Bài giảng Đại diện và thương nhân trung gia - Bài 2: Pháp luật về đại diện cho thương nhân - Hoàng Văn Thành

Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện • Quyền của bên đại diện:  Quyền hưởng thù lao: Bên đại diện được hưởng thù lao theo mức thỏa thuận đối với hợp đồng được giao kết trong phạm vi đại diện. Quyền được hưởng thù lao phát sinh từ thời điểm do các bên thoả thuận trong hợp đồng đại diện.  Quyền yêu cầu thanh toán chi phí: Bên đại diện có quyền yêu cầu được thanh toán các khoản chi phí phát sinh hợp lý để thực hiện hoạt động đại diện.  Quyền được cầm giữ tài sản, tài liệu được giao: Bên đại diện có quyền cầm giữ tài sản, tài liệu được giao để bảo đảm việc thanh toán các khoản thù lao và chi phí đã đến hạn. Nghĩa vụ của bên đại diện (Điều 145 Luật Thương mại 2005)  Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện.  Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được uỷ quyền.  Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật.  Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện.  Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm, kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện.  Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện

pdf25 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Đại diện và thương nhân trung gia - Bài 2: Pháp luật về đại diện cho thương nhân - Hoàng Văn Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015106211 GIỚI THIỆU MÔN HỌC ĐẠI DIỆN VÀ THƯƠNG NHÂN TRUNG GIAN Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành 1 v1.0015106211 2 BÀI 2 PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành v1.0015106211 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm của hoạt động đại diện cho thương nhân. • Phân tích được các đặc điểm của hoạt động đại diện cho thương nhân. • Trình bày được khái niệm hợp đồng đại diện cho thương nhân. • Phân tích được các nội dung cơ bản hợp đồng đại diện cho thương nhân. • Phân tích được quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng đại diện cho thương nhân. 3 v1.0015106211 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được tốt được bài học này, người học phải học xong các môn học sau: • Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật. • Luật Dân sự. • Luật Thương mại. 4 v1.0015106211 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo: Luật Thương mại 2005. • Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. 5 v1.0015106211 Khái quát về đại diện cho thương nhân2.1. Hợp đồng đại diện cho thương nhân2.2. 6 CẤU TRÚC NỘI DUNG v1.0015106211 2.1.1. Khái niệm 2.1.2. Đặc điểm 2.1.3. Phân biệt đại diện cho thương nhân và đại diện theo ủy quyền trong dân sự 7 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN v1.0015106211 2.1.1. KHÁI NIỆM 8 • Theo luật thực định của nhiều nước: Đại diện thương mại là loại hoạt động thương mại theo đó, một bên (người) độc lập tham gia hoạt động kinh doanh, thường xuyên được uỷ quyền để thay mặt và nhân danh một bên khác (bên uỷ quyền) thực hiện việc mua hoặc bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ cho bên đó và được hưởng thù lao về việc đại diện. • Theo pháp luật Việt Nam: Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện (Khoản 1 Điều 141 Luật Thương mại 2005). v1.0015106211 9 2.1.2. ĐẶC ĐIỂM • Về mặt chủ thể Bên giao đại diện Bên đại diện Bên thứ ba v1.0015106211 10 2.1.2. ĐẶC ĐIỂM (tiếp theo) Bên giao đại diện Là thương nhân. Có quyền thực hiện hoạt động thương mại cụ thể: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Không tự mình thực hiện hoạt động thương mại. Phải trả phí cho bên đại diện. • Về mặt chủ thể v1.0015106211 11 2.1.2. ĐẶC ĐIỂM (tiếp theo) Bên đại diện Là thương nhân. Thực hiện hoạt động thương mại chuyên nghiệp. Thực hiện hoạt động nhân danh cho bên giao đại diện. Được nhận phí đại diện của bên giao đại diện. • Về mặt chủ thể v1.0015106211 12 2.1.2. ĐẶC ĐIỂM (tiếp theo) Nội dung của hoạt động đại diện cho thương nhân Nghiên cứu thị trường Lựa chọn đối tác Đàm phán, giao kết hợp đồng Tìm kiếm cơ hội kinh doanh • Về mặt nội dung v1.0015106211 13 2.1.2. ĐẶC ĐIỂM (tiếp theo) Phạm vi đại diện bao gồm Toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện. • Về tính chất: Bên giao đại diện ủy quyền cho bên đại diện thay mặt và nhân danh bên giao đại diện thực hiện một số giao dịch thương mại và bên đại diện sẽ được hưởng thù lao sau khi hoàn thành công việc được giao. • Về hình thức: Quan hệ đại diện cho thương nhân được thể hiện dưới hình thức hợp đồng đại diện cho thương nhân. Một phần hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện. • Về phạm vi đại diện v1.0015106211 Tiêu chí Đại diện cho thương nhân Đại diện theo uỷ quyền trongdân sự Chủ thể Bên giao đại diện và bên đạidiện phải là thương nhân. Không bắt buộc là thương nhân. Nội dung Hoạt động thương mại. Hoạt động dân sự. Mục đích Lợi nhuận. Không có mục địch lợi nhuận. Hình thức Hợp đồng văn bản. Hợp đồng bằng lời nói, hành vihoặc văn bản. 14 2.1.3. PHÂN BIỆT ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN VÀ ĐẠI DIỆN THEO UỶ QUYỀN TRONG DÂN SỰ v1.0015106211 2.2.1. Khái niệm hợp đồng đại diện cho thương nhân 2.2.3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên 2.2.2. Nội dung cơ bản của hợp đồng đại diện cho thương nhân 15 2.2. HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN v1.0015106211 16 2.2.1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN Hợp đồng đại diện cho thương nhân là sự thỏa thuận giữa bên giao đại diện và bên đại diện về việc bên đại diện thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa và theo chỉ dẫn của bên giao đại diện nhằm hưởng thù lao đại diện. v1.0015106211 17 2.2.1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN (tiếp theo) Đặc điểm Về mặt chủ thể: Chủ thể của hợp đồng phải là thương nhân, bao gồm bên giao đại diện và bên đại diện. Về mục đích: Hợp đồng được giao kết nhằm mục đích sinh lời của bên đại diện. Về hình thức: Hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc tương đương. Về tính chất: Hợp đồng vừa có tính chất của hợp đồng ủy quyền vừa có tính chất của hợp đồng dịch vụ. v1.0015106211 18 2.2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN (tiếp theo) Phạm vi đại diện bao gồm Mua bán hàng hóa. Cung ứng dịch vụ. Đầu tư. Xúc tiến thương mại. • Phạm vi đại diện Các bên có thể thoả thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện. v1.0015106211 19 2.2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN (tiếp theo) • Thời hạn đại diện  Thời hạn đại diện do các bên thoả thuận.  Trường hợp không có thoả thuận, thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng.  Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên giao đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện thì bên đại diện có quyền yêu cầu bên giao đại diện trả một khoản thù lao do việc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng.  Trường hợp thời hạn đại diện chấm dứt theo yêu cầu của bên đại diện thì bên đại diện bị mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình được hưởng nếu các bên không có thoả thuận khác. v1.0015106211 20 2.2.2. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN (tiếp theo) • Thù lao đại diện  Thù lao được chi trả theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, dựa trên hiệu quả công việc đại diện mà bên đại diện đã thực hiện.  Bên giao đại diện phải thanh toán thù lao đại diện cho bên đại diện trước hoặc sau khi bên đại diện hoàn thành nghĩa vụ của mình, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.  Thù lao đại diện có thể được trả bằng tiền mặt hoặc loại tài sản hợp pháp khác. v1.0015106211 21 2.2.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÁC BÊN Quyền của bên giao đại diện Yêu cầu bên đại diện thực hiện các hoạt động trong phạm vi đại diện. Từ chối các hợp đồng do bên đại diện ký không đúng thẩm quyền. Đưa ra những chỉ dẫn và yêu cầu bên đại diện tuân thủ. Yêu cầu bên đại diện cung cấp các thông tin liên quan đến việc thực hiện hoạt động thương mại được ủy quyền. Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại diện v1.0015106211 22 2.2.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÁC BÊN (tiếp theo) • Nghĩa vụ của bên giao đại diện:  Thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết, việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện thực hiện.  Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện.  Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện.  Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được, không thực hiện được hợp đồng trong phạm vi đại diện. Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại diện v1.0015106211 23 2.2.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÁC BÊN (tiếp theo) Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện • Quyền của bên đại diện:  Quyền hưởng thù lao: Bên đại diện được hưởng thù lao theo mức thỏa thuận đối với hợp đồng được giao kết trong phạm vi đại diện. Quyền được hưởng thù lao phát sinh từ thời điểm do các bên thoả thuận trong hợp đồng đại diện.  Quyền yêu cầu thanh toán chi phí: Bên đại diện có quyền yêu cầu được thanh toán các khoản chi phí phát sinh hợp lý để thực hiện hoạt động đại diện.  Quyền được cầm giữ tài sản, tài liệu được giao: Bên đại diện có quyền cầm giữ tài sản, tài liệu được giao để bảo đảm việc thanh toán các khoản thù lao và chi phí đã đến hạn. v1.0015106211 24 2.2.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÁC BÊN (tiếp theo) • Nghĩa vụ của bên đại diện (Điều 145 Luật Thương mại 2005)  Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện.  Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được uỷ quyền.  Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật.  Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện.  Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm, kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện.  Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện. Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện v1.0015106211 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài học này chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau: • Khái quát về đại diện cho thương nhân bao gồm: Khái niệm, đặc điểm của hoạt động đại diện cho thương nhân; phân biệt đại diện cho thương nhân và đại diện theo uỷ quyền trong dân sự. • Hợp đồng đại diện cho thương nhân bao gồm: Khái niệm; nội dung cơ bản của hợp đồng đại diện cho thương nhân; quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng. 25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_dai_dien_va_thuong_nhan_trung_gia_bai_2_phap_luat.pdf
Tài liệu liên quan