Bài giảng Hồi sinh tim phổi nâng cao một số cập nhật 2015

CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG DI CHỨNG THẦN KINH 1. Mất phản xạ ánh sáng > 72 sau khi NTH. 2. Giật cơ (khác với rung giật cơ cục bộ) trong 72 giờ đầu sau khi NTH. 3. Không có sóng điện thế gợi cảm giác thân (N20, sau 20 giây) khoảng 24 đến 72 giờ sau khi NTH hoặc sau khi làm ấm lại. 4. Giảm đáng kể tỷ lệ chất xám-trắng trên CT não trong 2 giờ sau khi NTH. 5. Hạn chế khuếch tán trên MRI diffusion não từ 2 đến 6 ngày sau khi NTH. 6. Liên tục không có đáp ứng EEG với kích thích từ bên ngoài trong 72 giờ sau khi NTH. 7. Liên tục có cơn bùng phát hoặc trạng thái động kinh khó kiểm soát trên EEG sau khi làm ấm trở lại (rewarming). 8. Không có vận động chủ động, tư thế duỗi hoặc rung giật cơ không được sử dụng một mình để dự đoán kết quả. 9. Sốc, rối loạn thân nhiệt, rối loạn chuyển hóa, các loại thuốc giảm đau, ức chế thần kinh cơ và các yếu tố khác phải được xem xét kỹ lưỡng vì có thể ảnh hưởng đến kết quả hoặc diễn giải của một số test kiểm tra.

pdf32 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hồi sinh tim phổi nâng cao một số cập nhật 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒI SINH TIM PHỔI NÂNG CAO MỘT SỐ CẬP NHẬT 2015 TS.BS. Hoàng Bùi Hải BV ĐHY HÀ NỘI BM HSCC- ĐHY HÀ NỘI HỒI SINH TIM PHỔI NÂNG CAO • HỒI SINH TIM PHỔI CHẤT LƯỢNG CAO • HỒI SỨC SAU NGỪNG TUẦN HOÀN DÂY CHUYỀN CẤP CỨU Người cứu hộ có thể kích hoạt hệ thống cấp cứu: thông qua sử dụng điện thoại di động, mà không cần rời nạn nhân. KHỬ RUNG TIẾP CẬN MỌI NGƯỜI • Những nơi có nhiều người nguy cơ NTH nên cung cấp các chương trình huấn luyện, trang bị máy khử rung để cộng đồng có thể tiếp cận (PAD, public-access defibrillation). ĐÁP ỨNG NHANH CHO NGƯỜI CỨU HỘ KHÔNG CHUYÊN • Khi nạn nhân không phản ứng, không thở, hay không thở bình thường (ví dụ thở hổn hển). • Khuyến khích: Nhận biết ngay tình trạng hôn mê, kích hoạt hệ thống đáp ứng khẩn cấp và bắt đầu HSTP. ĐÁP ỨNG NHANH CHO NGƯỜI ĐIỀU PHỐI • Người điều phối nhận biết nhanh chóng khả năng NTH • Ngay lập tức đưa ra hướng dẫn HSTP cho người gọi điện đến trung tâm. HỒI SINH TIM PHỔI CHẤT LƯỢNG CAO 1. Ép tim với tốc độ đủ nhanh 2. Biên độ đủ mạnh 3. Cho phép ngực nảy lên hoàn toàn sau mỗi lần ép 4. Giảm thiểu gián đoạn trong khi ép 5. Tránh thông khí quá mức. CHỈ CÓ 1 NGƯỜI CỨU HỘ • Bắt đầu ép tim trước khi hô hấp nhân tạo (C-A-B thay vì A-B-C). • Sau khi ép tim 30 lần thì thổi ngạt 2 lần. TẦN SỐ VÀ BIÊN ĐỘ ÉP TIM 1. Tần số ép tim được khuyến nghị là 100 - 120 lần/phút (2010: 100 lần/phút). 2. Biên độ ép tim ở người lớn: 5 - 6 cm. EPINEPHRINE • Ở những bệnh nhân NTH có nhịp tim không sốc được nên dùng sớm epinephrine. Lý do: Một nghiên cứu quan sát lớn về NTH với nhịp không sốc được so sánh epinephrine được cho dùng từ 1 đến 3 phút với epinephrine được cho dùng ở 3 khoảng thời gian sau đó (4 đến 6, 7 đến 9 và hơn 9 phút). Nghiên cứu thấy rằng có mối liên hệ giữa việc dùng epinephrine sớm và tái lập tuần hoàn tự nhiên và khả năng sống sót tăng lên sau khi xuất viện và khả năng sống sót không biến di chứng thần kinh. EPINEPHRINE + VASOPRESSINE • Kết hợp vasopressin và epinephrine không có lợi thế so với sử dụng epinephrine trong NTH. Và vasopressin lợi thế hơn so vớI sử dụng epinephrine. Vasopressin được loạI khỏi khuyến cáo–năm 2015. • 2010 (Cũ): Một liều vasopressin 40 đơn vị qua tĩnh mạch/ trong xương có thể thay thế liều epinephrine thứ nhất hoặc thứ hai trong điều trị ngưng tim. ETCO2 • Lượng CO2 cuối kỳ thở ra (ETCO2) thấp ở bệnh nhân được đặt NKQ sau 20 phút CPR = khả năng tái lập tuần hoàn rất thấp. • Có thể cân nhắc: ETCO2 thấp sau 20 phút CPR + các nhân tố khác để giúp xác định khi nào dừng CPR. Lý do: ETCO 2 không đạt được 10 mm Hg bằng thán đồ dạng sóng sau 20 phút hồi sinh = tái lập tuần hoàn tự nhiên và sống sót rất thấp. Các nghiên cứu có số bệnh nhân tương đối nhỏ vì thế không nên chỉ dựa vào ETCO 2 để xác định khi nào thì chấm dứt hồi sinh. LIDOCAINE • Dùng lidocaine sau khi tái lập tuần hoàn tự nhiên còn tranh cãi, không khuyến cáo dùng 1 cách hệ thống. • Cân nhắc bắt đầu hoặc tiếp tục sử dụng lidocaine ngay sau khi tái lập tuần hoàn tự nhiên ở NTH do rung thất/tim nhịp nhanh thất vô mạch (pVT). Lý do: Mặc dù những nghiên cứu trước đây đã cho thấy có mối liên hệ giữa việc cho dùng lidocaine sau khi nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong tăng lên, một nghiên cứu gần đây về lidocaine ở những người sống sót sau khi ngưng tim cho thấy tỷ lệ rung thất/tim nhịp nhanh thất vô mạch tái phát giảm xuống nhưng không cho thấy có lợi ích hay tác hại lâu dài. CHẸN- ßêta • Một nghiên cứu quan sát: chẹn-ß sau khi NTH có kết quả tốt hơn so với không dùng chẹn-ß. • Có thể cân nhắc bắt đầu hoặc tiếp tục dùng chẹn-ß uống hoặc TM sớm sau khi nhập viện vì NTH có rung thất/tim nhịp nhanh thất vô mạch. Lý do: Trong một nghiên cứu quan sát gồm các bệnh nhân tái lập tuần hoàn tự nhiên sau NTH do rung thất/ tim nhịp nhanhthất vô mạch, dùng chẹn-ß có tỷ lệ sống sót cao hơn. Tuy nhiên phát hiện này chỉ là liên quan và việc sử dụng hệ thống chẹn-ß sau khi NTH có thể nguy hiểm vì chẹn-ß có thể gây ra hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng không ổn định huyết động, làm suy tim trầm trọng hơn và gây ra nhịp tim chậm. Do đó, người thực hiện cần đánh giá từng bệnh nhân xem có phù hợp vớI chẹn-ß hay không. STEROIDS • Steroids có thể đem lại lợi ích nào đó khi kết hợp với vasopressin và epinephrine trong điều trị NTH tại bệnh viện. NTH NGHI NGỜ DO NGỘ ĐỘC OPIOID 1. Có thể cân nhắc dùng naloxone cho các trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng liên quan đến opioid. Extracorporeal CPR • ECPR (extracorporeal CPR; ECMO): kéo dài khả năng sống sót, điều trị các tình trạng NTH có nguyên nhân hoặc để chờ ghép tim cho bệnh nhân không được HSTP thường quy. Lý do: Mặc dù chưa có nghiên cứu chất lượng cao nào so sánh ECPR với CPR nhưng một số nghiên cứu nhỏ cho thấy khả năng sống sót được cải thiện với biến chứng thần kinh tốt cho nhóm bệnh nhân được lựa chọn ECPR, kỹ thuật này chuyên sâu và tốn kém nên chỉ cân nhắc khi bệnh nhân có khả năng hưởng lợi cao (nguyên nhân NTH có thể sửa chữa, hoặc để hỗ trợ bệnh nhân trong khi chờ cấy ghép tim). KIỂM SOÁT THÂN NHIỆT 32-36°C • 2015: Tất cả bệnh nhân người lớn hôn mê, sau tái lập tuần hoàn tự nhiên nên thực hiện kiểm soát nhiệt độ theo mục tiêu, khoảng 32°C đến 36°C, sau đó duy trì không đổi trong ít nhất 24 giờ. • 2010 (Cũ): Bệnh nhân người lớn bị hôn mê có tái lập tuần hoàn tự nhiên sau khi ngưng tim rung thất ngoài bệnh viện nên được giữ ở 32°C đến 34°C trong 12 đến 24 giờ. Lý do: Căn cứ vào việc 33°C không tốt hơn 36°C, các bác sĩ lâm sàng có thể chọn trong một phạm vi nhiệt độ mục tiêu rộng hơn. BÁO TRƯỚC KHẢ NĂNG CHẾT NÃO • Báo trước KHẢ NĂNG CHẾT NÃO không sớm hơn 72 giờ. • Không có phương tiện nào đánh giá độc lập, đủ tin cậy tiên lượng chết não trong vòng 72 giờ sau NTH... ĐỐI TƯỢNG HIẾN TẠNG • Tất cả những bệnh nhân NTH đã tái lập tuần hoàn, sau đó lại tử vong: Đối tượng hiến tạng tiềm năng. • NTH không tái lập tuần hoàn tự nhiên: Đối tượng hiến gan và thận. CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG DI CHỨNG THẦN KINH 1. Mất phản xạ ánh sáng > 72 sau khi NTH. 2. Giật cơ (khác với rung giật cơ cục bộ) trong 72 giờ đầu sau khi NTH. 3. Không có sóng điện thế gợi cảm giác thân (N20, sau 20 giây) khoảng 24 đến 72 giờ sau khi NTH hoặc sau khi làm ấm lại. 4. Giảm đáng kể tỷ lệ chất xám-trắng trên CT não trong 2 giờ sau khi NTH. 5. Hạn chế khuếch tán trên MRI diffusion não từ 2 đến 6 ngày sau khi NTH. CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG DI CHỨNG THẦN KINH 6. Liên tục không có đáp ứng EEG với kích thích từ bên ngoài trong 72 giờ sau khi NTH. 7. Liên tục có cơn bùng phát hoặc trạng thái động kinh khó kiểm soát trên EEG sau khi làm ấm trở lại (rewarming). 8. Không có vận động chủ động, tư thế duỗi hoặc rung giật cơ không được sử dụng một mình để dự đoán kết quả. 9. Sốc, rối loạn thân nhiệt, rối loạn chuyển hóa, các loại thuốc giảm đau, ức chế thần kinh cơ và các yếu tố khác phải được xem xét kỹ lưỡng vì có thể ảnh hưởng đến kết quả hoặc diễn giải của một số test kiểm tra. TÓM LẠI 1. CPR: CAB 2. Tiếp tục HSTP chất lượng cao: Ép tim tần số 100-120 lần/phút; độ sâu 5-6cm. 3. Adrenaline: Càng sớm càng tốt 4. Lidocaine, chẹn bê-ta chỉ xét cho một số trường hợp NTH có RT/NNT vô mạch 5. E-CPR: ECMO VA cho các trường hợp NTH trơ, nguyên nhân có thể đảo ngược như NMCT, Tắc ĐMP cấp 6. Kiểm soát thân nhiệt chỉ huy: 32°C đến 36°C trong 24 giờ sau NTH 7. Đánh giá khả năng chết não: > 72giờ sau NTH Dây chuyền cấp cứu NTH ngoài cộng đồng Dây chuyền cấp cứu NTH trong bệnh viện Hồi sinh tim phổi cơ bản Hồi sinh tim phổi cơ bản HSTP CHẤT LƯỢNG CAO: Những việc nên làm và không nên làm! HSTP CHẤT LƯỢNG CAO HSTP CHẤT LƯỢNG CAO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_hoi_sinh_tim_phoi_nang_cao_mot_so_cap_nhat_2015.pdf
Tài liệu liên quan