Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ - Phạm Xuân Trường

4.5.3. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (tiếp theo) 36 Hạn chế của chính sách tiền tệ: • Độ trễ:  Độ trễ trong là thời gian hoạch định chính sách;  Độ trễ ngoài là thời gian chính sách phát huy hiệu quả trong thực tiễn;  Chính sách tiền tệ có độ trễ trong ngắn, độ trễ ngoài dài hơn so với chính sách tài khóa. • Có khả năng mất tác dụng trong trường hợp bẫy thanh khoản (trường hợp lãi suất vốn dĩ đã rất thấp gần 0%). Lúc này mở rộng cung tiền không tác động nhiều đến đầu tư trong nước. 4.5.4. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 37 • Giai đoạn 1986 – 1995: Ngân hàng Nhà nước hướng tới việc đưa tỷ giá công bố về bằng với tỷ giá trên thị trường, thực hiện chế độ lãi suất thực dương và ổn định hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng. • Giai đoạn 1996 – 2006: Do đây là thời gian khủng hoảng trì trệ kéo dài, đặc biệt giai đoạn 1999 – 2001 nền kinh tế rơi vào giảm phát nên Ngân hàng Nhà nước ưu tiên thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng kích thích nền kinh tế. • Giai đoạn 2007 – 2015:  Ngân hàng Nhà nước sử dụng linh hoạt chính sách tiền tệ, chuyển từ thắt chặt năm 2008 sang nới lỏng 2009; sau đó chuyển từ nới lỏng sang chặt chẽ, thận trọng từ tháng 2/2011; từ thận trọng, chặt chẽ sang chủ động, linh hoạt trong năm 2014.  Định hướng điều hành chính sách tiền tệ năm 2014 được điều chỉnh có dấu hiệu nới lỏng hơn so với năm trước thông qua các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán lớn hơn hẳn so với năm 2013 khoảng 2%. Định hướng này là phù hợp với giai đoạn tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay.

pdf39 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ - Phạm Xuân Trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ThS. Phạm Xuân Trường Giảng viên trường Đại học Ngoại thương 1 MỤC TIÊU BÀI HỌC 2 Phân tích được vai trò và chức năng của tiền tệ. Trình bày được cách xác định cung tiền, cầu tiền và trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ. Phân tích được bản chất, nội dung và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ. 01 02 03 4.1 4.2 4.3 4.5 4.4 3 Tiền tệ và các chức năng của tiền tệ Cung tiền và quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại Thị trường tiền tệ Cầu tiền Chính sách tiền tệ NỘI DUNG BÀI HỌC 4Khái niệm tiền tệ Các chức năng của tiền tệ Phân loại tiền 4.1.1 4.1.2 4.1.3 4.1. TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 4.1.1. KHÁI NIỆM TIỀN TỆ 5 • Tiền được định nghĩa là bất cứ vật gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để đổi lấy hàng hóa hay dịch vụ hoặc sử dụng trong việc trả các món nợ. • Lịch sử phát triển của tiền: Hóa tệ (tiền tệ hàng hóa): Phi kim đến kim loại (vàng, bạc) Tiền giấy: đổi được ra vàng đến không đổi được ra vàng (tiền pháp định) Tiền tín dụng (séc) Tiền điện tử 4.1.2. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 6 • Chức năng trao đổi; • Chức năng cất trữ có giá trị; • Chức năng thước đo giá trị/hạch toán. Bất kỳ vật gì mà có thể thực hiện được 3 chức năng nêu trên đều có thể coi là tiền. 4.1.3. PHÂN LOẠI TIỀN 7 Người ta chia tiền thành M0, M1, M2 dựa trên tính/khả năng thanh khoản (liquidity) của các thành phần tạo nên chúng. Tính/khả năng thanh khoản của một tài sản đề cập đến mức độ dễ dàng hoán đổi tài sản đó thành phương tiện trao đổi trong mua bán, trả nợ (tiền). • M0 hay C: Tiền giấy (paper bill) và tiền xu (coin) đang lưu hành; • M1: Bao gồm M0 và các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn có thể rút theo yêu cầu (demand deposit); • M2: Bao gồm M1 và các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn (time deposit). (Ở các nước phát triển còn có M3: Bao gồm M2 và các loại giấy tờ có giá khác như: Cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, thương phiếu...). 8Hệ thống Ngân hàng Thương mại Quá trình tạo tiền của hệ thống Ngân hàng Thương mại Cung tiền và các yếu tổ tác động đến mức cung tiền Số nhân tiền tệ và ý nghĩa của việc phân tích số nhân tiền 4.2.1 4.2.2 4.2.3 4.2.4 4.2. CUNG TIỀN VÀ QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4.2.1. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9 • Ngân hàng Thương mại là một loại hình trung gian tài chính thực hiện các nghiệp vụ sau đây:  Nhận tiền gửi và cho vay (cho vay tiêu dùng, cho vay thương mại, cho vay sản xuất, cho vay đầu tư);  Cung cấp các dịch vụ và phương tiện thanh toán;  Buôn bán, trao đổi ngoại tệ. • Hoạt động của Ngân hàng Thương mại nhằm mục đích kinh doanh hàng hóa đặc biệt đó là "vốn – tiền", lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận. 4.2.2. QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10 Các Ngân hàng Thương mại hoạt động theo nguyên tắc dự trữ một phần (khách hàng gửi tiền và ngân hàng phải dự trữ một phần số tiền đấy), từ đó quá trình tạo tiền xuất hiện. Ví dụ: Giả sử Ngân hàng Trung ương in thêm 1000 đồng tiền mới và đưa vào trong lưu thông, giả định rằng ngân hàng dự trữ 10% số tiền gửi và người dân không giữ tiền mặt mà gửi hết vào ngân hàng. 4.2.2. QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (tiếp theo) 11 Ngân hàng thứ nhất Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ: 100 Cho vay: 900 Tiền gửi: 100 Ngân hàng thứ hai Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ: 90 Cho vay: 810 Tiền gửi: 900 Quá trình tiếp diễn đến ngân hàng thứ n. Tổng lượng tiền trong nền kinh tế = 10000 so với số tiền mới ban đầu là 1000. Số tiền gửi ban đầu 1000 (tiền mặt) Số “tiền” ngân hàng 1 phát hành ra 1000 (sổ tiết kiệm, séc,) Số “tiền” ngân hàng 2 phát hành ra 900 (sổ tiết kiệm, séc,) Số “tiền” ngân hàng 3 phát hành ra 810 (sổ tiết kiệm, séc,) Tổng số tiền tăng thêm 10000 (tiền mặt, sổ tiết kiệm, séc,) 4.2.3. CUNG TIỀN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC CUNG TIỀN 12 • Thông qua hiện tượng tạo tiền của hệ thống Ngân hàng Thương mại → từ số tiền ban đầu được Ngân hàng Trung ương in ra đưa vào lưu thông, tổng lượng tiền trong nền kinh tế sẽ tăng lên nhiều hơn thế → hiện tượng khuếch đại. • Số nhân tiền (mM) cho biết khi Ngân hàng Trung ương in thêm 1 đơn vị tiền tệ thì lượng cung tiền trong nền kinh tế tăng thêm bao nhiêu đơn vị (mM > 1). • Cung tiền (MS) là toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế. Cung tiền được xác định bởi lượng tiền M1 hoặc M2 tùy thuộc vào chính sách tiền tệ của một quốc gia, thường bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán chuyển đổi cao nhất: MS = Cu + D Trong đó: Cu là lượng tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng, D là giá trị của các khoản tiền gửi trong ngân hàng. 4.2.3. CUNG TIỀN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC CUNG TIỀN (tiếp theo) 13 • Cơ sở tiền tệ (lượng tiền mạnh) (B) là lượng tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành biểu hiện dưới dạng tiền mặt lưu hành và tiền mặt dự trữ tại ngân hàng: B = Cu + R Trong đó: R là lượng tiền mặt dự trữ của hệ thống Ngân hàng (B chính là M0). • Xét mối quan hệ giữa MS và B →  Đặt Cu/D = cr tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi;  R/D = rr tỷ lệ dự trữ thực tế của các Ngân hàng Thương Mại.    Cu D MS D D Cu RB D D    MS Cu D B Cu R    MS cr 1 B cr rr 4.2.3. CUNG TIỀN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC CUNG TIỀN (tiếp theo) 14 Tỷ số MS/B thể hiện khả năng tạo tiền của các Ngân hàng Thương mại = số nhân tiền: Cụ thể: Trong đó: err là tỷ lệ dự trữ dôi ra của các ngân hàng; rrr là tỷ lệ dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Trung ương quy định. Nhận xét: MS tỷ lệ thuận với B. MS tỷ lệ nghịch với rr (rrr) và cr.  M MS m B    M cr 1 m cr rr       M cr 1 MS B m B cr rr          cr 1 cr 1 MS B B cr rr cr (err rrr) 4.2.3. CUNG TIỀN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC CUNG TIỀN (tiếp theo) 15 • Tỉ lệ cr phụ thuộc:  Thói quen thanh toán ưa tiền mặt của công chúng.  Khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt và khả năng thanh toán của các Ngân hàng Thương mại. • Tỉ lệ err phụ thuộc: Đánh giá về rủi ro tín dụng của từng ngân hàng. 4.2.3. CUNG TIỀN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC CUNG TIỀN (tiếp theo) 16 Ngân hàng Trung ương không kiểm soát thực sự hoàn tòan cung tiền (MS) do không kiểm soát được hai biến cr và err. 4.2.4. SỐ NHÂN TIỀN VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH SỐ NHÂN TIỀN 17 • Số nhân tiền (mM) cho biết khi Ngân hàng Trung ương in thêm 1 đơn vị tiền tệ thì lượng cung tiền trong nền kinh tế tăng thêm bao nhiêu đơn vị (mM > 1); • Phân tích số nhân tiền giúp chúng ta nhận biết được mức độ hoạt động của các Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế, đồng thời là khả năng tác động tới sản lượng của chính sách tiền tệ. BÀI TẬP VỀ MÔ HÌNH CUNG TIỀN 18 Bài 4.1: Cho trước một số dữ kiện trong mô hình cung tiền, tìm số liệu còn thiếu: a. Cho các dữ liệu sau cr = 20%, rr = 10%, MS = 2000. Tìm B? b. Cho các dữ liệu sau rr = 15%, MS = 3000, B = 500. Tìm cr? c. Cho các dữ liệu sau cr/rr = 4, MS = 2000, B = 200. Tìm cr, rr? d. Cho các dữ liệu sau cr + rr = 40%, MS = 1500, B = 500. Tìm cr, rr? e. Một người gửi 200 đồng tiền mặt vào ngân hàng, biết cr = 20%, rr = 20%. Số lượng tiền mới tăng thêm? f. Ngân hàng Nhà nước in thêm 1000 tiền mới, cr = 0%, rr = 10%. Số lượng tiền mới tăng thêm? BÀI TẬP VỀ MÔ HÌNH CUNG TIỀN (tiếp theo) 19 Bài 4.1. Lời giải: a. b.           M M cr 1 1 0,2 m 4 cr rr 0,2 0,1 MS 2000 MS B 500 m             M 3000 m 6 500 cr 1 cr 1 6 cr rr cr 0,15 6cr 0,9 cr 1 cr 0,02 20 Phân biệt các loại tài sản tài chính Cầu tiền và các yếu tố tác động đến cầu tiền 4.3.1 4.3.2 4.3. CẦU TIỀN 4.3.1. PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TÀI SẢN TÀI CHÍNH 21 • Tài sản giao dịch: Tài sản này không tạo ra thu nhập nhưng được dùng để thanh toán khi mua hàng hóa và dịch vụ • Tài sản tài chính tạo ra thu nhập (tín phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm), không thể dùng trực tiếp để mua hàng hóa. • Tài sản giao dịch gọi là tiền và tài sản khác tạo ra thu nhập gọi chung là trái phiếu. 4.3.2. CẦU TIỀN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẦU TIỀN 22 Cầu tiền là số lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên cho các nhu cầu của công chúng và doanh nghiệp: • Cầu tiền thực tế = Cầu tiền danh nghĩa/Mức giá cả chung. • Cầu tiền thực tế tỷ lệ nghịch với lãi suất danh nghĩa vì lãi suất danh nghĩa được coi là chi phí cơ hội của việc giữ tiền:  Lãi suất tăng thì cầu tiền giảm;  Lãi suất giảm thì cầu tiền tăng. Trong đó: MD là cầu tiền thực tế, Y là thu nhập thực tế r là lãi suất thực tế; k và h lần lượt là hệ số đo lường mức độ nhạy cảm của cầu tiền với thu nhập và lãi suất. MD Lượng tiền 5% 5 tỷ 10% 10 tỷ MD k Y h r    4.3.2. CẦU TIỀN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẦU TIỀN (tiếp theo) 23 Các yếu tố ngoài lãi suất tác động đến cầu tiền thực tế: • Thu nhập quốc dân: Cùng chiều. • Mức độ rủi ro trong kinh doanh/thị trường tài chính: Cùng chiều. • Mức độ hiện đại của phương tiện thanh toán: Ngược chiều. 24 Trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ Sự thay đổi trạng thái cân bằng 4.4.1 4.4.2 4.4. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 4.4.1. TRẠNG THÁI CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 25 Đường cung tiền: • Giả định mức cung tiền thực tế: là do Ngân hàng Trung ương quyết định, không phụ thuộc vào lãi suất; • Mức cung tiền sẽ không đổi khi lãi suất thay đổi, đường cung tiền sẽ là đường thẳng đứng, song song với trục tung; • Cung tiền thực tế sẽ bằng cung tiền danh nghĩa chia cho mức giá MSr = MS/P). MS/P Lượng tiền i 4.4.1. TRẠNG THÁI CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ (tiếp theo) 26 • Thị trường tiền tệ đạt cân bằng tại giao điểm của MS/P với MDr: MS/P = k × Y – h × r • Giống như các thị trường khác khi MSr và MDr thay đổi thì lãi suất cân bằng và lượng tiền thực tế cân bằng cũng sẽ thay đổi. i MDr M/P Lượng tiền i0 i2 M0 i1 M1M2 MS/P 4.4.2. SỰ THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG 27 • Sự thay đổi của MS (xảy ra khi Ngân hàng Trung ương thực hiện các công cụ: nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu); • Sự thay đổi của P. • Sự thay đổi của thu nhập thực tế; • Mức độ rủi ro của thị trường tài chính; • Mức độ hiện đại của phương thức thanh toán. Các yếu tố tác động đến MSr Các yếu tố tác động đến MDr 4.4.2. SỰ THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG (tiếp theo) 28 Cân bằng trên thị trường tiền tệ thay đổi khi cung hoặc cầu tiền thay đổi. Ví dụ: Khi thu nhập tăng lên → cầu tiền tăng → đường cầu tiền dịch sang phải → lãi suất cân bằng tăng. Lượng tiền MS/Pi i’ i MDr MD’r 29 Ngân hàng Trung ương Mục tiêu và công cụ của chính sách tiền tệ Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ ở Việt Nam 4.5.1 4.5.2 4.5.3 4.5.4 4.5. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 4.5.1. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG (NHTW) 30 • Khái niệm: Ngân hàng Trung ương là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực tiếp thuộc Chính phủ; thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của Chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. • Chức năng của Ngân hàng Trung ương:  Chức năng của Ngân hàng Quốc gia: Ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các ngân hàng (mở tài khoản tiền gửi cho các Ngân hàng Thương mại, cấp tín dụng cho các Ngân hàng Thương mại, trung tâm thanh toán bù trừ), ngân hàng của Chính phủ (mở tài khoản cho kho bạc, quản lý dự trữ quốc gia, cấp tín dụng cho Chính phủ, làm đại diện cho chính phủ).  Chức năng quản lý vĩ mô về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng: Xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, thanh tra giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng (đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng, bảo vệ khách hàng). 4.5.2. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 31 • Khái niệm: Chính sách tiền tệ là việc Ngân hàng Trung ương điều chỉnh tiền tệ thông qua mức cung tiền và lãi suất để tác động đến đầu tư tư nhân làm thay đổi tổng cầu, tác động đến sản lượng, giá cả và công ăn việc làm trong nền kinh tế. • Mục tiêu của chính sách tiền tệ: nhằm làm tăng sản lượng, ổn định giá cả và tạo nhiều công ăn việc làm trong nền kinh tế quốc dân; ổn định hệ thống tiền tệ trong nền kinh tế. 4.5.2. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (tiếp theo) 32 Công cụ của chính sách tiền tệ: • Nghiệp vụ thị trường mở:  Ngân hàng Trung ương mua trái phiếu chính phủ → tăng cung tiền.  Ngân hàng Trung ương bán trái phiếu chính phủ → giảm cung tiền. • Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rrr):  Ngân hàng Trung ương tăng rrr → giảm cung tiền.  Ngân hàng Trung ương giảm rrr → tăng cung tiền. • Lãi suất (tái) chiết khấu (lãi suất Ngân hàng Trung ương tính cho các khoản vay của Ngân hàng Thương mại):  Lãi suất chiết khấu tăng → giảm cung tiền.  Lãi suất chiết khấu giảm → tăng cung tiền. 4.5.2. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (tiếp theo) 33 Công cụ của chính sách tiền tệ Theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ. 4.5.3. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 34 Chính sách tiền tệ mở rộng: • Ngân hàng Trung ương tăng cung tiền (MS0→MS1) làm giảm lãi suất (i0→i1)→ tăng đầu tư I (ngoài ra còn làm tăng C, NX) → dịch chuyển AD sang bên phải → sản lượng cân bằng tăng (Y0→Y1). • Sử dụng khi nền kinh tế rơi vào suy thoái. MS0/P MS1/P I I0 i1 MDr Lượng tiền P AS AD1 AD0 Y0 Y1 Y 4.5.3. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (tiếp theo) 35 Chính sách tiền tệ thắt chặt: • Ngân hàng Trung ương giảm cung tiền (MS0→ MS1) làm tăng lãi suất (i0→ i1)→ giảm đầu tư I (ngoài ra còn làm giảm C, NX) → dịch chuyển AD sang bên trái → mức giá cả chung giảm (P0 → P1). • Sử dụng khi nền kinh tế rơi vào lạm phát cao. MS1/P MS0/P i i1 i0 MDr Lượng tiền P P0 P1 AS AD0 AD1 Y 4.5.3. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (tiếp theo) 36 Hạn chế của chính sách tiền tệ: • Độ trễ:  Độ trễ trong là thời gian hoạch định chính sách;  Độ trễ ngoài là thời gian chính sách phát huy hiệu quả trong thực tiễn;  Chính sách tiền tệ có độ trễ trong ngắn, độ trễ ngoài dài hơn so với chính sách tài khóa. • Có khả năng mất tác dụng trong trường hợp bẫy thanh khoản (trường hợp lãi suất vốn dĩ đã rất thấp gần 0%). Lúc này mở rộng cung tiền không tác động nhiều đến đầu tư trong nước. 4.5.4. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 37 • Giai đoạn 1986 – 1995: Ngân hàng Nhà nước hướng tới việc đưa tỷ giá công bố về bằng với tỷ giá trên thị trường, thực hiện chế độ lãi suất thực dương và ổn định hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng. • Giai đoạn 1996 – 2006: Do đây là thời gian khủng hoảng trì trệ kéo dài, đặc biệt giai đoạn 1999 – 2001 nền kinh tế rơi vào giảm phát nên Ngân hàng Nhà nước ưu tiên thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng kích thích nền kinh tế. • Giai đoạn 2007 – 2015:  Ngân hàng Nhà nước sử dụng linh hoạt chính sách tiền tệ, chuyển từ thắt chặt năm 2008 sang nới lỏng 2009; sau đó chuyển từ nới lỏng sang chặt chẽ, thận trọng từ tháng 2/2011; từ thận trọng, chặt chẽ sang chủ động, linh hoạt trong năm 2014.  Định hướng điều hành chính sách tiền tệ năm 2014 được điều chỉnh có dấu hiệu nới lỏng hơn so với năm trước thông qua các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán lớn hơn hẳn so với năm 2013 khoảng 2%. Định hướng này là phù hợp với giai đoạn tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay. GIẢI BÀI 4.1 (PHẦN C,D,E,F) 38 Số lượng tiền mới tăng thêm = 600 – 200 = 400 f) cr = 0; rr = 0,1 suy ra (đây cũng chính là lượng tiền mới tăng thêm) M 2000 cr 1 c) m 10 hay 10 200 cr rr cr 4 rr       cr 1 4rr 1 1 4 210 4rr 1 50rr rr ; cr cr rr 5rr 46 46 23             Vì nên M M M 1500 cr 1 d) m 3 hay 3 500 cr rr Thay cr rr 0,4 1 cr 1,2 cr 0,2 rr e) cr 0,2 ; rr 0,2 m 3 MS B m 200 3 600                        M M m 10; MS B m 1000 10 10000      39 TỔNG KẾT CUỐI BÀI • Tiền tệ và các chức năng của tiền tệ. • Cung tiền và quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại. • Cầu tiền. • Thị trường tiền tệ. • Chính sách tiền tệ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_vi_mo_bai_4_tien_te_va_chinh_sach_tien_te.pdf