Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Bộ Công an chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự đối với các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amôn hàm lượng cao từ 98,5% trở lên, dịch vụ nổ mìn và sản xuất, xuất nhập khẩu pháo hoa;
- Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự đối với các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, sử dụng nitrat Amôn hàm lượng cao từ 98,5% trở lên.
Để đảm bảo an toàn, an ninh tuyệt đối trong các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh, cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nhiệp trong quân đội, đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân tham gia các hoạt động trên phải chấp hành nghiêm các nội dung trong Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 của ủy ban thường vụ Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện và Thông tư số 33/2010/TT- BCA ngày 05/10/2010 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Nghị định 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 của Chính phủ; Quy định số 92/2007/QĐ-BQP ngày 02/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về cơ quan, đơn vị trọng yếu và nguyên tắc tuyển chọn, điều động người vào làm việc ở cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật trong quân đội và Thông tư số 22/2013/TT- BQP ngày 11/3/2013 của Bộ trưởng BQP “Quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trong Quân đội” để thống nhất quản lý nhà nước trong các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng, xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
124 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng huấn luyện: Kỹ thuật an toàn vật liệu nổ cễng nghiệp năm 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ìn.
4.12 Tất cả các loại vật liệu nổ, máy múc và thiết bị phục vụ nổ mìn chưa sử dụng đều phải cất giữ và bảo quản trong các kho chuyên dụng, đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định.
4.13 Phải xác định những vùng nguy hiểm tương ứng với từng phương pháp nổ mìn dựa trên những điều kiện tại chỗ và phù hợp với những yêu cầu trong nguyên tắc an toàn của công tác nổ mìn.
4.14 Cho phép áp dụng các phương pháp nổ mìn tiên tiến trên thế giới để thi công xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện nhưng phải đảm bảo yêu cầu của tư vấn thiết kế, điều kiện về an toàn lao động quy định tại điều 7 và phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
5. Thi công khoan nổ mìn
5.1 Khoan nổ mìn đào móng xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện
5.1.1 Phải căn cứ vào đặc điểm địa hình, địa chất, máy móc thiết bị khoan nổ, quy mô của hố đào và tiến độ yêu cầu để phân chia khối nham thạch cần đào thành từng tầng, từng đợt khoan nổ và trình tự khoan nổ cho từng đợt.
5.1.2 Tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo vệ tính nguyên vẹn của nền và thành của các hố đào, các công trình và hạng mục công trình thủy lợi, thủy điện được chia thành 3 nhóm sau:
a) Nhóm I : Các hạng mục công trình mà nền và mái hố đào của chúng sau khi nổ mìn cho phép các vết nứt tự nhiên được kéo dài và mở rộng thêm hoặc tạo thêm các vết nứt mới, bao gồm kênh thoát nước nhà máy thủy điện, kênh xả, các đoạn nạo vét lòng sông ở hạ lưu công trình, mặt bằng các trạm phân phối điện ngoài trời, kênh dẫn ra từ các âu thuyền, hố đào để xây dựng đường giao thông và các công trình tương tự khác;
b) Nhóm II : Các hạng mục công trình mà nền và mái hố đào của chúng các vết nứt nẻ tự nhiên của đá và các khe nứt mới do nổ mìn tạo ra sẽ được bịt kín bằng các lớp áo hoặc khoan phụt xi măng, bao gồm hố móng của nhà máy thủy điện, kênh chính và kênh nhánh của các hệ thống tưới, kênh vận tải thủy, kênh dẫn vào các âu thuyền ở phía thượng lưu và các công trình tương tự;
c) Nhóm III : Các hạng mục công trình mà nền và mái hố móng của chúng sau khi nổ mìn không cho phép mở rộng và kéo dài khe nứt tự nhiên mà cũng không cho phép tạo thêm các khe nứt mới, bao gồm hố móng của đập tràn và không tràn bằng bê tông, kênh dẫn vào nhà máy thủy điện kiểu sau đập, chân khay của đập đất, tường chống thấm của đập đất và đập đá đổ, nhà máy thủy điện kiểu sau đập và các công trình tương tự khác.
5.1.3 Khi chiều sâu đào hố móng công trình dưới 1,0 m thì chia thành một tầng để nổ phá. Khi chiều sâu hố đào từ 1,0 m đến 2,0 m thì chia thành hai tầng có chiều cao bằng nhau để nổ phá. Khi chiều sâu hố đào lớn hơn 2,0 m phải chia ra ít nhất thành hai tầng để nổ phá trong đó tầng dưới cùng (tầng nằm trên mặt đáy móng) là tầng bảo vệ. Phân chia số tầng và chiều dầy của từng tầng khoan nổ nằm phía trên tầng bảo vệ tuỳ thuộc vào khả năng thiết bị bốc xếp, vận chuyển cũng như cách thức tổ chức thi công. Chiều dày B của tầng bảo vệ phụ thuộc vào chiều dài đường cản ngắn nhất w của quả mìn được dùng để khoan nổ ở tầng nằm ngay trên tầng bảo vệ, lấy theo các quy định sau nhưng không nhỏ hơn 1,0 m:
- Đối với công trình Nhóm I: B = 0,10.w;
- Đối với công trình Nhóm II: B = 0,25.w;
- Đối với công trình Nhóm III: B = 0,50.w.
5.1.4 Đường kính lỗ khoan dlk dùng để khoan nổ tầng nằm trực tiếp trên tầng bảo vệ phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Đối với các công trình thuộc Nhóm II : dlk < 200 mm;
- Đối với các công trình thuộc Nhóm III: dlk < 110 mm.
5.1.5 Không cho phép khoan thêm vào tầng bảo vệ của công trình thuộc Nhóm III. Cho phép khoan thêm không quá một nửa chiều dầy tầng bảo vệ B của công trình thuộc Nhóm I và Nhóm II nhưng phải nhỏ hơn 200 mm.
5.1.6 Trên các mái hố móng của công trình thuộc Nhóm I không bắt buộc chừa lại tầng bảo vệ. Chiều dày tầng bảo vệ trên mái hố móng công trình thuộc Nhóm II và Nhóm III thực hiện theo 5.1.3, kết quả tính theo phương pháp tuyến của mái được giảm đi 50 % nhưng không nhỏ hơn 1,0 m.
5.1.7 Để xác định bề dầy hiệu quả của tầng bảo vệ đáy móng và mái hố móng công trình khỏi tác động phá hoại của nổ mìn xới tới ở bên trong, phải tiến hành đồng thời không ít hơn hai giải pháp trong số các giải pháp đánh giá sau đây:
a) Quan sát bề mặt khối đá được tạo ra do nổ phá theo đường viền;
b) Đào giếng quan sát và đổ nước thí nghiệm thấm;
c) Khoan lấy mẫu và kết hợp đổ nước thí nghiệm thấm;
d) Dùng các phương pháp địa vật lý.
5.1.8 Tầng bảo vệ phải đào thành hai bậc: bậc trên chỉ được nổ mìn trong các lỗ khoan có đường kính không quá 42 mm và không được khoan quá ra ngoài phạm vi bậc trên; bậc dưới nằm sát đáy móng có chiều dầy bằng từ 5 lần đường kính quả mìn nạp trong lỗ khoan 42 mm (tương ứng với loại đá dai và liền khối) đến 12 lần đường kính của quả mìn (tương ứng với loại đá dòn và nứt nẻ) nhưng không nhỏ hơn 20 cm và phải đào bằng thiết bị công nghệ phù hợp, không dùng phương pháp nổ mìn. Không sử dụng thuốc nổ để phá vụn đá còn sót lại ở bậc dưới của tầng bảo vệ. Đối với loại đá không nứt nẻ có độ cứng cao hơn cấp VII, cho phép nổ các quả mìn riêng lẻ đặt trong lỗ khoan nhỏ ở bậc dưới của tầng bảo vệ nhưng phải được tư vấn thiết kế và chủ đầu tư chấp thuận. Những hạng mục công trình thuộc Nhóm II và Nhóm III, tại những vị trí đào quá mặt cắt thiết kế, tuỳ từng trường hợp cụ thể phải được lấp bù lại bằng các loại vật liệu khác phù hợp với yêu cầu của thiết kế.
5.1.9 Để đạt được đúng các đường viền thiết kế của các hố đào khi nổ tơi mà không phá hủy tính nguyên vẹn của khối nham thạch còn lại, phải sử dụng biện pháp tạo khe sơ bộ (nổ mìn theo đường viền). Để bảo vệ thành hố móng ở bên ngoài đường viền của các khe nói trên, các quả mìn nổ tơi phải bố trí ở khoảng cách thích hợp.
5.1.10 Khi đào các mái dốc sử dụng phương pháp nổ mìn theo đường viền nhưng phải đảm bảo bề dầy lớp bảo vệ biên không nhỏ hơn 0,3 m và lớp này sẽ được đào nốt bằng cách khác (cơ giới hoặc thủ công), không được sử dụng thuốc nổ. Khi độ dốc của các mái dốc nhỏ hơn 40o và khó khoan lỗ để tạo khe hở sơ bộ theo đường viền thì các mái dốc phải được khoan nổ bằng các quả mìn nổ tơi đặt trong các lỗ khoan lớn thẳng đứng có chừa lại lớp bảo vệ.
5.1.11 Không được khoan quá khi ở chân tầng có lớp đá mềm yếu hoặc các khe nứt nằm ngang.
5.1.12 Cho phép áp dụng các giải pháp công nghệ khoan nổ mìn mới không cần giữ lại tầng bảo vệ, đào theo đúng mặt cắt thiết kế mà vẫn đảm bảo đáy móng và thành vách hố đào không bị hư hại do tác dụng của nổ mìn nhưng phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
5.1.13 Chiều cao các tầng khi đào đất đá trong các hố móng sâu lấy từ 6 m trở lên nhưng không vượt quá 1,5 lần chiều cao xúc của loại máy xúc được sử dụng.
5.1.14 Kết hợp sử dụng đồng thời một số phương pháp nổ mìn khác nhau để phát huy hết các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của từng phương pháp, đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên của hiện trường và hiệu quả kinh tế – kỹ thuật cao nhất:
a) Khi các tầng phải nổ phá có chiều cao thay đổi nên phối hợp nổ mìn trong lỗ khoan lớn và nổ mìn trong hố khoan nhỏ. Các quả mìn trong lỗ khoan nhỏ đào phá các phần ranh giới của địa khối cần phải nổ phá. Các quả mìn trong hố khoan lớn nổ phá thể tích chủ yếu của các nham thạch;
b) Hình 1 giới thiệu một sơ đồ nổ mìn phối hợp nhiều phương pháp nổ mìn để đào hố móng công trình thủy lợi. Trong sơ đồ này, hình a áp dụng cho các công trình thuộc Nhóm III còn hình b áp dụng cho các công trình thuộc Nhóm I và II.
a) Áp dụng cho công trình Nhóm III
b) Áp dụng cho công trình thuộc Nhóm I và Nhóm II
CHÚ THÍCH:
1 Đường viền thiết kế của hố móng;
2 Lớp bảo vệ ở mái hố móng;
3 Lớp bảo vệ ở nền;
4 Lỗ khoan nổ viền;
5 Tầng khoan nổ thứ nhất;
6 Tầng khoan nổ thứ 2;
7 Mặt trên của tầng bảo vệ;
8 Lớp đá chừa lại cuối cùng để cạy dọn bằng thủ công và choòng máy;
9 Khu vực nổ mìn lỗ sâu với lỗ khoan có đường kính £ 200 mm;
10 Khu vực nổ mìn lỗ sâu với lỗ khoan có đường kính £ 110 mm;
11 Khu vực nổ mìn lỗ nông;
12 Các lỗ khoan nổ mìn lỗ sâu có đường kính £ 110 mm.
Hình 1 - Sơ đồ bố trí sử dụng phối hợp các phương pháp nổ mìn lỗ nông,
nổ mìn lỗ sâu và nổ viền để đào móng công trình thuỷ lợi
5.1.15 Phải xác định quy mô vụ nổ cho phép Qcp (tổng lượng thuốc nổ được phép kích nổ một lần).Trị số của Qcp được xác định theo các điều kiện sau:
a) Khoảng cách an toàn về sóng xung kích trong không khí đối với người và công trình xung quanh;
b) Khoảng cách an toàn về địa chấn do nổ mìn gây ra đối các công trình như đê, đập, cầu, cống, bộ phận kết cấu công trình đó và đang thi công v.v kể cả các khối bê tông vừa mới đổ xong;
c) Phương pháp khoan nổ mìn, sơ đồ bố trí các lỗ mìn, loại thuốc nổ được sử dụng, phương pháp kích nổ mìn và số cấp nổ vi sai.
5.2 Nổ mìn khai thác đá làm vật liệu xây dựng
5.2.1Thực hiện các quy định tại điều 4, 5.1.1, 5.1.11, 5.1.13 và 5.1.15, đảm bảo sản phẩm đá sau khi nổ phá có cấp phối phù hợp với yêu cầu sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật sau:
a) Có hồ sơ thiết kế khai thác mỏ đá, hộ chiếu nổ mìn đó được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó xác định rõ phạm vi, trữ lượng, cường độ khai thác, cấu tạo bờ mỏ, phân tầng phân đợt khai thác, dây chuyền công nghệ khoan nổ, phương tiện bốc xúc và vận chuyển đá, chủng loại và số lượng máy múc, thiết bị khoan nổ, quy hoạch giao thông và thoát nước cho mỏ, bố trí nhà cửa, lán trại, kho bãi v.v và các quy định cụ thể về an toàn khi khai thác mỏ;
b) Trước khi khai thác phải bốc bỏ tầng phủ và nổ mìn thí nghiệm hiện trường để xác định lượng hao thuốc nổ đơn vị q phù hợp với từng loại đá và điều kiện khoan nổ khác nhau trong mỏ;
c) Áp dụng phương pháp nổ vi sai với các sơ đồ gây nổ vi sai phù hợp và hình thức nạp thuốc nổ trong lỗ khoan là phân đoạn;
d) Tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật để xác định mức độ đập vỡ tối ưu đối với các phương án nổ mìn trên cơ sở tổng kinh phí về vật liệu nổ, khoan nổ, bốc xúc và gia công lại (nếu cần) là nhỏ nhất.
5.2.2 Dựa vào chiều cao tầng khoan nổ, tính chất cơ lý của đá và cường độ khai thác để lựa chọn phương pháp khoan nổ và xác định đường kính tối ưu của mũi khoan.
5.2.3 Căn cứ vào kích thước quy định của hòn đá được tạo thành sau khi nổ để chọn loại phương tiện và số lượng phương tiện bốc xúc, sàng lọc và vận chuyển sản phẩm đá ra khỏi khu vực nổ mìn.
5.2.4 Điều chỉnh độ vỡ vụn của đá khi nổ mìn để giảm sản lượng các loại đá không đúng kích cỡ hoặc để tăng sản lượng đá cỡ lớn theo yêu cầu của thiết kế. Có thể áp dụng các biện pháp sau đây để điều chỉnh độ vỡ vụn của khối đá khi nổ mìn:
a) Thay đổi khoảng cách giữa các lỗ khoan và giữa các hàng lỗ khoan nhưng giữ nguyên lượng hao thuốc đơn vị q;
b) Thay đổi lượng tiêu hao thuốc nổ đơn vị q và phân bố thuốc nổ trong địa khối phải nổ phá;
c) Thay đổi góc nghiêng của các lỗ khoan nổ so với đường thẳng đứng;
d) Thay đổi số lượng hàng mìn đặt trong các lỗ khoan;
e) Tăng thời gian tác động của năng lượng nổ vào khối đá cần nổ phá bằng cách phân đoạn không khí trong bao thuốc;
f) Kết hợp dùng các phương pháp nổ vi sai đảm bảo sự va đập vào nhau giữa các cục đá đó bị phá vỡ;
g) Quây các khối cần nổ phá bằng các mặt thoáng tạo ra do nổ phá sơ bộ.
5.2.5 Khi dùng phương pháp nổ mìn buồng và nổ mìn hầm để khai thác đá cần lưu ý:
a) Nếu hầm nạp thuốc ở sát ngay giếng đứng hoặc hầm ngang được tạo ra để nạp thuốc thì sau khi đó nạp xong thuốc nổ phải nạp đầy bua vào giếng hoặc hầm nạp thuốc này bằng đất hoặc cát (có đầm nện kỹ) suốt chiều dài của chúng;
b) Nếu hầm nạp thuốc được nối với giếng hoặc hầm ngang bằng các hầm ngách thì phải lấp đầy các hầm ngách này và một đoạn dài tối thiểu 3,0 m tiếp theo của hầm ngang. Với các giếng đứng thì phải lấp đầy toàn bộ chiều sâu của giếng;
c) Trong quá trình thi công đào hầm phải có biện pháp gia cố thích hợp để giữ ổn định các thành vách của buồng nạp thuốc nổ, giếng, hầm ngang và hầm ngách. Trên cửa vào phải làm một mái chắn chừa ra ngoài để đề phòng các hòn đá từ trên cao rơi xuống.
5.3 Nổ mìn để xây dựng đường thi công
5.3.1 Trước khi khoan nổ mìn đào đá để làm đường thi công phải chuẩn bị các công việc sau đây:
a) Phát dọn cây (nếu áp dụng phương pháp nổ mìn trong các lỗ khoan);
b) Đào bốc tầng phủ trên mặt;
c) Cắm tim và xác định phạm vi cần đào trên mặt bằng;
d) Bố trí các rãnh trên sườn dốc và rãnh tiêu thoát nước;
e) Tạo các cơ trên sườn dốc để lấy chỗ đặt máy móc thiết bị làm đường vận chuyển và xác định vị trí các lỗ khoan (lỗ khoan nhỏ, lỗ khoan lớn và giếng đứng);
5.3.2 Khoan nổ mìn để làm đường thi công thực hiện theo quy định tại điều 4, từ 5.1.1 đến 5.1.3, từ 5.1.9 đến 5.1.15 và các quy định sau:
a) Nổ mìn lỗ khoan nhỏ khi chiều sâu gương tầng cần đào dưới 3,0 m hoặc cần đào lớn hơn 3,0 m nhưng điều kiện địa hình không cho phép sử dụng các phương pháp khác;
b) Nổ mìn lỗ khoan lớn khi chiều sâu hố đào trên 3,0 m và điều kiện địa hình cho phép sử dụng các loại máy khoan lớn;
c) Nổ mìn buồng khi chiều sâu đào từ 6,0 m trở lên trong các khối nham thạch nứt nẻ mạnh, trong các loại đá trầm tích xếp thành từng vỉa mỏng dính kết với nhau yếu hoặc trong các loại đất đá khác có điều kiện địa hình không thích hợp cho sử dụng các loại máy khoan.
5.3.3 Các trường hợp sau đây cho phép áp dụng biện pháp nổ mìn hỗn hợp:
a) Khi các tầng phải nổ phá có chiều cao thay đổi : thực hiện theo khoản a của 5.1.14;
b) Khi nổ phá đá tại các tầng cao: nổ mìn trong các lỗ khoan lớn cho phần trên và nổ mìn buồng cho phần dưới thấp của tầng được nổ phá. Các quả mìn trong từng phương pháp nổ có thể nổ tức thời hoặc nổ vi sai nhưng các quả mìn trong lỗ khoan lớn phải nổ sớm hơn các quả mìn buồng;
b) Khi nổ phá đá tại các tầng có mái thoải, nếu nổ mìn trong các lỗ khoan lớn thẳng đứng không đảm bảo cắt bằng được chân tầng thì áp dụng sơ đồ nổ phối hợp giữa nổ mìn trong lỗ khoan lớn thẳng đứng và nghiêng hoặc giữa nổ mìn trong lỗ khoan lớn thẳng đứng và nằm ngang. Trong sơ đồ phối hợp giữa các quả mìn trong lỗ khoan lớn thẳng đứng và nằm ngang thì các quả mìn trong các lỗ khoan nằm ngang được nổ trước.
5.3.4 Tuỳ từng điều kiện cụ thể của tuyến đường sẽ mở, có thể áp dụng hình thức nổ mìn văng xa hoặc nổ sập (nổ mìn gây sụt lở):
a) Khi gần khu vực nổ mìn không có các đường dây tải điện, đường dây thông tin, các công trình xây dựng hoặc trong điều kiện hiện trường thi công cho phép, không cần sử dụng các loại đất đá sau khi nổ phá: áp dụng phương pháp nổ mìn văng xa;
b) Khi nổ mìn trên sườn núi có độ dốc lớn: áp dụng phương pháp nổ sập để giảm chi phí.
5.4 Nổ mìn dưới nước
5.4.1 Khi nổ mìn dưới nước để đào sâu, mở rộng đáy hoặc để dọn sạch lòng dẫn v.v., ngoài đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn chung về nổ mìn còn phải thực hiện theo đúng yêu cầu của các cơ quan quản lý liên quan đến bảo vệ môi trường nước, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khai thác vận tải trên sông.
5.4.2 Tất cả các vật liệu nổ được dùng để nổ mìn phải có khả năng chịu nước. Mạng gây nổ phải đảm bảo tin cậy, không bị rò điện để gây nổ được an toàn. Các thiết bị khoan và nạp thuốc nổ vào hố khoan phải thực hiện trên các sàn nổi chuyên dụng cố định trên mặt nước.
5.4.3 Nổ mìn đào sâu đáy và mở rộng lòng dẫn theo quy định sau:
a) Khi chiều sâu lớp đá đáy lòng dẫn cần nổ phá nhỏ hơn 1,5 m thì áp dụng phương pháp nổ mìn lỗ khoan nhỏ. Khi bề dầy cần nổ phá lớn hơn 1,5 m thì áp dụng phương pháp nổ mìn lỗ khoan lớn. Cho phép sử dụng mìn ốp để nổ phá các doi đá có chiều sâu cần nổ phá nhỏ hơn 0,4 m;
b) Trong mọi trường hợp đều phải tiến hành nổ mìn cùng một lúc trên toàn bộ chiều sâu của lỗ khoan kể cả phần chiều sâu dự phòng;
c) Tuỳ từng trường hợp cụ thể, ở mỗi đối tượng nổ mìn chỉ nên sử dụng một phương pháp nổ đáp ứng được yêu cầu mở rộng hoặc hạ thấp lòng dẫn tới cao độ thiết kế.
5.4.4 Áp lực đầu sóng xung kích do nổ mìn gây ra trong nước phải nhỏ hơn 3 atm để đảm bảo an toàn cho các loài thủy sản. Phải dùng lưới Quây xung quanh khu vực nguy hiểm khi nổ mìn nhiều lần. Nếu nổ mìn một lần thì trước khi nổ phải cho nổ một số quả mìn nhỏ để xua đuổi cá ra xa. Không nổ mìn vào mùa cá đẻ.
5.5 Nổ mìn đào các công trình ngầm
Khoan nổ mìn đào các công trình ngầm dưới đất phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
a) Đạt được hình dạng và kích thước yêu cầu;
b) Độ vỡ vụn của đất đá bị nổ phá phù hợp với yêu cầu bốc xúc và vận chuyển bằng cơ giới;
c) Sử dụng tối đa chiều dài các lỗ khoan;
d) Không ảnh hưởng đến các hạng mục công trình xây dựng ở lân cận như giàn giáo, chống đỡ kể cả lớp vỏ công trình bằng bê tông cốt thép vừa mới thi công xong;
e) Tổng lượng khí độc sinh ra trong một chu kỳ khoan nổ phải phù hợp với năng lực vận hành của hệ thống thông gió.
5.6 Nổ mìn đào kênh mương
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của tuyến kênh mương định đào như chiều dài, chiều rộng, chiều sâu, độ dốc mái, đặc điểm địa hình địa chất tuyến kênh đi qua v.v mà lựa chọn phương pháp nổ mìn phù hợp: nổ mìn lỗ nông, nổ mìn lỗ sâu, nổ mìn buồng, nổ mìn trong các lỗ khoan thẳng đứng hoặc nổ mìn trong các lỗ khoan xiên, nổ các bao thuốc tập trung hay nổ bao thuốc hình dài, hoặc phối hợp giữa các phương pháp nổ khác nhau, nổ mìn cho đất đá văng về một phía hoặc văng về hai phía v.v
TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ
CÔNG TY CP XÂY DỰNG LŨNG LÔ 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
HỘ CHIẾU NỔ MÌN
Số: ..//201/HCNM
I. ĐỊA ĐIỂM NỔ:
II. THỜI ĐIỂM NỔ: Nổ mìn vào hồi .h.phút..ngày tháng năm 201
III. LOẠI ĐẤT ĐÁ: Đất đá loại: .
Độ cứng: f = .
Xác nhận của phụ trách địa chất: Ký tên .. Họ và tên: .
IV. THÔNG SỐ BÃI NỔ:
Từ lỗ số đến lỗ số
H
(mét)
Dlk
(mm)
Lkt
(mét)
Khoảng cách (mét)
Tổng số lỗ
Chiều cao cột bua thiết kế Lb (mét)
Tổng số mét khoan của lỗ có đường kính
(mét)
a
b
W
IV. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT:
- Chỉ tiêu thuốc nổ kỳ trước (qtt; kg/m3)
- Chỉ tiêu thuốc nổ tính toán (qTT; kg/m3) với đường kính lỗ khoan:.
- Suất phá đá (N; m3/m khoan sâu) với đường kính lỗ khoan: ..
- Vật liệu nổ yêu cầu của bãi nổ: ..
..
..
NGƯỜI LẬP HỘ CHIẾU
NGƯỜI CHỈ HUY
NỔ MÌN
LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP DUYỆT
VI. PHẦN TÍNH TOÁN VÀ LƯỢNG VLNCN SỬ DỤNG THỰC TẾ: Cho phép; Tính lượng thuốc nổ một lỗ đại diện đối với các lỗ khoan nhỏ có các thông số Dk, H, a, b, W như nhau. Nếu bãi nổ đường kính lỗ khoan lớn cú số lỗ khoan Dk vượt quá số dòng trong trang này thì được nối thêm vào đây để thể hiện chi tiết sự nạp thuốc của từng lỗ
Stt
H(m)
Ltt(m) thực tế
Khoảng cách (m)
Thể tích lỗ V (m3)
Chỉ tiêu q (kg/m3)
Qkg
VLNCN thực tế
Bua LBua (m)
a
b
W
Thuốc nổ
Mồi
Kíp
- Tổng lượng đá phá ra: (V= ....................................................... (m3)
- Tổng lượng thuốc nổ các loại: (Q =.................................... (kg)
- Tính toán dòng điện qua kớp đảm bảo I ³ 1,3A với dòng 1 chiều, I ³ 2,5A (nếu nổ mìn điện) .
.
.
VII. SƠ ĐỒ KHỞI ĐỘNG BÃI NỔ VÀ MẶT CẮT LỖ KHOAN NẠP THUỐC
Sơ đồ bố trí lỗ mìn
1. đoạn nạp thuốc 2. đoạn lấp bua
2
Sơ đồ đấu dây.
Hình trên : Sơ đồ nổ điện vi sai qua hàng – qua lỗ
Hình trên : Sơ đồ mạng đấu mạng nối tiếp
VIII. QUY ĐỊNH HIỆU LỆNH NỔ MÌN:
- Tín hiệu bắt đầu nạp mìn: 1 hồi còi
- Tín hiệu chuẩn bị nổ mìn: 2 hồi còi
- Tín hiệu nổ mìn: 3 hồi còi
- Tín hiệu báo yên: 4 hồi còi
IX. KHOẢNG CÁCH AN TOÀN:
- Khoảng cách từ công trình hiện hữu gần nhất đến bãi nổ (một)
- Khoảng cách từ thiết bị không thể di chuyển được đến bãi nổ (một)
- Chọn khoảng cách an toàn cho người: R (Người) (một)
- Chọn khoảng cách an toàn cho công trình và thiết bị: R (TB) .. ...(một)
X. THUỐC NỔ VÀ PHỤ KIỆN:
Thực tế tiêu thụ
Thừa trả về kho
Thuốc nổ:
Phụ kiện nổ: ..
Thuốc nổ:
Phụ kiện nổ: .
.
..
Chỉ huy thi công nổ ký:
XI. PHÂN CÔNG NHÂN SỰ THI CÔNG BÃI NỔ:
STT
Họ và tên
Chức vụ
Tổ, Đội
Nạp từ lỗ số
Lb (m)
Ký nhận
XII. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ GÁC, NƠI ẨN NẤP, DI CHUYỂN MÁY: (Phải thể hiện; các khoảng cách từ trạm gác, các công trình, nằm trong vùng nguy hiểm và vị trí điểm hỏa tới bãi nổ, các thiết bị phải di chuyển ra khỏi vùng bán kính nguy hiểm. Đảm bảo người, thiết bị di chuyển khỏi bán kính nguy hiểm và cắt điện trước giờ nổ 20 phút).
Rat = 400 m
XIII. PHÂN CÔNG GÁC MÌN:
STT
Họ và tên
Chức vụ
Tổ, Đội
Trạm gác số
Ký nhận
XIV: KẾT QUẢ NỔ MÌN: (Chỉ huy nổ mìn sau khi kiểm tra bãi nổ phải ghi lại kết quả sau khi nổ)
Vụ nổ kết thúc vào lúc .ngày tháng năm 201..
Phụ trách an toàn bãi nổ
Chỉ huy nổ mìn
Mẫu số 01. Báo cáo kết quả sản xuất, tiêu thụ vật liệu nổ công nghiệp
..............................(1).................................
.............. (2)..................
Số: (3) /........(4)....
V/v..................(6).....................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.....(5)......, ngày..tháng .năm 20...
Kính gửi: .................(1b).............................................
Căn cứ.........................................(7)..............................................................;
......(2)..... báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ vật liệu nổ công nghiệp (tháng..., quí.../20.., năm...) như sau:
1- Kết quả sản xuất:
TT
Giá trị/Sản phẩm
ĐVT
Tồn kho
(cuối kỳ trước)
Kế hoạch được giao
Thực hiện Sản xuất
Tỷ lệ (%)
Dự kiến Sản xuất
(kỳ tiếp theo)
Ghi chú
A
B
C
1
2
3
4=3/2
5
6
I
Giá trị
Tr.đ
1.
Thuốc nổ các loại
(8)
Tấn
2
Phụ kiện nổ
(9)
Cái
2- Kết quả tiêu thụ:
TT
Giá trị/Sản phẩm
ĐVT
Tiêu thụ
(kỳ báo cáo)
Dự kiến
(kỳ tiếp theo)
Tổng
cộng
Tổng Công ty KTKT CNQP
Tổng công ty CN HCM
Tổng
cộng
Tổng Công ty KTKT CNQP
Tổng công ty CN HCM
I
Giá trị
Tr.đ
1.
Thuốc nổ các loại
(8)
Tấn
2
Phụ kiện nổ
(9)
Cái
2- Đánh giá tình hình sản xuất, tiêu thụ:
- Những thuận lợi, khó khăn...
3- Kiến nghị:
Nơi nhận:
- ..;
- Lưu: VT,.; H01.
.........(10)..........
(Chữ ký, dấu)
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ quản trực tiếp;
(1b) Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ quản trực tiếp hoặc đơn vị yêu cầu thực hiện báo cáo;
(2) Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện báo cáo;
(3) Số văn bản;
(4) Chữ viết tắt tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện báo cáo;
(5) Địa danh ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
(6) Trích yếu nội dung báo cáo;
(7) Nêu các căn cứ trực tiếp để thực báo cáo (ví dụ: Kế hoạch năm, Công văn của cơ quan đơn vị, yêu cầu thực hiện báo cáo);
(8) Liệt kê cụ thể các loại thuốc nổ sản xuất, tiêu thụ trong kỳ báo cáo;
(9) Liệt kê cụ thể các loại phụ kiện sản xuất, tiêu thụ trong kỳ báo cáo;
(10) Chức vụ người ký (Yêu cầu: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, kinh doanh).
Mẫu số 02. Báo cáo kết quả kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
..............................(1).................................
.............. (2)..................
Số: (3) /........(4)....
V/v..................(6).....................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.....(5)....., ngày..tháng .năm 20...
Kính gửi: .................(1b).............................................
Căn cứ.........................................(7).............................................................;
(2) báo cáo tình hình kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (quí.../20.., năm...) như sau:
1- Kết quả tiêu thụ vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (áp dụng với báo cáo quí)
TT
Giá trị/Sản phẩm
ĐVT
Tồn kho
Kế hoạch được giao
Tiêu thụ
Tỷ lệ
(%)
Tổng
Các đơn vị trong quân đội
Các đơn vị ngoài quân đội
A
B
C
1
2
3
4
5
6=3/2
Giá trị
Tr.đ
1.
Thuốc nổ các loại
(8)
Tấn
2
Phụ kiện nổ
(9)
cái
3
Tiền chất thuốc nổ (10)
4
Vật tư khác..
1- Kết quả tiêu thụ vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (áp dụng với báo cáo năm)
TT
Giá trị/Sản phẩm
ĐVT
Tiêu thụ nội địa
Tồn kho
Tỷ lệ
(%) so với năm trước
Năm trước
Năm báo cáo
Năm tiếp theo
TH
KH
TH
KH
Giá trị
Tr.đ
1.
Thuốc nổ các loại
(8)
Tấn
2
Phụ kiện nổ
(9)
cái
3
Tiền chất thuốc nổ (10)
4
Vật tư khác..
2- Tình hình thực hiện các hợp đồng:
- Số lượng hợp đồng đã ký kết (đến thời điểm báo cáo):
+ Với các đơn vị trong quân đội,
+ Với các doanh nghiệp ngoài quân đội.
- Số lượng hợp đồng đã thực hiện:
+ Với các đơn vị trong quân đội,
+ Với các doanh nghiệp ngoài quân đội.
3- Đánh giá tình hình kinh doanh cung ứng:
- Những thuận lơi, khó khăn
- Thực hiện hợp đồng mua bán: (kịp thời, đúng đủ nhu cầu, chất lượng sản phẩm).
- Công tác quản lý:
4- Kiến nghị:
Nơi nhận:
- ..;
- Lưu: VT,.; H01.
.........(10)..........
(Chữ ký, dấu)
Ghi chú:
(1), (1b), (2), (3), (4), (5), (6), (7) như mẫu số 01;
(8) Liệt kê cụ thể các loại thuốc nổ (SX trong nước và nhập khẩu) tiêu thụ trong kỳ báo cáo;
(9) Liệt kê cụ thể các loại phụ kiện (SX trong nước và nhập khẩu )tiêu thụ trong kỳ báo cáo;
(10) Ghi cụ thể các loại tiền chất thuốc nổ (SX trong nước và nhập khẩu ) tiệu thụ trong kỳ báo cáo;
(11) Chức vụ người ký (Yêu cầu: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, kinh doanh).
Mẫu số 03. Báo cáo kết quả XNK vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
..............................(1).................................
.............. (2)..................
Số: (3) /........(4)....
V/v..................(6).....................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.....(5)....., ngày..tháng .năm 20...
Kính gửi: .................(1b).............................................
Căn cứ.........................................(7)..............................................................;
(2) báo cáo tình hình kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (quí.../20.., năm...) như sau:
1- Kết quả Xuất, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (áp dụng với báo cáo quí)
TT
Giá trị/Sản phẩm
ĐVT
Tồn kho
Hạn ngạch được cấp
Thực hiện
Dự kiến nhập
Tỷ lệ
(%)
Xuất khẩu
A
B
C
1
2
3
4
5=3/2
6
Giá trị
Tr.đ
1.
Thuốc nổ các loại
(8)
Tấn
2
Phụ kiện nổ
(9)
cái
3
Tiền chất thuốc nổ (10)
4
Vật tư khác
1- Kết quả Xuất, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (áp dụng với báo cáo năm)
TT
Giá trị/Sản phẩm
ĐVT
Xuất, nhập khẩu
Tồn kho
Tỷ lệ
(%) so với năm trước
Năm trước
Năm báo cáo
Năm tiếp theo
TH
KH
TH
KH
I
Nhập khẩu
Giá trị
Tr.đ
1.
Thuốc nổ các loại
(8)
Tấn
2
Phụ kiện nổ
(9)
cái
3
Tiền chất thuốc nổ (10)
4
Vật tư khác..
II
Xuất khẩu
(11)
2- Tình hình thực hiện các hợp đồng:
- Số lượng hợp đồng đã ký kết (đến thời điểm báo cáo):
+ Với các đơn vị trong quân đội,
+ Với các doanh nghiệp ngoài quân đội.
- Số lượng hợp đồng đã thực hiện:
+ Với các đơn vị trong quân đội,
+ Với các doanh nghiệp ngoài quân đội.
3- Đánh giá tình hình kinh doanh cung ứng:
- Những thuận lơi, khó khăn
- Thực hiện hợp đồng mua bán: (kịp thời, đúng đủ nhu cầu, chất lượng sản phẩm).
- Công tác quản lý:
4- Kiến nghị:
Nơi nhận:
- ..;
- Lưu: VT,.; H01.
.........(10)..........
(Chữ ký, dấu)
Ghi chú:
(1), (1b), (2), (3), (4), (5), (6), (7) như mẫu số 01;
(8) Liệt kê cụ thể các loại thuốc nổ (SX trong nước và nhập khẩu) tiêu thụ trong kỳ báo cáo;
(9) Liệt kê cụ thể các loại phụ kiện (SX trong nước và nhập khẩu )tiêu thụ trong kỳ báo cáo;
(10) Liệt kê cụ thể các loại tiền chất thuốc nổ (SX trong nước và nhập khẩu )tiệu thụ trong kỳ báo cáo;
(11) Liệt kê cụ thể các loại, VLNCN, tiền chất thuốc nổ xuất khẩu như mục (8), (9), (10);
(12) Chức vụ người ký (Yêu cầu: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, kinh doanh);
Mẫu số 04. Công văn đề nghị cấp phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
..............................(1).................................
.............. (2)..................
Số: (3) /........(4)....
V/v..................(6).....................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.....(5)......, ngày..tháng .năm 20...
Kính gửi: .................(1b).............................................
Căn cứ.......................................(7)............................................................; Căn cứ Mệnh lệnh số ............../ML-BTTM ngày ............ của Bộ Tổng Tham mưu về việc phê duyệt kế hoạch vận chuyển của (1) ;
Căn cứ vào hợp đồng số .. giữa (2) và đơn vị .. về việc mua bán vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ ;
Căn cứ vào hợp đồng số .. giữa (2) và đơn vị .. về việc thuê vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (áp dụng trong trường hợp thuê vận chuyển),
Để thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng kể trên, .(2) đề nghị ..(1) xem xét cấp Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ theo kế hoạch sau :
1. Số lượng chủng loại, nơi giao, nơi nhận.
2. Áp tải, người điều khiển phương tiện, phương tiện.
3. Tuyến đường vận chuyển.
(Trường hợp có nhiều chủng loại, nơi giao, nơi nhận, người áp tải, người điều khiển phương tiện, phương tiện vận chuyển, tuyến đường vận chuyển, xây dựng thành phụ lục )
4. Thời gian thực hiện từ ngày . đến ngày . tháng . năm .
Đơn vị cam kết chấp hành nghiêm các quy định tại Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp và Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009; Quy chuẩn 02:2008/BCT; Thông tư số......./2013/TT-BQP ngày...../ .../2013 của Bộ Quốc phòng và các qui định của pháp luật có liên quan./.
Nơi nhận:
- ..;
- Lưu: VT,.; H01.
.........(8)..........
(Chữ ký, dấu)
Phụ lục
(Kèm theo Công văn số /(4) ngày tháng năm của ...(2)......)
1. Số lượng, chủng loại, nơi giao, nơi nhận, người áp tải, người điều khiển, phương tiện vận chuyển
TT
Chủng loại sản phẩm
ĐVT
Số lượng
Nơi nhận
Nơi giao
Phương tiện
Người điều khiển phương tiện
Người áp tải
2. Tuyến đường vận chuyển
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ quản trực tiếp;
(1b) Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ quản trực thuộc Bộ Quốc phòng có thẩm quyền cấp phép vận chuyển: Bộ Tổng Tham mưu, quân khu, quân chủng, quân đoàn, tổng cục, binh chủng, binh đoàn, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Cục Cảnh sát biển;
(2) cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xin cấp phép vận chuyển
(3), (4), (5), (6), (7) như mẫu số 01;
(8) Chức vụ người ký (Giám đốc, Chỉ huy trưởng, Phó giám đốc kỹ thuật, kinh doanh, Chỉ huy phó phụ trách tham mưu).
Mẫu số 05. Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
..............................(1).................................
.............. (2)..................
Số: (3) /........(4)....
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.....(5)......, ngày..tháng .năm 20...
MỆNH LỆNH
Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp hoặc tiền chất thuốc nổ
Căn cứ.......(6)..................................................................................................;
Xét công văn số .............. ngày...... của ..... (2) về việc cấp phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp hoặc tiền chất thuốc nổ;
Theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan Tham mưu ...(1),
.........................(7)...........................
Điều 1. Cho phép .....(2)...được sử dụng xe ô tô, lái xe, áp tải tại Mệnh lệnh số ....../ML-BTTM ngày ...... của Bộ Tổng Tham mưu để vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo kế hoạch, như sau:
1. Số lượng, chủng loại, nơi giao, nơi nhận
2. Áp tải, Người điều khiển, Phương tiện vận chuyển vận chuyển
3. Tuyến đường vận chuyển
(Trường hợp có nhiều chủng loại, nơi giao, nơi nhận, người áp tải, người điều khiển phương tiện, phương tiện vận chuyển, tuyến đường vận chuyển, xây dựng thành phụ lục )
Điều 2. Thời gian thực hiện từ ngày ....... đến ngày ......... tháng.... năm....
Điều 3. ......(2) cử cán bộ giám sát, kiểm tra công tác giao nhận, sắp xếp xe, lái xe, áp tải, bốc xếp và vận chuyển đúng chủng loại, số lượng, đúng thời gian, địa điểm, trữ lượng kho và đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Quá trình vận chuyển phải tuyệt đối chấp hành các quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng. Không được dừng, nghỉ khi vận chuyển qua các thành phố, thị xã, thị trấn và các khu đông dân cư. Không được vận chuyển vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ vào các ngày lễ theo quy định và các ngày khác có thông báo cấm vận chuyển của Bộ Tổng Tham mưu.
Điều 4. Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Chính trị, Giám đốc hoặc thủ trưởng.. (2), Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và các trạm Kiểm soát quân sự dọc trên tuyến vận chuyển chịu trách nhiệm thi hành Mệnh lệnh này,. ...(2) có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện (bằng văn bản Mẫu số 06)./.
Nơi nhận:
- ..;
- Lưu: VT,.; H01.
.........(8)..........
(Chữ ký, dấu)
Phụ lục
(Kèm theo Mệnh lệnh số /ML-(4). ngày tháng năm của ...(1)......)
1. Số lượng, chủng loại, nơi giao, nơi nhận, áp tải, người điều khiển, phương tiện vận chuyển
TT
Chủng loại sản phẩm
ĐVT
Số lượng
Nơi nhận
Nơi giao
Phương tiện
Người điều khiển phương tiện
Người Áp tải
1
2
2. Tuyến đường vận chuyển
Ghi chú:
(1) Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp mệnh lệnh vận chuyển: Bộ Tổng Tham mưu, quân khu, quân chủng, quân đoàn, tổng cục, binh chủng, binh đoàn, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Cục Cảnh sát biển;
(2) Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đề nghị cấp phép vận chuyển.
(3), (4), (5), (6) như mẫu số 01;
(7) Thủ trưởng của cơ quan có thẩm quyền cấp phép vận chuyển (Ví dụ: Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, binh đoàn, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Chủ nhiệm tổng cục. ..);
(8) Chức vụ người ký (Ví dụ: Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh, Chủ nhiệm, Cục trưởng).
Mẫu số 05. Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
..............................(1).................................
.............. (2)..................
Số: (3) /........(4)....
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.....(5)......, ngày..tháng .năm 20...
MỆNH LỆNH
Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp hoặc tiền chất thuốc nổ
Căn cứ.......(6)..................................................................................................;
Xét công văn số .............. ngày...... của ..... (2) về việc cấp phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp hoặc tiền chất thuốc nổ;
Theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan Tham mưu ...(1),
.........................(7)...........................
Điều 1. Cho phép .....(2)...được sử dụng xe ô tô, lái xe, áp tải tại Mệnh lệnh số ....../ML-BTTM ngày ...... của Bộ Tổng Tham mưu để vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo kế hoạch, như sau:
1. Số lượng, chủng loại, nơi giao, nơi nhận
2. Áp tải, Người điều khiển, Phương tiện vận chuyển vận chuyển
3. Tuyến đường vận chuyển
(Trường hợp có nhiều chủng loại, nơi giao, nơi nhận, người áp tải, người điều khiển phương tiện, phương tiện vận chuyển, tuyến đường vận chuyển, xây dựng thành phụ lục )
Điều 2. Thời gian thực hiện từ ngày ....... đến ngày ......... tháng.... năm....
Điều 3. ......(2) cử cán bộ giám sát, kiểm tra công tác giao nhận, sắp xếp xe, lái xe, áp tải, bốc xếp và vận chuyển đúng chủng loại, số lượng, đúng thời gian, địa điểm, trữ lượng kho và đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Quá trình vận chuyển phải tuyệt đối chấp hành các quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng. Không được dừng, nghỉ khi vận chuyển qua các thành phố, thị xã, thị trấn và các khu đông dân cư. Không được vận chuyển vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ vào các ngày lễ theo quy định và các ngày khác có thông báo cấm vận chuyển của Bộ Tổng Tham mưu.
Điều 4. Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Chính trị, Giám đốc hoặc thủ trưởng.. (2), Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và các trạm Kiểm soát quân sự dọc trên tuyến vận chuyển chịu trách nhiệm thi hành Mệnh lệnh này,. ...(2) có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện (bằng văn bản Mẫu số 06)./.
Nơi nhận:
- ..;
- Lưu: VT,.; H01.
Phụ lục
(Kèm theo Mệnh lệnh số /ML-(4). ngày tháng năm của ...(1)......)
1. Số lượng, chủng loại, nơi giao, nơi nhận, áp tải, người điều khiển, phương tiện vận chuyển
TT
Chủng loại sản phẩm
ĐVT
Số lượng
Nơi nhận
Nơi giao
Phương tiện
Người điều khiển phương tiện
Người Áp tải
1
2
2. Tuyến đường vận chuyển
Ghi chú:
(1) Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp mệnh lệnh vận chuyển: Bộ Tổng Tham mưu, quân khu, quân chủng, quân đoàn, tổng cục, binh chủng, binh đoàn, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Cục Cảnh sát biển;
(2) Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đề nghị cấp phép vận chuyển.
(3), (4), (5), (6) như mẫu số 01;
(7) Thủ trưởng của cơ quan có thẩm quyền cấp phép vận chuyển (Ví dụ: Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, binh đoàn, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Chủ nhiệm tổng cục. ..);
(8) Chức vụ người ký (Ví dụ: Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh, Chủ nhiệm, Cục trưởng).
Mẫu số 07. Đơn đề nghị cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
..................................... (1).....................................
.................... (2).....................
Số: (3) /............(4) ........
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.............(5), ngày..tháng .năm 20...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Kính gửi: Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
Căn cứ.......(6).......................................................................................................;
Căn cứ Quyết định số....../QĐ-.... ngày ............ của ......... (cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng) về việc giao nhiệm vụ thi công công trình....... ; (áp dụng đói với trường hợp giao nhiệm vụ thi công công trình quốc phòng)
Căn cứ vào hợp đồng số .. giữa ......(2)......... và đơn vị .. về việc thi công công trình....... (áp dụng đối với trường hợp nhận thầu thi công)
Để thực hiện Quyết định số....../QĐ-.... ngày ............ của ......... hoặc hợp đồng số .. giữa ......(2)......... và đơn vị .. về việc thi công công trình....... (2)........................
Trụ sở chính: ....................................................................................................
Điện thoại:; Fax:
Quyết định hoặc giấy phép thành lập số:..........................................................
Do............................................................................cấp ngày...............
Đăng ký kinh doanh số.do. .... cấp ngàytháng năm 20......
Đề nghị Tổng cục Công nghiệp quốc phòng xem xét và cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho ......(2)........., như sau:
1. Số lượng, chủng loại vật liệu nổ công nghiệp (7)
2. Mục đích sử dụng VLNCN: ............................................................
3. Địa điểm sử dụng.....(8)......................................................................
4. Thời gian: từ ngày / / đến ngày / /
Đơn vị cam kết chấp hành nghiêm các quy định tại Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp và Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009; Quy chuẩn 02:2008/BCT; Thông tư số......./2013/TT-BQP ngày...../ .../2013 của Bộ Quốc phòng và các qui định của pháp luật có liên quan./.
XÁC NHẬN(1b)
(Thủ trưởng đầu mối trực thuộc BQP là cấp trên của doanh nghiệp ký, đóng dấu ghi rõ họ tên)
.................(9)...............
(Chữ ký, dấu)
Ghi chú:
(1), (3), (4), (5) Như mẫu số 01;
(2) cơ quan đề nghị cấp phép sử dụng vật liệu nổ;
(1b) Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ quản trực thuộc Bộ Quốc phòng;
(6) Nêu các căn cứ trực tiếp để làm cơ sở đề nghị cấp giấy phép sử dụng;
(7) Liệt kê số lượng chủng loại vật liệu nổ công nghiệp đề nghị cấp phép sử dụng;
(8) Địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp ghi cụ thể Xã, huyện, tỉnh;
(9) Chức vụ người ký (Yêu cầu: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, kỹ thuật).
Mẫu số 08. Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, an toàn
..............................(1).................................
.............. (2)..................
Số: (3) /........(4)....
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.....(5)......, ngày..tháng .năm 20...
GIẤY XÁC NHẬN
Căn cứ .....(6)...............................................................................................:
Căn cứ Thông tư số /2013/TT-BQP ngày . của Bộ Quốc phòng quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ trong Quân đội;
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan bảo vệ An ninh(2)/ (1);
Sau khi kiểm tra thực tế hiện trường, hồ sơ và các tài liệu có liên quan theo quy định của nhà nước và Bộ Quốc phòng về quản lý và sử dụng vật liệu nổ công nghiêp,
Cơ quan bảo vệ An ninh(2)..
XÁC NHẬN:
(Tên đơn vị sử dụng VLNCN)
1. Có đủ điều kiện, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn trong việc sử dụng và bảo quản vật liệu nổ công nghiệp:
1.1. Tại công trình ....,địa điểm: ...................... (7)
1.2. Kho chứa vật liệu nổ công nghiệp tại....(7):
- Trữ lượng thuốc nổ: ...... tấn
- Phụ kiện nổ: ..... cái.
2. Số lượng, chủng loại vật liệu nổ công nghiệp được sử dụng, như sau (8):
3. Giấy xác nhận này có giá trị từ ngày..tháng.năm đến ngày..tháng.năm
Nơi nhận:
- ..;
- Lưu: VT,.; H01.
.........(9)..........
(Chữ ký, dấu)
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan Bảo vệ an ninh;
(2) Tên cơ quan Bảo vệ an ninh cấp giấy xác nhận;
(3), (4), (5) như mẫu số 01;
(6) Nêu các căn cứ để cấp giấy xác nhận;
(7) Ghi tên công trình, địa điểm sử dụng và bảo quản vật liệu nổ công nghiệp;
(8) Liệt kê cụ thể từng chủng loại, số lượng, vật liệu nổ công nghiệp;
(9) Chức vụ người ký (Thủ trưởng cơ quan phụ trách vấn đề bảo vệ an ninh).
Mẫu số 08. Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, an toàn
..............................(1).................................
.............. (2)..................
Số: (3) /........(4)....
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.....(5)......, ngày..tháng .năm 20...
GIẤY XÁC NHẬN
Căn cứ .....(6)...............................................................................................:
Căn cứ Thông tư số /2013/TT-BQP ngày . của Bộ Quốc phòng quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ trong Quân đội;
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan bảo vệ An ninh(2)/ (1);
Sau khi kiểm tra thực tế hiện trường, hồ sơ và các tài liệu có liên quan theo quy định của nhà nước và Bộ Quốc phòng về quản lý và sử dụng vật liệu nổ công nghiêp,
Cơ quan bảo vệ An ninh(2)..
XÁC NHẬN:
(Tên đơn vị sử dụng VLNCN)
1. Có đủ điều kiện, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn trong việc sử dụng và bảo quản vật liệu nổ công nghiệp:
1.1. Tại công trình ....,địa điểm: ...................... (7)
1.2. Kho chứa vật liệu nổ công nghiệp tại....(7):
- Trữ lượng thuốc nổ: ...... tấn
- Phụ kiện nổ: ..... cái.
2. Số lượng, chủng loại vật liệu nổ công nghiệp được sử dụng, như sau (8):
3. Giấy xác nhận này có giá trị từ ngày..tháng.năm đến ngày..tháng.năm
Nơi nhận:
- ..;
- Lưu: VT,.; H01.
.........(9)..........
(Chữ ký, dấu)
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan Bảo vệ an ninh;
(2) Tên cơ quan Bảo vệ an ninh cấp giấy xác nhận;
(3), (4), (5) như mẫu số 01;
(6) Nêu các căn cứ để cấp giấy xác nhận;
(7) Ghi tên công trình, địa điểm sử dụng và bảo quản vật liệu nổ công nghiệp;
(8) Liệt kê cụ thể từng chủng loại, số lượng, vật liệu nổ công nghiệp;
(9) Chức vụ người ký (Thủ trưởng cơ quan phụ trách vấn đề bảo vệ an ninh).
Mẫu số 10. Phương án nổ mìn
..............................(1).................................
.............. (2)..................
Số: (3) /........(4)....
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.....(5)......, ngày..tháng .năm 20...
PHƯƠNG ÁN NỔ MÌN
Tại công trường hoặc mỏ đá..............................(6)
I. Căn cứ lập phương án
- Trích dẫn các Quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn và thiết kế xây dựng, khai thác.. làm căn cứ để lập phương án;
- Quy mô xây dựng hoặc khai thác; tiến độ hoặc năng suất khai thác ngày, tháng, quý, năm;
- Sơ lược về phương pháp xây dựng, khai thác; thiết bị, nhân công;
- Giải thích từ ngữ, các cụm từ viết tắt (nếu có).
II. Đặc điểm khu vực nổ mìn
- Vị trí khu vực nổ mìn, cao độ, giới hạn toạ độ kèm theo bản đồ địa hình;
- Mô tả về đặc điểm dân cư, công trình, nhà không thuộc quyền sở hữu của đơn vị sử dụng VLNCN trong phạm vi bán kính 1.000 m kể từ vị trí nổ mìn (kể cả các công trình ngầm);
- Đặc điểm đất đá khu vực nổ mìn hoặc điều kiện địa chất, môi trường khác (nước, bùn...);
- Hướng, trình tự khai thác, thay đổi về điều kiện địa chất, địa hình theo chu kỳ khai thác và ảnh hưởng có thể có đến công tác nổ mìn; ảnh hưởng đến các công trình, nhà dân xung quanh.
III. Tính toán, lựa chọn các thông số khoan nổ mìn
- Lựa chọn đường kính lỗ khoan, chiều cao tầng H (nếu đào hầm lò thì lựa chọn chiều dài một bước đào);
- Lựa chọn chiều sâu lỗ khoan;
- Lựa chọn chỉ tiêu thuốc nổ tính toán;
- Lựa chọn phương pháp nổ mìn;
- Lựa chọn VLNCN;
- Xác định các thông số khoảng cách lỗ, góc nghiêng lỗ khoan;
- Xác định lượng thuốc nạp cho một lỗ khoan tương ứng với chiều sâu lỗ khoan đảm bảo điều kiện an toàn về bua;
- Lựa chọn cấu trúc cột thuốc nổ trong lỗ khoan;
- Tính toán về an toàn (chấn động, sóng không khí và đá văng) xác định quy mô một lần nổ (kg);
- Lựa chọn khoảng cách an toàn cho người, thiết bị;
- Dự kiến số lượng VLNCN sử dụng hàng tháng.
IV. Các biện pháp đảm bảo an toàn khi nổ mìn
- Biện pháp an toàn khi bốc dỡ, vận chuyển VLNCN;
- Biện pháp an toàn khi nạp mìn;
- Biện pháp che chắn bảo vệ chống đá văng (nếu có);
- Quy định các tín hiệu cảnh báo an toàn và giờ giấc nổ mìn;
- Quy định về gác mìn;
- Biện pháp kiểm tra sau nổ và xử lý mìn câm;
- Các quy định bổ sung về biện pháp xử lý, ứng phó khi gặp sự cố về thời tiết, cản trở khác trong các khâu khoan, nạp..;
- Các hướng dẫn khác (nếu có).
V. Tổ chức thực hiện.
- Trình tự thực hiện, thủ tục kiểm soát các bước;
- Quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng nhóm trong các khâu khoan, nạp, nổ và xử lý sau khi nổ mìn;
- Các quy định về báo cáo, ghi chép các sự kiện bất thường nhưng chưa đến mức xảy ra sự cố trong đợt nổ mìn; các ghi chép về sự cố nếu có (các nội dung này ghi ở phần kết quả nổ mìn trong hộ chiếu);
- Các quy định kỷ luật nội bộ khi có vi phạm;
- Hiệu lực của Phương án và ngày sửa đổi, bổ sung.
Ngêi lËp ph¬ng ¸n (7)
............. (8)............
(Chữ ký, dấu)
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ quản trực tiếp;
(2) Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp lập phương án;
(3), (4), (5) như mẫu số 01;
(6) Ghi cụ thể tên công trường, mỏ đá có đề nghị cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ;
(7) Người Phụ trách hoặc chỉ huy nổ mìn tại công trường xin cấp giấy phép sử dung;
(8) Chức vụ người ký (Yêu cầu: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, kỹ thuật).
Phụ lục 1
MẪU KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN
VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn số /HD-CNQP ngày tháng năm 2013)
ĐƠN VỊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: / , ngày....tháng .năm 20
PHÊ DUYỆT
Ngày... tháng... năm 20..
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
KẾ HOẠCH
Huấn luyện kỹ thuật an toàn
vật liệu nổ công nghiệp năm 20..
1. Các căn cứ lập kế hoạch
2. Mục đích, yêu cầu
3. Nội dung và phương pháp huấn luyện
4. Thành phần tham gia
a) Ban tổ chức lớp:
b) Giáo viên lên lớp:
- Giáo viên lên lớp lý thuyết.
- Giáo viên thực hành.
c) Học viên tham gia:
5. Địa điểm
6. Thời gian
7. Công tác bảo đảm
a) Tài liệu, phương tiện huấn luyện:
b) Đảm bảo hội trường, thao trường, ăn ở, đi lại:
8. Tổ chức thực hiện
Nơi nhận: Cơ quan xây dựng kế hoạch Phụ lục 2
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KỸ THUẬT
AN TOÀN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn số /HD-CNQP ngày tháng năm 2013)
ĐƠN VỊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: / , ngày....tháng .năm 20
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn VLNCN
Kính gửi: Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
Tên đơn vị (doanh nghiệp):...............................................................................
Nơi đặt trụ sở chính: .........................................................................................
Điện thoại:; Fax:
Quyết định hoặc giấy phép thành lập số:..........................................................
Do............................................................................cấp ngày...........................
Thực hiện Thông tư số 22/2013/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2013 của Bộ Quốc phòng Quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ trong Quân đội,
Từ ngày....../...../20 đến ngày....../....../20 đơn vị đã phối hợp với Trường (học viện, cơ sở)................tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn VLNCN cho các đối tượng Chỉ huy nổ mìn, thợ mìn, thủ kho, người áp tải. điều khiển phương tiện vận chuyển, người tham gia sản xuất VLNCN của đơn vị (có danh sách kèm theo).
Quá trình huấn luyện đơn vị chấp hành nghiêm các quy định tại Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về VLNCN và Nghi định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009; QCVN 02:2008/BCT; Thông tư số 22/2013/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2013 của Bộ Quốc phòng và các qui định pháp luật khác có liên quan.
Đề nghị Tổng cục Công nghiệp quốc phòng xem xét và cấp Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn VLNCN cho các đối tượng trên./.
Chỉ huy đơn vị
(Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên)
Phụ lục 4
MẪU BIÊN BẢN SÁT HẠCH HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN
VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn số /HD-CNQP ngày tháng năm 2013)
ĐƠN VỊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: / , ngày....tháng .năm 20
BIÊN BẢN SÁT HẠCH
Huấn luyện kỹ thuật kỹ thuật an toàn
vật liệu nổ công nghiệp năm 20...
1. Các căn cứ
2. Ban tổ chức sát hạch
- Đ/c...
3. Thành phần sát hạch
- Phần lý thuyết.
- Phần thực hành.
4. Nội dung sát hạch.
- Phần lý thuyết.
- Phần thực hành.
5. Thời gian, địa điểm
6. Kết quả
Tổng số học viên tham gia sát hạch theo các đối tượng huấn luyện:
- Đạt yêu cầu: đạt %. (tỷ lệ giỏi, khá, trung bình)
- Không đạt yêu cầu %.
(Kèm theo bản tổng hợp kết quả có chữ ký của người được huấn luyện )
7. Xác nhận của các thành viên tham gia sát hạch
Chỉ huy đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_thvlncn_nam_2016_0227.doc