Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 12: Một số tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô - Nguyễn Việt Hùng
Tóm lược cuối bài
Ø Những người ủng hộ chính sách tiền tệ và tài khóa chủ động cho rằng nền kinh tế
luôn bất ổn và tin rằng có thể sử dụng chính sách để triệt tiêu những biến động này.
Ø Những người phản đối chính sách chủ động nhấn mạnh rằng chính sách tác động
đến nền kinh tế với độ trễ lớn và khả năng dự báo kinh tế của chúng ta là yếu kém,
cả hai điều này đều có thể dẫn đến chính sách gây bất ổn.
Ø Những người ủng hộ quy tắc chính sách tiền tệ lập luận rằng chính sách tùy nghi có
thể chịu sự yếu kém, lạm dụng quyền lực và bất nhất theo thời gian.
Ø Những người phản đối quy tắc chính sách tiền tệ lập luận rằng chính sách tùy nghi
sẽ linh hoạt hơn khi phải đối phó với những tình huống kinh tế thay đổi
Tóm lược cuối bài
Ø Những người ủng hộ mục tiêu lạm phát bằng 0 nhấn mạnh rằng lạm phát có nhiều
tác hại trong khi đem lại ít lợi ích, nếu có.
Ø Những người phản đối mục tiêu lạm phát bằng 0 cho rằng lạm phát vừa phải gây ra
rất ít tác hại đối với xã hội, trong khi đó giảm lạm phát có thể dẫn đến suy thoái.
Ø Những người ủng hộ giảm nợ chính phủ lập luận rằng nợ gây ra gánh nặng đối với
các thế hệ tương lai bằng cách tăng thuế và làm giảm thu nhập của họ.
Ø Những người phản đối giảm nợ chính phủ cho rằng nợ chỉ là một phần nhỏ của
chính sách tài khóa.
Ø Những người ủng hộ thuế khuyến khích tiết kiệm chỉ ra rằng xã hội chúng ta cản
trở tiết kiệm theo nhiều cách ví dụ như đánh thuế vào thu nhập từ vốn hay làm giảm
lợi ích của những người có tích lũy tài sản.
Ø Những người phản đối thuế khuyến khích tiết kiệm lập luận rằng nhiều đề xuất thay
đổi thuế theo hướng khuyến khích tiết kiệm lại chủ yếu làm lợi cho người giàu, và
có thể chỉ có tác động nhỏ đối với tiết kiệm tư nhân.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 12: Một số tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô - Nguyễn Việt Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9/1/2019
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Việt Hùng 1
Bài 12
MỘT SỐ TRANH LUẬN VỀ
CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Việt Hùng
Tài liệu tham khảo và Luyện tập
1. CHƯƠNG 23, Sách Giáo trình KINH TẾ HỌC, tập II
2. CHƯƠNG 12, Sách Bài tập thực hành: các Nguyên lý Kinh tế Vĩ mô
3. Chapter 36, Principles of Economics, N. Gregory Mankiw, HARVARD
UNIVERSITY, 8th Edition.
MỤC TIÊU
Ø Cung cấp một số tranh luận chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng
trong thế giới thực
Ø Giúp sinh viên hiểu được những điểm mạnh và yếu của mỗi đề
xuất thay đổi chính sách
1
2
3
9/1/2019
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Việt Hùng 2
Nội dung
1. Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ và tài khóa có nên cố
gắng bình ổn nền kinh tế?
2. Chính sách tiền tệ nên theo quy tắc hay tùy nghi?
3. Ngân hàng trung ương có nên đặt mục tiêu lạm phát bằng 0?
4. Chính phủ có nên theo đuổi cân bằng ngân sách?
5. Luật thuế có nên được cải cách để khuyến khích tiết kiệm?
1. Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ và tài khóa có
nên cố gắng bình ổn nền kinh tế?
u Ủng hộ:
o Nền kinh tế luôn không ổn định, nếu để mặc nó sẽ biến động mạnh.
o Chính sách có thể điều tiết tổng cầu nhằm triệt tiêu những bất ổn và làm giảm hậu
quả nghiêm trọng của biến động kinh tế
o Không có lý do gì để xã hội phải gánh chịu sự phát triển quá nóng và đổ vỡ của chu
kỳ kinh tế.
o Chính sách tiền tệ và tài khóa có thể ổn định tổng cầu, và do vậy là sản xuất và việc
làm
1. Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ và tài khóa có nên
cố gắng bình ổn nền kinh tế?
u Phản đối:
o Chính sách tiền tệ có độ trễ rất dài và khó dự đoán. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng
những thay đổi của CSTT có rất ít tác động đến tổng cầu trong vòng 6 tháng kể từ
khi chính sách được thực hiện.
o Chính sách tài khóa cũng có độ trễ bởi vì tiến trình chính trị liên quan đến việc thay
đổi chi tiêu và thuế kéo dài. Có thể mất vài năm để đề xuất, thông qua, và thực hiện
những thay đổi lớn về chính sách tài khóa
o Các nhà hoạch định chính sách thỉnh thoảng vô ý làm trầm trọng hơn thay vì giảm
thiểu những biến động kinh tế
o Sẽ là tuyệt vời nếu các nhà hoạch định chính sách có thể loại bỏ được những biến
động kinh tế, tuy nhiên đây không phải là một mục tiêu khả thi.
4
5
6
9/1/2019
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Việt Hùng 3
2. Chính sách tiền tệ nên theo quy tắc hay tùy nghi?
u Ủng hộ theo quy tắc:
o Chính sách tiền tệ tùy nghi có thể chịu sự yếu kém và lạm dụng quyền lực.
o Nếu NHTW liên minh với các nhà chính trị, CSTT tùy nghi có thể dẫn đến những
biến động kinh tế liên quan đến chu kỳ chính trị.
o Có thể có khoảng cách giữa những gì các nhà hoạch định chính sách nói và những
gì họ thực tế làm (tính bất nhất theo thời gian). Do các nhà hoạch định chính sách
thỉnh thoảng bất nhất theo thời gian nên mọi người sẽ hoài nghi với thông báo của
họ về dự định cắt giảm lạm phát.
u Phản đối theo quy tắc (ủng hộ thực hiện CSTT tùy nghi):
o Một trong những lợi thế quan trọng của CSTT tùy nghi đó là tính linh hoạt của nó.
o Những chính sách thiếu linh hoạt sẽ hạn chế khả năng của các nhà hoạch định
chính sách khi phải đối phó với những tình huống kinh tế thay đổi.
o Những vấn đề được cho là phát sinh với sự tùy nghi và lạm dụng quyền lực mang
tính lý thuyết là chính.
o Tương tự như vậy, chu kỳ kinh tế chính trị là không rõ ràng
2. Chính sách tiền tệ nên theo quy tắc hay tùy nghi?
3. NHTW có nên đặt mục tiêu lạm phát bằng 0?
u Ủng hộ:
o Lạm phát không đem lại lợi ích gì cho xã hội mà gây ra nhiều tác hại
(Chi phí giầy da, Chi phí thực đơn, Biến động của giá cả tương đối, Những thay đổi
không dự kiến được về nghĩa vụ thuế, Rắc rối và bất tiện, Phân phối lại của cải một
cách tùy tiện).
o Cắt giảm lạm phát là một chính sách với những chi phí tạm thời nhưng đem lại lợi
ích lâu dài.
o Một khi suy thoái cần có để cắt giảm phát qua đi, chúng ta sẽ được hưởng những lợi
ích của tỷ lệ lạm phát bằng 0 mang lại.
7
8
9
9/1/2019
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Việt Hùng 4
3. NHTW có nên đặt mục tiêu lạm phát bằng 0?
u Phản đối:
o Tỷ lệ lạm phát bằng 0 có lẽ là một mục tiêu không khả thi, để đạt được điều đó cần tốn
nhiều chi phí liên quan đến sản lượng, việc làm và các chi phí xã hội khác.
o Các nhà hoạch định chính sách có thể làm giảm nhiều tác hại của lạm phát mà không
cần thực sự phải giảm lạm phát.
4. Chính phủ có nên theo đuổi cân bằng ngân sách?
u Ủng hộ:
o Thâm hụt ngân sách gây ra gánh nặng không công bằng đối với thế hệ tương lai bởi
nó làm tăng thuế và làm giảm thu nhập của họ.
o Khi nợ và lãi đến hạn, những người nộp thuế trong tương lai sẽ phải đối mặt với sự
lựa chọn khó khăn: Họ có thể nộp thuế cao hơn, hưởng thụ chi tiêu chính phủ ít hơn,
hoặc đồng thời cả hai.
o Bằng cách chuyển dịch chi phí của những lợi ích hiện tại sang các thế hệ tương lai,
thâm hụt ngân sách đã gây bất lợi cho những người nộp thuế tương lai.
o Thâm hụt ngân sách làm giảm tiết kiệm quốc gia, dẫn tới hạn chế việc tích lũy vốn,
và làm giảm năng suất và tăng trưởng.
4. Chính phủ có nên theo đuổi cân bằng ngân sách?
u Phản đối:
o Vấn đề liên quan đến thâm hụt ngân sách thường bị thổi phồng.
o Việc chuyển giao nợ sang thế hệ tương lai có thể là công bằng bởi vì một số khoản
chi tiêu chính phủ sẽ đem lại lợi ích trong tương lai.
o Nợ chính phủ có thể tiếp tục tăng bởi vì tăng trưởng dân số và tiến bộ công nghệ sẽ
làm tăng khả năng trả nợ lãi của quốc gia.
10
11
12
9/1/2019
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Việt Hùng 5
5. Luật thuế có nên được cải cách để khuyến khích tiết kiệm?
u Ủng hộ:
o Tỷ lệ tiết kiệm của một quốc gia là nhân tố quyết định chính đối với sự thịnh vượng
kinh tế của nó trong dài hạn.
o Khả năng sản xuất của một quốc gia được quyết định phần lớn bởi mức tiết kiệm và
đầu tư của nó cho tương lai.
o Khi tỷ lệ tiết kiệm cao, nhiều nguồn lực sẽ được dành để đầu tư những nhà máy và
thiết bị mới.
5. Luật thuế có nên được cải cách để khuyến khích tiết kiệm?
u Ủng hộ:
o Luật thuế không nên hạn chế tiết kiệm, ví dụ như đánh thuế cao vào thu nhập từ vốn
hay giảm lợi ích của những người có tích lũy tài sản. Hậu quả của thuế thu nhập từ vốn
cao là tiết kiệm giảm, tích lũy vốn giảm, giảm năng suất lao động, và làm giảm tăng
trưởng kinh tế.
o Một trong những cải cách được ủng hộ bởi nhiều nhà kinh tế đó là áp dụng thuế tiêu
dùng. Với thuế tiêu dùng, hộ gia đình sẽ nộp thuế dựa trên chi tiêu của họ, chứ không
dựa trên những gì họ kiếm được.
o Phần thu nhập được tiết kiệm được miễn thuế cho tới khi nó được rút ra để chi tiêu cho
hàng hóa tiêu dùng.
5. Luật thuế có nên được cải cách để khuyến khích tiết kiệm?
u Phản đối:
o Nhiều thay đổi của luật thuế theo hướng khuyến khích tiết kiệm lại chủ yếu làm lợi cho
người giàu.
o Những hộ gia đình có thu nhập cao có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn so với những hộ gia đình
có thu nhập thấp.
o Bất kỳ thay đổi thuế nào làm lợi cho người tiết kiệm cũng sẽ làm lợi cho người có thu
nhập cao.
o Giảm gánh nặng thuế đối với người giàu sẽ dẫn đến một xã hội kém bình đẳng hơn.
o Điều này cũng sẽ buộc chính phủ phải tăng gánh nặng thuế đối với người nghèo.
o Tăng tiết kiệm chính phủ bằng cách loại bỏ thâm hụt ngân sách là một cách làm trực
tiếp và công bằng hơn để tăng tiết kiệm quốc gia.
13
14
15
9/1/2019
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Việt Hùng 6
Tóm lược cuối bài
Ø Những người ủng hộ chính sách tiền tệ và tài khóa chủ động cho rằng nền kinh tế
luôn bất ổn và tin rằng có thể sử dụng chính sách để triệt tiêu những biến động này.
Ø Những người phản đối chính sách chủ động nhấn mạnh rằng chính sách tác động
đến nền kinh tế với độ trễ lớn và khả năng dự báo kinh tế của chúng ta là yếu kém,
cả hai điều này đều có thể dẫn đến chính sách gây bất ổn.
Ø Những người ủng hộ quy tắc chính sách tiền tệ lập luận rằng chính sách tùy nghi có
thể chịu sự yếu kém, lạm dụng quyền lực và bất nhất theo thời gian.
Ø Những người phản đối quy tắc chính sách tiền tệ lập luận rằng chính sách tùy nghi
sẽ linh hoạt hơn khi phải đối phó với những tình huống kinh tế thay đổi
Tóm lược cuối bài
Ø Những người ủng hộ mục tiêu lạm phát bằng 0 nhấn mạnh rằng lạm phát có nhiều
tác hại trong khi đem lại ít lợi ích, nếu có.
Ø Những người phản đối mục tiêu lạm phát bằng 0 cho rằng lạm phát vừa phải gây ra
rất ít tác hại đối với xã hội, trong khi đó giảm lạm phát có thể dẫn đến suy thoái.
Ø Những người ủng hộ giảm nợ chính phủ lập luận rằng nợ gây ra gánh nặng đối với
các thế hệ tương lai bằng cách tăng thuế và làm giảm thu nhập của họ.
Ø Những người phản đối giảm nợ chính phủ cho rằng nợ chỉ là một phần nhỏ của
chính sách tài khóa.
Ø Những người ủng hộ thuế khuyến khích tiết kiệm chỉ ra rằng xã hội chúng ta cản
trở tiết kiệm theo nhiều cách ví dụ như đánh thuế vào thu nhập từ vốn hay làm giảm
lợi ích của những người có tích lũy tài sản.
Ø Những người phản đối thuế khuyến khích tiết kiệm lập luận rằng nhiều đề xuất thay
đổi thuế theo hướng khuyến khích tiết kiệm lại chủ yếu làm lợi cho người giàu, và
có thể chỉ có tác động nhỏ đối với tiết kiệm tư nhân.
16
17
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_kinh_te_vi_mo_bai_12_mot_so_tranh_luan_ve_chinh_sa.pdf