Đánh giá kiến thức về phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ tại xã hương hồ 3 năm sau khi được hướng dẫn tại nhà

Nhóm nghiên cứu gồm 100 bà mẹ có con dưới 5 tuổi, là những phụ nữ cách đây 3 năm đã được hướng dẫn tại nhà về các kiến thức phòng NHHCT cho con họ. Qua 10 nội dung phỏng vấn về các kiến thức của các bà mẹ về phòng chống NKHHCT cho trẻ phần lớn các bà mẹ đã có một kiến thức tương đối tốt về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp cho con họ sau đợt hướng dẫn cách đây 3 năm. Tuy nhiên trong đợt điều tra này các kiến thức đã học được nhớ không đều nhau: Những câu hỏi liên quan đến tác hại của khói thuốc, khói bếp, bụi., vấn đề giữ ấm, tránh gió lùa được phần lớn các bà mẹ trả lời đúng, trong khi các câu hỏi liên quan đến vai trò của bú mẹ, tiêm chủng và nhà cửa thông thoáng có ít bà mẹ nhớ. Nhìn chung, tỷ lệ bà mẹ xếp loại giỏi không cao (7%), nhưng tỷ lệ đạt yêu cầu vẫn còn khá cao (77%) . Nếu so sánh tỷ lệ đạt yêu cầu theo tuổi, theo phân bố địa dư, theo trình độ văn hoá, nghề nghiệp và theo số con, chúng tôi có nhận xét như sau: Khi so sánh tỷ lệ đạt yêu cầu theo độ tuổi: Tuổi > 35 đạt 75%. Tuổi  35 đạt 77,94%. Có sự chênh lệch nhẹ về tỷ lệ nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa về phương diện thống kê (P > 0,05). Khi so sánh tỷ lệ đạt yêu cầu của 2 cụm ở gần trung tâm và xa trung tâm: Cụm ở gần trung tâm đạt 81,35%, cụm ở xa trung tâm đạt 70,37%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về phương diện thống kê (2 = 1,00; P > 0,05). Khi so sánh tỷ lệ đạt yêu cầu theo trình độ văn hoá, chúng tôi nhận thấy: Cấp II và III đạt 90,32 %, mù chữ và cấp I đạt 55,26%. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa về phương diện thống kê (2 = 14,432; p < 0,01). Khi so sánh tỷ lệ đạt yêu cầu theo nghề nghiệp, chúng tôi nhận thấy: Nhóm nông dân- làm thuê đạt 75,67%. Nhóm tiểu thương- viên chức đạt 80,76%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về phương diện thống kê (2 = 0,068; p > 0,05). Khi so sánh tỷ lệ đạt yêu cầu theo số con chúng tôi có một số nhận thấy: Nhóm có số con  2 đạt 69,56 %, nhóm có số con > 2 đạt 83%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về phương diện thống kê (2 = 1,938; p > 0,05).

doc6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kiến thức về phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ tại xã hương hồ 3 năm sau khi được hướng dẫn tại nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 15, 2003 ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ PHÒNG NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH CỦA CÁC BÀ MẸ TẠI XÃ HƯƠNG HỒ 3 NĂM SAU KHI ĐƯỢC HƯỚNG DẪN TẠI NHÀ Nguyễn Thanh Long và cộng sự Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là một trong những nguyên nhân gây tử vong quan trọng nhất cho trẻ em ở các nước đang phát triển, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Từ tình hình đó, năm 1981, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đề ra chương trình phòng chống NKHHCT (ARI) nhằm giảm tỷ lệ tử vong do NKHHCT, mà chủ yếu là do viêm phổi [1] Tại nước ta, chương trình này bắt đầu được triển khai vào năm 1984, với một số nội dung chủ yếu mà hàng đầu là giáo dục các bà mẹ những hiểu biết cần thiết để phát hiện bệnh sớm, đưa trẻ đến các trung tâm y tế kịp thời, cũng như biết cách phòng NKHHCT ở trẻ em [4] Để thực hiện nội dung này của chương trình NKHHCT, cách đây ba năm, Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Huế đã tiến hành hướng dẫn các kiến thức về phòng và xử trí NKHHCT tại nhà cho các bà mẹ của Xã Hương Hồ và có đánh giá trước và sau khi hướng dẫn. Những kiến thức đã hướng dẫn liệu có tồn tại theo thời gian hay không? Công trình này là một nghiên cứu cộng đồng nhằm: - Đánh giá kiến thức của các bà mẹ ở xã Hương Hồ ba năm sau khi được hướng dẫn về phòng NKHHCT cho con họ. - Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kiến thức các bà mẹ đạt được hiện nay. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. 1. Đối tượng nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm có 100 bà mẹ được rút ra từ quần thể nghiên cứu gồm 245 bà mẹ có con dưới 5 tuổi đã được hướng dẫn 3 năm trước đây bằng phương pháp chọn mẫu xác suất (mẫu ngẫu nhiên đơn) [2],[3]. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu gồm các bước sau: + Liên hệ với chính quyền, địa phương và trạm y tế để thông qua mục đích và yêu cầu của nghiên cứu. + Mẫu nghiên cứu được chọn bằng phương pháp xác suất (mẫu ngẫu nhiên đơn): Chọn ngẫu nhiên 100 bà mẹ trong số 245 bà mẹ đã được hướng dẫn về phòng NKHHCT ba năm trước đây. + Phỏng vấn tại nhà với bảng câu hỏi (questionnaire) đã được sử dụng 3 năm trước đây. Bảng câu hỏi được xây dựng chủ yếu bằng câu hỏi mở [6] + Đánh giá các câu trả lời dựa vào đáp án có sẵn. Mỗi câu đúng được cho 1 điểm. Những bà mẹ đạt yêu cầu khi có điểm số ³ 5. + Xử trí số liệu bằng phương pháp thống kê y học bằng phần mềm tính toán Microsoft Excel 97. III. KẾT QUẢ Từ tháng 1/2001 đến tháng 7/2001, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn được 100 bà mẹ tại 7 đội của xã Hương Hồ. Sau đây là một số kết quả thu được: Bảng 1: Tỷ lệ các bà mẹ trả lời đúng các câu hỏi trong bảng phỏng vấn Câu hỏi n % 1 Tại sao cho trẻ nhỏ bú mẹ thật đầy đủ giúp phòng cảm ho, sưng phổi? 42 42 2 Tại sao cho trẻ lớn ăn thật đầy đủ giúp phòng cảm ho, sưng phổi? 66 66 3 Tại sao tiêm chủng đầy đủ giúp phòng cảm ho, sưng phổi? 46 46 4 Tại sao giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh có thể giúp phòng cảm ho, sưng phổi? 69 69 5 Tại sao khi trẻ đang sốt cao không nên mặc nhiều quần áo ấm và đắp chăn? 73 73 6 Tại sao để trẻ chơi hay ngủ nơi có gió lùa làm trẻ dễ bị cảm ho, sưng phổi? 72 72 7 Tại sao hít khói bếp có thể làm trẻ dễ bị cảm ho, sưng phổi? 70 70 8 Tại sao hít khói thuốc lá làm cho trẻ dễ bị cảm ho, sưng phổi? 84 84 9 Tại sao nơi ở nhiều bụi bặm làm trẻ dễ bị cảm ho, sưng phổi? 65 65 10 Tại sao nhà ở thoáng, khô ráo giúp phòng cảm ho, sưng phổi cho trẻ? 24 24 Nếu phân loại trình độ các bà mẹ dựa vào kết quả trả lời phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy: Bảng 2: Phân loại trình độ các bà mẹ Số câu hỏi trả lời đúng Xếp loại kiến thức Tỷ lệ 5-6 Trung bình 31% 7-8 Khá 39% 9-10 Giỏi 7% ³ 5 Đạt yêu cầu 77% <5 Không đạt 23% Để tìm các yếu tố liên quan đến tỷ lệ đạt yêu cầu của các bà mẹ chúng tôi so sánh tỷ lệ đạt yêu cầu theo độ tuổi, theo phân bố địa dư, theo trình độ văn hoá, theo nghề nghiệp và theo số con. Kết quả như sau: Bảng 3: So sánh tỷ lệ các bà mẹ đạt yêu cầu theo độ tuổi Tuổi Tổng số Đạt yêu cầu Tỷ lệ % £ 35 68 53 77,94 % > 35 32 24 75 % Khi so sánh tỷ lệ đạt yêu cầu theo độ tuổi, chúng tôi có một số nhận xét như sau: Tuổi > 35 đạt 75%. Tuổi £ 35 đạt 77,94%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa về phương diện thống kê (P > 0,05). Bảng 4: So sánh tỷ lệ đạt yêu cầu theo phân bố địa dư Các đội gần trung tâm xã Đội Tổng số Đạt Tỷ lệ (%) 9 16 13 81,25 10 23 20 89,95 13 7 5 71,42 15 13 10 76,92 Tổng 59 48 81,35 Các đội ở xa trung tâm xã Đội Tổng số Đạt Tỷ lệ (%) 6 4 3 75 7 21 14 66,7 14 16 12 75 Tổng 41 29 70,37 So sánh 2 cụm ở gần trung tâm và xa trung tâm: Cụm ở gần trung tâm đạt 81,35%, cụm ở xa trung tâm đạt 70,37%. Mặc dầu cụm gần trung tâm có tỷ lệ cao hơn, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa về phương diện thống kê (c2 = 1,00; P > 0,05). Bảng 5: So sánh tỷ lệ đạt yêu cầu theo trình độ văn hoá Trình độ văn hoá Tổng số Đạt Tỷ lệ (%) Mù chữ + cấp I 38 21 55,26 % Cấp II, III 62 56 90,22% So sánh giữa mù chữ, cấp I, cấp II và cấp III chúng tôi nhận thấy: Cấp II, III đạt 90,32 %, mù chữ, cấp I đạt 55,26%. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa về phương diện thống kê (c2 = 14,432; p < 0,01). Bảng 6: So sánh tỷ lệ đạt yêu cầu theo nghề nghiệp Nghề nghiệp Tổng số Đạt Tỷ lệ (%) Nông dân + Làm thuê 74 56 75,67 Tiểu thương + Viên chức 26 21 80,76 So sánh tỷ lệ đạt yêu cầu giữa các nhóm nghề nghiệp: Nhóm nông dân - làm thuê đạt 75,67%. Nhóm tiểu thương - viên chức đạt 80,76%. Như vậy nhóm tiểu thương viên chức có tỷ lệ đạt cao hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa về phương diện thống kê (c2 = 0,068; p > 0,05). Bảng 7: So sánh tỷ lệ đạt yêu cầu theo số con Số con Tổng số Đạt Tỷ lệ £ 2 con 46 32 69,56 > 2 54 45 83 IV. BÀN LUẬN Nhóm nghiên cứu gồm 100 bà mẹ có con dưới 5 tuổi, là những phụ nữ cách đây 3 năm đã được hướng dẫn tại nhà về các kiến thức phòng NHHCT cho con họ. Qua 10 nội dung phỏng vấn về các kiến thức của các bà mẹ về phòng chống NKHHCT cho trẻ phần lớn các bà mẹ đã có một kiến thức tương đối tốt về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp cho con họ sau đợt hướng dẫn cách đây 3 năm. Tuy nhiên trong đợt điều tra này các kiến thức đã học được nhớ không đều nhau: Những câu hỏi liên quan đến tác hại của khói thuốc, khói bếp, bụi.., vấn đề giữ ấm, tránh gió lùa được phần lớn các bà mẹ trả lời đúng, trong khi các câu hỏi liên quan đến vai trò của bú mẹ, tiêm chủng và nhà cửa thông thoáng có ít bà mẹ nhớ. Nhìn chung, tỷ lệ bà mẹ xếp loại giỏi không cao (7%), nhưng tỷ lệ đạt yêu cầu vẫn còn khá cao (77%) . Nếu so sánh tỷ lệ đạt yêu cầu theo tuổi, theo phân bố địa dư, theo trình độ văn hoá, nghề nghiệp và theo số con, chúng tôi có nhận xét như sau: Khi so sánh tỷ lệ đạt yêu cầu theo độ tuổi: Tuổi > 35 đạt 75%. Tuổi £ 35 đạt 77,94%. Có sự chênh lệch nhẹ về tỷ lệ nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa về phương diện thống kê (P > 0,05). Khi so sánh tỷ lệ đạt yêu cầu của 2 cụm ở gần trung tâm và xa trung tâm: Cụm ở gần trung tâm đạt 81,35%, cụm ở xa trung tâm đạt 70,37%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về phương diện thống kê (c2 = 1,00; P > 0,05). Khi so sánh tỷ lệ đạt yêu cầu theo trình độ văn hoá, chúng tôi nhận thấy: Cấp II và III đạt 90,32 %, mù chữ và cấp I đạt 55,26%. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa về phương diện thống kê (c2 = 14,432; p < 0,01). Khi so sánh tỷ lệ đạt yêu cầu theo nghề nghiệp, chúng tôi nhận thấy: Nhóm nông dân- làm thuê đạt 75,67%. Nhóm tiểu thương- viên chức đạt 80,76%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về phương diện thống kê (c2 = 0,068; p > 0,05). Khi so sánh tỷ lệ đạt yêu cầu theo số con chúng tôi có một số nhận thấy: Nhóm có số con £ 2 đạt 69,56 %, nhóm có số con > 2 đạt 83%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về phương diện thống kê (c2 = 1,938; p > 0,05). Trong đợt hướng dẫn ban đầu trước đây khoảng 3 năm, 245 bà mẹ có con dưới 5 tuổi của 7 đội này đã được hướng dẫn về những kiến thức phòng NKHHCT. Kết quả kiểm tra cho thấy tỷ lệ bà mẹ đạt yêu cầu sau khi được hướng dẫn là 82,9% [5]. So với kết quả của lần kiểm tra này, có 77 trong số 100 bà mẹ đạt yêu cầu, chiếm tỷ lệ 77 %. Như vậy, tỷ lệ đạt giữa 2 lần không khác bao nhiêu. Nói cách khác, kết quả của nghiên cứu này cho thấy những kiến thức đã được hướng dẫn cho các bà mẹ tại Hương Hồ không bị giảm đi một cách đáng kể theo thời gian. V.KẾT LUẬN Qua nghiên cứu này, chúng tôi có một số kết luận sau: - Các kiến thức về phòng NKHHCT ở các bà mẹ ở 7 đội sản xuất thuộc xã Hương Hồ đã được hướng dẫn cách đây 3 năm đến nay vẫn được duy trì khá ổn định: 77% bà mẹ hiện nay đạt yêu cầu so với 82,9% cách đây ba năm. - Những bà mẹ có trình độ văn hoá từ cấp 2 trở lên có mức độ kiến thức ổn định hơn những bà mẹ có trình độ văn hoá thấp hơn. - Các yếu tố về tuổi, phân bố địa dư, nghề nghiệp, số con... có ảnh hưởng không đáng kể lên mức độ kiến thức mà các bà mẹ có được hiện nay về việc phòng NKHHCT. - Như vậy trước mắt chưa cần có các đợt hướng dẫn nhắc lại cho các bà mẹ tại đây. - Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy cần có những nghiên cứu cắt ngang sau những thời gian lâu hơn nữa mới có thể đánh giá được mức độ bền vững của kiến thức các bà mẹ sau khi được hướng dẫn về các kiến thức liên quan đến việc xử trí NKHHCT. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, Xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em ở bệnh viện huyện, Bộ Y tế, Hà Nội (1997) 1. Lưu Ngọc Hoạt. Quần thể và mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng. Dự Án Việt Nam Hà Lan. Trường Đại học Y Hà Nội (1997) 3-7 Lưu Ngọc Hoạt. Một số kỹ thuật chọn mẫu và tính cỡ mẫu trong nghiên cứu mô tả. Nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng. Dự Án Việt Nam - Hà Lan. Trường Đại Học Y Hà Nội (1997) 9-19. Nguyễn Đình Hường, Giới thiệu về Chương Trình ARI, Tài liệu huấn luyện dành cho cán bộ tỉnh huyện, Hà Nội (1996) 1-2. Nguyễn Thanh Long, Lê Thị Cúc và cộng sự. Hiệu quả của việc hướng dẫn phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi cho các bà mẹ tại nhà, Tạp chí khoa học Đại học Huế, số 2 (2000) 76-81. Schwatz M. W, Pediatric Primary Care, A problem - orientation approach, Year Book Medical Publisher, 2nd edition, 9. TÓM TẮT Để đánh giá kiến thức về phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Hương Hồ đã được hướng dẫn về các nội dung này cách đây 3 năm, chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên 100 trong số các bà mẹ này và phỏng vấn với bộ câu hỏi (gồm 10 câu hỏi mở) được sử dụng trong lần đánh giá ban đầu. Kết quả như sau: - 77% bà mẹ hiện nay đạt yêu cầu (so với 82,9% cách đây ba năm): Các kiến thức về phòng NKHHCT ở các bà mẹ ở xã Hương Hồ đã được hướng dẫn cách đây 3 năm đến nay vẫn được duy trì khá ổn định. - Những bà mẹ có trình độ văn hoá cao có mức độ kiến thức ổn định hơn những bà mẹ có trình độ văn hoá thấp hơn. COMMENTS ON KNOWLEDGE OF THE MOTHERS LIVING IN HUONG HO COMMUNE OF HOW TO PREVENT ACUTE RESPIRATORY INFECTIONS Nguyen Thanh Long and et al College of Medicine, Hue University SUMMARY To evaluate the knowledge of the mothers having children under 5 years of age in Huong Ho Commune on how to prevent acute respiratory infections, which was already educated 3 years ago, we chose at random 100 mothers from among the group and interviewed them using a questionnaire with 10 open questions. The result is as follows: 77% of the mothers passed the test (vs 82.9% 3 years ago). Their knowledge of the issue was maintained fairly stable. The knowledge of the mothers with high educational level remained more stable than those with a lower level.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdanh_gia_kien_thuc_ve_phong_nhiem_khuan_ho_hap_cap_tinh_cua.doc
Tài liệu liên quan