Bài giảng Đại diện và thương nhân trung gia - Bài 5: Pháp luật về đại lý thương mại - Hoàng Văn Thành
Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý
Nghĩa vụ của bên đại lý (Điều 175 Luật Thương mại 2005)
Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá
cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định.
Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý.
Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của
pháp luật.
Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua
đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ.
Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với
đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán
hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có
lỗi do mình gây ra.
Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động
đại lý với bên giao đại lý.
Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết
hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ
nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó
Nghĩa vụ của bên giao đại lý (Điều 173 Luật Thương mại 2005)
Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp
đồng đại lý.
Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất
lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ.
Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý.
Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi
kết thúc hợp đồng đại lý.
Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu
nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình
gây ra.
28 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Đại diện và thương nhân trung gia - Bài 5: Pháp luật về đại lý thương mại - Hoàng Văn Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015106211
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
ĐẠI DIỆN VÀ
THƯƠNG NHÂN TRUNG GIAN
Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành
1
v1.0015106211
2
BÀI 5
PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI
Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành
v1.0015106211
3
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Trình bày được khái niệm của hoạt động đại lý thương mại.
• Phân tích được các đặc điểm của hoạt động đại lý thương mại.
• Trình bày được khái niệm hợp đồng đại lý thương mại.
• Phân tích được các nội dung cơ bản của hợp đồng đại lý
thương mại.
• Phân tích được quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong
hợp đồng đại lý thương mại.
v1.0015106211
4
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
Để học được tốt được bài học này, người học phải học xong
các môn học sau:
• Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật.
• Luật Dân sự.
• Luật Thương mại.
v1.0015106211
5
HƯỚNG DẪN HỌC
• Đọc tài liệu tham khảo: Luật Thương mại 2005.
• Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về những
vấn đề chưa nắm rõ.
• Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài.
v1.0015106211
Khái quát về đại lý thương mại5.1
Hợp đồng đại lý thương mại5.2
CẤU TRÚC NỘI DUNG
6
v1.0015106211
5.1.1. Khái niệm 5.1.2. Đặc điểm
5.1. KHÁI QUÁT ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI
7
5.1.3. Các hình
thức đại lý
v1.0015106211
5.1.1. KHÁI NIỆM
8
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả
thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý
hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao (Điều 166
Luật Thương mại 2005).
v1.0015106211
5.1.2. ĐẶC ĐIỂM
9
Bên
giao đại
lý
Bên đại
lý
Bên thứ
ba
• Về mặt chủ thể
v1.0015106211
5.1.2. ĐẶC ĐIỂM
10
Bên giao đại lý
Bên giao đại lý là
thương nhân giao
hàng hoá cho đại lý
bán hoặc giao tiền
mua hàng cho đại lý
mua hoặc là thương
nhân uỷ quyền thực
hiện dịch vụ cho đại lý
cung ứng dịch vụ.
Bên giao đại lý là bên
có nhu cầu mua bán
hàng hóa hoặc cung
ứng dịch vụ nhưng
không trực tiếp thực
hiện những công việc
này mà ủy quyền cho
bên đại lý thay mặt
mình mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ.
Bên giao đại lý là chủ
sở hữu đối với hàng
hoá hoặc tiền giao cho
bên đại lý.
• Về mặt chủ thể
v1.0015106211
5.1.2. ĐẶC ĐIỂM (tiếp theo)
Bên đại lý
Bên đại lý là thương
nhân nhận hàng hóa
để làm đại lý bán
hoặc nhận tiền mua
hàng để làm đại lý
mua hoặc là bên
nhận ủy quyền cung
ứng dịch vụ.
Bên đại lý nhân danh
chính mình giao dịch
với bên thứ ba để mua
bán hàng hóa hay
cung ứng dịch vụ
thương mại cho bên
giao đại lý.
• Về mặt chủ thể
Tuy nhiên với đại lý
bảo hiểm, bên đại lý
nhân danh doanh
nghiệp bảo hiểm chứ
không nhân danh
chính mình (theo Luật
Kinh doanh bảo hiểm).
11
v1.0015106211
5.1.2. ĐẶC ĐIỂM (tiếp theo)
Mua, bán
hàng hóa
cho bên
giao đại lý
Cung ứng
dịch vụ của
bên giao
đại lý
Về phạm vi hoạt động đại lý bao gồm
12
v1.0015106211
5.1.2. ĐẶC ĐIỂM (tiếp theo)
Về chuyển giao
hàng hóa
Đối với đại lý mua: Hàng hóa được
chuyển giao từ bên thứ ba sang bên đại
lý và tới bên giao đại lý.
Đối với đại lý bán: Hàng hóa được
chuyển giao từ bên giao đại lý tới bên
đại lý và tới tay của bên thứ ba.
13
v1.0015106211
5.1.2. ĐẶC ĐIỂM (tiếp theo)
Về quyền sở hữu hàng hóa
Hàng hóa đại lý thuộc quyền sở hữu của
bên giao đại lý hoặc bên thứ ba, bên đại lý
chỉ làm nhiệm vụ trung chuyển.
Đối với đại lý mua
Khi hàng hóa được
chuyển giao từ bên
đại lý sang bên giao
đại lý mới thuộc sở
hữu của bên giao
đại lý.
Đối với đại lý bán
Khi hàng hóa được
chuyển giao từ bên
đại lý sang bên thứ
ba mới không còn
thuộc sở hữu của
bên giao đại lý.
14
v1.0015106211
5.1.2. ĐẶC ĐIỂM (tiếp theo)
15
• Đại lý thương mại khác với hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa:
Quan hệ uỷ thác thường phát sinh trong từng vụ việc cụ thể, thời gian tồn tại
không dài và bên uỷ thác sẽ có ít quyền kiểm soát hoạt động của bên nhận uỷ
thác hơn so với bên giao đại lý trong quan hệ đại lý thương mại.
Hoạt động uỷ thác chỉ được thực hiện trong lĩnh vực mua bán hàng hoá còn đại lý
thương mại được thực hiện trong mọi lĩnh vực của hoạt động thương mại.
• Về hình thức: Quan hệ đại lý thương mại được thể hiện dưới hình thức hợp đồng đại
lý thương mại.
• Tồn tại đồng thời 2 loại hợp đồng:
Hợp đồng đại lý thương mại: Bên giao đại lý và bên đại lý.
Hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ: Bên đại lý và bên thứ ba.
v1.0015106211
5.1.3. CÁC HÌNH THỨC ĐẠI LÝ
• Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn
một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.
• Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao
đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng
một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.
• Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý
tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc.
Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa
của tổng đại lý.
• Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.
16
v1.0015106211
5.2.1. Khái niệm
hợp đồng đại lý
thương mại
5.2.3. Quyền và
nghĩa vụ cơ bản
của các bên
5.2.2. Nội dung cơ
bản của hợp đồng
đại lý thương mại
5.2. HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI
17
v1.0015106211
5.2.1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI
18
Hợp đồng đại lý thương mại là sự thỏa thuận giữa bên đại lý và bên giao đại lý về việc
bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng
dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
v1.0015106211
5.2.1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
19
Đặc điểm
Về tính chất: Hợp đồng vừa có tính chất của
hợp đồng ủy quyền vừa có tính chất của
hợp đồng dịch vụ.
Về nội dung: Nội dung của hợp đồng là bên
đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng
hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch
vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để
hưởng thù lao.
Về thời hạn: Thời hạn của hợp đồng do bên
giao đại lý và bên đại lý thực hiện nhưng
thông thường có thời hạn dài.
Về hình thức: Hợp đồng phải được thể hiện
dưới hình thức văn bản hoặc tương đương.
v1.0015106211
5.2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI
20
• Đối tượng của hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng là bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho
bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý.
Đối tượng của
hợp đồng đại
lý thương mại
bao gồm
Đại lý mua hàng hóa.
Đại lý bán hàng hóa.
Đại lý cung ứng dịch vụ.
v1.0015106211
5.2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
21
Loại hình
đại lý
Đại lý
hoa
hồng
Tổng
đại lý
Hình
thức đại
lý khác.
Đại lý
bao tiêu
v1.0015106211
5.2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
22
• Thù lao đại lý
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới
hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung
ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ
phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.
Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc
giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên
đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được
xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho
khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.
Trường hợp các bên không có thoả thuận, mức thù lao được tính như sau:
Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó.
Trường hợp không áp dụng được nguyên tắc này thì mức thù lao đại lý là
mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà
bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác.
Trường hợp không áp dụng được hai nguyên tắc này thì mức thù lao đại lý
là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ
trên thị trường.
v1.0015106211
5.2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
23
• Thời hạn đại lý (Điều 177 Luật Thương mại 2005)
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời
gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông
báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.
Khi ấy bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho
thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó.
Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian
nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong
trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một
tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.
Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý
thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian
mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.
v1.0015106211
5.2.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÁC BÊN
24
Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý
Quyền của bên
đại lý (Điều 174
Luật Thương
mại 2005)
Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều
bên giao đại lý, trừ trường hợp quy định tại
Khoản 7 Điều 175 của Luật này.
Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền
theo hợp đồng đại lý, nhận lại tài sản dùng
để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng
đại lý.
Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung
cấp thông tin và các điều kiện khác có liên
quan để thực hiện hợp đồng đại lý.
Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu.
Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp
pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.
v1.0015106211
5.2.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÁC BÊN (tiếp theo)
25
• Nghĩa vụ của bên đại lý (Điều 175 Luật Thương mại 2005)
Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá
cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định.
Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý.
Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của
pháp luật.
Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua
đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ.
Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với
đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán
hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có
lỗi do mình gây ra.
Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động
đại lý với bên giao đại lý.
Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết
hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ
nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.
Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý
v1.0015106211
5.2.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÁC BÊN (tiếp theo)
26
Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý
Quyền của bên
giao đại lý (Điều
172 Luật Thương
mại 2005)
Ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá
cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng.
Ấn định giá giao đại lý.
Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp
bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc
giao hàng theo hợp đồng đại lý.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp
đồng của bên đại lý.
v1.0015106211
5.2.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÁC BÊN (tiếp theo)
27
• Nghĩa vụ của bên giao đại lý (Điều 173 Luật Thương mại 2005)
Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp
đồng đại lý.
Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất
lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ.
Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý.
Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi
kết thúc hợp đồng đại lý.
Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu
nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình
gây ra.
Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý
v1.0015106211
28
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài học này chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau:
• Khái quát về đại lý thương mại bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, các
hình thức đại lý.
• Hợp đồng đại lý thương mại gồm: Khái niệm; nội dung cơ bản của
hợp đồng đại lý thương mại; quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên
trong hợp đồng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_dai_dien_va_thuong_nhan_trung_gia_bai_5_phap_luat.pdf