nên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như ở Việt Nam hiện nay thường khó có khả năng chi trả***. Một số lý do khiến cho chi phí trọng tài cao hơn, đầu tiên là phí và các chi phí cho trọng tài viên (không giống như lương 81Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion của thẩm phán) phải được trả bởi các bên và những khoản chi phí này thường rất lớn (bởi các trọng tài viên thường là chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp); thứ hai, các bên có thể phải trả phí hành chính cho trung tâm trọng tài, hoặc chi phí cho một thư ký được chỉ định để quản lý quá trình tố tụng trọng tài; ngoài ra còn có thể có chi phí thuê địa điểm, phí dịch vụ ghi biên bản trong phiên xử, cũng như các khoản chi phí cho các cố vấn pháp lý của các bên và các nhân chứng chuyên gia... Thứ hai, những phán quyết trọng tài mâu thuẫn, thiếu chính xác. Khuỵết điểm này được phát sinh do các nguyên nhân sau: Một là, do tính chất nhanh chóng của cách thức giải quyết vụ việc, trọng tài tuyên án chỉ sau một cấp xét xử duy nhất nên khó tránh khỏi có những sai sót; Hai là, không tồn tại một hệ thống án lệ nào có giá trị ràng buộc trong tố tụng trọng tài - nghĩa là, không có quy định nào về việc một phán quyết trọng tài đối với một vấn đề cụ thể, hoặc một tình tiết cụ thể, có thể ràng buộc các trọng tài viên khác khi họ gặp phải các vấn đề hoặc tình tiết tương tự. Mỗi phán quyết trọng tài đều độc lập, phán quyết của các hội đồng trọng tài trước đó (đối với các vụ việc tương tự), nếu có được biết đến (mà điều này thường ít có khả năng vì tính bảo mật của trọng tài), có thể chỉ có giá trị tham khảo, khuyến nghị chứ không hơn không kém. Do đó, đôi khi các quyết định của trọng tài có thể chưa chính xác hoặc mâu thuẫn, gây thiệt hại đối với doanh nghiệp (trong ††† Điều 68, 69 Luật Trọng tài thương mại năm 2010. ‡‡‡ Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao trong năm 2018, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã xét xử 16.490 vụ án trong đó có 580 vụ án kinh doanh thương mại; trong 06 tháng đầu năm 2019, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã xét xử 5.698 vụ án trong đó có 162 vụ án kinh doanh thương mại (Nguồn: https:// congbobanan.toaan.gov.vn/6tatcvn/Thong-ke), trường hợp này các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài†††). Thứ ba, trường hợp các bên không thoả thuận sử dụng phương trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp kinh doanh trong hợp đồng thì khi xảy ra tranh chấp, trọng tài không có thẩm quyền giải quyết ngay cả khi một trong các bên tranh chấp hoặc cả hai bên tranh chấp có ý định hoặc có mong muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. 3. Kết luận và khuyến nghị Trên cơ sở, các ưu nhược điểm nêu trên, cho thấy giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại mặc dù vẫn có những nhược điểm nhất định nhưng đây là phương thức giải quyết có nhiều ưu thế mà các doanh nghiệp nên lựa chọn, bởi lẽ khuyết điểm lớn nhất của phương thức này có lẽ nằm ở chỗ chi phí khá cao. Tuy nhiên, nếu đánh giá dựa trên chỉ số tương quan giữa chi phí, thời gian và hiệu quả thì đây là nhược điểm có thể chấp nhận được, bởi vì phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án tuy án phí có thể thấp hơn nhưng thời gian giải quyết kéo dài (do qua nhiều cấp xét xử cũng như sự quá tải của hệ thống tòa án về số lượng các vụ án‡‡‡). Hơn nữa, các bên sẽ không cần phải tiêu tốn thêm chi phi sau khi có phán quyết trọng tài như chi phí cho việc nộp đơn kháng cáo tại Tòa. Trong khi giá trị và hiệu lực của bản án và phán quyết trọng tài đều được đảm bảo như nhau. Trong khi các quan điểm khác nhau còn tranh luận về tương quan giữa hiệu quả và chi phí khi giải quyết tranh chấp bằng phương 82 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion thức trọng tài, thì điều quan trọng chúng ta cần nhớ là mục đích của trọng tài thương mại không chỉ đơn giản là kết thúc một vụ tranh chấp theo cách càng nhanh và càng rẻ thì càng tốt mà mục đích của trọng tài thương mại là đưa đến một phán quyết công bằng và hợp lý cho tranh chấp, dựa trên cách đánh giá phù hợp với hợp đồng có liên quan, sự việc thực tế và quy định của pháp luật. Đây cũng là một lý do quan trọng mà trong những năm gần đây ở Việt Nam các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến hoạt động trọng tài thương mại và lựa chọn phương thức trọng tài để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh§§§. Trong quá trình hình thành và phát triển của trọng tài thương mại, ở Việt Nam đã và đang có các tổ chức Trọng tài thương mại sau đây: - Các Trung tâm Trọng tài kinh tế thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị định số 116/CP ngày 05/9/1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế. Trước đây, đã có 06 Trung tâm Trọng tài kinh tế được thành lập với thẩm quyền là giải quyết các tranh chấp kinh tế không có yếu tố quốc tế. Sự ra đời của các Trung tâm Trọng tài kinh tế với tính chất và tố tụng trọng tài hoàn toàn khác, đồng thời cũng để thay thế cho hệ thống Trọng tài kinh tế nhà nước đã tồn tại nhiều năm trước đó (đã được giải thể từ tháng 7/1994). §§§ Theo thống kê của Viac, trong thời gian 20 năm từ 1993 đến 2013, Viac giải quyết tổng cộng 738 vụ tranh chấp (bình quân 37 vụ/năm), nhưng chỉ trong 04 năm từ 2014 đến 2017 Viac đã giải quyết 576 vụ tranh chấp (bình quân 144 vụ/năm) tức gấp hơn 4 lần. Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, từ năm 2011 đến tháng 6-2015, các trung tâm trọng tài đã thụ lý 897 vụ việc, ban hành 586 phán quyết. Sau bốn năm triển khai thi hành Luật Trọng tài thương mại, số vụ việc thụ lý và giải quyết tại VIAC tăng hơn 30%. (Nguồn: doanh-nghiep-nho-co-che-trong-tai-579625.html) - Các Trung tâm Trọng tài được thành lập tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tại các địa phương khác có thể thành lập thêm các Trung tâm Trọng tài. Các Trung tâm Trọng tài này được thành lập và hoạt động theo Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 và Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/01/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại. - Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-VIAC (trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngoại thương và Hội đồng Trọng tài Hàng hải), được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam và Quyết định số 114/TTg ngày 16/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam. Các Trung tâm Trọng tài kinh tế và Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam là các Trung tâm Trọng tài được thành lập trước ngày Pháp lệnh Trọng tài thương mại có hiệu lực (01/7/2003) không phải làm thủ tục thành lập lại nhưng phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ, Quy tắc tố tụng trọng tài cho phù hợp với quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003. Đến năm 2010, Quốc hội đã ban hành 83Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion Luật Trọng tài thương mại thay thế cho Pháp lệnh Trọng tài thương mại (Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2011). Do đó, các trung tâm trọng tài hiện nay đang hoạt động theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010¶¶¶. Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010, hiện nay trọng tài thương mại ở Việt Nam được tổ chức theo hai mô hình: Thứ nhất, Trọng tài thường trực với hình thức thành lập là Trung tâm trọng tài thương mại. Mô hình trọng tài thứ hai là trọng tài vụ việc (ad hoc), mô hình trọng tài này không có trụ sở thường trực, chỉ giải quyết các vụ việc theo yêu cầu và tự giải tán khi giải quyết xong. Thực tiễn ở Việt Nam, mô hình trọng tài này ít hoạt động. Một số khuyến nghị đối với các bên tranh chấp, các doanh nghiệp trong việc sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp từ các tổ chức trọng tài thương mại của Việt Nam hiện nay cần chú ý: Một là, tất cả các tổ chức trọng tài thương mại hiện nay đều là các tổ chức phi chính phủ, là các tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tham gia giải quyết các tranh chấp theo sự thỏa thuận, yêu cầu của các bên. Trong hoạt động, các tổ chức trọng tài thương mại hiện nay không được nhân danh quyền lực nhà nước, hoàn toàn khác với hoạt động của hệ thống Trọng tài kinh tế nhà nước trước đây. Hai là, các tổ chức trọng tài thương mại này phần lớn là những tổ chức trọng tài thường trực. Các Trung tâm Trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở, có thể có chi nhánh, văn phòng đại diện, có Điều lệ, Quy tắc tố tụng trọng tài, có Ban điều ¶¶¶ Theo thống kê của Bộ Tư pháp, tính đến tháng 7/2019 cả nước có 15 Trung tâm trọng tài được cấp phép hoạt động.động (trong đó Trung tâm Trọng tài Mê Kông mới được cấp phép đầu tháng 7/2019). hành với danh sách các Trọng tài viên, tồn tại độc lập với các tranh chấp. Tóm lại, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại được đánh giá là phương thức giải quyết tranh chấp của hiện tại và tương lai với nhiều ưu thế nổi trội. Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại đã có những quy định tiến bộ khá phù hợp với quy định của pháp luật trọng tài quốc tế. Do vậy, Việt Nam muốn hội nhập ngày càng sâu, rộng và bền vững vào nền kinh tế thế giới thì phải thường xuyên hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về trọng tài nói riêng cho phù hợp với xu thế phát triển chung, đồng thời tổ chức thực hiện tốt các quy định đã ban hành, tuyên truyền để cộng đồng doanh nghiệp thấy được những lợi ích của trọng tài thương mại như là một phương thức giải quyết tranh chấp hiện đại, minh bạch, công bằng và thuận lợi. Hiệu quả hoạt động của trọng tài còn phụ thuộc vào thái độ của cộng đồng doanh nghiệp. Do đó, việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật trọng tài cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ của các Trung tâm trọng tài sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về bản chất và ưu thế của trọng tài thương mại, từ đó tạo điều kiện cho phương thức giải quyết tranh chấp này ngày càng phát triển. Tài liệu tham khảo: 1. Công ước Geneva năm 1927 về việc thi hành Phán quyết trọng tài ở nước ngoài. 2. Công ước New York 1958 về Công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài. 3. Đỗ Văn Đại, Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Trần Thị Lan Hương (2014), Giải quyết tranh 84 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion chấp thương mại bằng trọng tài và thực tiễn tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính số 4/2014. 5. Nguyễn Ngọc Lâm (2014), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế, nhận dạng tranh chấp, biện pháp ngăn ngừa và phương thức giải quyết, NXb. Hồng Đức. 6. Tưởng Duy Lượng (2016), Bình luận Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Trọng tài thương mại và thực tiễn xét xử, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. 7. Nigel Blackaby, Constantine Partasides QC & Alan Redfern, Martin Hunter (2015), Trọng tài quốc tế (ấn bản lần thứ sáu), Nxb. Thanh niên. 8. Luật Thương mại năm 2005. 9. Luật Trọng tài thương mại năm 2010. 10. Nghị định thư Geneva về Điều khoản trọng tài năm 1923. 11. Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003. 12. Luật Mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế được thông qua bởi Ủy ban của Liên hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế - Luật Mẫu UNCITRAL (Luật Mẫu) ban hành năm 1985 (sửa đổi năm 2006). 13. Nguyễn Hữu Quỳnh (1998), Đại từ điển Kinh tế thị trường, Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, Hà Nội. 14. Từ điển Chính trị vắn tắt, Nxb. Tiến Bộ Matxcova và NXb. Sự Thật, 1988, In tại Liên Xô. Địa chỉ tác giả: Khoa Nhà nước và pháp luật - Học viện Chính trị khu vực IV Email: locbinhhv4@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_van_de_ly_luan_ve_giai_quyet_tranh_chap_bang_trong_ta.pdf
Tài liệu liên quan