Bài giảng Kỹ năng của luật sư trong các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

kỹ năng tại phiên toà Kiểm tra thủ tục bắt đầu phiên toà, tuỳ trường hợp có thể Đề nghị triệu tập người làm chứng quan trọng và có lợi cho thân chủ Đề nghị triệu tập giám định viên nếu thấy cần thiết để giải thích kết luận giám định -Các trường hợp khácChú ý chứng cứ thể hiện ý chí chủ quan của bị cáo đối với tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ: + Chứng minh lỗi của bị cáo là lỗi vô ý. + Trạng thái tâm lý của bị cáo khi thực hiện hành vi: bị kích động mạnh. + Công cụ, phương tiện mà bị cáo sử dụng để chống lại hành vi của nạn nhân.Phần xét hỏi Ghi chép đầy đủ những vấn đề cần thiết Bổ sung kịp thời những câu hỏi nằm ngoài phần chuẩn bị xét hỏi Các cách thức đặt câu hỏiChú ý: - Tập trung làm sáng tỏ các mâu thuẫn giua lời khai của người bị hại và người làm chứng tại phiên toà về vấn đề vật chứng, nhận dạng. - Hỏi để làm sáng tỏ công cụ phạm tội, tính chất, mức độ cũng như vị trí trên thân thể nhằm tấn công để bào chua theo hướng giảm nhẹ cho bị cáo.

pdf27 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kỹ năng của luật sư trong các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG CÁC VỤ ÁN XAM PHAM TM, SK, DD VA NP Cơ cấu bài giảng 1. Một số đặc điểm của tội phạm: 1.1. Quy định của pháp luật 1.2. Các đặc điểm 2. Kỹ năng của luật sư: 2.1. Kỹ năng của luật sư trong giai đoạn điều tra 2.2. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ 2.3. Kỹ năng trao đổi, đề xuất với Viện Kiểm sát, Toà án 2.4. Chuẩn bị bài bào chữa 2.5. Kỹ năng của luật sư tại phiên toà sơ thẩm 1.Một số đặc điểm của loại tội phạm 1.1.Quy định của của pháp luật đối với các tội xâm phạm tính mạng sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự Các tội phạm này được quy định tại Chương XII Bộ luật hình sự 1999 từ Điều 93 đến Điều 122, có thể chia thành 3 nhóm: -Nhóm các tội xâm phạm tính mạng; -Nhóm các tội xâm phạm sức khoẻ; -Nhóm các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự 1.2.Đặc điểm của loại tội phạm Vấn đề chứng cứ Xác định mặt chủ quan của tội phạm Xác định hậu quả của hành vi bị coi là do bị can, bị cáo thực hiện Chính sách xử lí của pháp luật đối với loại tội phạm này 2. Kỹ năng của luật sư 2.1. Kỹ năng của luật sư trong giai đoạn điều tra - Chuẩn bị các thủ tục để tham gia giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Tham dự các buổi hỏi cung bị can và đề nghị được có mặt trong các hoạt động điều tra khác. Thu thập các tài liệu đồ vật có liên quan phục vụ cho quá trình bào chữa.  Khiếu nại, kiến nghị về các hoạt động của cơ quan điều tra trong các trường hợp cần thiết. 2. 2. Nghiên cứu hồ sơ về tố tụng Kiểm tra hồ sơ vụ án xâm phạm tính mạng Kiểm tra hồ sơ vụ án xâm phạm sức khoẻ Kiểm tra hồ sơ vụ án xâm phạm tình dục về nội dung Nghiên cứu biên bản hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi, giấy chứng thương Nghiên cứu các tài liệu về công cụ, phương tiện phạm tội, quan hệ bị can – người bị hại Nghiên cứu các tài liệu xác định mức độ thiệt hại, chứng cứ xác định thiệt hại của người bị hại, nguyên đơn dân sự Một số lưu ý khi nghiên cứu hồ sơ Hồ sơ thường không có quá nhiều bút lục. Cần xác định rõ mối quan hệ tương thích giữa các vật chứng ( công cụ, phương tiện phạm tội) và dấu vết trên thân thể, thi thể nạn nhân. -Chú ý nghiên cứu động cơ, hoàn cảnh phạm tội -Xem xét tính phù hợp của các tình tiết tăng nặng mà VKS áp dụng đối với thân chủ -Xem xét khả năng thân chủ bị ép cung, bức cung trong quá trình điều tra hay không? 2.3. Trao đổi, đề xuất với VIện kiểm sát, Toà án Đề xuất phúc cung, lấy thêm lời khai của những người tham gia tố tụng khác Đề nghị trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung Đề nghị triệu tập thêm người làm chứng Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định, giám định bổ sung, giám định lai Đề nghị xem xét các nội dung liên quan đến việc bồi thường thiệt hại 2.4. Chuẩn bị bài bào chữa Theo hướng không phạm tội Chuyển sang tội danh nhẹ hơn Bào chữa theo hướng giảm nhẹ hơn Bào chữa theo hướng trả hồ sơ điều tra bổ sung, điều tra lại 2.4.1. Bào chữa theo hướng không phạm tội Cần chú ý các yếu tố khách quan qua đó có thể chứng minh bị cáo không phạm tội:  Thân chủ hoàn toàn không thực hiện hành vi phạm tội (chứng cứ về thời gian, địa điểm...)  Thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng.  Hành vi không thoả mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm; chứng cứ không đủ chứng minh hành vi phạm tội. - Có hành vi nhưng hậu quả xảy ra không phải là kết qủa của hành vi đó (VD: hậu quả chết người, thương tích không phải do hành vi của bị cáo gây ra mà là kết quả của hành vi khác). - Mức độ tổn thương chưa đến mức bị truy cứu TNHS (thương tích dưới 11% và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 104 BLHS...) 2.4.2. Bào chữa theo hướng chuyển tội nhẹ hơn Có những tội danh có cấu thành tội phạm gần giống nhau Cần bám chắc vào cấu thành tội phạm của tội nhẹ hơn từ đó đối chiếu, phân tích lập luận để thuyết phục Hội đồng xét xử. (VD: Tội giết người và giết người trong trạng thái t inh thần bị k ích đỘng m ạ n h . . . . ) 2.4.3. Bào chữa theo hướng giảm nhẹ cho thân chủ  Chú ý các vấn đề về nhân thân bị cáo có lợi cho việc bào chữa: hoàn cảnh gia đình, thái độ ăn năn hối cải và thành khẩn khai báo, các đặc điểm tốt về nhân thân, thành tích của bị cáo trong lao động, học tập, chiến đấu  Bị cáo không thực hiện hành vi phạm tội đến cùng, đã kịp thời ngan chặn, hạn chế hậu quả xảy ra  Xem xét các chứng cứ về việc khắc phục hậu quả: bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại xảy ra 2.4.4. Bào chữa theo hướng trả hồ sơ điều tra bổ sung, điều tra lại Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án, các nội dung được đưa ra xem xét tại phiên toà và đối chiếu với các quy định của pháp luật, luật sư có thể đề nghị toà trả hồ sơ điều tra lại hoặc điều tra bổ sung (nếu việc đó có lợi cho thân chủ) Chú ý: chứng minh kết luận giám định tỷ lệ thương tích, nguyên nhân chết ... chưa chính xác hoặc thiếu kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền. 2.5. kỹ năng tại phiên toà Kiểm tra thủ tục bắt đầu phiên toà, tuỳ trường hợp có thể Đề nghị triệu tập người làm chứng quan trọng và có lợi cho thân chủ Đề nghị triệu tập giám định viên nếu thấy cần thiết để giải thích kết luận giám định -Các trường hợp khác Chú ý chứng cứ thể hiện ý chí chủ quan của bị cáo đối với tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ: + Chứng minh lỗi của bị cáo là lỗi vô ý. + Trạng thái tâm lý của bị cáo khi thực hiện hành vi: bị kích động mạnh. + Công cụ, phương tiện mà bị cáo sử dụng để chống lại hành vi của nạn nhân. Phần xét hỏi Ghi chép đầy đủ những vấn đề cần thiết Bổ sung kịp thời những câu hỏi nằm ngoài phần chuẩn bị xét hỏi Các cách thức đặt câu hỏi Chú ý: - Tập trung làm sáng tỏ các mâu thuẫn giua lời khai của người bị hại và người làm chứng tại phiên toà về vấn đề vật chứng, nhận dạng... - Hỏi để làm sáng tỏ công cụ phạm tội, tính chất, mức độ cũng như vị trí trên thân thể nhằm tấn công để bào chua theo hướng giảm nhẹ cho bị cáo. - Hỏi làm rõ mối quan hệ giưa bị cáo và người bị hại trước và sau khi phạm tội... để xác định lỗi của bị cáo (không phải lỗi cố ý mà là vô ý gây tổn hại; bị kích động mạnh hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng) Phần tranh luận Sử dụng khả năng hùng biện Nhấn mạnh các tình tiết có lợi cho thân chủ Phân tích các tình tiết giảm nhẹ TNHS, tình tiết gỡ tội cho thân chủ Chú ý: Luật sư tranh luận lại các ý kiến của kiểm sát viên, luật sư khác... một cách sắc bén nhưng không gây kích động cho người bị hại và gia đinh họ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_ky_nang_cua_luat_su_trong_cac_vu_an_xam_pham_tinh.pdf
Tài liệu liên quan