Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 6: Tiền tệ và chính sách tiền tệ - Phạm Thế Anh
Tóm tắt chương
• Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý hệ
thống tiền tệ ở các nước.
• Họ kiểm soát cung tiền thông qua hoạt động thị
trường mở, hoặc bằng cách thay đổi dự trữ bắt
buộc, hoặc lãi suất chiết khấu.
Tóm tắt chương
1. Ngân hàng dự trữ một phần có thể tạo tiền bởi
mỗi đồng dự trữ có thể tạo ra nhiều đồng tiền gửi.
2. Cung tiền phụ thuộc vào
▪ tiền cơ sở
▪ tỷ lệ tiền mặt - tiền gửi
▪ tỷ lệ dự trữ
3. NHTƯ có thể kiểm soát cung tiền với
▪ hoạt động thị trường mở
▪ dự trữ bắt buộc
▪ lãi suất chiết khấu
Tóm tắt chương
• Khi các ngân hàng cho vay tiền gửi huy động
được, họ làm tăng lượng tiền trong nền kinh tế.
• Do NHTƯ không thể kiểm soát được lượng tiền
mà các ngân hàng lựa chọn cho vay hoặc lượng
tiền mà các hộ gia đình lựa chọn gửi vào các
ngân hàng, nên việc kiểm soát cung tiền của
NHTƯ là không hoàn hảo.
Tóm tắt chương
• Keynes đề xuất lý thuyết về sự ưu thích thanh
khoản để giải thích các nhân tố quyết định lãi
suất.
• Theo lý thuyết này, lãi suất sẽ điều chỉnh để cân
bằng giữa cung tiền và cầu tiền.
• Bằng cách thay đổi cung tiền, NHTƯ có thể tác
động đến tổng cầu và sản lượng của nền kinh tế.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 6: Tiền tệ và chính sách tiền tệ - Phạm Thế Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29/08/2018
1
Môn học: Kinh tế Vĩ mô 1
Chương 6:
TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Bài giảng của PGS. TS. Phạm Thế Anh
Bộ môn Kinh tế Vĩ mô, Khoa Kinh tế học, ĐH KTQD
Những nội dung chính
1. Khái niệm, chức năng và phân loại tiền
2. Hệ thống tiền tệ và chức năng của NHTƯ
3. NHTM và quá trình tạo tiền
4. Chính sách tiền tệ và các công cụ kiểm soát
cung tiền
5. Lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản
Mục tiêu của chương
• Tìm hiểu vai trò, các chức năng và hình thái của
tiền tệ.
• Xem xét cách thức tạo tiền của hệ thống các
NHTM và vai trò của ngân hàng trung ương trong
việc kiểm soát cung tiền.
• Nghiên cứu thị trường tiền tệ và vai trò của chính
sách tiền tệ trong việc quyết định lãi suất và tổng
cầu trong nền kinh tế.
1. Khái niệm và chức năng của tiền
• Tiền là tập hợp các tài sản trong nền kinh tế mà
con người thường xuyên sử dụng để mua hàng
hoá và dịch vụ hoặc thanh toán các khoản nợ.
• Tiền có ba chức năng trong nền kinh tế:
▪ Phương tiện trao đổi
▪ Đơn vị hạch toán
▪ Dự trữ giá trị
Các chức năng của tiền
• Phương tiện trao đổi
▪ Phương tiện trao đổi là cái mà người mua trả cho
người bán khi muốn mua hàng hoá và dịch vụ.
• Đơn vị hạch toán
▪ Đơn vị hạch toán là thước đo con người sử dụng để
yết giá và ghi nợ.
• Dự trữ giá trị
▪ Dự trữ giá trị là cái mà con người có thể sử dụng để
chuyển sức mua trong hiện tại sang tương lai.
Các loại tiền
• Tiền hàng hoá tồn tại dưới dạng một hàng hoá
nào đó với giá trị nội tại.
▪ Ví dụ: Vàng, bạc, muối, thuốc lá.
• Tiền pháp lệnh là tiền được sử dụng theo quy
định của chính phủ.
▪ Nó không có giá trị nội tại.
▪ Ví dụ: Tiền xu, tiền giấy, tiền gửi.
29/08/2018
2
Tiền trong nền kinh tế
• Tiền mặt là tiền giấy và tiền xu nằm trong tay
công chúng.
• Tiền gửi có thể rút theo nhu cầu là số dư trong
các tài khoản mà người gửi tiền có thể rút theo
yêu cầu.
• Tổng các khoản mục này được gọi là cung tiền
hay tổng lượng tiền trong nền kinh tế.
Các thước đo cung tiền
trong nền kinh tế Mỹ
Tỷ đôla
• Tiền mặt
($580 tỷ)
• Tiền gửi rút theo nhu cầu
• Séc du lịch’
• Tiền gửi viết séc khác
($599 billion)
•Tổng M1
($1.179 billion)
• Tiền gửi tiết kiệm
• Tiền gửi định kỳ nhỏ
• Các quỹ thị trường tiền tệ
• Một số loại không
đáng kể khác
($4,276 tỷ)
0
M1
$1.179
M2
$5.455
Các thước đo cung tiền ở
khu vực đồng Euro Tiền trong nền kinh tế
• Các thước đo cung tiền khác nhau ở tính thanh
khoản.
• Tính thanh khoản
▪ Tính thanh khoản là sự dễ dàng chuyển đổi thành
phương tiện thanh toán của một tài sản nào đó trong
nền kinh tế.
▪ Tiền mặt (M0) là loại tài sản có tính thanh khoản cao
nhất.
2. Ngân hàng trung ương và hệ
thống các ngân hàng thương mại
• Bất cứ khi nào nền kinh tế còn dựa vào tiền pháp
định thì phải có một tổ chức nào đó quản lý hệ
thống này.
• Ngân hàng trung ương là một tổ chức có chức
năng giám sát hệ thống ngân hàng và quản lý
lượng tiền trong nền kinh tế.
• Quản lý cung tiền là một nhiệm vụ đặc biệt quan
trọng, bởi vì
▪ Giá cả sẽ tăng khi có quá nhiều tiền được in ra.
▪ Có sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất
nghiệp.
Một số NHTƯ trên thế giới
• Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) là ngân
hàng trung ương chung cho 19 quốc gia tham gia
vào Liên minh Tiền tệ châu Âu.
• Ngân hàng Trung ương Anh (Bank of England –
BoE) là ngân hàng trung ương lâu đời nhất trên
thế giới.
• Cục Dự trữ Liêng bang (Federal Reserve - Fed)
là ngân hàng trung ương của Mĩ.
29/08/2018
3
Một số NHTƯ trên thế giới
• Một đặc tính quan trọng của các NHTƯ ở các
nước phát triển là tính độc lập của nó.
• Mục tiêu chính của các NHTƯ này là ổn định giá
cả và giá trị của đồng nội tệ.
• Để đạt được mục tiêu này, các NHTƯ sử dụng
các công cụ khác nhau để điều tiết cung tiền/lãi
suất → Chính sách tiền tệ.
Các ngân hàng thương mại và
cung tiền
• Các ngân hàng thương mại có thể tác động đến
lượng tiền gửi, và do vậy là cung tiền trong nền
kinh tế.
Vai trò tạo tiền của hệ thống các
ngân hàng thương mại
• Cung tiền bằng với lượng tiền mặt cộng với các
khoản tiền gửi có thể rút theo yêu cầu:
MS = C + D
• Do cung tiền bao gồm cả các khoản tiền gửi có
thể rút theo yêu cầu nên hệ thống ngân hàng
đóng một vai trò quan trọng.
Một vài khái niệm cơ bản
• Dự trữ (R ): là phần tiền gửi mà ngân hàng
không cho vay.
• Đối với một ngân hàng, tài sản nợ bao gồm các
khoản tiền gửi, tài sản có bao gồm dự trữ và các
khoản cho vay.
• ngân hàng có 100% dự trữ: là hệ thống trong
đó các ngân hàng giữ toàn bộ tiền gửi nhận được
dưới dạng dự trữ.
• ngân hàng dự trữ một phần:
là hệ thống trong đó các ngân hàng giữ một phần
tiền gửi dưới dạng dự trữ.
Tình huống 1: Không có ngân hàng
Khi không có ngân hàng,
D = 0 và MS = C = $1000.
Tình huống 2: Ngân hàng với 100% dự trữ
Sau khi gửi tiền,
C = $0,
D = $1000,
MS = $1000.
• Ngân hàng với 100%
dự trữ không có tác
động gì đến quy mô
của cung tiền.
Bảng cân đối của
NGÂN HÀNG THỨ NHẤT
Tài sản có Tài sản nợ
dự trữ $1000 tiền gửi $1000
• Ban đầu C = $1000, D = $0, MS = $1000.
• Bây giờ giả sử các hộ gia đình gửi $1000 vào
“Ngân hàng thứ nhất”
29/08/2018
4
Tình huống 3: Ngân hàng dự trữ một phần
Cung tiền bây giờ là
$1800:
Người gửi tiền vẫn
có $1000 tiền gửi có
thể rút theo yêu cầu,
tuy nhiên giờ đây
người đi vay có $800
tiền mặt.
Bảng cân đối của
NGÂN HÀNG THỨ NHẤT
Tài sản có Tài sản nợ
tiền gửi $1000
• Giả sử các ngân hàng giữ 20% tiền gửi dưới dạng
dự trữ, và cho vay phần còn lại.
• Ngân hàng thứ nhất sẽ cho vay $800.
dự trữ $1000dự trữ $200
cho vay $800
Tình huống 3: Ngân hàng dự trữ một phần
Cung tiền bây giờ là
$1800:
Người gửi tiền vẫn
có $1000 tiền gửi có
thể rút theo yêu cầu,
tuy nhiên giờ đây
người đi vay có $800
tiền mặt.
Bảng cân đối của
NGÂN HÀNG THỨ NHẤT
Tài sản có Tài sản nợ
dự trữ $200
cho vay $800
tiền gửi $1000
Do vậy, trong hệ thống ngân hàng dự
trữ một phần, các ngân hàng tạo tiền.
Tình huống 3: Ngân hàng dự trữ một phần
• Tuy nhiên Ngân
hàng thứ hai sẽ
cho vay 80%
lượng tiền gửi này
• và bảng cân đối
của nó sẽ thế này:
Bảng cân đối của
NGÂN HÀNG THỨ HAI
Tài sản có Tài sản nợ
dự trữ $800
cho vay $0
tiền gửi $800
• Giả sử người đi vay gửi $800 vào Ngân hàng thứ hai.
• Ban đầu, bảng cân đối của Ngân hàng thứ hai có dạng
trữ 16
640
Tình huống 3: Ngân hàng dự trữ một phần
Bảng cân đối của
NGÂN HÀNG THỨ BA
Tài sản có Tài sản nợ
dự trữ $640
cho vay $0
tiền gửi $640
• Nếu $640 này cuối cùng lại được gửi vào Ngân hàng thứ ba,
• thì Ngân hàng thứ ba sẽ giữ 20% dự trữ, và cho vay phần còn
lại:
trữ 128
512
Tìm tổng lượng tiền:
Tiền gửi ban đầu = $1000
+ Ngân hàng thứ nhất cho vay = $ 800
+ Ngân hàng thứ hai cho vay = $ 640
+ Ngân hàng thứ ba cho vay = $ 512
+ và
Tổng cung tiền = (1/rr ) $1000
trong đó rr = tỷ lệ dự trữ trên tiền gửi
Trong ví dụ này, rr = 0,2, do vậy MS = $5000
Quá trình tạo tiền của hệ thống
ngân hàng
Hệ thống ngân hàng dự trữ một phần có
thể tạo tiền, tuy nhiên nó không tạo ra
của cải:
các khoản cho vay của ngân hàng mang
lại cho người đi vay những khoản tiền
mới và một khoản nợ mới tương ứng.
29/08/2018
5
Mô hình xác định cung tiền
(trường hợp tổng quát)
• tiền cơ sở, MB = C + R
kiểm soát bởi ngân hàng trung ương
• tỷ lệ dự trữ - tiền gửi, rr = R/D
phụ thuộc vào những quy định và chính sách của
ngân hàng
• tỷ lệ tiền mặt - tiền gửi, cr = C/D
phụ thuộc vào sự ưu thích của các hộ gia đình
Bây giờ giả sử công chúng có giữ một phần tiền mặt
(C 0).
Tìm cung tiền:
= +sM C D
+
=
C D
MB
MB
= m MB
C D
C R
+
=
+
1cr
cr rr
+
=
+
+
=
C D
m
MB
trong đó
( ) ( )
( ) ( )
C D D D
C D R D
+
=
+
Số nhân tiền
• Nếu rr 1
• Nếu tiền cơ sở thay đổi một lượng MB,
thì MS = m MB
• m được gọi là số nhân tiền.
= ,sM m MB
+
=
+
1
trong do
cr
m
cr rr
Bài tập
Giả sử các hộ gia đình quyết định giữ nhiều tiền
mặt và ít tiền gửi hơn.
1. Xác định tác động đối với cung tiền.
2. Giải thích hàm ý của kết quả.
= ,sM m MB
1cr
m
cr rr
+
=
+
trong đó
Lời giải
Tác động của sự gia tăng tỷ lệ tiền mặt - tiền gửi
cr > 0.
1. Sự gia tăng của cr làm tăng mẫu số của m theo
tỷ lệ nhiều hơn so với tử số. Do vậy m giảm,
khiến cho MS cũng giảm.
2. Nếu các hộ gia đình gửi tiền ít đi thì các ngân
hàng không thể cho vay nhiều, do vậy hệ thống
ngân hàng không có khả năng “tạo” nhiều tiền.
3. Chính sách tiền tệ
• Chính sách tiền tệ là việc điều tiết cung tiền/lãi
suất bởi các nhà hoạch định chính sách của ngân
hàng trung ương.
• Chính sách tiền tệ thường được thực hiện bởi
một ủy ban chính sách tiền tệ của NHTƯ.
• Ủy ban này họp định kỳ để xem xét hiện trạng
nền kinh tế và đưa ra quyết định.
29/08/2018
6
Ba công cụ của chính sách tiền tệ
1. Hoạt động thị trường mở
2. Dự trữ bắt buộc
3. Lãi suất chiết khấu
Hoạt động thị trường mở
• định nghĩa:
là việc mua hoặc bán trái phiếu chính phủ của
ngân hàng trung ương.
• nó hoạt động thế nào:
Nếu ngân hàng trung ương mua trái phiếu từ
công chúng,
họ thanh toán bằng những đồng tiền mới, làm
tăng MB và do vậy là MS.
Dự trữ bắt buộc
• định nghĩa:
là các quy định của NHTƯ yêu cầu các ngân
hàng giữ một tỷ lệ dự trữ/tiền gửi tối thiểu.
• nó hoạt động thế nào:
Dự trữ bắt buộc tác động đến rr và m :
Nếu NHTƯ giảm dự trữ bắt buộc thì các ngân
hàng có thể cho vay nhiều hơn và “tạo” nhiều
tiền hơn từ mỗi khoản tiền gửi.
Lãi suất chiết khấu
• định nghĩa:
là lãi suất mà các ngân hàng phải trả cho NHTƯ
khi vay tiền của họ.
• nó hoạt động thế nào:
Khi các ngân hàng vay tiền từ NHTƯ, dự trữ của
họ tăng, cho phép họ cho vay nhiều hơn và “tạo”
nhiều tiền hơn.
NHTƯ có thể tăng MB bằng cách giảm lãi suất
chiết khấu, khiến cho các ngân hàng vay nhiều
dự trữ hơn từ NHTƯ.
Công cụ nào hay được sử dụng nhất?
• Hoạt động thị trường mở:
Được sử dụng thường xuyên nhất.
• Những thay đổi về dự trữ bắt buộc:
Ít được sử dụng thường xuyên nhất.
• Thay đổi lãi suất chiết khấu:
Chủ yếu mang tính tượng trưng;
NHTƯ là “người cho vay cuối cùng”,
không thường xuyên đáp ứng nhu cầu vay
tiền của các ngân hàng.
Tại sao NHTƯ không thể kiểm soát
chính xác M
• Các hộ gia đình có thể thay đổi cr,
khiến cho m và MS thay đổi.
• Các ngân hàng thường xuyên có dự trữ dư thừa
(dự trữ lớn hơn mức dự trữ bắt buộc).
Nếu các ngân hàng thay đổi dự trữ dư thừa của
họ, thì rr, m và MS thay đổi.
= ,sM m MB
1cr
m
cr rr
+
=
+
trong đó
29/08/2018
7
4. Lý thuyết về sự ưu thích thanh khoản
(J. M. Keynes)
• Keynes phát triển lý thuyết ưu thích thanh khoản
nhằm giải thích những nhân tố tác động đến lãi
suất của nền kinh tế.
• Theo lý thuyết này, lãi suất sẽ điều chỉnh để làm
cân bằng giữa cung và cầu tiền.
Lý thuyết về sự ưu thích thanh khoản
• Cung tiền danh nghĩa là biến chính sách được
kiểm soát bởi NHTƯ.
▪ Thông qua các công cụ như hoạt động thị trường mở,
lãi suất chiết khấu, tỉ lệ dự trữ bắt buộc NHTƯ trực
tiếp kiểm soát cung tiền danh nghĩa.
▪ Cung tiền thực được xác định bởi cung tiền danh
nghĩa chia cho mức giá chung – MS/P
• Do nó được cố định bởi NHTƯ nên lượng cung
tiền không phụ thuộc vào lãi suất.
Lý thuyết về sự ưu thích thanh khoản
• Keynes cho rằng con người có 3 động cơ chính
để giữ tiền.
(1) Động cơ giao dịch: Lý do mọi người giữ tiền là
bởi vì nó là phương tiện thanh toán hàng hóa và
dịch vụ.
▪ Lượng tiền mà mọi người lựa chọn giữ phụ thuộc
vào thu nhập và giá cả của hàng hoá và dịch vụ.
Lý thuyết về sự ưu thích thanh khoản
(2) Động cơ dự phòng: Con người có nhu cầu giữ
tiền cho những khoản chi tiêu bất thường,
không dự tính được trước.
▪ Ví dụ như các khoản chi tiêu phát sinh do ốm đau, tai
nạn, thất nghiệp
▪ Động cơ này bị chi phối bởi mức thu nhập, công
việc, các điều kiện xã hội và chính trị, và thói quen
của mỗi cá nhân.
Lý thuyết về sự ưu thích thanh khoản
(3) Động cơ đầu cơ: Con người có nhu cầu giữ
tiền để khai thác lợi nhuận từ sự thay đổi giá
của trái phiếu, cổ phiếu, trên thị trường tài
chính.
▪ Động cơ này phụ thuộc vào mức lãi suất. Lãi suất
càng cao thì lượng tiền giữ phục vụ cho động cơ
đầu cơ càng thấp.
▪ Lãi suất tăng làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ
tiền.
Lý thuyết về sự ưu thích thanh khoản
• Con người lựa chọn giữ tiền thay vì các tài sản
có lợi tức cao khác bởi vì tiền có thể được sử
dụng để mua hàng hóa và dịch vụ.
• Họ chỉ giữ các tài sản có tính thanh khoản kém
hơn như trái phiếu, cổ phiếu, và bất động sản
khi nó sinh lời.
• Hàm cầu tiền danh nghĩa có thể được viết như
sau:
= ( ), ,dM L r Y P
29/08/2018
8
Cân bằng của thị trường tiền tệ
• Lãi suất sẽ điều chỉnh để cân bằng cung tiền và
cầu tiền.
• Khi lãi suất thay đổi sẽ dẫn đến tổng cầu và sản
lượng của nền kinh tế thay đổi.
Cung tiền
Cung tiền
được xác định
bởi NHTƯ:
=SM M
M
lượng tiền
r
lãi suất MS
M
Cầu tiền
Cầu tiền:
= ( ), ,DM L r Y P
M
lượng tiền
r
lãi suất SM
M
L (r,Y,P)
Cân bằng
Lãi suất điều chỉnh
để cân bằng cung
cầu về tiền:
= (r,Y,P)M L
M
lượng tiền
r
lãi suất SM
M
L (r,Y,P)
r1
NHTƯ tăng lãi suất thế nào
Để tăng r,
NHTƯ giảm M
M
lượng tiền
r
lãi suất
1
M
L (r,Y,P)
r1
r2
2
M
Tóm tắt chương
• Thuật ngữ tiền phản ánh tài sản mà mọi người
thường xuyên sử dụng để mua hàng hoá và dịch
vụ.
• Tiền có ba chức năng trong nền kinh tế: phương
tiện thanh toán, đơn vị hoạch toán, và dự trữ giá
trị.
• Tiền hàng hoá là tiền có giá trị nội tại.
• Tiền pháp định là tiền không có giá trị nội tại.
29/08/2018
9
Tóm tắt chương
• Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý hệ
thống tiền tệ ở các nước.
• Họ kiểm soát cung tiền thông qua hoạt động thị
trường mở, hoặc bằng cách thay đổi dự trữ bắt
buộc, hoặc lãi suất chiết khấu.
Tóm tắt chương
1. Ngân hàng dự trữ một phần có thể tạo tiền bởi
mỗi đồng dự trữ có thể tạo ra nhiều đồng tiền gửi.
2. Cung tiền phụ thuộc vào
▪ tiền cơ sở
▪ tỷ lệ tiền mặt - tiền gửi
▪ tỷ lệ dự trữ
3. NHTƯ có thể kiểm soát cung tiền với
▪ hoạt động thị trường mở
▪ dự trữ bắt buộc
▪ lãi suất chiết khấu
Tóm tắt chương
• Khi các ngân hàng cho vay tiền gửi huy động
được, họ làm tăng lượng tiền trong nền kinh tế.
• Do NHTƯ không thể kiểm soát được lượng tiền
mà các ngân hàng lựa chọn cho vay hoặc lượng
tiền mà các hộ gia đình lựa chọn gửi vào các
ngân hàng, nên việc kiểm soát cung tiền của
NHTƯ là không hoàn hảo.
Tóm tắt chương
• Keynes đề xuất lý thuyết về sự ưu thích thanh
khoản để giải thích các nhân tố quyết định lãi
suất.
• Theo lý thuyết này, lãi suất sẽ điều chỉnh để cân
bằng giữa cung tiền và cầu tiền.
• Bằng cách thay đổi cung tiền, NHTƯ có thể tác
động đến tổng cầu và sản lượng của nền kinh tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_kinh_te_vi_mo_1_chuong_6_tien_te_va_chinh_sach_tie.pdf