Phạm vi điều chỉnh giữa điều XVI - Tiếp cận thị trường với điều XVII - đối xử quốc gia trong Gats và lưu ý về thiết kế của biểu cam kết cụ thể

Thực tế thì việc hiểu và áp dụng không phải như vậy. Cụ thể, đối với dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp “nếu pháp luật Việt Nam không có quy định gì khác, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được phép thành lập liên doanh để cung cấp dịch vụ này, trong đó vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51%”19. Cách hiểu này cũng được hướng dẫn thực hiện tương tự tại website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư20. Như vậy, nội dung cam kết nằm sau chữ “except” (ngoại trừ) thể hiện trong Biểu cam kết về dịch vụ không phụ thuộc vào chữ liền trước đó là “Unbound” hay “None” đang được hiểu như nhau. Tức nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được thực hiện chỉ nội dung ghi sau chữ except. Cách hiểu này khá phổ biến trong các tài liệu cũng trên các website chính thức từ phía cơ quan nhà nước về cam kết mở cửa thị trường dịch vụ Việt Nam trong WTO21. Liệu cách hiểu và thực hiện này có chính xác các cam kết? Nếu cách hiểu và áp dụng này là đúng thì có thể nói, điều này khá đặc biệt so với cách hiểu thông thường về “Không hạn chế, ngoại trừ ”. Do vậy, chúng ta cần chú ý để không bị nhầm lẫn

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phạm vi điều chỉnh giữa điều XVI - Tiếp cận thị trường với điều XVII - đối xử quốc gia trong Gats và lưu ý về thiết kế của biểu cam kết cụ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đào Thị Thu Hằng* * ThS. GV. Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Tóm tắt: Mỗi điều khoản trong GATS được thiết kế cho những mục đích khác nhau và để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung của GATS là tự do hoá thương mại dịch vụ giữa các quốc gia Thành viên. Tuy nhiên, Điều XVI và Điều XVII của GATS có ranh giới phạm vi điều chỉnh khá mờ nhạt và có phần “chồng lấn”. Bài viết chỉ ra những phần “chồng lấn” đó dựa trên ngôn ngữ của GATS và qua một số án lệ có liên quan; đồng thời chỉ ra những khiếm khuyết trong thiết kế của Biểu cam kết cụ thể. Abstract: Each Article of the GATS is designed for a particular purpose for the its common goal, that is the liberalization of trade in services among the member countries. However, the Article XVI and Article XVII of the GATS have a somewhat vague and overlapping regulatory boundary. This article aims to point out the overlapping "parts" that are based on the language of the GATS and its related cases. At the same time, the article also identifies some shortcomings in the design of the Schedule of Specific Commitments. Thông tin bài viết: Từ khóa: Điều XVI, Điều XVII, nguyên tắc đối xử quốc gia, tiếp cận thị trường, nghĩa vụ tiếp cận thị trường. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 25/10/2017 Biên tập: 10/11/2017 Duyệt bài: 17/11/2017 Article Infomation: Keywords: the Article XVI, Article XVII, National Treatment, Market Access, Market Access Obligations Article History: Received: 25 Dec. 2017 Edited: 10 Nov. 2017 Approved: 17 Nov. 2017 PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH GIỮA ĐIỀU XVI- TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VỚI ĐIỀU XVII- ĐỐI XỬ QUỐC GIA TRONG GATS VÀ LƯU Ý VỀ THIẾT KẾ CỦA BIỂU CAM KẾT CỤ THỂ 1. Mối liên hệ giữa Điều XVI và Điều XVII của GATS Các điều khoản của GATS1 được thiết lập để thực hiện mục tiêu của GATS là tự do 1 GATS (General A greement on Trade in Services): Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ - một hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). hoá thương mại dịch vụ. Mỗi điều khoản có một vị trí riêng trong GATS. Như kết luận của Ban Hội thẩm vụ Hoa Kỳ - Đánh bạc và cá cược, Điều VI và Điều XVI là những điều luật có phạm vi điều chỉnh khác nhau NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 20 Số 5(357) T3/2018 và loại trừ lẫn nhau2. Dựa vào những câu chữ của GATS, thì dường như GATS chưa làm tốt điều này. Nhìn chung, các điều khoản này được xây dựng để tiếp cận những khía cạnh khác nhau của những rào cản trong tự do thương mại dịch vụ nhằm ngăn chặn chúng. Để hiểu và áp dụng đúng, thống nhất các nghĩa vụ cơ bản, rất đặc thù của GATS, chúng ta cần phải làm rõ ranh giới điều chỉnh của Điều XVI và XVII GATS. Mặc dù GATS đặt tên hai nguyên tắc này cho hai điều luật riêng biệt nhưng chức năng của mỗi nguyên tắc này ra sao trong GATS còn là điều khó hiểu3, phạm vi áp dụng của hai nguyên tắc này có sự trùng lặp4. Khác với Hiệp định GATT5, điều khoản về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia được thiết kế trong phần nghĩa vụ cụ thể hay nghĩa vụ có điều kiện - tức phạm vi, mức độ của những nghĩa vụ này của mỗi Thành viên là khác nhau do Thành viên được quyền tự do quyết định và đưa vào Biểu cam kết của mình. Do đó, khi xem xét nghĩa vụ tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia của một Thành viên thì ngoài Điều XVI, XVII của GATS còn phải tham chiếu cả Biểu cam kết cụ thể của Thành viên đó, được xem như là Phụ lục của Điều XVI và XVII của GATS cho mỗi Thành viên. Khi nghiên cứu về hai điều khoản này của GATS thường có hai 2 WTO (2004), WT/DS285/R ngày 10/10/2004, Báo cáo Ban Hội thẩm vụ US - Gambling and Betting services, đoạn 6.305. 3 Rudolf Adlung, Peter Morrison, Martin Roy and Weiwei Zhang (2013), “FOGinGATScommitments–whyWTO Members shouldcare” World Trade Review, No 12: 1, page 1–27. 4 Joost Pauwelyn, (2005), “Distinguishing domestic regulation from market access in GATT and GATS”, World trade Review, No 4(2), Page 131-170. 5 GATT (General Agreement on Tariffs and Trade): Hiệp ước chung về Thuế quan và mậu dịch. 6 Điều XVI: 2 GATS (a) hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ dù dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế; (b) hạn chế tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, hoặc yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu kinh tế; (c) hạn chế tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ đầu ra tính theo số lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế; (d) hạn chế về tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thể hoặc một nhà cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên quan tới việc cung cấp một dịch vụ cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế; (e) các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh thông qua đó người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ; (f) hạn chế về tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài bằng việc quy định tỷ lệ phần trăm tối đa cổ phần của bên nước ngoài hoặc tổng trị giá đầu tư nước ngoài tính đơn hoặc tính gộp. nhầm lẫn về chúng: Một là, Điều XVI tiếp cận thị trường chỉ áp dụng cho giai đoạn dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ xâm nhập thị trường lãnh thổ của một Thành viên khác, còn Điều XVII đối xử quốc gia chỉ áp dụng ở giai đoạn khi dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ đã hiện diện trên lãnh thổ của Thành viên khác; Hai là, Điều XVI và XVII GATS là những điều khoản độc lập, có nội dung loại trừ lẫn nhau. Thứ nhất, Điều XVI tiếp cận thị trường không chỉ áp dụng cho giai đoạn dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ xâm nhập một thị trường của Thành viên khác và Điều XVII đối xử quốc gia cũng không chỉ áp dụng ở giai đoạn khi dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ đã hiện diện trên lãnh thổ của Thành viên khác. Cụ thể: Điều XVI GATS về tiếp cận thị trường đã đưa ra sáu hạn chế mà một Thành viên khi đã cam kết mở cửa thị trường một dịch vụ nhất định thì Thành viên đó không được áp dụng những hạn chế này đối với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của Thành viên khác kém thuận lợi hơn so với những cam kết của Thành viên đó6. Như vậy, Điều XVI tiếp cận thị trường đưa ra những hạn chế về mặt định lượng (chủ yếu). Điều XVII GATS về đối xử quốc gia yêu cầu Thành viên không được đối xử với NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 21Số 5(357) T3/2018 dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của Thành viên khác kém thuận lợi hơn sự đối xử với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của mình, trừ những hạn chế đã được liệt kê trong cột Hạn chế đối xử quốc gia của Biểu cam kết cụ thể7. Như vậy, Điều XVII đối xử quốc gia được thiết kế nhằm loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên ngoài việc thiết kế và định danh hai điều luật khác nhau thì không có nội dung nào của GATS cho thấy Điều XVI chỉ điều chỉnh những biện pháp ở giai đoạn dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ bắt đầu hoặc chưa tiếp cận được thị trường Thành viên khác và Điều XVII chỉ điều chỉnh những biện pháp ở giai đoạn dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ đã tiếp cận thị trường Thành viên khác. Trong hướng dẫn lập Biểu cam kết cụ thể của Hội đồng thương mại dịch vụ cũng đã không thể hiện sự phân biệt hai điều này theo biểu thời gian xâm nhập thị trường của dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ vào lãnh thổ một Thành viên khác: “nếu thủ tục phê duyệt hoặc yêu cầu về giấy phép và tiêu chuẩn mang tính phân biệt đối xử, chúng phải được lên kế hoạch là những hạn chế đối xử quốc gia. Nếu thủ tục phê duyệt hoặc các yêu cầu về giấy phép và tiêu chuẩn có chứa bất kỳ hạn chế nào được quy định trong Điều XVI, chúng phải được lên lịch làm hạn chế tiếp cận thị trường” và “Cần lưu ý rằng các hạn chế định lượng quy định tại các đoạn từ (a) đến (d) đề cập đến các giới hạn tối đa. Các yêu cầu tối thiểu như các yêu cầu chung đối với các tiêu chí cấp phép (ví dụ: các yêu cầu về vốn tối thiểu để thành lập một công ty) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều XVI. Nếu một biện pháp đó là phân biệt đối xử trong phạm vi ý nghĩa của Điều XVII, và nếu nó không thể được coi là ngoại lệ, nó phải được lên kế hoạch như là một giới hạn đối với đối xử 7 Điều XVII GATS. 8 WTO (2001), WT/S/L/92, ngày 28/3/2001, Hội đồng Thương mại dịch vụ, Hướng dẫn lập Biểu cam kết cụ thể theo Hiệp định GATS, đoạn 10 & 11. 9 Vũ Nhữ Thăng (2007), Tự do hoá thương mại dịch vụ trong WTO: Luật và thông lệ, Nxb. Hà Nội, tr.139. quốc gia”8. Như vậy, theo hướng dẫn này thì những biện pháp mang tính phân biệt đối xử đối với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khi xâm nhập thị trường nội địa nếu không thuộc sáu hạn chế của Điều XVI thì sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều XVII. Bên cạnh đó, Điều XX: 2 của GATS cũng quy định rằng các biện pháp mà một Thành viên muốn duy trì không phù hợp với cả Điều XVI và XVII sẽ được ghi vào cột Hạn chế tiếp cận thị trường. Do đó, mặc dù không ghi giới hạn nào vào cột Đãi ngộ quốc gia, nhưng có thể một biện pháp mang tính phân biệt đối xử không phù hợp với nguyên tắc đối xử quốc gia được ghi trong cột Hạn chế tiếp cận thị trường. Mặt khác, một quy định có thể nằm trong Phần cam kết chung, không được ghi nhận trong cột Hạn chế tiếp cận thị trường cũng như cột Đãi ngộ quốc gia, có thể có hiệu lực ràng buộc nghĩa vụ đối với nguyên tắc tiếp cận thị trường hoặc nguyên tắc đối xử quốc gia của một Thành viên. Chẳng hạn như quy định về đầu tư nước ngoài hoặc chuyển nhượng đất đai. Có tác giả cũng cho rằng, việc đàm phán để nâng cao các cam kết về đối xử quốc gia sẽ tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường dịch vụ của các nước Thành viên WTO theo nguyên tắc tự do hoá từng bước9. Thứ hai, Điều XVI và Điều XVII GATS không hoàn toàn độc lập hoặc loại trừ lẫn nhau, ngược lại chúng bổ sung cho nhau nhằm hạn chế tốt nhất các rào cản trong thương mại dịch vụ. Điều XX: 1 GATS cho thấy nội dung tiếp cận thị trường có điều khoản, giới hạn và điều kiện, còn nội dung đối xử quốc gia có điều kiện và tiêu chuẩn. Như vậy, về mặt từ ngữ thì cả nội dung của tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia đều có điều kiện. Mặt khác, mối quan hệ giữa hai điều này còn thể hiện trong thiết kế của Biểu cam NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 22 Số 5(357) T3/2018 kết cụ thể, do nội dung nhập ở hai cột Hạn chế tiếp cận thị trường và Hạn chế đối xử quốc gia theo ba trường hợp: (i) Unbound - None (Chưa cam kết - Không hạn chế); None - Unbound (Không hạn chế - Chưa cam kết); và (iii) Unbound - Unbound (Chưa cam kết - Chưa cam kết) hoặc None - None (Không hạn chế - Không hạn chế). - Unbound - None (Chưa cam kết - Không hạn chế): tức cột Hạn chế tiếp cận thị trường của một dịch vụ/các dịch vụ cụ thể ghi “Unbound”, còn cột Hạn chế đãi ngộ quốc gia ghi “None”. Câu hỏi đặt ra trong trường hợp này là nếu một Thành viên không cho dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của Thành viên khác được tiếp cận thị trường của mình thì sao lại có nghĩa vụ đối xử quốc gia? Theo hướng dẫn của Hội đồng Thương mại dịch vụ thì “bất kể những gì được ghi trong cột Hạn chế tiếp cận thị trường, mục "không hạn chế - None" trong cột Hạn chế đãi ngộ quốc gia sẽ có nghĩa là nghĩa vụ đối xử quốc gia bị ràng buộc cho toàn bộ Phương thức; nó không giới hạn ở những gì có thể bị ràng buộc trong một cam kết tiếp cận thị trường với những hạn chế. Do đó, nếu một Thành viên cam kết theo Điều XVI trong một ngành mà ở đó sự hiện diện thương mại chỉ giới hạn ở mức quan hệ đối tác, thì mục "None" hoặc bất kỳ nhập mục nào khác trong cột Hạn chế đãi ngộ quốc gia sẽ đề cập đến toàn bộ Phương thức (3) chứ không chỉ ở mức quan hệ đối tác”10. Thực tiễn giải quyết tranh chấp, Ban Hội thẩm vụ Trung Quốc - Các biện pháp ảnh hưởng tới dịch vụ thanh toán điện tử giải thích rằng “bằng cách ghi “chưa cam kết - Unbound” vào cột Hạn chế tiếp cận thị trường, Trung Quốc có quyền duy trì bất kỳ biện pháp nào trong sáu loại thuộc Điều XVI: 2, bất kể nội dung của nó trong cột Hạn 10 WTO (2001), WT/S/L/92, ngày 28/3/2001, Hội đồng Thương mại dịch vụ, Hướng dẫn lập Biểu cam kết cụ thể theo Hiệp định GATS, đoạn 43. 11 WTO (2012), WT/DS413/R ngày 16/7/2012, Báo cáo Ban Hội thẩm vụ China - Certain measures affecting electronic payment services, đoạn 7.667 - 7.690. 12 WTO (2002), GATS/SC/135, ngày 14/02/2002, Biểu cam kết về Thương mại Dịch vụ của Trung Quốc, Mục 5. 13 WTO (1994), GATS/SC/90, ngày 15/4/1994, Biểu cam kết về Thương mại Dịch vụ của Hoa Kỳ, trang 60 – 64. chế đối xử quốc gia. Giải thích này cũng có ý nghĩa tương tự cho từ “Không hạn chế” trong cột Hạn chế đãi ngộ quốc gia. Do ghi “None”, Trung Quốc phải dành sự đối xử quốc gia đối với bất kỳ biện pháp nào được đề cập mà không nằm trong nội dung Điều XVI: 2. Do vậy, cam kết đối xử quốc gia của Trung Quốc có thể được áp dụng nếu Trung Quốc cho phép thực tế cung cấp dịch vụ từ lãnh thổ của các Thành viên WTO khác vào thị trường của mình mặc dù không cam kết tiếp cận thị trường”11. - None - Unbound (Không hạn chế - Chưa cam kết): Tức Thành viên cam kết không hạn chế tiếp cận thị trường nhưng không cam kết nghĩa vụ không phân biệt đối xử. Mặc dù, tỷ lệ cam kết như trường hợp này ít nhưng thực tế không phải không có. Chẳng hạn, Mục 5: Dịch vụ giáo dục trong Biểu cam kết cụ thể của Trung Quốc có quy định trường hợp này. Theo đó ở Phương thức (3) của những dịch vụ kể trên nhà cung cấp dịch vụ của Thành viên khác được tiếp cận thị trường dưới hình thức liên doanh trong đó phần vốn góp của nhà cung cấp nước ngoài chiếm đa số. Tuy nhiên, trong cột Hạn chế đối xử quốc gia Trung Quốc đã ghi “Unbound”12. Hoặc dịch vụ môi giới, đại lý bảo hiểm và hầu hết các dịch vụ tài chính của Hoa Kỳ cũng đều không hạn chế tiếp cận thị trường, nhưng không cam kết đối xử quốc gia ở Phương thức (2)13. Như vậy, những biện pháp mang tính phân biệt đối xử trong Điều XVI: 2 được áp dụng triệt để hay bị loại trừ bởi “Unbound” của Điều XVII vẫn cần phải chờ giải thích áp dụng Hiệp định GATS từ phía cơ quan xét xử của WTO. - None - None (Không hạn chế - Không hạn chế) là trường hợp được ghi nhận phổ biến trong Biểu cam kết cụ thể của NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 23Số 5(357) T3/2018 các Thành viên. Cách ghi nhận này tạo ra sự rõ ràng, thống nhất trong cách cư xử với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, nên ít gây hiểu nhầm. Như vậy, ranh giới giữa Điều XVI tiếp cận thị trường và Điều XVII đối xử quốc gia mặc dù được thiết kế ở hai cột hạn chế riêng biệt trong Biểu cam kết cụ thể của từng thành viên như một phần không thể thiếu của GATS, nhưng chức năng của mỗi nguyên tắc còn mập mờ. Điều XVI tiếp cận thị trường điều chỉnh cả những biện pháp mang tính phân biệt đối xử giữa dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngoài14. Nói cách khác, GATS không tuyên bố rõ rằng một biện pháp liên quan đến thương mại dịch vụ áp dụng cho cả dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngoài Điều XVI của nó phải được áp dụng thay vì Điều XVII15. Bên cạnh đó, đối với những biện pháp mang tính phân biệt đối xử giai đoạn nào áp dụng cho Điều XVI, giai đoạn nào áp dụng cho Điều XVII cũng chưa được làm rõ. Song, điều chắc chắn rằng hai điều luật này đã bổ sung lẫn nhau và góp phần loại bỏ không ít các rào cản trong tự do hoá thương mại dịch vụ giữa các Thành viên. 2. Thiết kế của Biểu cam kết cụ thể Khi mô tả về mức độ cam kết (mức độ mở cửa thị trường), Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) chia làm ba mức: - Chưa mở cửa có nghĩa là Thành viên không muốn ràng buộc nghĩa vụ trong việc đưa ra những biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia đối với một hoặc nhiều dịch vụ ở một hoặc nhiều phương thức cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp này, Thành viên sẽ ghi dòng chữ “Unbound.” (Chưa cam kết.) vào các cột cũng như các phương thức mình muốn. 14 Điều XVI: 2 (e) & (f). 15 Joost Pauwelyn (2005), “Distinguishing domestic regulation from market access in GATT and GATS”, World trade Review, No 4(2), Page 131-170. 16 WTO, Hội đồng Thương mại dịch vụ, Hướng dẫn về lập Biểu cam kết cụ thể theo Hiệp định GATS, S/L/92 ngày 28/3/2001, đoạn 41-49. - Mở cửa toàn bộ có nghĩa là không áp dụng bất cứ biện pháp hạn chế nào về tiếp cận thị trường hay đối xử quốc gia đối với một hoặc nhiều dịch vụ hay một hoặc nhiều phương thức cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp này, Thành viên sẽ thể hiện trong Biểu cam kết của mình dòng chữ “None.” (Không hạn chế.) vào các cột cũng như các phương thức thích hợp. Tuy nhiên, các biện pháp trong phần cam kết nền vẫn được áp dụng. - Mở cửa một phần có nghĩa là một hoặc một số biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường hoặc đối xử quốc gia được liệt kê vào một hoặc một số dịch vụ hoặc phương thức cung ứng dịch vụ. Thành viên sẽ thể hiện trong Biểu cam kết của mình dòng chữ “None, except” (Không hạn chế, ngoại trừ) hoặc “Unbound, except” (Chưa cam kết, ngoại trừ).16 Tuỳ vào từng dịch vụ, nhưng Việt Nam đã sử dụng cả ba mức độ cam kết này trong Biểu cam kết về dịch vụ của mình. Mặc dù giữa “Unbound, except” và “None, except” có ý nghĩa khác nhau, tuy nhiên việc hiểu đúng nội dung của chúng trong Biểu cam kết của Việt Nam đôi khi vẫn còn là một “thách thức” cho ngay cả các chuyên gia nghiên cứu. Cụ thể, với “Unbound, except” thì Việt Nam sẽ không có nghĩa vụ nào đối với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của Thành viên khác về tiếp cận thị trường hoặc đối xử quốc gia đối với dịch vụ cũng như phương thức cung cấp mà nó được ghi nhận, trừ phần nội dung được ghi liền sau chữ Unbound, except. Ví dụ, trong dịch vụ vận tải hàng hoá (CPC 7112), Việt Nam ghi “Unbound, except” ở cột hạn chế tiếp cận thị trường của phương thức hiện diện thương mại. Như vậy, Việt Nam có toàn quyền tuỳ nghi áp dụng những biện pháp hạn chế tiếp NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 24 Số 5(357) T3/2018 cận thị trường đối với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ vận tải hàng hoá của Thành viên khác ở phương thức này, trừ việc “các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ vận tải hàng hoá thông qua việc thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49% tổng vốn pháp định”17. Nói cách khác, theo cam kết này, nhà cung cấp dịch vụ vận tải hàng hoá của Thành viên khác sẽ chỉ được quyền cung cấp dịch vụ thông qua hình thức hiện diện thương mại là liên doanh với phần vốn góp không được vượt quá 49% vốn pháp định vào Việt Nam. Những biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường khác đối với nhà cung cấp dịch vụ vận tải hàng hoá nước ngoài, Việt Nam vẫn được sử dụng mà không bị xem là vi phạm cam kết. Với “None, except” thì ngược lại, Việt Nam có đầy đủ nghĩa vụ đối với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của Thành viên khác về tiếp cận thị trường hoặc đối xử quốc gia đối với dịch vụ cũng như phương thức cung cấp mà nó được ghi nhận, ngoại trừ phần nội dung được ghi nhận liền sau chữ None, except. Ví dụ, dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp (CPC 881), Việt Nam ghi “None, except” trong cột hạn chế tiếp cận thị trường ở phương thức hiện diện thương mại. Như vậy, Việt Nam không được áp dụng bất kỳ biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường nào với dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp ở phương thức này, trừ việc “Chỉ cho phép thành lập liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51% vốn pháp định của liên doanh”18. Theo cách hiểu thông thường thì nội dung nằm liền sau chữ None, except của dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn 17 Mục 11 E(b) Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong WTO, trang 60. 18 Mục 1 F(f) Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong WTO, trang 21. 19 Bộ Công thương, Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO - Bình luận của người trong cuộc, trang 44. 20 Bộ Kế hoạch & Đầu tư https://dautunuocngoai.gov.vn/fdi/nganhcap3chitiet/41, ngày 06/6/2017. 21 Bộ Công thương, Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO - Bình luận của người trong cuộc, trang 63 và https://dautun- uocngoai.gov.vn/fdi/nganhcap3chitiet/64 đối với Dịch vụ giáo dục chẳng hạn. và lâm nghiệp ở phương thức này có nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được “làm tất cả” để tiếp cận thị trường dịch vụ này ở phương thức hiện diện thương mại, trừ việc thành lập liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51% vốn pháp định của liên doanh. Hay nói cách khác, Việt Nam không được áp dụng bất kỳ biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường nào (None), trừ biện pháp được liệt kê này. Thực tế thì việc hiểu và áp dụng không phải như vậy. Cụ thể, đối với dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp “nếu pháp luật Việt Nam không có quy định gì khác, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được phép thành lập liên doanh để cung cấp dịch vụ này, trong đó vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51%”19. Cách hiểu này cũng được hướng dẫn thực hiện tương tự tại website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư20. Như vậy, nội dung cam kết nằm sau chữ “except” (ngoại trừ) thể hiện trong Biểu cam kết về dịch vụ không phụ thuộc vào chữ liền trước đó là “Unbound” hay “None” đang được hiểu như nhau. Tức nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được thực hiện chỉ nội dung ghi sau chữ except. Cách hiểu này khá phổ biến trong các tài liệu cũng trên các website chính thức từ phía cơ quan nhà nước về cam kết mở cửa thị trường dịch vụ Việt Nam trong WTO21. Liệu cách hiểu và thực hiện này có chính xác các cam kết? Nếu cách hiểu và áp dụng này là đúng thì có thể nói, điều này khá đặc biệt so với cách hiểu thông thường về “Không hạn chế, ngoại trừ”. Do vậy, chúng ta cần chú ý để không bị nhầm lẫn■ NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 25Số 5(357) T3/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpham_vi_dieu_chinh_giua_dieu_xvi_tiep_can_thi_truong_voi_die.pdf
Tài liệu liên quan