Bài giảng Điều chỉnh thuốc quanh phẫu thuật ở người đang uống thuốc chống đông
Xử trí khi cần phẫu thuật khẩn cho bệnh nhân
đang dùng thuốc chống đông uống mới
Ngưng thuốc và xét nghiệm đánh giá hiệu lực chống đông
Hiệu lực chống đông
vẫn còn
Hiệu lực chống đông
rất thấp hoặc không còn
Bàn lại xem có thể Tiến hành phẫu thuật
hoãn cuộc mổ không
Có thể hoãn mổ
> 12 giờ
Có thể hoãn mổ
4-12 giờ
Phải mổ ngay
Mổ giống
chương trình
Xem xét thận nhân
tạo với dabigatran
Bàn với chuyên gia huyết học
v/v dùng chế phẩm cầm máu
TÓM TẮT
Phẫu thuật chương trình:
• Bệnh nhân đang uống thuốc KVK: tạm ngưng trước mổ và bắc cầu
bằng heparin nếu nguy cơ thuyên tắc huyết khối cao.
• Bệnh nhân đang uống thuốc chống đông mới: thời gian ngưng
thuốc trước mổ tùy thuộc CrCl và nguy cơ chảy máu của cuộc mổ.
• Bắt đầu lại thuốc chống đông uống sớm sau cuộc mổ, khi cầm máu
ngoại khoa đã ổn và bệnh nhân uống được.
Phẫu thuật cấp cứu:
• Bệnh nhân đang uống thuốc KVK: truyền huyết tương tươi.
• Bệnh nhân đang uống thuốc chống đông mới: cân nhắc hoãn mổ,
dùng chế phẩm cầm máu (dabigatran: idarucizumab).
17 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Điều chỉnh thuốc quanh phẫu thuật ở người đang uống thuốc chống đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều chỉnh thuốc quanh phẫu thuật
ở người đang uống thuốc chống đông
TS Hô ̀ Huỳnh Quang Trí
Viện Tim TP HCM
Lợi & hại của việc ngưng thuốc chống đông uống
trước phẫu thuật chương trình
Ngưng thuốc:
• nguy cơ chảy máu chu phẫu
• nguy cơ biến cố huyết khối
Không ngưng thuốc:
• nguy cơ biến cố huyết khối
• nguy cơ chảy máu chu phẫu
Bắc cầu: dùng thuốc chống
đông tiêm trong thời gian phải
ngưng thuốc chống đông uống.
Thuốc kháng vitamin K
• Gồm acenocoumarol và warfarin.
• Hấp thu tốt qua đường uống.
• Bắt đầu tác dụng chậm (4-5 ngày sau khi bắt đầu dùng, nồng
độ của tất cả các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K mới
giảm xuống mức cần thiết cho hiệu quả chống đông).
• Chậm hết tác dụng sau khi ngưng thuốc (thường 48-72 giờ
sau khi ngưng thuốc, INR mới giảm xuống < 1,5).
Xử trí chu phẫu chống đông bằng thuốc KVK
(ACCP 2012)
• Bệnh nhân cần tạm ngưng thuốc KVK trước mô ̉: ngưng 5 ngày
trước cuộc mô ̉.
• Bệnh nhân cần tạm ngưng thuốc KVK trước mô ̉: cho uống
thuốc KVK lại 12-24 giờ sau cuộc mô ̉, khi cầm máu đã ổn.
• Bệnh nhân mang van tim cơ học, rung nhĩ, TTHKTM:
- Nguy cơ thuyên tắc huyết khối cao: bắc cầu
- Nguy cơ thuyên tắc huyết khối thấp: không bắc cầu
• Tiểu phẫu răng: ngưng thuốc KVK 2-3 ngày trước.
• Tiểu phẫu ngoài da, mô ̉ đục TTT: không cần ngưng thuốc KVK.
Chest 2012;141(2)(Suppl):e326S-e350S
Xử trí chu phẫu chống đông bằng thuốc KVK
(ACCP 2012)
Nguy cơ thuyên tắc huyết khối thấp (không cần bắc cầu):
• Van tim cơ học: van ĐMC 2 cánh, không có rung nhĩ hoặc
YTNC khác của đột quị (tiền sử đột quị/TIA, tăng HA, đái tháo
đường, suy tim/EF < 40%, tuổi ≥ 75).
• Rung nhĩ không do bệnh van tim: CHA2DS2-VASc 0-1.
• Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch: thuyên tắc huyết khối tĩnh
mạch > 12 tháng trước và không có YTNC khác (tình trạng
tăng đông, ung thư tiến triển).
Chest 2012;141(2)(Suppl):e326S-e350S
Xử trí chu phẫu chống đông bằng thuốc KVK
(ACCP 2012)
• Bắc cầu bằng heparin KPĐ truyền TM: ngưng heparin 4-6 giờ
trước cuộc mổ.
• Bắc cầu bằng heparin TLPTT tiêm dưới da: tiêm liều cuối 24
giờ trước cuộc mổ (48-72 giờ trước cuộc mổ nếu nguy cơ
chảy máu cao).
Chest 2012;141(2)(Suppl):e326S-e350S
Xử trí chu phẫu chống đông bằng thuốc KVK -
Van tim nhân tạo (ACC/AHA 2014)
Khuyến cáo class I:
• Bệnh nhân mang van tim cơ học cần tiểu phẫu (nhổ răng hoặc
mổ đục TTT): tiếp tục thuốc KVK với INR trong khoảng trị liệu.
• Bệnh nhân mang van ĐMC cơ học 2 cánh không có YTNC*:
tạm ngưng thuốc KVK trước mổ, không cần bắc cầu.
• Bệnh nhân (1) mang van ĐMC cơ học có YTNC*, (2) mang van
ĐMC cơ học kiểu cũ, hoặc (3) mang van 2 lá cơ học: bắc cầu
bằng heparin KPĐ TM hoặc heparin TLPTT tiêm dưới da trong
thời gian tạm ngưng thuốc KVK trước mổ.
Circulation, published online March 3, 2014
*YTNC: rung nhĩ, tiền sử thuyên tắc huyết khối, tình trạng tăng đông, van cơ học
kiểu cũ, EF < 30%, nhiều hơn 1 van cơ học
Bắc cầu khi đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn/ICD
Nghiên cứu BRUISE CONTROL
• TNLS phân nhóm ngẫu nhiên.
• Đối tượng: 681 bệnh nhân có nguy cơ thuyên tắc huyết khối ≥
5%/năm (van tim cơ học, rung nhĩ, TTHKTM mới) được đặt máy tạo
nhịp tim vĩnh viễn hoặc ICD.
• Can thiệp: Bắc cầu (ngưng warfarin 5 ngày trước, bắt đầu heparin 3
ngày trước, ngưng heparin KPĐ > 4 giờ trước và heparin TLPTT > 24
giờ trước) hoặc không bắc cầu (tiếp tục warfarin, giữ INR ≤ 3).
• TCĐG chính: Hematoma vị trí cấy hộp máy dưới da có ý nghĩa lâm
sàng (kéo dài thời gian nằm viện > 24 giờ hoặc phải mổ dẫn lưu).
• Kết quả: 16,0% ở nhóm bắc cầu vs 3,5% ở nhóm không bắc cầu (p <
0,001).
N Engl J Med 2013;368:2084-2093
Bắc cầu cho bệnh nhân rung nhĩ
Nghiên cứu BRIDGE
• TNLS phân nhóm ngẫu nhiên, mù đôi.
• Đối tượng: 1884 bệnh nhân rung nhĩ đang dùng warfarin được
phẫu thuật/thủ thuật xâm lấn.
• Can thiệp: Ngưng warfarin 5 ngày trước và bắt đầu lại trong vòng 24
giờ sau phẫu thuật/thủ thuật. Dalteparin TDD (100 IU/kg x 2/ngày
từ 3 ngày đến 24 giờ trước & 5-10 ngày sau) vs placebo.
• Kết quả:
- Đột quị, thuyên tắc mạch hệ thống hoặc TIA: 0,3% ở nhóm bắc cầu
vs 0,4% ở nhóm không bắc cầu (p = ns).
- Chảy máu nặng: 3,2% ở nhóm bắc cầu vs 1,3% ở nhóm không bắc
cầu (p = 0,005).
N Engl J Med 2015;373:823-833
Thời hạn ngưng thuốc chống đông uống mới
trước phẫu thuật (EHRA 2013)
Xếp loại thủ thuật/phẫu thuật tùy theo nguy cơ chảy máu
- European Heart Rhythm Association 2013 -
Thủ thuật/phẫu thuật
không cần phải ngưng
thuốc chống đông
Thủ thuật/phẫu thuật
nguy cơ chảy máu thấp
Thủ thuật/phẫu thuật
nguy cơ chảy máu cao
Can thiệp trên răng
Nhổ 1 đến 3 răng
Mổ cạnh chân răng
Rạch áp-xe
Đặt implant
Mổ mắt
Mổ đục TTT, glaucoma
Nội soi không kèm mổ
Mổ nông (áp-xe, ngoài da)
Nội soi kèm sinh thiết
Sinh thiết tuyến tiền liệt
Sinh thiết bàng quang
Khảo sát ĐSL hoặc cắt đốt
bằng sóng tần số radio
nhịp nhanh trên thất
Chụp mạch máu
Đặt máy tạo nhịp hoặc ICD
(trừ trường hợp giải phẫu
phức tạp, ví dụ bệnh tim
bẩm sinh)
Cắt đốt phức tạp bên tim
trái (cô lập TM phổi, hủy
nhịp nhanh thất)
Gây tê tủy sống hoặc ngoài
màng cứng; chọc dịch não
tủy chẩn đoán
Phẫu thuật ngực
Phẫu thuật bụng
Phẫu thuật chỉnh hình lớn
Sinh thiết gan
Cắt tuyến tiền liệt qua niệu
đạo
Sinh thiết thận
Khi nào bắt đầu lại thuốc chống đông uống mới sau mổ?
• Cầm máu ngoại khoa nhanh và hoàn toàn, gây tê tủy sống
hoặc gây tê ngoài màng cứng không chạm thương Bắt đầu
lại 6-8 giờ sau cuộc mổ (khi bệnh nhân uống được).
Heidbuchel H et al. Europace 2013;15:625-651
Xử trí khi cần phẫu thuật khẩn cho bệnh nhân
đang uống thuốc kháng vitamin K
• Truyền huyết tương tươi rã đông để điều chỉnh đông máu,
khi INR < 1,5 có thể mổ an toàn.
Xử trí khi cần phẫu thuật khẩn cho bệnh nhân
đang dùng thuốc chống đông uống mới
Ngưng thuốc và xét nghiệm đánh giá hiệu lực chống đông
Hiệu lực chống đông
vẫn còn
Hiệu lực chống đông
rất thấp hoặc không còn
Tiến hành phẫu thuật Bàn lại xem có thể
hoãn cuộc mổ không
Có thể hoãn mổ
> 12 giờ
Có thể hoãn mổ
4-12 giờ
Phải mổ ngay
Mổ giống
chương trình
Xem xét thận nhân
tạo với dabigatran
Bàn với chuyên gia huyết học
v/v dùng chế phẩm cầm máu
Tran H et al. Intern Med J 2014;44:525-536
Ảnh hưởng của các thuốc chống đông uống mới
trên các xét nghiệm đông máu
TÓM TẮT
Phẫu thuật chương trình:
• Bệnh nhân đang uống thuốc KVK: tạm ngưng trước mổ và bắc cầu
bằng heparin nếu nguy cơ thuyên tắc huyết khối cao.
• Bệnh nhân đang uống thuốc chống đông mới: thời gian ngưng
thuốc trước mổ tùy thuộc CrCl và nguy cơ chảy máu của cuộc mổ.
• Bắt đầu lại thuốc chống đông uống sớm sau cuộc mổ, khi cầm máu
ngoại khoa đã ổn và bệnh nhân uống được.
Phẫu thuật cấp cứu:
• Bệnh nhân đang uống thuốc KVK: truyền huyết tương tươi.
• Bệnh nhân đang uống thuốc chống đông mới: cân nhắc hoãn mổ,
dùng chế phẩm cầm máu (dabigatran: idarucizumab).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_dieu_chinh_thuoc_quanh_phau_thuat_o_nguoi_dang_uon.pdf