Nghiên cứu đặc điểm của điểm đỉnh mũi trên người Việt Nam

Đặc điểm giải phẫu điểm đỉnh mũi Chúng tôi nhận thấy ngay tại “phân đoạn giải phẫu vòm” có 1 vùng mà mật độ sụn dày lên nhiều nhất và đỉnh nhô nhọn lên khỏi nền sụn đó là điểm đỉnh mũi. Khoảng cách trung bình giữa 2 điểm đỉnh mũi là 6,2mm phù hợp theo tác giả Steven Burres(3) khoảng cách lý tưởng tự nhiên giữa 2 điểm đỉnh mũi từ 6- 10mm, khoảng cách điểm đỉnh mũi từ 4-6mm chiếm đa số khoảng 53,3% và từ 6-8mm là khoảng 33,3%. Thấp hơn khoảng cách của tác giả là 8,9mm khi thực hiện nghiên cứu ngẫu nhiên trên 146 người trên hình ảnh tạp chí người mẫu (Cosmopolitan and Allure). Sự khác biệt này có thể do chủng tộc, đối tượng nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu. Ngoài ra chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khoảng cách 2 điểm đỉnh mũi giữa nam và nữ với p=0,134 phù hợp nghiên cứu Steven Burres(3) Theo Wang Tai-Ling(15), thì khoảng cách giữa 2 điểm đỉnh mũi ở người châu Á là yếu tố quan trọng nhất quyết định đầu mũi to hay nhỏ và sự khác biệt này thiên về chủng tộc. Trong khi đó Rohrich và Adams gợi ý rằng khoảng cách từ 5-6mm là bình thường, và nếu khoảng cách này trên 6mm được xem là đầu mũi to và tùy theo mức độ mà đề ra các phương pháp phẫu thuật khác nhau để chỉnh hình đầu mũi(15). Độ dày sụn ngay tại điểm đỉnh mũi khoảng 1,2mm và bề cao tam giác mô mềm khoảng 3mm. Đa số độ dày sụn ngay tại điểm đỉnh mũi trên 2mm rất ít chỉ khoảng 6,7% bên phải và 13,3% bên trái, còn lại đa số dưới 2mm.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm của điểm đỉnh mũi trên người Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 130 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐIỂM ĐỈNH MŨI TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM. Trần Ngọc Anh*, Nguyễn Thanh Vân**, Phạm Đăng Diệu***, Trần Đăng Khoa*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Khảo sát đặc điểm giải phẫu điểm đỉnh mũi nhằm góp phần tạo cơ sở ứng dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 15 xác gồm 5 xác nam và 10 xác nữ. Kết quả: Khoảng cách giữa 2 điểm đỉnh mũi 6,2mm, độ dày sụn ngay tại điểm đỉnh mũi 1,2mm, độ dày sụn trụ ngoài và trụ trong mỏng hơn 0,7mm và 0,8mm. Bàn luận: Nghiên cứu này đã đưa ra một cái nhìn khái quát về cấu trúc giải phẫu điểm đỉnh mũi trên người Việt Nam, đây là khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam và chưa có tác giả nào đề cập đến, khoảng cách điểm đỉnh mũi hoàn toàn phù hợp với các công trình nghiên cứu nước ngoài. Kết luận: Chúng tôi nhận thấy chỉ có một trường hợp không có điểm đỉnh mũi, còn đa số đều có điểm đỉnh mũi với độ dày sụn trung bình 1,2mm lớn hơn trụ trong, trụ ngoài khoảng 0.8mm và khoảng cách giữa 2 điểm đỉnh mũi khoảng 6,2mm. Đây sẽ là gợi ý cho việc chọn lựa kỹ thuật chuốt, cách đặt vật liệu ghép mũi nhất là vùng đầu mũi trên lâm sàng, là nền tảng trong học tập và thực hành giải phẫu cho đối tượng bác sĩ tai mũi họng và phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, đồng thời cũng tạo tiền đề cho những nghiên cứu sâu về nó sau này. Từ khóa: Đầu mũi, điểm đỉnh mũi, vòm, trụ ngoài, trụ trong. ABSTRACT RESEARCH ON SURGICAL ANATOMICAL STRUCTURE OF NASAL TIP POINTS OF VIETNAMESE CORPSE Tran Ngoc Anh, Nguyen Thanh Van, Pham Dang Dieu, Tran Dang Khoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 129 - 136 Objectives: Research on surgical anatomical structure of nasal tip points to apply in cosmetic nasal surgery in Vietnam. Method: A cross-sectional study was carried out in 15 cadavers (5 male and 10 female) with intact nasal in all. Results: The distance between two nasal tip points is 6.2mm; cartilage thickness at the nasal tip points is1.2mm; the thickness of lateral crus and medial crus are thinner than 0.7mm and 0.8mm. Discussion: This study gives an overview about the anatomical structure of the nasal tip points of Vietnamese people. This is a relatively new concept in Vietnam and no other authors have mentioned it before. The result of the study about Vietnamese nasal tip point is consistent with the other studies abroad. Conclusion: We found only one case without nasal tip points. The majority have nasal tip points with the average cartilage thickness 1.2mm which is larger than the lateral crus, medial crus about 0.8mm and the distance between two nasal tip points is about 6.2mm. This research will give suggestions for the choice of scoring techniques, placing graft materials especially at the nasal tip points. Furthermore, it will build the foundation for * Bộ môn Giải Phẫu Học Viện Quân Y, ** Bệnh viện Thẩm mỹ Thanh Vân *** Bộ môn Giải Phẫu – Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: TS. BS. Trần Ngọc Anh Email: vohoangnhan@pnt.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 131 learning and practicing plastic surgery for ENT and cosmetic surgeon. Finally, this research will create the foundation for later research about this topic. Key words: Nasal tip, nasal tip points, dome, lateral crus, medial crus. ĐẶT VẤN ĐỀ Điểm đỉnh mũi là một cấu trúc giải phẫu ở đầu mũi được mô tả và ứng dụng nhiều trong lĩnh vực phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ của mũi. Hình thái và vị trí của điểm đỉnh mũi đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình đầu mũi cũng như ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp và kết quả tạo hình đầu mũi(11,12,2). Các đặc điểm của điểm đỉnh mũi có khác biệt lớn theo chủng tộc(4). Tuy vậy, cho đến nay, cấu trúc này chưa được nghiên cứu và mô tả trên người Việt Nam(12,10). Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tạo cơ sở cho việc ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình mũi cũng như góp phần làm phong phú thêm số liệu nhân trắc và học thuật giải phẫu của người Việt Nam. MỤC TIÊU 1. Mô tả đặc điểm giải phẫu điểm đỉnh mũi trên 15 xác người Việt Nam. 2. Đo đạc một số kích thước điểm đỉnh mũi trên 15 xác người Việt Nam tại Bộ môn Giải phẫu trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 04/2010 đến 12/2010. TỔNG QUAN Y VĂN Theo Sheen, 4 mốc giải phẫu quan trọng của đỉnh mũi(6) gồm điểm gãy trên mũi, vòm phải, vòm trái và điểm giữa cột - cánh mũi. Điểm đỉnh mũi là điểm nằm trước nhất và dưới nhất của vòm, nằm trên bờ dưới sụn cánh mũi bên dưới (nơi góc của bờ này nhọn nhất, thường khoảng 300 và có thể nhọn hơn đối với những trường hợp điểm đỉnh mũi rõ). Điểm đỉnh mũi nằm kế cận một tam giác mô mềm yếu ớt không có sụn ở vùng giữa bờ dưới sụn cánh mũi bên dưới và bờ lỗ mũi ngoài(9,3). Những điểm đỉnh mũi khó xác định bên ngoài khi da và mô dưới da vùng này dày lên hay có sẹo sau khi mổ. “Những điểm đỉnh (tip points)” nằm ở chỗ nối giữa trụ trong và trụ ngoài của mỗi sụn cánh mũi bên dưới nơi lớp sụn dày lên, đội lên da vùng mũi tạo thành cấu trúc có thể xác định qua thăm khám. Nó phản ảnh nét đặc trưng tính thẩm mỹ tổng thể của đầu mũi(3). Hình 1: Các mốc giải phẫu liên quan đến điểm đỉnh mũi(3) Bảng 1: Phân độ điểm đỉnh mũi (tip points)(3) Loại Trên lâm sàng Da trắng Mô tả I: nghèo 12% 0% - Không có điểm đỉnh mũi hiện diện hay khó nhận định. - Không có hiện diện nếp dọc giữa hai vòm ở vùng đỉnh mũi. II: khá 50% 46% - Điểm đỉnh mũi nhận diện được nhưng cùn. - Sự chia đôi giữa 2 điểm đỉnh mũi rất ít. III: tốt 30% 36% - Điểm đỉnh mũi hiện diện rõ ràng tách biệt với nền sụn nhưng khoảng cách giữa 2 điểm trung bình. - Sự chia đôi giữa 2 điểm rõ. IV: xuất sắc 8% 17% - Điểm đỉnh mũi rõ, nhọn, nhô nhọn khỏi nền sụn. - Nếp dọc giữa hai vòm lõm sâu. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 132 Chú thích: I: nghèo, II: khá, III: tốt, IV: xuất sắc Hình 2: Phân loại mức độ điểm đỉnh mũi(3) A: nghèo, B: khá, C: tốt, D: xuất sắc - Những điểm đỉnh mũi có các đặc điểm sau(3): + Chúng hiện diện rõ ràng và dễ phân biệt. + Chúng có mối liên quan mật thiết với nhau: - Khoảng cách giữa chúng một cách tự nhiên và kinh điển từ 6 -10mm. - Nằm gióng ngang. + Chúng thiết lập hình ảnh đỉnh mũi. Hình 3: Hình một số vấn đề điểm đỉnh mũi (3) a. Bình thường, b. Trội trụ ngoài, c. Trội trụ trong, d. Da dày, e. Mô dưới da, f. Cắt đỉnh sụn, g. Phân chia vòm ngoài, h. Phân chia vòm trong, i. Trụ yếu, j. Ghép đầu mũi. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu 15 mũi ngoài trên xác, không phân biệt nam nữ. Đối tượng nghiên cứu và kiểu chọn mẫu Chọn thuận tiện các xác có trong phòng lưu trữ xác tại Bộ môn Giải phẫu trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch sao cho thỏa tiêu chuẩn nhận: - Xác người Việt Nam, trưởng thành trên 18 tuổi. - Còn nguyên vẹn vùng mũi ngoài và vùng mặt. - Không biến dạng, u bướu hay bất thường về giải phẫu vùng mặt, không có phẫu thuật và vết thương trước đó. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 133 Tiêu chuẩn loại Các mẫu hư hại do lỗi phẫu tích. Biến số cần thu thập Đặc điểm định tính Hình dạng trụ ngoài, vòm, điểm đỉnh mũi, trụ trong. Biến số định lượng Khoảng cách giữa 2 điểm đỉnh mũi, chiều dài trụ ngoài, vòm, trụ trong, độ dày sụn trụ ngoài, vòm, trụ trong và điểm đỉnh mũi. Cách tiến hành Xác được cố định trong dung dịch formalin. Tiến hành phẫu tích: - Đường vẽ và rạch da: dọc theo bờ sụn cánh mũi bên dưới 2 bên nối với nhau hình chữ V ngược ở ngay gian trụ mũi, toàn bộ vạt da sẽ được lật lên trên để bộc lộ toàn bộ khung xương sụn của tháp mũi. - Bóc tách các sụn, dây chằng; mô tả trụ ngoài, trụ trong, vòm, điểm đỉnh mũi sụn cánh mũi bên dưới với các cấu trúc xung quanh. - Đo đạc chiều dài, bề rộng (đầu, cuối, giữa) của trụ trong, ngoài, vòm và độ dày sụn ở từng nơi. - Đo khoảng cách điểm đỉnh mũi. Thu thập các số liệu nghiên cứu. Sau đó xử lý số liệu: hiệu chỉnh các số liệu thô từ bảng thu thập, mã hóa các biến số, thống kê và phân tích bằng phần mềm SPSS/PC 10.5. Cuối cùng trình bày số liệu và báo cáo kết quả. KẾT QUẢ Chúng tôi phẫu tích trên 15 xác mũi ngoài, trong đó có 5 xác nam (33,3%) và 10 xác nữ (66,7%). Đặc điểm giải phẫu sụn cánh mũi bên dưới Trụ ngoài sụn cánh mũi bên dưới Hình dạng trụ ngoài sụn cánh mũi bên dưới thường gồm 2 phần: phần chính và đuôi chạy uốn cong ra ngoài rồi cuộn vào trong dọc theo bờ trên cánh mũi. Trên bề mặt sụn thường được phủ 1 lớp mô mỡ sợi và lớp này sẽ tập trung nhiều ở những nơi bề mặt sụn lõm xuống và có thể liên tục với khoảng mô sợi gian vòm. Bảng 2: Hình dạng trụ ngoài sụn cánh mũi bên dưới Hình dạng Tần số Tỉ lệ (%) Lồi đều 4 26,7 Lõm đều 3 20,0 Lồi trước, lõm sau 5 33,3 Lõm trước, lồi sau 3 20,0 Tổng 15 100,0 + Nhận xét: hình dạng bề mặt sụn cánh mũi bên dưới thay đổi lổi lõm khá nhiều nhưng cho dù lồi hay lõm thì trên bề mặt luôn có lớp mô mỡ sợi bao phủ và điều này làm cho bề mặt cánh mũi trơn láng tròn. Hình 4: Hình dạng bề mặt sụn cánh mũi bên dưới Bảng 3: Một số kích thước trụ ngoài Kích thước Bên phải Bên trái Chiều dài trụ ngoài (t=-1,569, p=0,139) 11,1mm (s=2,3) 11,6mm (s=,3) Chiều dài đuôi (t=0,203, p=0,842) 5,3mm (s=2,2) 5,3mm (s=1,9) Bề cao trụ ngoài (t=-0,963, p=0,352) 8,6mm (s=2,0) 8,8mm (s=1,9) Bề cao đuôi (t=0,690, p=0,501) 2,8mm (s=1,1) 2,7mm (s=1,0) Bề dày sụn (t=0,863, p=0,403) 0,7mm (s=0,1) 0,7mm (s=0,1) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 134 + Nhận xét: chiều dài phần chính trụ ngoài khoảng 12mm và chiều dài đuôi khoảng ½ chiều dài chính, bề cao phần chính khoảng 9mm với độ dày sụn trung bình tại 3 điểm của phần chính là 0,7mm. Chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các kích thước của trụ ngoài giữa bên phải và trái với giá trị p >0,05. Trụ trong sụn cánh mũi bên dưới Bảng 4: Một số kích thước trụ trong Kích thước Bên phải Bên trái Chiều dài trụ trong (t=0,370, p=0,717) 10,7mm (s=3,2) 10,6mm (s=3,0) Bề rộng trước sau trụ trong (t=0,189, p=0,853) 2,8mm (s=1,2) 2,7mm (s=1,2) Bề dày sụn ngay tại điểm tiếp xúc vòm (t=0,093, p=0,927) 0,8mm (s=0,3) 0,8mm (s=0,3) + Nhận xét: chiều dài trụ trong khoảng 11mm, bề rộng trước sau khoảng 3mm với độ dày sụn ngay tại điểm tiếp xúc vòm là 0,8mm. Chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các kích thước của trụ trong giữa bên phải và trái với giá trị p >0,05. Vòm sụn cánh mũi bên dưới Chúng tôi xác định được đơn vị giải phẫu “phân đoạn vòm” nhờ vào hình dạng của vòm chứa điểm đỉnh mũi và độ dày sụn tại đây dày hơn trụ ngoài và trụ trong. Bảng 5: Một số kích thước vòm Kích thước Bên phải Bên trái Chiều dài vòm (t=0,810, p=0.432) 9,6mm (s=1,9) 9,3mm (s=2,0) Bề dày sụn vòm (ranh giới trụ trong) (t=-0,488, p=0,633) 0,8mm (s=0,3) 0,9mm (s=0,3) Bề dày sụn vòm (ranh giới trụ ngoài) (t=2,028, p=0,062) 0,8mm (s=0,3) 0,7mm (s=0,2) Góc gian trụ 490 (s=13) 490 (s=13) Góc giữa 2 trục gian trụ 580 (s=13) + Nhận xét: chiều dài vòm khoảng 10mm, với độ dày sụn tại trụ trong và trụ ngoài 0,8mm. Chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các kích thước của vòm giữa bên phải và trái với giá trị p >0,05. Góc gian trụ bên phải và trái trung bình là 490 và góc giữa 2 trục gian trụ là 580. Đặc điểm giải phẫu điểm đỉnh mũi Đặc điểm mô tả Chúng tôi nhận thấy ngay tại “phân đoạn giải phẫu vòm” có 1 vùng mà mật độ sụn dày lên nhiều nhất và đỉnh nhô nhọn lên khỏi nền sụn đó là điểm đỉnh mũi. (a) (b) Hình 5: Điểm đỉnh mũi: (a) không có điểm đỉnh mũi, (b) điểm đỉnh mũi rõ Biến số định lượng Chúng tôi đo đạc một số kích thước liên quan đến điểm đỉnh mũi: Bảng 6: Một số kích thước điểm đỉnh mũi Kích thước Bên phải Bên trái Khoảng cách giữa 2 điểm đỉnh mũi 6,2mm (s=1,9) Độ dày sụn ngay tại điểm đỉnh 1,2mm 1,1mm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 135 mũi (t=0,433, p=0,672) (s=0,6) (s=0,5) Bề cao tam giác mô mềm (t=0,186, p=0,855) 2,9mm (s=0,8) 2,8mm (s=1,1) + Nhận xét: khoảng cách trung bình giữa 2 điểm đỉnh mũi là 6.2mm (s=1,9), với độ dày sụn ngay tại điểm đỉnh mũi khoảng 1,2mm và bề cao tam giác mô mềm khoảng 3mm. Chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các kích thước của điểm đỉnh mũi giữa bên phải và trái với giá trị p >0,05. Bảng 7: Phân lớp khoảng cách điểm đỉnh mũi Khoảng cách Tần số Tỉ lệ (%) 4-6mm 8 53,3 6-8mm 5 33,3 8-10mm 1 6,7 10-12mm 1 6,7 Tổng 15 100,0 + Nhận xét: khoảng cách điểm đỉnh mũi từ 4-6mm chiếm đa số khoảng 53,3% và từ 6-8mm là khoảng 33,3%. Bảng 8: Phân lớp độ dày sụn điểm đỉnh mũi Phân lớp Phải Trái Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) 0.5-1mm 9 60,0 7 46,7 1-1.5mm 3 20,0 5 33,3 1.5-2mm 2 13,3 1 6,7 2-2.5mm 0 0 2 13,3 2.5-3mm 1 6,7 0 0 Tổng 15 100,0 15 100,0 + Nhận xét: chỉ có khoảng 6,7% bên phải và 13,3% bên trái có độ dày sụn ngay tại điểm đỉnh mũi trên 2mm. Chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê các phân lớp độ dày sụn điểm đỉnh mũi giữa bên phải và trái với giá trị p=0,002 (2=25,667). Bảng 9: Tỉ lệ trội trụ trong và trụ ngoài Trội trụ Phải Trái Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Không trội trụ 1 6,7 2 13,3 Trội trụ ngoài 2 13,3 5 33,3 Trội trụ trong 12 80,0 8 53,3 Tổng 15 100,0 15 100,0 + Nhận xét: đa số tỉ lệ trụ trong trội hơn trụ ngoài chiếm đá số khoảng 80,0% bên phải và 53,3% bên trái. Chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trội trụ giữa bên phải và trái với giá trị p=0,023 (2=11,375). BÀN LUẬN Đặc điểm giải phẫu sụn cánh mũi bên dưới Theo nghiên cứu của chúng tôi, hình dạng trụ ngoài sụn cánh mũi bên dưới thường gồm 2 phần: phần chính và đuôi chạy uốn cong ra ngoài hướng vào trong dọc theo bờ trên cánh mũi. Trên bề mặt sụn thường được phủ 1 lớp mô mỡ sợi và lớp này sẽ tập trung nhiều ở những nơi bề mặt sụn lõm xuống và liên tục với khoảng mô mỡ sợi gian vòm. Bảng 2: Hình dạng trụ ngoài sụn cánh mũi bên dưới Chúng tôi Trần T.A. Tú (14) Hình dạng Tỉ lệ (%) Phải (%) Trái (%) Lồi đều 26,7 30,0 27,0 Lõm đều 20,0 3,0 6,5 Lồi trước, lõm sau 33,3 37,0 43,0 Lõm trước, lồi sau 20,0 13,0 6,5 Lõm trước-sau, lồi ở giữa 0 17,0 17,0 Tổng 100,0 100,0 100,0 Chúng tôi nhận thấy rằng tỉ lệ các loại hình dạng trụ ngoài sụn cánh mũi bên dưới của chúng tôi và của tác giả Trần T.A.Tú(14) khá chênh lệch mặc dù cả hai đều thực hiện trên xác tại trường ĐHY Phạm Ngọc Thạch tại 2 thời điểm khác nhau, đều này cho thấy sự thay đổi đa dạng các dạng giải phẫu bề mặt trụ ngoài, nhưng điều này vẫn không quan trọng vì luôn có một lớp mỡ phủ lên bề mặt sụn làm cho bề mặt cánh mũi đểu đặn. Chúng tôi nhận thấy chiều dài phần chính trụ ngoài khoảng 12mm, chiều dài đuôi khoảng ½ chiều dài chính, như vậy chiều dài toàn bộ khoảng 18mm, bề cao phần chính khoảng 9mm với độ dày sụn trung bình của phần chính là 0.7mm. Các kích thước này tương tự với nghiên cứu của Trần T.A. Tú(14) với chiều dài trụ ngoài 20mm và bề cao 9mm. Còn chiều dài trụ trong khoảng 11mm, bề rộng trước sau khoảng 3mm với độ dày sụn ngay tại điểm tiếp xúc vòm là 0,8mm tương tự với nghiên cứu của Trần T.A. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 136 Tú(14) với chiều dài trụ trong 14mm và bề rộng trước sau 4mm. Độ dày sụn tại trụ ngoài và trụ trong là cơ sở để giúp chúng tôi phân biệt ranh giới phân chia đâu là trụ ngoài, vòm và trụ trong. Nghiên cứu các kích thước trụ trong sẽ là cơ sở thiết kế mảnh sụn ghép vào gian trụ trong để chống đỡ đầu mũi, nâng cao đầu mũi hay làm nhỏ lỗ mũi(8,2). Phân tích chiều dài độ mạnh trụ trong là tiêu chuẩn để tăng độ nhô đầu mũi(8). Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số tỉ lệ trụ trong trội hơn trụ ngoài khoảng 80,0% bên phải và 53,3% bên trái. Chúng tôi xác định được đơn vị giải phẫu “phân đoạn vòm” nhờ vào hình dạng của vòm chứa điểm đỉnh mũi và độ dày sụn tại đây dày hơn trụ ngoài và trụ trong. Chiều dài vòm khoảng 10mm, với độ dày sụn tại trụ trong và trụ ngoài 0,8mm. Góc gian trụ của chúng tôi ở cả 2 bên là 500 lớn hơn theo tiêu chuẩn lý tưởng của Steven Burres(3) là 300, theo ông góc càng nhỏ chừng nào thì điểm đỉnh mũi có khuynh hướng rõ và nhô nhọn chừng đấy. Sự khác biệt này có thể là do chủng tộc. Mặc dù góc gian trụ của chúng tôi lớn hơn tiêu chuẩn 2/3 thế nhưng chỉ có 1 trường hợp là không có điểm đỉnh mũi như vậy điểm đỉnh mũi không chỉ được quyết định bởi góc gian trụ, mà còn được quyết định bởi độ dày sụn ngay tại điểm đỉnh mũi mặc dù góc lớn hơn bẹt hơn. Các kích thước này sẽ làm cơ sở cho 2 kỹ thuật “khâu xuyên vòm” (khâu từ xa đến đỉnh vòm) sẽ làm độ cong trụ ngoài lớn hơn và đỉnh mũi nhô cao hơn, “khâu gian vòm” (khâu giữa 2 đơn vị vòm của sụn cánh mũi bên dưới) hiếm khi sử dụng nếu chỉ thực hiện riêng lẻ sẽ có nguy cơ làm giảm độ nhô mũi vì làm thẳng vòm giảm góc gian trụ (góc bẹt hơn)(8). Theo nghiên cứu của chúng tôi góc giữa 2 trục gian trụ là 600, theo Wang Tai-Ling(15) sự phân kỳ của trụ trong và góc gian trụ sẽ làm cho đầu mũi to hơn. Đối với những trường hợp này thường phải khâu xuyên vòm để làm đầu mũi nhỏ lại. Theo Copcu(6) góc giữa 2 trục gian trụ trên người da trắng là 900. Đặc điểm giải phẫu điểm đỉnh mũi Chúng tôi nhận thấy ngay tại “phân đoạn giải phẫu vòm” có 1 vùng mà mật độ sụn dày lên nhiều nhất và đỉnh nhô nhọn lên khỏi nền sụn đó là điểm đỉnh mũi. Khoảng cách trung bình giữa 2 điểm đỉnh mũi là 6,2mm phù hợp theo tác giả Steven Burres(3) khoảng cách lý tưởng tự nhiên giữa 2 điểm đỉnh mũi từ 6- 10mm, khoảng cách điểm đỉnh mũi từ 4-6mm chiếm đa số khoảng 53,3% và từ 6-8mm là khoảng 33,3%. Thấp hơn khoảng cách của tác giả là 8,9mm khi thực hiện nghiên cứu ngẫu nhiên trên 146 người trên hình ảnh tạp chí người mẫu (Cosmopolitan and Allure). Sự khác biệt này có thể do chủng tộc, đối tượng nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu. Ngoài ra chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khoảng cách 2 điểm đỉnh mũi giữa nam và nữ với p=0,134 phù hợp nghiên cứu Steven Burres(3) Theo Wang Tai-Ling(15), thì khoảng cách giữa 2 điểm đỉnh mũi ở người châu Á là yếu tố quan trọng nhất quyết định đầu mũi to hay nhỏ và sự khác biệt này thiên về chủng tộc. Trong khi đó Rohrich và Adams gợi ý rằng khoảng cách từ 5-6mm là bình thường, và nếu khoảng cách này trên 6mm được xem là đầu mũi to và tùy theo mức độ mà đề ra các phương pháp phẫu thuật khác nhau để chỉnh hình đầu mũi(15). Độ dày sụn ngay tại điểm đỉnh mũi khoảng 1,2mm và bề cao tam giác mô mềm khoảng 3mm. Đa số độ dày sụn ngay tại điểm đỉnh mũi trên 2mm rất ít chỉ khoảng 6,7% bên phải và 13,3% bên trái, còn lại đa số dưới 2mm. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chỉ có một trường hợp không có điểm đỉnh mũi, còn đa số đều có điểm đỉnh mũi với độ dày sụn trung bình 1,2mm lớn hơn trụ trong, trụ ngoài khoảng 0,8mm. Khoảng cách giữa 2 điểm đỉnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 137 mũi khoảng 6,2mm phù hợp với các công trình nghiên cứu công bố trên các tạp chí nước ngoài. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp các phẫu thuật viên thiết kế vật liệu độn sóng mũi theo kích thước phù hợp để đạt được đầu mũi mong muốn và là số liệu nhân trắc cho các nhà giải phẫu học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anderson KJ, Henneberg M. and Norris RM. (2008): “Anatomy of the nasal profile”. J. Anat. 213, pp210–216. 2. Bafaqeeh SA. (2000): "Open Rhinoplasty: Effectiveness of Different Tipplasty Techniques to Increase Nasal Tip Projection." Am J Otolaryngol 21:231-237 3. Burres S. (1999): " Tip Points: Defining the Tip." Aesth. Plast. Surg. 23:113–118 4. Choe KS, Yalamanchili HR, Litner JA, Sclafani AP, Quatela VC, MD. (2006): “The Korean American Woman’s Nose: An In- depth Nasal Photogrammatic Analysis”. Arch Facial Plast Surg. 8:319-323. 5. Copcu E. (2005): "Ultrasonography for Rhinoplasty." Current Medical Imaging Reviews, 2005, 1, 75-80 6. Copcu E. Æ K., Metin Æ Y. Ozsunar, N. Culhaci Æ S. Ozkok. (2004): "The interdomal fat pad of the nose: a new anatomical structure." Surg Radiol Anat 26: 14–18 7. Farkas LG. (1994): “Anthropometry of the Head and Face”. Raven Press, 2nd Ed. 8. Ghavami A, Janis JE, Acikel C, Rohrich RJ. (2008): “Tip Shaping in Primary Rhinoplasty: An Algorithmic Approach”. Plast. Reconstr. Surg. 122: 1229 9. Lai A, Cheney ML. (2002): "External Nasal Anatomy and Its Application to Rhinoplasty." Aesthetic Plastic Surgery DOI: 10.1007/s00266-002-4313-7 © 2002 Springer-Verlag New York, Inc. 10. Nguyễn Quang Quyền. (1995): “Giải phẫu học” tập 1, NXB Y Học, trang 121-122. 11. Pearson DC, Adamson PA. (2004): “The Ideal Nasal Profile: Rhinoplasty Patients vs the General Public”. Arch Facial Plast Surg. 6:257-262. 12. Phạm Đăng Diệu. (2001): “Giải phẫu đầu mặt cổ” NXB Y Học, trang 356-419. 13. Sun GK., Lee DS., Glasgold AI.. "Interdomal Fat Pad An Important Anatomical Structure in Rhinoplasty. (2000): " Arch Facial Plast Surg. 2:260-263 14. Trần Thị Anh Tú. (2002): “Nghiên cứu đặc điểm hình thái cấu trúc tháp mũi người Việt Nam trưởng thành” Luận án tiến sĩ y học, ĐHYD TP.HCM. 15. Wang Tai-ling, Xue Zhi-qiang, Yu Da-shan, Zhang Hai-ming, Tang Xiao-jun, Wang Jia-qi, Yang Xin, Luo Jia-lin and Ma Ji- guang. (2009): "Rhinoplasty in Chinese: management of lower dorsum and bulbous nasal tip." Chin Med J 122(3):296-300.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_cua_diem_dinh_mui_tren_nguoi_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan