Bài giảng Kinh tế phát triển - Bài 9: Phúc lợi cho con người với việc phát triển kinh tế - Vũ Thị Phương Thảo
NGUYÊN NHÂN ĐÓI NGHÈO
• Cơ chế thị trường;
• Sai lầm trong chính sách đối nội, đối ngoại
của Nhà nước;
• Những sai lầm của Nhà nước trong việc can
thiệp vào nền kinh tế;
• Do phải đương đầu với quá nhiều rủi ro;
• Sự thiếu hụt nguồn lực sản xuất;
• Tăng trưởng, phát triển kinh tế thiếu tính
bền vững
NHỮNG GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
• Xác định mức tăng trưởng hợp lý;
• Tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho tăng
trưởng và phát triển kinh tế;
• Lựa chọn công nghệ hợp lý;
• Phân phối lại các yếu tố tạo ra thu nhập;
• Đánh thuế lũy tiến với những người có thu
nhập cao;
• Thực hiện thanh toán chuyển nhượng đối với
người nghèo
28 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế phát triển - Bài 9: Phúc lợi cho con người với việc phát triển kinh tế - Vũ Thị Phương Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0013111225
1
BÀI 9
PHÚC LỢI CHO CON NGƯỜI
VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
ThS. Vũ Thị Phương Thảo
v1.0013111225
2
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
Chỉ số HDI của Việt Nam ở mức trung bình
“Báo cáo Phát triển con người của Việt Nam năm 2011” cho thấy, chỉ số phát triển con
người (HDI) của Việt Nam năm nay đứng trong nhóm các nước có mức phát triển con
người trung bình.
Các chuyên gia của LHQ cũng đánh giá, những tiến bộ về phát triển xã hội, bao gồm cả
y tế và giáo dục diễn ra chậm và chưa đóng góp nhiều cho chỉ số này của Việt Nam. Chỉ
số phát triển con người được tính không chỉ dựa trên thu nhập, mà cả những tiến bộ
đạt được trong chăm sóc sức khoẻ và giáo dục.
Chỉ số phát triển con người của Việt Nam đứng thứ 128/187 nước. Trên Việt Nam có
Tajikistan, Kyzgyzstan, Vanuatu, Indonesia, ngay sát dưới Việt Nam là Nicaragua,
Morocco, Guatemala, Iraq.
v1.0013111225
3
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
Báo cáo này cho thấy, trong 20 năm qua, chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã
tăng thêm 37%. Trong đó, tăng trưởng kinh tế, cụ thể là tăng trưởng thu nhập đã góp
phần lớn nhất, cụ thể là hơn một nửa cho tiến bộ đạt được. Trong khi đó, chỉ số về y tế,
giáo dục còn thấp đang làm chậm lại tiến bộ chung của Việt Nam. Mức chi tiêu công cho
giáo dục của Việt Nam có thể so sánh với các nước trong khu vực, nhưng chất lượng
giáo dục lại thấp hơn. Còn mức chi tiêu cho y tế hầu hết từ các nguồn tư nhân, 56% là
chi từ tiền túi người dân.
Báo cáo cũng cho thấy, giữa các tỉnh vẫn còn sự chênh lệch đáng kể. Trong khi các tỉnh,
thành phố như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng có mức độ phát triển con người tương
đương với Trung Quốc, Jordan, Belize, thì các tỉnh nghèo như Lai Châu, Hà Giang có
mức độ phát triển con người tương đương với Papua New Guinea và Swaziland.
Theo anh (chị) những kết quả nói trên mà Việt Nam đạt được có phù hợp với
mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế trong vòng 20 năm tới của đất
nước không?
v1.0013111225
4
MỤC TIÊU
Nắm vững được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phúc lợi con người
Hiểu được các hình thức phân phối thu nhập, ưu điểm và nhược điểm của
mỗi hình thức này
Hiểu được nguyên nhân và các biện pháp xóa đói giảm nghèo ở các nước
đang phát triển và Việt Nam hiện nay
v1.0013111225
5
NỘI DUNG
Tăng trưởng kinh tế và mức độ đáp ứng phúc lợi cho con người
Phát triển con người và phát triển kinh tế
Bất bình đẳng và phát triển kinh tế
Nghèo khổ ở các nước đang phát triển
2
1
3
4
v1.0013111225
6
1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG PHÚC LỢI CHO
CON NGƯỜI
1.1. Tăng trưởng kinh tế và vấn đề đáp ứng phúc lợi
1.2. Các phương thức phân phối
v1.0013111225
7
1.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ ĐÁP ỨNG PHÚC LỢI
Tăng trưởng GDP là điều kiện cần nhưng chưa đủ để làm
cho phúc lợi được phân phối rộng rãi hơn. Vì vậy trong
chiến lược phát triển quốc gia không chỉ đòi hỏi gia tăng
tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn phải quan tâm trực
tiếp đến việc cải thiện đời sống vật chất cho người dân,
cũng tức là quan tâm đến “phân phối thu nhập”.
v1.0013111225
8
1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC PHÂN PHỐI
1.2.1. Phân phối thu nhập theo chức năng
1.2.2. Phân phối lại thu nhập
v1.0013111225
9
1.2.1. PHÂN PHỐI THU NHẬP THEO CHỨC NĂNG
Phân phối chức năng (phân phối lần đầu): Là hình thức phân phối thu nhập theo
quy mô đóng góp và hiệu quả sử dụng của các yếu tố sản xuất là đất đai, lao động, vốn
và khoa học – công nghệ.
• Người sở hữu đất đai thì sẽ nhận được địa tô, người lao động sẽ nhận được tiền
công, người có vốn sẽ nhận được lợi tức hoặc lợi nhuận, người sở hữu phát minh
sáng chế sẽ nhận được thu nhập từ việc sử dụng hoặc chuyển giao các phát minh
sáng chế đó.
• Người sở hữu những yếu tố sản xuất sẽ được nhận phần thu nhập tương ứng với
phần mà chúng đóng góp vào việc tạo ra thu nhập.
Ưu nhược điểm:
• Ưu điểm: Thúc đẩy mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
• Nhược điểm: Gia tăng giãn cách mức thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.
v1.0013111225
10
1.2.2. PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP
• Phương thức phân phối lại thu nhập thường được
thực hiện thông qua đánh thuế thu nhập, các
chương trình trợ cấp và chi tiêu công cộng của
Chính phủ nhằm giảm bớt mức thu nhập của
người giàu và nâng cao thu nhập người nghèo.
• Đây không phải là hình thức cơ bản để nâng cao
thu nhập của đại bộ phận dân cư.
v1.0013111225
11
CÂU HỎI TƯƠNG TÁC
Tại sao nói tăng trưởng chỉ là điều kiện cần để nâng cao phúc lợi con người?
v1.0013111225
12
2. PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
2.1. Quan điểm về phát triển con người
2.2. Chỉ số phát triển con người
v1.0013111225
13
2.1. QUAN ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
• Theo quan điểm về phát triển con người của Liên Hợp Quốc, phát triển con người là
một quá trình nhằm mở rộng khả năng lựa chọn của dân chúng.
• Phát triển con người gồm 2 mặt:
Một mặt là hình thành các năng lực của con người;
Mặt khác là việc sử dụng các năng lực con người đã tích lũy được cho các hoạt
động kinh tế, giải trí hoặc các hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị.
• Thu nhập không phải là tất cả của cuộc sống con người. Mục đích của phát triển là
mở rộng mọi sự lựa chọn của dân chúng chứ không phải thu nhập.
v1.0013111225
14
2.2. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (Humam Development
Index – HDI)
• Chỉ số phát triển con người (HDI) được cơ quan phát triển con người của Liên Hiệp
Quốc đưa ra để kiểm soát, đánh giá sự tiến bộ trong phát triển con người.
• HDI đo thành tựu trung bình của một quốc gia trên 3 phương diện của sự phát triển
con người:
Tuổi thọ trung bình từ lúc sinh;
Tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục;
Thu nhập bình quân đầu người theo ngang giá sức mua.
• Công thức tính:
Trong đó:
IA: Chỉ số đo tuổi thọ
IE: Chỉ số đo tri thức giáo dục
IIN: Chỉ số đo mức sống
HDI =
IA + IE + IIN
3
v1.0013111225
15
3. BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
3.1. Thước đo bất bình đẳng về phân phối thu nhập
3.2. Bất bình đẳng về giới
v1.0013111225
16
3.1. THƯỚC ĐO BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ PHÂN PHỐI THU NHẬP
Thước đo bất bình đẳng về phân phối thu nhập đã được các nhà kinh tế, các nhà thống
kê sử dụng nhiều trong nghiên cứu và phân tích kinh tế là đường cong Lorenz và hệ số
GINI.
v1.0013111225
17
3.1.1. ĐƯỜNG LORENZ
T
h
u
n
h
ậ
p
c
ộ
n
g
d
ồ
n
(
%
)
Dân số cộng dồn 45o (%)
Đ
ư
ờ
n
g
L
o
r
e
n
z
Hình 9.1: Đường cong lorenz
• Đường Lorenz cho thấy mối quan hệ định
lượng thực sự giữa tỷ lệ phần trăm của dân
số có thu nhập và tỷ lệ phần trăm trong tổng
thu nhập được trong một khoảng thời gian
ngắn nhất định.
• Khoảng cách giữa đường chéo (đường 45o)
và đường Lorenz là một dấu hiệu cho biết
mức độ bất bình đẳng. Đường Lorenz càng
cách xa đường 45o thì mức độ bất bình đẳng
càng lớn.
• Hạn chế của đường cong Lorenz là không
lượng hóa được mức độ bất bình đẳng.
A
B
v1.0013111225
18
3.1.2. HỆ SỐ GINI
• Hệ số GINI là thước đo sử dụng rộng rãi trong các cuộc nghiên cứu thực nghiệm.
Dựa vào đường cong Lorenz để tính hệ số GINI.
• Hệ số GINI (G) chính là tỷ số giữa diện tích được giới hạn bởi đường cong Lorenz và
đường 45o với diện tích tam giác nằm bên dưới đường 45o.
G = Diện tích (A)/diện tích (A+B)
G nhận giá trị biến thiên từ 0 đến 1
• Hạn chế hệ số GINI chỉ mới phản ánh được mặt tổng quát nhất của sự phân phối
trong một số trường hợp chưa đánh giá được vấn đề cụ thể.
v1.0013111225
19
3.2. BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI
• Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành
vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng liên quan
đến nam và nữ.
• Bất bình đẳng về giới định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau và được đo bằng chỉ tiêu:
Chỉ số phát triển giới (GDI);
Thước đo vị thế của giới (GEM).
Các nghiên cứu của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) về GDI và GEM chỉ
ra rằng:
• Sự bất bình đẳng về giới cao hơn trong phát triển con người không phụ thuộc vào
mức thu nhập hoặc giai đoạn phát triển;
• Thu nhập cao không phải là điều kiện tiên quyết để tạo ra cơ hội cho phụ nữ;
• Trong những thập niên qua, tuy đã có những tiến bộ vượt bậc về sự bình đẳng giới
nhưng sự phân biệt giới vẫn phổ biến trong mọi mặt của cuộc sống và ở các nước
trên thế giới.
v1.0013111225
20
4. NGHÈO KHỔ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
4.1. Nghèo khổ về thu nhập
4.2. Nghèo khổ của con người
4.3. Nguyên nhân nghèo đói và chiến lược xóa đói giảm nghèo
v1.0013111225
21
4.1. NGHÈO KHỔ VỀ THU NHẬP
• Tại hội nghị chống nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP
tổ chức tại Băng cốc, Thái Lan (9/1993) đưa ra định nghĩa:
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu
cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo
trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
• Nghèo đói xem xét bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối:
Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không thỏa mãn những nhu
cầu tối thiểu về ăn, mặc, ở, đi lại
Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới trung bình
của cộng đồng.
v1.0013111225
22
4.1. NGHÈO KHỔ VỀ THU NHẬP
Tại Việt Nam hiện nay sử dụng phương pháp tiếp cận với ranh giới nghèo như sau:
• Phương pháp dựa vào cả thu nhập và chi tiêu theo đầu người (phương pháp của
tổng cục thống kê)
Xác định 2 ngưỡng nghèo:
Ngưỡng nghèo thứ nhất: Là số tiền cần thiết để mua một rổ lượng thực hàng
ngày được để đảm bảo mức độ dinh dưỡng.
Ngưỡng nghèo thứ hai (được gọi là “ngưỡng nghèo chung”): Ngưỡng này bao
gồm cả chi tiêu cho hàng hóa phi lương thực.
• Phương pháp dựa trên thu nhập hộ gia đình (phương pháp của Bộ lao động –
thương binh – Xã hội)
Phương pháp này hiện đang được sử dụng để xác định chuẩn nghèo đói của chương
trình xóa đói giảm nghèo quốc gia.
Người được coi là nghèo về thu nhập là những người mà thu nhập của họ nằm ở bên
dưới các “giới hạn” hay “đường chuẩn nghèo” đã được quy định là 200.000đ/tháng ở
khu vực nông thôn và 260.000đ/tháng ở khu vực thành thị.
v1.0013111225
23
4.2. NGHÈO KHỔ CỦA CON NGƯỜI
• Nghèo khổ của con người là khái niệm biểu thị
sự nghèo khổ đa chiều của con người – là sự
thiệt thòi theo 3 khía cạnh cơ bản nhất của cuộc
sống con người.
• Ở các nước đang phát triển thiệt thòi đó là:
Trên khía cạnh cuộc sống lâu dài khỏe mạnh
được xác định bởi tỷ lệ người dự kiến không
thọ quá 40 tuổi;
Thiệt thòi về tri thức được xác định bởi tỷ lệ người lớn mù chữ;
Thiệt thòi về đảm bảo kinh tế, được xác định bởi tỷ lệ người không tiếp cận
được các dịch vụ y tế, nước sạch và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng.
v1.0013111225
24
4.3. NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI VÀ CHIẾN LƯỢC XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO
4.3.1. Nguyên nhân nghèo đói
4.3.2. Giải pháp xóa đói giảm nghèo
v1.0013111225
25
4.3.1. NGUYÊN NHÂN ĐÓI NGHÈO
• Cơ chế thị trường;
• Sai lầm trong chính sách đối nội, đối ngoại
của Nhà nước;
• Những sai lầm của Nhà nước trong việc can
thiệp vào nền kinh tế;
• Do phải đương đầu với quá nhiều rủi ro;
• Sự thiếu hụt nguồn lực sản xuất;
• Tăng trưởng, phát triển kinh tế thiếu tính
bền vững
v1.0013111225
26
4.3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
• Xác định mức tăng trưởng hợp lý;
• Tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho tăng
trưởng và phát triển kinh tế;
• Lựa chọn công nghệ hợp lý;
• Phân phối lại các yếu tố tạo ra thu nhập;
• Đánh thuế lũy tiến với những người có thu
nhập cao;
• Thực hiện thanh toán chuyển nhượng đối với
người nghèo
v1.0013111225
27
CÂU HỎI TƯƠNG TÁC
Chỉ số nào đánh giá mức độ nghèo khổ của con người tại các nước đang
phát triển?
v1.0013111225
28
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Tăng trưởng kinh tế và phúc lợi con người có quan hệ nhiều chiều và
rất phức tạp. Tăng trưởng chỉ là điều kiện cần để nâng cao phúc lợi của
con người.
• Có hai hình thức phân phối thu nhập: phân phối theo chức năng và
phân phối lại.
• Nghèo đói là hiện tượng phổ biến ở các nước đang phát triển. Xóa đói
giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng của các nước này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_kinh_te_phat_trien_bai_9_phuc_loi_cho_con_nguoi_vo.pdf