Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 7, Phần 2: Tiền tệ và lạm phát - Nguyễn Việt Hùng

Tác hại của lạm phát: Rắc rối và bất tiện u Khi NHTƯ tăng cung tiền và gây ra lạm phát, nó bào mòn giá trị thực của đơn vị hạch toán. u Lạm phát khiến cho đồng tiền có giá trị thực khác nhau ở các thời điểm khác nhau. Do vậy, khi giá cả tăng, sẽ khó so sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận thực theo thời gian hơn Tác hại của lạm phát: Tuỳ tiện tái phân phối của cải u Lạm phát không dự kiến tái phân phối của cải trong công chúng theo hướng không có lợi và cũng không cần thiết. u Sự tái phân phối này xảy ra bởi vì nhiều khoản vay trong nền kinh tế được tính theo đơn vị hạch toán—tiền u Khi lạm phát thực tế lớn hơn lạm phát dự kiến, người đi vay được lợi còn người cho vay bị thiệt.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 7, Phần 2: Tiền tệ và lạm phát - Nguyễn Việt Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2/10/2019 Giảng viên PGS.TS Nguyễn Việt Hùng 1 Bài 7 TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Việt Hùng Tài liệu tham khảo và Luyện tập Chapter 30, Principles of Economics, N. Gregory Mankiw, HARVARD UNIVERSITY, 8th Edition. Những nội dung chính u Lý thuyết cổ điển về lạm phát u Những tác hại của lạm phát 2/10/2019 Giảng viên PGS.TS Nguyễn Việt Hùng 2 Mục tiêu của chương u Tìm hiểu mối quan hệ giữa tiền tệ và lạm phát. u Giúp sinh viên hiểu được thế nào là thuế lạm phát. u Xem xét những tác hại của lạm phát trong nền kinh tế. 1. Lý thuyết cổ điển về lạm phát u Lạm phát (inflation) là sự gia tăng của mức giá chung. u Lạm phát phi mã (galloping inflation) và siêu lạm phát (hyperinflation) là khi tỷ lệ lạm phát đặc biệt cao. u Thiểu phát (disinflation) thể hiện tốc độ tăng giá giảm dần theo thời gian. u Giảm phát (deflation) phản ánh sự giảm sút của mức giá chung. u Lạm phát là một hiện tượng phổ biến của nền kinh tế liên quan đến giá trị của phương tiện thanh toán. u Khi mức giá chung tăng, giá trị của tiền giảm. u Lý thuyết số lượng tiền tệ được sử dụng để giải thích những nhân tố quyết định mức giá và tỷ lệ lạm phát trong dài hạn. 1. Lý thuyết cổ điển về lạm phát u Tính trung lập của tiền trong dài hạn: Các biến kinh tế thực không bị thay đổi khi cung tiền thay đổi u Theo sự phân đôi cổ điển thì các nhân tố ảnh hưởng tới các biến danh nghĩa và thực tế là khác nhau. u Tốc độ chu chuyển của tiền dùng để chỉ số lần mà một đồng tiền được sử dụng trong một năm để mua hàng hóa và dịch vụ. V = (P.Y)/M Trong đó: V = tốc độ chu chuyển của tiền P = mức giá Y = sản lượng M = khối lượng tiền 2/10/2019 Giảng viên PGS.TS Nguyễn Việt Hùng 3 1. Lý thuyết cổ điển về lạm phát Tốc độ chu chuyển của tiền và phương trình số lượng: M.V = P.Y Theo phương trình số lượng tiền thì M tăng sẽ được phản ánh trong 1 trong 3 biến số sau: o Mức giá sẽ tăng o Sản lượng tăng o Tốc độ chu chuyển của tiền giảm 1. Lý thuyết cổ điển về lạm phát Tốc độ chu chuyển của tiền và phương trình số lượng: M.V = P.Y %∆M + %∆V = %∆P + %∆Y u V tương đối ổn định u NHTW thay đổi M, do Tiền tệ có tính trung lập, M thay đổi nhưng Y không đổi. %∆M = %∆P 2. Tác hại của lạm phát: Chi phí giầy da u Chi phí giầy da là các nguồn lực bị lãng phí khi lạm phát khiến cho nhiều người giảm lượng tiền nắm giữ. u Lạm phát làm giảm giá trị thực của tiền, do vậy mọi người có động cơ tối thiểu hoá lượng tiền mặt mà họ nắm giữ. u Mọi người phải đến ngân hàng thường xuyên hơn để rút tiền từ những tài khoản có lãi suất. Việc đến ngân hàng thường xuyên hơn cũng làm giảm thời gian dành cho các hoạt động sản xuất u Chi phí của việc giảm lượng tiền nắm giữ đó là thời gian và sự tiện lợi mà bạn phải từ bỏ khi giữ ít tiền mặt hơn. 2/10/2019 Giảng viên PGS.TS Nguyễn Việt Hùng 4 2. Tác hại của lạm phát: Chi phí thực đơn u Chi phí thực đơn là chi phí điều chỉnh giá cả. u Trong những thời kỳ lạm phát, doanh nghiệp cần phải cập nhật đơn giá và các loại giá cả đã niêm yết. u Đây là một quá trình tiêu tốn nguồn lực đối với các hoạt động sản xuất khác. 2. Tác hại của lạm phát: Biến động giá cả tương đối u Lạm phát bóp méo giá cả tương đối. u Các quyết định của người tiêu dùng bị bóp méo, và thị trường ít có khả năng phân bổ nguồn lực một cách tốt nhất. 2. Tác hại của lạm phát: Sai lệch về thuế u Lạm phát phóng đại lợi tức vốn và tăng gánh nặng thuế đối với loại thu nhập này. u Với thuế luỹ tiến, lợi tức vốn bị đánh thuế nặng hơn. u Thuế thu nhập coi tiền lãi danh nghĩa của tiết kiệm là thu nhập, mặc dù một phần của lãi suất danh nghĩa thuần tuý để bù đắp cho lạm phát. u Lãi suất thực sau thuế giảm, khiến cho tiết kiệm ít hấp dẫn hơn. 2/10/2019 Giảng viên PGS.TS Nguyễn Việt Hùng 5 13 Nước A (giá ổn định) Nước B (có lạm phát) Lãi suất thực tế Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lãi suất danh nghĩa (Lãi suất thực tế + tỷ lệ lạm phát) Thuế 25% (0.25 × tỷ lệ lãi suất danh nghĩa) Lãi suất danh nghĩa sau thuế (0.75 × tỷ lệ lãi suất danh nghĩa) Tỷ lệ lãi suất thực tế sau thuế (Lãi suất danh nghĩa sau thuế – Tỷ lệ lạm phát) 4% 0 4 1 3 3 4% 8 12 3 9 1 2. Tác hại của lạm phát: Rắc rối và bất tiện u Khi NHTƯ tăng cung tiền và gây ra lạm phát, nó bào mòn giá trị thực của đơn vị hạch toán. u Lạm phát khiến cho đồng tiền có giá trị thực khác nhau ở các thời điểm khác nhau. Do vậy, khi giá cả tăng, sẽ khó so sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận thực theo thời gian hơn 2. Tác hại của lạm phát: Tuỳ tiện tái phân phối của cải u Lạm phát không dự kiến tái phân phối của cải trong công chúng theo hướng không có lợi và cũng không cần thiết. u Sự tái phân phối này xảy ra bởi vì nhiều khoản vay trong nền kinh tế được tính theo đơn vị hạch toán—tiền u Khi lạm phát thực tế lớn hơn lạm phát dự kiến, người đi vay được lợi còn người cho vay bị thiệt. 2/10/2019 Giảng viên PGS.TS Nguyễn Việt Hùng 6 Tóm tắt cuối bài u Nguyên lý về tính trung lập của tiền khẳng định rằng những thay đổi của cung tiền chỉ ảnh hưởng đến các biến danh nghĩa chứ không ảnh hưởng đến các biến thực tế. u Chính phủ có thể trang trải cho chi tiêu của mình bằng cách in thêm tiền. Điều này có thể dẫn đến “thuế lạm phát” và siêu lạm phát. u Các nhà kinh tế đã chỉ ra 6 tác hại của lạm phát: Chi phí giầy da, Chi phí thực đơn, Gia tăng biến động giá cả tương đối, Những thay đổi không dự kiến về nghĩa vụ thuế, Rắc rối và bất tiện, Tái phân phối của cải một cách tuỳ tiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_kinh_te_vi_mo_bai_7_phan_2_tien_te_va_lam_phat_ngu.pdf