Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin và sự vận dụng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Sáu là, cần phải cải tiến công tác luân chuyển cán bộ hai chiều. Có chế độ phù hợp để cán bộ luân chuyển có thể quay trở lại công tác tại cơ quan cũ sau 1 đến 2 nhiệm kỳ. Đẩy mạnh cải cách hành chính, bãi bỏ những thủ tục nhiêu khê, không cần thiết. Bảy là, cần phải mạnh dạn hơn nữa trong việc áp dụng hình thức tô nhượng trong NEP của V.I.Lênin trong việc cho đấu thầu, khoán một số hầm mỏ, ao hồ, thác nước đẹp ở các địa phương để khai thác du lịch (mạnh dạn cho các nhà tư bản trong nước và nước ngoài được đầu tư cổ phần với tỷ lệ nhiều hơn hoặc là cho họ thuê, khoán trong vòng dưới 70 năm), với nguyên tắc hai bên cùng có lợi và nắm chắc những điều khoản liên quan Trên đây là những giải pháp có giá trị tham khảo trong vận dụng những tư tưởng của V.I.Lênin từ NEP tại Việt Nam trong dòng chảy sôi động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, hội nhập tích cực vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin và sự vận dụng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 271 (1/2018) 57 CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI CỦA V.I.LÊNIN VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LÊ THỊ MINH HÀ * Tóm tắt: Chính sách kinh tế mới (NEP) có rất nhiều nội dung mang tính đột phá về chính sách kinh tế, thể hiện tầm nhìn và bản lĩnh vượt thời đại của V.I.Lênin. V.I.Lênin đã khẳng định về tính tất yếu phải phát triển kinh tế nhiều thành phần, phải áp dụng chính sách thuế lương thực thay cho chính sách cộng sản thời chiến, thực hiện luân chuyển cán bộ từ trung ương về địa phương và thực hiện các hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, đó là tô nhượng và hợp tác xã, thực sự coi trọng người nông dân và phát triển kinh tế nông thôn. NEP là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong nhận thức nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNHXH. Không những thế, tư tưởng về NEP của V.I.Lênin còn được Đảng ta phát triển, mở rộng ở tầm cao mới, vượt xa các nội dung của NEP nhằm thâu hái những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sớm đưa Việt Nam trở thành một con Rồng kinh tế trong tương lai. Từ khóa: NEP, đột phá, kinh tế nhiều thành phần, thuế lương thực, nông nghiệp, nông dân, tư bản nhà nước. .húng ta đang bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu. Bối cảnh đó đòi hỏi phải có những tư duy đột phá trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước để dẫn dắt mỗi doanh nghiệp, mỗi địa phương, mỗi ngành và cả nền kinh tế phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn. Muốn vậy, chúng ta phải ra sức học hỏi, chắt lọc những kinh nghiệm quý giá trong tiến trình phát triển của nhân loại, đặc biệt là những tư tưởng của V.I.Lênin về chính sách kinh tế mới. Lịch sử của nước Nga đã phản ánh, khi kết thúc cuộc nội chiến và chiến tranh thế * Tiến sĩ, Học viện Chính trị Khu vực I. giới lần thứ nhất thì hậu quả để lại cho nước Nga Xô viết là: Đầu năm 1921 sản lượng công nghiệp giảm gần 6 lần so với trước chiến tranh; sản lượng nông nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng, điều đó đã tác động đến đời sống của người dân, khiến cho họ cực kỳ khó khăn. Và ngay trong Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga cũng có một số biểu hiện khủng hoảng, rạn nứt sâu sắc, phản đối lại đường lối xây dựng CNXH ở nước Nga Xô viết do V.I.Lênin đề xướng. Điều đó đã thôi thúc mạnh mẽ cần phải có tư tưởng đột phá về kinh tế để thúc đẩy cả một cơ cấu kinh tế - xã hội và cả một nền hành chính đang hỗn loạn đi vào ổn định và bứt phá vươn lên mới có thể vực dậy kinh tế - C NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 271 (1/2018) 58 xã hội của nước Nga thời bấy giờ. Tháng 3/1921, Đại hội X Đảng Cộng sản Nga đã quyết định thực hiện NEP của V.I.Lênin. Những ý tưởng sáng tạo của V.I.Lênin về NEP mới đã được những người tiến bộ trong Đảng Cộng sản Bônsêvích chờ đợi, mong ngóng từ lâu và họ rất hào hứng tiếp thu, góp phần đưa nước Nga Xô viết ra khỏi khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vào đầu năm 1921. Trong NEP có rất nhiều nội dung đổi mới, những nội dung này có ý nghĩa đặc biệt thể hiện tầm nhìn và bản lĩnh vượt thời đại của V.I.Lênin. Có thể khái quát những nội dung chính về NEP của Lênin như sau: Trước hết, về phát triển kinh tế nhiều thành phần V.I.Lênin đã thấy rõ còn nhiều mảnh ghép, nhiều thành phần kinh tế của xã hội cũ còn tồn tại đan xen với những yếu tố của CNXH. Từ đó, Người khái quát kết cấu kinh tế của nước Nga lúc bấy giờ - gồm 5 thành phần: Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên; sản xuất hàng hóa nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì); chủ nghĩa tư bản tư nhân; chủ nghĩa tư bản nhà nước (CNTBNN); CNXH. Điều đó chứng tỏ V.I.Lênin đã có tư tưởng và phương pháp luận trong sử dụng kinh tế nhiều thành phần, thực chất là triển khai những nội dung của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong bối cảnh nước Nga có muôn vàn khó khăn lúc bấy giờ. Thứ hai, về chính sách thuế lương thực Khó khăn lớn nhất khi đó của nước Nga là thiếu lương thực trầm trọng và nhiên liệu - gỗ là nhiên liệu chính, mà sản xuất và đời sống xã hội phụ thuộc vào nông nghiệp. Tình hình đó buộc phải "dùng những biện pháp cấp tốc, cương quyết nhất, cấp thiết nhất để cải thiện đời sống của nông dân và nâng cao lực lượng sản xuất của họ"(1). Và thực tế đã chứng minh rằng, muốn cải thiện đời sống của công nhân thì phải có bánh mì và nhiên liệu. Do vậy, dứt khoát phải bắt đầu từ nông dân chứ không thể nào khác được. Từ đó, V.I.Lênin đưa ra biện pháp mang tính đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế nông dân, đó là: Phải sửa đổi lớn trong chính sách lương thực. Một trong những điều sửa đổi đó là thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chính sách thuế lương thực, do đó có sự tự do buôn bán, ít nhất cũng là trong phạm vi địa phương, sau khi đã nộp đủ thuế(2). Mức thuế được cải cách có sự phân biệt rất lớn đối với các bộ phận nông dân để kích thích sự hăng say sản xuất: Bần nông 1,2% thu nhập; trung nông 3,5% thu nhập; phú nông là 5,6% thu nhập. Do mức thuế thấp, ổn định nên nông dân hăng hái sản xuất, mở rộng diện tích xen canh gối vụ, nên tổng sản lượng lương thực của xã hội và các nông sản khác tăng lên đáng kể. Nhà nước qua con đường trao đổi với nông dân để có được khối lượng lương thực nhiều hơn, đặc biệt vấn đề thu thuế cũng trở nên dễ dàng, thuận lợi, kịp thời hơn. Với cải cách đó, thuế lương thực là một trong những hình thức quá độ từ "chế độ cộng sản thời chiến" (một chính sách buộc phải thực hiện trong thời kỳ chiến tranh) sang chế độ trao đổi sản phẩm xã hội chủ nghĩa bình thường (một trong những hình thức quá độ từ CNXH sang chủ nghĩa cộng 1 - V.I.Lênin: Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1978, tr. 262. 2 - V.I.Lênin: Sđd, tập 43, tr. 264. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 271 (1/2018) 59 sản)(3). Điều này cũng đồng nghĩa với việc chuyển từ tư duy và biện pháp hành chính khô cứng, chỉ hợp với giai đoạn thời chiến sang biện pháp kinh tế năng động của thời bình. Thứ ba, về luân chuyển cán bộ V.I.Lênin đã đề cập đến việc thuyên chuyển một số cán bộ cấp cao về nhận công tác ở Huyện, thậm chí ở Tổng (tương đương với quá trình luân chuyển cán bộ ở Việt Nam hiện nay). Việc này không phải là "hạ cấp bậc" cán bộ(4), mà nhằm tạo ra sự năng động, nắm bắt thực tế tốt hơn, trưởng thành nhanh hơn cho đội ngũ cán bộ các cấp. Nhìn lại tiến trình lịch sử gần 100 năm trước, chúng ta càng thấy sự dũng cảm và sáng tạo lớn lao của V.I.Lênin trong rất nhiều lĩnh vực chỉ đạo phát triển kinh tế và luân chuyển cán bộ, đã tạo ra bước phát triển vượt bậc từ đống đổ nát qua chiến tranh và nội chiến của nước Nga. Thứ tư, về khôi phục và tổ chức lại nền sản xuất công nghiệp Cùng với việc khôi phục và phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất của nông dân và cải thiện đời sống của họ, V.I.Lênin cũng nhấn mạnh tất yếu phải khôi phục công nghiệp, trước hết là tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhỏ, "Giúp đỡ tiểu công nghiệp - ngành đang phục vụ kinh tế nông dân bằng cách cung cấp nguyên liệu cho nó"(5). Không chỉ như vậy, V.I.Lênin còn khẳng định cần phải có cơ chế, chính sách để khôi phục công nghiệp lớn và tiểu công nghiệp: - Giao lại cho chủ cũ và cho phép họ tự do kinh doanh, có sự kiểm soát của Nhà nước 3 - V.I.Lênin: Sđd, tập 43, tr. 264. 4 - V.I.Lênin: Sđd, tập 43, tr. 284, 285. 5 - V.I.Lênin: Sđd, tập 43, tr. 295. Xô viết những xí nghiệp công nghiệp dưới 20 công nhân trước đây bị trưng thu hay quốc hữu hóa. - Các tư bản nước ngoài có thể thuê một số xí nghiệp, hầm mỏ dưới hình thức tô nhượng. - Cần phải sớm chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế; cải cách chế độ tiền lương; ban hành chế độ tiền thưởng nhằm nâng cao năng suất lao động trong các xí nghiệp công nghiệp nhà nước. Thứ năm, đổi mới tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa, thực hiện các hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước Cùng với thúc đẩy sản xuất phát triển, V.I.Lênin cũng rất quan tâm tới thúc đẩy lưu thông hàng hóa. V.I.Lênin cho rằng, cần phải khôi phục trao đổi hàng hóa và phát triển CNTBNN. Đây là một bước tiến rất quan trọng trong tư duy kinh tế thời bấy giờ, điều đó đã thúc đẩy sản xuất hàng hóa nhỏ phát triển, thúc đẩy lưu thông hàng hóa mạnh mẽ. Chính sách có thể áp dụng được và duy nhất hợp lý là không được tìm cách ngăn cấm hay chặn đứng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà cần tìm cách hướng nó vào con đường CNTBNN. Về phương diện kinh tế, đó là điều có thể thực hiện được. Từ khẳng định tính tất yếu của việc phát triển, phục hồi lại thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa và cùng với những ưu điểm mà thành phần kinh tế này mang lại, nó cũng đem đến những yếu tố cản trở nhất định đối với kinh tế nhà nước, nhưng xét về tổng thể thì vẫn mang lại những lợi ích lớn lao hơn là những khiếm khuyết. Chính vì thế, V.I.Lênin đã phân tích: Trong tình hình thế lực tự phát của tiểu tư sản hay tính chất tiểu tư sản và chủ nghĩa tư bản tư nhân đang phá hoại các biện pháp kinh tế của Nhà nước Xô viết thì NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 271 (1/2018) 60 CNTBNN vẫn là bước tiến lớn cho dù chúng ta phải trả học phí vì "trả học phí" là một việc đáng giá. Từ những phân tích ở trên, V.I.Lênin đã chỉ rõ CNTBNN là điều kiện để xây dựng CNXH, là phương tiện để phát triển lực lượng sản xuất. Đồng thời, Người khẳng định một cách rõ ràng về CNTBNN: "Chủ nghĩa độc quyền - Nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội"(6). V.I.Lênin còn chỉ rõ hình thức kinh tế rất mới mẻ của thời đó, cho đến nay vẫn mang tính thời sự sâu sắc, đó là những hình thức của CNTBNN: Hình thức tô nhượng và các hợp tác xã. So với những hình thức khác của CNTBNN trong chế độ Xô viết, thì CNTBNN dưới hình thức tô nhượng là hình thức đơn giản nhất, rành mạch nhất, sáng tỏ nhất, có hình thù rõ rệt nhất. Những ý tưởng và sự chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo của V.I.Lênin đem lại cho nước Nga Xô viết nhiều chuyển biến tích cực chỉ trong một thời gian ngắn: Đời sống nhân dân được cải thiện, chính trị ổn định, khối liên minh công nông được củng cố và phát triển mạnh mẽ. Từ đó khắc phục được khủng hoảng trong chính trị, kinh tế, lấy lại được niềm tin của nhân dân vào Đảng Cộng sản Nga. Mặc dù gần 100 năm đã trôi qua nhưng những ý tưởng sáng tạo có tính vượt thời đại mà V.I.Lênin đã khẳng định trong NEP vẫn tiếp tục có sức gợi mở rất lớn đối với tiến trình đổi mới theo chiều sâu của nền kinh tế - xã hội Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Nhận thức được vấn đề này, Đảng Cộng 6 - V.I.Lênin: Sđd, tập 34, tr. 256. sản Việt Nam đã vận dụng một cách linh hoạt NEP vào công cuộc đổi mới đất nước. Trên cơ sở những cú huých từ thực tiễn, đời sống người dân cực kỳ khó khăn thời kỳ bao cấp và những tìm tòi đổi mới tự phát ở các địa phương như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Long An đã thúc đẩy những chuyển biến cơ bản về nhận thức, thúc đẩy chúng ta nhận thức đúng đắn hơn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Qua các kỳ đại hội, Đảng ta đều khẳng định nền kinh tế nước ta có đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời cũng khẳng định khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thương quốc tế. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt về nhận thức nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ là một nền kinh tế nhiều thành phần, đã được khẳng định từ Đại hội VI của Đảng và tư tưởng này được các đại hội từ Đại hội VII đến nay kế thừa và đặc biệt gần đây nhất là các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII của Đảng tiếp tục khẳng định, bổ sung và hoàn thiện với nhiều nội dung, biện pháp, chính sách mới. Không những thế, tư tưởng của NEP còn được Đảng ta phát triển, mở rộng ở tầm cao mới, vượt xa các nội dung của NEP, đó là phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Như vậy, quá trình vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm của NEP đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 271 (1/2018) 61 đổi mới đất nước khi Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp CNH,HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang được đẩy mạnh; hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng và an ninh được giữ vững. Từ những bài học kinh nghiệm của NEP và sự vận dụng thành công trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, có thể thấy, mặc dù ra đời cách đây gần 100 năm nhưng NEP vẫn còn nhiều gợi ý quý báu đối với cách mạng Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên toàn cầu. NEP vốn là một chiến lược hòa quyện với sách lược linh hoạt trong chỉ đạo thực tiễn của V.I.Lênin, vì thế quá trình vận dụng NEP luôn đòi hỏi phải sáng tạo, vượt qua những khái niệm giáo điều, những thói quen xơ cứng để tìm tòi những biện pháp phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước, không bao giờ được rập khuôn, máy móc, bảo thủ, trì trệ, luôn đề cao tính cầu thị, tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, xây dựng đất nước trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Mặt khác, việc bảo vệ và tiếp tục bổ sung, phát triển NEP luôn cần được quan tâm thường xuyên và là nhiệm vụ quan trọng đặt ra hiện nay đối với những nước đang phát triển theo con đường XHCN như Việt Nam. Muốn vận dụng thành công NEP vào Việt Nam trong bối cảnh chúng ta đang phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, cần phải thực hiện một số giải pháp sau: Một là, hoàn thiện hơn nữa thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó đặc biệt là cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Chính phủ kiến tạo và phát triển. Cải cách mạnh mẽ hơn nữa về tư pháp, bãi bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, mở rộng hơn nữa dân chủ, tăng cường hơn nữa tự do ngôn luận, bãi bỏ những cuộc họp vô bổ không cần thiết, tự do dịch chuyển lao động giữa khu vực công và tư, giữa các địa phương, trong khu vực ASEAN và trong các nước thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Hai là, phải có chương trình tinh giản biên chế mạnh mẽ hơn, sáp nhập lại một số đơn vị, một số cục, vụ, viện dôi dư, một số bộ, ban, ngành có chức năng tương đồng. Trọng dụng hơn nữa những người thực tài, có cơ chế để trân trọng và sử dụng những người có tài năng, đóng góp cho Đảng và Nhà nước (bằng cơ chế góp ý từ xa, nhưng trả thù lao cho họ xứng đáng). Ba là, hỗ trợ và phát triển mạnh mẽ hơn kinh tế tư nhân. Cần quan tâm nhiều hơn tới sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và phải quyết liệt cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hơn nữa, chứ không chỉ dừng lại ở các tổng công ty lớn Bốn là, phải quan tâm đầu tư hỗ trợ cho các chương trình đào tạo khởi nghiệp ở mọi cấp, mọi Trường, Viện của các thành phần kinh tế, đối với những tổ chức có các chương trình đào tạo về khởi nghiệp cần có chính sách quan tâm hỗ trợ về mặt bằng, tiền vốn, khuyến khích cho thanh niên học sinh tham gia, sao cho tinh thần khởi nghiệp phải được bám rễ tới tận thôn quê và những vùng núi xa xôi. Năm là, ưu tiên hơn nữa cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn (xem tiếp trang 77) NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 271 (1/2018) 62 Cải cách hơn nữa về lĩnh vực tài chính ngân hàng để người dân tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn hơn. Cần phải hỗ trợ kinh phí và điều kiện để thực hiện chương trình đào tạo về kỹ năng quản lý cho các cán bộ hợp tác xã nông nghiệp và các làng nghề, vì đa phần đội ngũ cán bộ quản lý ở các hợp tác xã hiện nay đều rất yếu về kỹ năng quản lý và kỹ năng tiếp thị sản phẩm. Sáu là, cần phải cải tiến công tác luân chuyển cán bộ hai chiều. Có chế độ phù hợp để cán bộ luân chuyển có thể quay trở lại công tác tại cơ quan cũ sau 1 đến 2 nhiệm kỳ. Đẩy mạnh cải cách hành chính, bãi bỏ những thủ tục nhiêu khê, không cần thiết. Bảy là, cần phải mạnh dạn hơn nữa trong việc áp dụng hình thức tô nhượng trong NEP của V.I.Lênin trong việc cho đấu thầu, khoán một số hầm mỏ, ao hồ, thác nước đẹp ở các địa phương để khai thác du lịch (mạnh dạn cho các nhà tư bản trong nước và nước ngoài được đầu tư cổ phần với tỷ lệ nhiều hơn hoặc là cho họ thuê, khoán trong vòng dưới 70 năm), với nguyên tắc hai bên cùng có lợi và nắm chắc những điều khoản liên quan Trên đây là những giải pháp có giá trị tham khảo trong vận dụng những tư tưởng của V.I.Lênin từ NEP tại Việt Nam trong dòng chảy sôi động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, hội nhập tích cực vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.‡ Tµi liÖu tham kh¶o: 1. NGND, GS.TS. Chu V¨n CÊp: Giíi thiÖu t¸c phÈm “Bµn vÒ thuÕ l−¬ng thùc” cña V.I.Lªnin, 12/2017. 2. §CSVN: V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø XII, Nxb ChÝnh trÞ Quèc gia - Sù thËt, Hµ Néi, 2016.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchinh_sach_kinh_te_moi_cua_v_i_lenin_va_su_van_dung_trong_co.pdf
Tài liệu liên quan