Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất - Phan Thế Công

GIÁ CẢ VÀ TIỀN THUÊ ĐẤT ĐAI • Xác định ngay tại điểm cần bằng về đất đai • Tiền thuê đất đai:  Do cung về đất đai là không co dãn nên đất sẽ được sử dụng cho bất kỳ hoạt động cạnh tranh nào cần tới nó. Do vậy, giá trị của đất hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị của sản phẩm do đất tạo ra và không có trường hợp ngược lại.  Tiền thuê đất đai chính là địa tô sử dụng đất. Nói cách khác là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả để sử dụng đất đó mà không được sở hữu nó. • Giá cả của đất:  Giá đất do Nhà nước quy định: là hệ thống giá đất do Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định ra trên cơ sở quy định khung giá của Nhà nước và điều kiện thực tế của địa phương để làm căn cứ tính thuế đối với việc sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai năm 2003.  Giá đất thị trường: là giá bán quyền sử dụng đất của một mảnh đất nào đó có thể thực hiện được phù hợp với khả năng của người bán quyền sử dụng đất và người mua quyền sử dụng đất theo cơ chế thị trường TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Cầu về lao động là số lượng lao động mà doanh nghiệp muốn thuê và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. • Cầu về lao động phụ thuộc vào cầu về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Nhu cầu lao động của doanh nghiệp được xác định bởi: w = P×MP L = MRPL khi hãng là hãng CTHH. Khi hãng là độc quyền trên thị trường hàng hóa ta có: MRPL = MR×MPL = w0. • Cung lao động được định nghĩa là lượng lao động mà người lao động sẵn sàng và có khả năng cung ứng tại các mức tiền công khác nhau trong một giai đoạn nhất định. • Gọi NFV là giá trị tương lai của khoản đầu tư và NPV là giá trị hiện hành của luồng thu nhập trong tương lai (giá trị hiện tại của vốn

pdf30 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất - Phan Thế Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v2.3014112228 KINH TẾ VI MÔ Giảng viên: TS. Phan Thế Công 1 v2.3014112228 BÀI 7 THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT Giảng viên: TS.GVC. Phan Thế Công 2 v2.3014112228 3 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được các đặc điểm cơ bản của thị trường các yếu tố sản xuất. • Phân tích được thị trường lao động, bao gồm cung và cầu về lao động, trạng thái cân bằng của thị trường lao động, phân tích sự tác động của tiền công tối thiểu. • Xác định được cung và cầu về vốn trong ngắn hạn và dài hạn, trạng thái cân bằng của thị trường vốn. • Phân tích được thị trường đất đai, bao gồm: cung và cầu về đất đai, sự thay đổi trạng thái cân bằng của thị trường đất đai trong ngắn hạn và dài hạn. v2.3014112228 4 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học tốt môn học này, người học phải có kiến thức ở đại số và hình học trung học phổ thông. v2.3014112228 5 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc giáo trình trước lúc nghe giảng. • Sử dụng tốt các phương pháp và công cụ trong kinh tế học (bao gồm kiến thức đại số và hình học lớp 12) để phân tích và nghiên cứu bài học. • Thực hành thường xuyên và liên tục các bài tập vận dụng để hiểu được lý thuyết và bài tập thực hành. v2.3014112228 Thị trường lao động7.2 Đặc trưng cơ bản của thị trường các yếu tố sản xuất7.1 Thị trường vốn7.3 Thị trường đất đai7.4 6 CẤU TRÚC NỘI DUNG v2.3014112228 Thu nhập = Giá × Lượng 7 7.1. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT • Giá của các yếu tố sản xuất:  Giá của lao động: tiền công/tiền lương (w);  Giá của vốn: tiền thuê vốn (r), lãi suất (i). • Thu nhập của yếu tố sản xuất: • Cầu đối với các yếu tố sản xuất: là cầu thứ phát. • Điều kiện thuê đầu vào tối ưu: Sản phẩm doanh thu cận biên của đầu vào bằng tiền thuê đầu vào đó. v2.3014112228 7.2.1. Cầu về lao động 7.2.2. Cung về lao động 7.2.3. Cân bằng thị trường lao động 7.2.4. Tiền công tối thiểu 8 7.2. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG v2.3014112228  Sản phẩm doanh thu cận biên của lao động (MRPL):  Là mức doanh thu tăng thêm khi thuê thêm một yếu tố đầu vào lao động.  Công thức:  Sản phẩm giá trị cận biên của lao động (MVPL):  Là giá trị bằng tiền được tạo ra từ các đơn vị sản phẩm tăng thêm do sử dụng thêm một đơn vị đầu vào là lao động.  Công thức: L (L) QMP Q L    L L TR TR QMRP MR MP L Q L          L (L)MRP TR L LMVP P MP  9 7.2.1. CẦU LAO ĐỘNG • Khái niệm: Cầu lao động phản ánh lượng lao động mà các hãng mong muốn và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (giả định tất cả các yếu tố khác không đổi). • Một số khái niệm liên quan:  Sản phẩm cận biên của lao động (MPL): Là sự thay đổi trong tổng số sản phẩm đầu ra do sử dụng thêm một yếu tố đầu vào là lao động. Công thức: v2.3014112228 10 • Mối quan hệ giữa MRPL và MVPL:  Khi thị trường đầu ra là thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Do MR = P  MRPL = MVPL  Khi thị trường đầu ra không phải là thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Do MR < P  MRPL < MVPL • Xác định số lao động được thuê tối ưu:  Giả thiết:  Hãng chỉ sử dụng hai yếu tố sản xuất là vốn và lao động với vốn là cố định;  Thị trường đầu vào là thị trường cạnh tranh hoàn hảo;  Hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận;  Chỉ có tiền công là chi phí về lao động.  Nguyên tắc: Hãng sẽ thuê lao động đến số lượng lao động mà tại đó sản phẩm doanh thu cận biên bằng với mức tiền công phải trả cho người lao động MRPL = w. • Đường MRPL là đường dốc xuống:  Công thức tính: MRPL = MR × MPL  MPL giảm dần khi tăng lao động (do quy luật sản phẩm cận biên giảm dần).  MR: Xét hai trường hợp  Khi thị trường đầu ra là cạnh tranh hoàn hảo: MR = P không đổi;  Khi thị trường đầu ra không phải thị trường cạnh tranh hoàn hảo: MR giảm khi tăng sản lượng bán ra.  Kết luận: MRPL giảm dần khi tăng số lượng lao động (đường MRPL là đường có độ dốc âm). 7.2.1. CẦU LAO ĐỘNG (tiếp theo) v2.3014112228 L 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Q 5 10 14 17 19 20 20 18 15 11 Hình 7.1. Điều kiện lựa chọn lượng lao động tối ưu MRPL = w MRPL’ w w01 w0 C AE D B DL = MRPL = MVPL 0 L1 L* L2 L 7.2.1. CẦU LAO ĐỘNG (tiếp theo) Ví dụ: • Giả sử sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động, vốn cố định. • Thuê lao động với mức tiền công w0 = $6/giờ. • Giá bán sản phẩm P = $3/sản phẩm. • Số lượng sản phẩm tạo ra tương ứng với số lượng lao động được cho ở bảng sau: v2.3014112228 12 L Q P0 MPL MRPL W0   1 5 3 5 15 6 9  2 10 3 5 15 6 9  3 14 3 4 12 6 6  4 17 3 3 9 6 3  5 19 3 2 6 6 0 max 6 20 3 1 3 6 -3  7 20 3 0 0 6 -6  8 18 3 -2 -6 6 -12  9 15 3 -3 -9 6 -15  7.2.1. CẦU LAO ĐỘNG (tiếp theo) v2.3014112228 • Các yếu tố tác động đến cầu về lao động:  Giá của sản phẩm đầu ra: P MRPL  đường cầu về lao động dịch chuyển sang phải.  Năng suất lao động: Năng suất lao động tăng  MPL  Đường cầu về lao động dịch chuyển sang phải. 13 Hình 7.2. Đường cầu lao động w w1 w2 B A DL L1 L2 L Hình 7.3. Tác động của năng suất lao động đến cầu lao động w DL3 DL1 DL2 P, tiến bộ công nghệ NSLĐ P , công nghệ  NSLĐ 7.2.1. CẦU LAO ĐỘNG (tiếp theo) • Đường cầu lao động của hãng là đường MRPL: L v2.3014112228 14 • Khái niệm: Cung lao động phản ánh lượng lao động mà người lao động sẵn sàng và có khả năng cung ứng tại các mức tiền công khác nhau trong một giai đoạn nhất định (giả định tất cả các yếu tố khác không đổi). • Cung về lao động cá nhân:  Chia thời gian trong ngày: Giờ nghỉ ngơi và giờ lao động.  Lợi ích của lao động: Thu nhập từ tiền công  Có thể được xác định tương đương với giá trị mang lại của hàng hóa hay dịch vụ mà người lao động có thể mua được bằng tiền công.  Chính là chi phí cơ hội của nghỉ ngơi.  Chi phí cơ hội của lao động: Giá trị của việc nghỉ ngơi bị giảm đi.  Người lao động sẽ quyết định cung ứng lao động trên nguyên tắc tối đa hóa lợi ích thu được từ lao động và nghỉ ngơi.  Khi mức tiền công tăng lên, gây ra hai hiệu ứng:  Hiệu ứng thu nhập: Tiền công tăng  thu nhập tăng  người lao động có xu hướng nghỉ ngơi nhiều hơn và làm việc ít hơn.  Hiệu ứng thay thế: Khi mức tiền công tăng  chi phí cơ hội của nghỉ ngơi tăng  người lao động có xu hướng nghỉ ngơi ít và làm việc nhiều hơn. 7.2.2. CUNG LAO ĐỘNG v2.3014112228 15 • Khái niệm: Cung lao động phản ánh lượng lao động mà người lao động sẵn sàng và có khả năng cung ứng tại các mức tiền công khác nhau trong một giai đoạn nhất định (giả định tất cả các yếu tố khác không đổi). • Cung về lao động cá nhân:  Chia thời gian trong ngày: Giờ nghỉ ngơi và giờ lao động.  Lợi ích của lao động: Thu nhập từ tiền công  Có thể được xác định tương đương với giá trị mang lại của hàng hóa hay dịch vụ mà người lao động có thể mua được bằng tiền công.  Chính là chi phí cơ hội của nghỉ ngơi.  Chi phí cơ hội của lao động: Giá trị của việc nghỉ ngơi bị giảm đi.  Người lao động sẽ quyết định cung ứng lao động trên nguyên tắc tối đa hóa lợi ích thu được từ lao động và nghỉ ngơi.  Khi mức tiền công tăng lên, gây ra hai hiệu ứng:  Hiệu ứng thu nhập: Tiền công tăng  thu nhập tăng  người lao động có xu hướng nghỉ ngơi nhiều hơn và làm việc ít hơn.  Hiệu ứng thay thế: Khi mức tiền công tăng  chi phí cơ hội của nghỉ ngơi tăng  người lao động có xu hướng nghỉ ngơi ít và làm việc nhiều hơn. 7.2.2. CUNG LAO ĐỘNG v2.3014112228 16  Khi hiệu ứng thay thế lớn hơn hiệu ứng thu nhập:  Người tiêu dùng có xu hướng tăng số giờ lao động và giảm số giờ nghỉ ngơi;  Đường cung lao động cá nhân có độ dốc dương.  Khi hiệu ứng thu nhập lớn hơn hiệu ứng thay thế:  Người tiêu dùng tăng số giờ nghỉ ngơi và giảm số giờ lao động;  Đường cung lao động cá nhân có độ dốc âm;  Đường cung lao động cá nhân vòng ngược về phía sau. Hình 7.4. Đường cung sức lao động cá nhân của người lao động w (2) (1) C B L A (1) (2) 7.2.2. CUNG LAO ĐỘNG (tiếp theo) v2.3014112228 17 Hình 7.5. Cung lao động của các ngành w w1 w2 0 SL L2 L1 w w1 w2 0 SL L L2 L1 L Ngành yêu cầu lao động phổ thông Ngành yêu cầu lao động trình độ cao • Cung lao động của ngành:  Cung lao động của ngành là sự cộng theo chiều ngang đường cung lao động của các cá nhân;  Đường cung lao động của ngành trong thực tế là một đường dốc lên (có độ dốc dương). 7.2.2. CUNG LAO ĐỘNG (tiếp theo) v2.3014112228 18 S’L L1 w1 E1 E 0 L0 1 L DL SL Hình 7.6. Cân bằng cung cầu trên thị trường lao động w w0 1 7.2.3. CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG • Giá của lao động phụ thuộc vào cung và cầu về lao động. • Khi thị trường lao động ở trạng thái cân bằng, doanh nghiệp sẽ thuê số lao động mà họ cho rằng sẽ đem lại lợi nhuận tại mức tiền công cân bằng. • Tiền công w phải bằng doanh thu cận biên (MRPL = DL) của lao động khi cung và cầu ở trạng thái cân bằng. • Khi cung, cầu thay đổi sẽ làm cho điểm cân bằng trên thị trường lao động thay đổi, và tiền lương cũng như mức lao động được thuê cũng thay đổi. v2.3014112228 19 Hình 7.7. Quy định mức tiền công tối thiểu W1 trên thị trường lao động w w1 w0 0 L1 L0 L2 A SL DL L B Thất nghiệp 7.2.4. TIỀN CÔNG TỐI THIỂU • Tiền lương/tiền công tối thiểu là mức lương thấp nhất mà Chính phủ quy định người sử dụng lao động phải trả cho người lao động. • Các doanh nghiệp trả công cho lao động không được thấp hơn mức giá quy định này. • Thông thường thì mức lương tối thiểu cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường lao động. • Mục đích tốt nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động, Chính phủ phải áp dụng mức lương tối thiểu, nhưng quy định này lại khiến cho một bộ phận người lao động trên thị trường bị thất nghiệp. v2.3014112228 7.3.1. Vốn và các hình thức của vốn 7.3.2. Lãi suất và giá trị hiện tại của vốn 7.3.3. Cung và cầu trên thị trường vốn 20 7.3. THỊ TRƯỜNG VỐN v2.3014112228 21 7.3.1. VỐN VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA VỐN • Vốn tài chính (financial capital): Tiền và các tài sản khác tương đương tiền (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi...). • Vốn hiện vật (real capital or physical capital): Những hàng hóa được sản xuất ra không vì mục đích tiêu dùng cuối cùng mà được làm ra để sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ khác (Ví dụ: nhà xưởng, thiết bị máy móc...). v2.3014112228 22 7.3.2. LÃI SUẤT VÀ GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA VỐN • Lãi suất:  Tiền lãi: là số tiền phải trả để sử dụng một khoản tiền trong một khoảng thời gian nhất định.  Lãi suất: tỷ lệ giữa số tiền lãi và lượng tiền vay tính theo phần trăm. Lãi suất chính là giá của vốn.  Ví dụ: Một người vay 1000 triệu sau 1 năm phải trả 1100 triệu. Tiền lãi phải trả là 100 triệu và lãi suất vay vốn là 100/1000 × 100% = 10%. • Giá trị hiện tại của vốn:  Khái niệm: Giá trị hiện tại của một khoản tiền tại ngày nào đó trong tương lai là số tiền nếu đem gửi hoặc cho vay hôm nay sẽ thu được đúng khoản tiền vào ngày tương lai đó.  Ví dụ: Có 90 triệu đem cho vay, sau 1 năm thu được cả gốc lẫn lãi là 100 triệu  90 triệu là giá trị hiện tại của 100 triệu sau 1 năm. v2.3014112228 23  Công thức tính:  Giả sử có số tiền X, cho vay với lãi suất i%/năm;  Sau 1 năm, thu được số tiền là X + Xi = X(1 + i);  Sau 2 năm, thu được số tiền là X(1 + i) + X(1 + i)i = X(1 + i)2;  Sau 3 năm, thu được số tiền là X(1 + i)2 + X(1 + i)2i = X(1 + i)3;  Sau n năm, thu được số tiền là X(1 + i)n; • Giá trị hiện tại và giá trị tương lai của vốn: Công thức tính: NFV = NPV(1 + i)n n NFVNPV (1 i)   7.3.2. LÃI SUẤT VÀ GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA VỐN v2.3014112228 24 Hình 7.8. Đường cung về vốn trong ngắn hạn Hình 7.9. Đường cung về vốn trong dài hạn r SKN SKD 0 K* K 0 K r 7.3.3. CUNG VÀ CẦU VỀ THỊ TRƯỜNG VỐN • Cầu về dịch vụ vốn của hãng:  Tương tự cầu về lao động;  Nguyên tắc thuê vốn tối ưu: MRPK = r;  Đường cầu về vốn của hãng: là đường MRPK;  Các nhân tố tác động đến đường cầu về vốn:  Giá của hàng hóa hay dịch vụ đầu ra;  Sự thay đổi các yếu tố sản xuất kết hợp với vốn;  Tiến bộ kỹ thuật. v2.3014112228 25 Hình 7.10. Cân bằng trên thị trường vốn trong dài hạn MRPK’ r r0 r* 0 K0 K* K SKN SKD E E* DK = MRPK 7.3.3. CUNG VÀ CẦU VỀ THỊ TRƯỜNG VỐN (tiếp theo) v2.3014112228 7.4.1. Đặc điểm của thị trường đất đai 7.4.2. Cung và cầu trên thị trường đất đai 7.4.3. Giá cả và tiền thuê đất đai 26 7.4. THỊ TRƯỜNG ĐẤT ĐAI v2.3014112228 27 7.4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG ĐẤT ĐAI • Đất đai là yếu tố rất cần thiết đối với bất kỳ một hãng kinh doanh nào. • Trước kia đất đai chủ yếu được sử dụng trong nông nghiệp, hiện nay nó được sử dụng vào các công việc khác như xây nhà ở, văn phòng, xây nhà máy... • Theo quan điểm của các nhà kinh tế, đặc điểm quan trọng của đất đai vẫn không thay đổi là “không thể tăng lên khi giá tăng lên và không thể co lại khi giá giảm đi”. • Như vậy, trên thị trường đất đai yếu tố cung đất đai là cố định. • Giá sử dụng một diện tích đất đai trong một thời gian được gọi là địa tô hay tô, nói một cách chính xác là tô kinh tế thuần túy. v2.3014112228 28 Hình 7.11. Đường cung về đất đai trong ngắn hạn và dài hạn T SĐ 0 Đ* Đ Hình 7.12. Cân bằng cung cầu trên thị trường đất đai SĐ DĐ Đ* 0 Đ T* T E 7.4.2. CUNG VÀ CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG ĐẤT ĐAI • Cung trên thị trường đất đai: Đường cung đất đai là đường SĐ có dạng đường thẳng đứng. • Cầu về đất đai: Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo ta có P = MR do đó: MRĐ = P.MPĐ • Đường cung và đường cầu đất đai cắt nhau tại điểm E với mức tiền thuê là T*. Xu hướng địa tô sẽ tiến tới mức giá này. v2.3014112228 29 7.4.3. GIÁ CẢ VÀ TIỀN THUÊ ĐẤT ĐAI • Xác định ngay tại điểm cần bằng về đất đai • Tiền thuê đất đai:  Do cung về đất đai là không co dãn nên đất sẽ được sử dụng cho bất kỳ hoạt động cạnh tranh nào cần tới nó. Do vậy, giá trị của đất hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị của sản phẩm do đất tạo ra và không có trường hợp ngược lại.  Tiền thuê đất đai chính là địa tô sử dụng đất. Nói cách khác là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả để sử dụng đất đó mà không được sở hữu nó. • Giá cả của đất:  Giá đất do Nhà nước quy định: là hệ thống giá đất do Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định ra trên cơ sở quy định khung giá của Nhà nước và điều kiện thực tế của địa phương để làm căn cứ tính thuế đối với việc sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai năm 2003.  Giá đất thị trường: là giá bán quyền sử dụng đất của một mảnh đất nào đó có thể thực hiện được phù hợp với khả năng của người bán quyền sử dụng đất và người mua quyền sử dụng đất theo cơ chế thị trường. v2.3014112228 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Cầu về lao động là số lượng lao động mà doanh nghiệp muốn thuê và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. • Cầu về lao động phụ thuộc vào cầu về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Nhu cầu lao động của doanh nghiệp được xác định bởi: w = P×MPL = MRPL khi hãng là hãng CTHH. Khi hãng là độc quyền trên thị trường hàng hóa ta có: MRPL = MR×MPL = w0. • Cung lao động được định nghĩa là lượng lao động mà người lao động sẵn sàng và có khả năng cung ứng tại các mức tiền công khác nhau trong một giai đoạn nhất định. • Gọi NFV là giá trị tương lai của khoản đầu tư và NPV là giá trị hiện hành của luồng thu nhập trong tương lai (giá trị hiện tại của vốn). 30

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_kinh_te_vi_mo_bai_7_thi_truong_cac_yeu_to_san_xuat.pdf
Tài liệu liên quan