Bài giảng Kỹ năng của luật sư trong thi hành án hình sự

Thi hành các loại hình phạt khác. - Đối với các trường hợp chưa có đủ ĐK thi hành phần dân sự bao gồm hình phạt tiền, tiền truy nộp sung quỹ, tiền bồi thường, tiền án phí thì LS tư vấn cho người bị kết án biết và hướng dẫn họ viết đơn xin tạm hoãn theo yêu cầu của họ. - Đơn xin hoãn, TĐC THA phải có xác nhận của CQ công tác (nếu có), chính quyền địa phương nơi cư trú.- Các loại hình phạt khác không phải là hình phạt tù thì không được xin tạm hoãn, TĐC THA - Với hình phạt trục xuất, LS có thể tư vấn và hướng dẫn làm đơn xin kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam khi người bị kết án ốm đau phải cấp cứu, hoặc lý do sức khoẻ khác không thể đi lại được, kèm theo đơn phải có chứng nhận của cơ quan y tế hoặc bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Đơn này được gửi cho Toà án đã ra quyết định thi hành án.- Đối với các khoản tiền phạt, án phí, LS có thể tư vấn và hướng dẫn làm Hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án gửi cho Cơ quan THA dân sự đang thi hành khoản tiền phạt, án phí khi người phải thi hành án có đủ các điều kiện để được xét miễn, giảm.

pdf47 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kỹ năng của luật sư trong thi hành án hình sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ Cơ cấu bài giảng: 1. Một số qui định chung về thi hành án hình sự 2. Kỹ năng của Luật sư trong giai đoạn thi hành án hình sự. Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm Quyết định thi hành án Thời hạn 7 ngày: -Bản án, Quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật -Kể từ ngày nhận được BA, QĐ phúc thẩm, QĐ Giám đốc thẩm, Tái thẩm. Một số qui định chung về thi hành án hình sự 1.1. Những bản án, quyết định được thi hành Những BA, QĐ của TA cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm Những BA, QĐ của Toà án cấp phúc thẩm; Những quyết định của TA Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm Những BA và QĐ của TA chưa có hiệu lực PL nhưng phải được thi hành ngay. Các trường hợp bản án, quyết định chưa có hiệu lực nhưng được thi hành ngay Bị cáo đang bị tạm giam, mà Toà án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù cho hướng án treo Khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam; Thời hiệu thi hành án 5 năm đối với các Bản án, Quyết định xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù từ 3 năm trở xuống. 10 năm đối với Bản án, quyết định từ trên 3 năm -15 năm 15 năm đối với Bản án, quyết định từ trên 15 năm - đến 30 năm Đối tù chung thân, tử hình sau 15 năm kể từ ngày Bản án có hiệu lực pháp luật do Chánh án Toà án NDTC quyết định theo đề nghị của Viện trưởng VKS NDTC. Nếu không cho áp dụng thời hiệu thì án tử hình chuyển chung thân, án chung thân chuyển án tù 30 năm. Lưu ý: +Thời hạn nói trên không áp dụng đối với người bị kết án phạm tội mới hoặc trốn tránh và đã có lệnh truy nã +THời hiệu trên không áp dụng đối với các quy định tại chương VI, Chương XXIV Bộ luật hình sự. Thời hiệu thi hành quyết định dân sự trong Bản án hình sự thực hiện theo pháp luật thi hành án dân sự: 3 năm Giảm thời hạn chấp hành hình phạt và miễn chấp hành hình phạt và xoá án tích 1.2.1. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt 1.2.1. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt - KN: Giảm thời hạn chấp hành hình phạt là trường hợp Toà án quyết định rút ngắn thời hạn chấp hành hình phạt đối với người phải thi hành án. - Có hai hình thức giảm thời hạn chấp hành hình phạt là: + Giảm mức hình phạt đã tuyên (Điều 58 Bộ luật hình sự); + Giảm trong trường hợp đặc biệt.: Người bị kết án đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo 1.2.2. Miễn chấp hành hình phạt - KN: Miễn chấp hành toàn bộ hình phạt là trường hợp TA quyết định cho người bị kết án không phải chấp hành toàn bộ hình phạt (nếu chưa thi hành) hoặc miễn chấp hành phần còn lại của hình phạt (nếu đang thi hành) do có những điều kiện nhất định. - Các trường hợp được miễn chấp hành hình phạt ( qui định tại Điều 57 BLHS) 1.2.3 Xoá án tích - Xoá án tích là việc xoá đi vết tích phạm tội của người đã bị kết án - Các loại xóa án tích: + Đương nhiên xoá án tích ( Điều 64 BLHS) + Xoá án tích do Toà án quyết định. ( Điều 65 và Điều 66 BLHS) Đương nhiên xóa án tích Người được miễn chấp hành hình phạt NGười bị kết án không về các tội tại chương XI và Chương XXIV BLHS, nếu chấp hành xong Bản án hoặc kể từ khi hết thời hiệu thi hành mà không phạm tội mới trong thời hạn: + 1 năm trong trường hợp phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo + 3 năm trong trường hợp hình phạt tù đến 3 năm + 5 năm trong trường hợp hình phạt tù đến từ 3 năm đến 15 năm + 7 năm trong trường hợp hình phạt tù đến từ trên 15 năm Xóa án tích theo quyết định của toà án Toà án quyết định việc xoá án tích đối với người bị kết án về các tội tại Chương XI và Chương XXIV căn cứ vào tính chất của tội phạm, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án trong các trường hợp: + Phạt tù đến 3 năm không phạm tội mới trong thời hạn 3 năm + Đã bị phạt tù trên 3 năm đến 15 năm mà không phạm tội mới trong thời hạn 7 năm + Đã bị phạt tù trên 15 năm mà không phạm tội mới trong thời hạn 10 năm (thời hạn tính từ khi chấp hành xong bản án hoặc hết thời hiệu thi hành Bản án, không phạm tội mới) Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Toà án Cơ quan công an thi hành hình phạt trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, và tham gia Hội đồng thi hành án tử hình. Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc có nhiệm vụ theo dõi, giám sát, giáo dục việc cải tạo những người bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc được hưởng án treo Việc thi hành quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định do chính quyền xã, phường, thị trấn, hoặc cơ quan, tổ chức nơi thi hành đảm nhiệm Cơ sở chuyên khoa Y tế: thi hành quyết định về bắt buộc chữa bệnh Cơ quan thi hành án dân sự: hình phạt tiền, tịch thu tài sản, quyết định dân sự trong BA HS, Chính quyền cấp xã, phường, thị trấn, hoặc CQ, TC có nhiệm vụ giúp Chấp hành viên trong việc thi hành án. Nếu cần áp dụng biện pháp cưỡng chế thì CQ CA, CQ hữu quan phối hợp Việc thi hành BA, quyết định của TA QS do các tổ chức trong quân đội đảm nhiệm trừ trục xuất. Kỹ năng của Luật sư trong giai đoạn thi hành án hình sự. Kỹ năng chung trong giai đoạn thi hành án Phân tích Bản án và Nghiên cứu hồ sơ vụ án do thân chủ cung cấp Tư vấn cho thân chủ hoặc người đại diện hợp pháp của họ Giúp thân chủ hoặc người đại diện viết đơn khiếu nại, đơn xin ân giảm, Tự viết đơn kiến nghị trong các trường hợp nhất định (Thân chủ là VTN, Phụ nữ có thai...) Có cơ sở để đề nghị Người có thẩm quyền kháng nghị Giám đốc thẩm đối với Bản án theo Điều 273 BLTTHS 2003 không? + Việc điều tra, xét hỏi tại phiên toà là phiến diện, không đầy đủ? +Kết luận trong Bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án? +Có vi phạm nghiêm trọng trong khi điều tra, truy tố, xét xử? +Có sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng BLHS? Việc điều tra, xét hỏi tại phiên toà là phiến diện, không đầy đủ? Biên bản phiên toà (ST, PT) có phản ánh chính xác diễn biến của phiên toà? xác định đúng lý lịch của bị can hay không? Việc thẩm vấn chỉ tập trung vào chứng cứ buộc tội, tình tiết tăng nặng,bỏ qua chứng cứ gỡ tội, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự của người bị kết án, Không tạo điều kiện cho luật sư và KSV tham gia thẩm vấn, tranh luận, đối đáp, không triệu tập, xét hỏi những người tham gia tố tụng khác... Không ghi nhận những tình tiết mới tại phiên toà phúc thẩm mặc dù luật sư đã cung cấp. Chú ý: tập trung vào các vi phạm có tính chất nghiêm trọng làm cho Bản án, QĐ của TA không đúng bản chất sự việc, sai lệch vụ án khiên việc kết tội oan hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người bị kết án. Kết luận trong Bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án? Không có hành vi phạm tội, nhưng bị kết tội oan, kết tội không đúng với tính chất mức độ của hành vi, xác định sai về chủ thể thực hiện hành vi tội phạm Chứng cứ chứng minh tội phạm bị coi là giả mạo, được thu thập không phù hợp với quy định của BLTTHS Hành vi phạm tội đã được xác định tuy nhiên khi tuyên án, Toà án không xem xét các tình tiết giảm nhẹ nên quyết định hình phạt quá nghiêm khắc, không phù hợp với tính chất và mức độ tội phạm Kết luận giám định mâu thuẫn nhau, không phù hợp với thực tế khách quan, vật chứng được thu giữ không liên quan đến hành vi phạm tội và người phạm tội Kết luận, Quyết định của Bản án đã hình sự hoá các quan hệ giao dịch về mặt dân sự, thực chất vay nợ, chưa được thu hồi.. Xác định tội danh không đúng với hành vi phạm tội Cần phải thu thập và hệ thống hoá toàn bộ các chứng cứ, tài liệu để chứng minh cho các điểm trên, Vi phạm trong giai đoạn điều tra +Tiến hành việc điều tra không đúng thẩm quyền theo luật định, quyết định khởi tố bổ sung qD khởi tố bị can nhưng chưa có quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án về tội danh mới. + Không tiến hành giám định trong trường hợp buộc phải trưng cầu giám định, không giám định thiệt hại về tài sản trong các vụ án mà xác định hậu quả thiệt hại là dấu hiệu bắt buộc của tội danh +Không đề nghị Đoàn luật sư cử luật sư bào chữa cho các bị can vị thành niên hoặc thuộc trường hợp bắt buộc phải cử luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra +Tiến hành hỏi cung bị can vào ban đêm, có dấu hiệu thông cung, bức cung, mớm cung, dùng nhục hình trong quá trình điều tra; +THu thập chứng cứ không đầy đủ, bỏ sót hoặc thất lạc chứng cứ chứng minh bị can không phạm tội +Giam giữ bị can quá thời hạn luật định, không tống đạt cho bị can bản KLĐT và tạo điều iện cho bị can thực hiện quyền khiếu nại đối với những hành vi của những người tiến hành tố tụng Có vi phạm nghiêm trọng trong truy tố: +KHông lập biên bản bàn giao làm mất mát hoặc bỏ sót bút lục, tài liệu có ý nghĩa xác định sự thật khách quan của vụ án +Không kịp thời áp dụng thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; không tiến hành phúc cung, tổ chức đối chất, thực nghiệm điều tra trong các trường hợp cần thiêt. +Trả hồ sơ điều tra bổ sung nhằm hợp pháp hoá việc kéo dài thời hạn tạm giam + Ban hành các quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ bị can thiếu căn cứ pháp lý, không tống đạt cáo trạng (giao) cho bị can và không tạo điều kiện cho bị can thực hiện quyền khiếu nại +Gây khó khăn cho luật sư tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố, hoặc thực hiện các quyền của luật sư trong giai đoạn này Có vi phạm nghiêm trọng trong xét xử: +Xác định không đúng thẩm quyền xét xử, vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử, không giao quyết định xét xử cho bị cáo, +Toà án vẫn quyết định đưa vụ án ra xét xử khi Viện kiểm sát đã rút quyết định truy tố +Xét xử vắng mặt bị cáo, người bào chữa khi họ đã xuất trình các lý do xin hoãn phiên toà một cách chính đáng, xét xử bị cáo ngoài hành vi và tội danh nặng hơn tôi danh mà Viện kiểm sát truy tố +Không phản ánh đầy đủ kết quả thẩm vấn và tranh tụng trong biên bản phiên toà, hạn chế hoặc cản trở người bào chữa thực hiện quyền của họ tại phiên toà. +Bị cáo không được nói lời sau cùng, nghị án nhưng không biểu quyết từng vấn đề một, biên bản nghị án không có đầy đủ chữ ký và họ tên của các thành viên của HĐXX, + Tiếp tục giam giữ bị cáo khi đã quyết định trả tự do, TA không thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị trong thơờihạn luậ định; TA cấp phuúcthẩm giữ nguyên bản án sơ thâm trong khi có các dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng ( nhận định vi phạm nghiêm trọng là không nghiêm trọng và bỏ qua + Sửa bản án thiếu căn cứ, không bàn giao Ba, QĐ cho người phải thi hành; Có cơ sở để đề nghị Người có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm đối với Bản án theo Điều 291 BLTTHS 2003 không? Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai. Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng ự thật Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật 2.1. Thi hành hình phạt tử hình. 2.1.1. Giúp người bị kết án viết khiếu nại hoặc đơn xin ân giảm án tử hình +Ngay sau khi BA, QĐ của TA có hiệu lực PL, luật sư có thể xin phép Giám thị trại giam cho gặp người bị kết án hoặc gửi thư tư vấn cho họ về việc viết đơn xin ân giảm án tử hình hoặc kêu oan. - Nếu có căn cứ cho rằng người bị kết án bị oan, có thể oan về việc kết tội dẫn đến phải chịu hình phạt tử hình không đúng hoặc không có hành vi phạm tội thì luật sư giúp họ viết đơn kêu oan. Đơn này được gửi cho Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ công an. - Nếu việc tuyên phạt hình phạt tử hình của toà án là phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người bị kết án đã thực hiện thì luật sư tư vấn cho họ viết đơn xin ân giảm án tử hình Chú ý: Khi tiếp xúc với người bị kết án trong Trại giam, Luật sư phải trao đổi bằng lời nói một cách công khai, không được trao đổi bằng cách viết ra giấy rồi đưa cho thân chủ đọc. Trừ trường hợp người bị kết án bị bệnh mà khi tiếp xúc chưa nói được thì việc viết giấy phải được cán bộ Trại giam kiểm tra. Sau khi hướng dẫn bằng lời nói, luật sư hướng dẫn họ cách viết cụ thể và nơi gửi để Trại giam có trách nhiệm chuyển đơn của họ đến nơi nhận. 2.1.2. Giúp gia đình người bị kết án viết đơn khiếu nại hoặc tự mình viết đơn khiếu nại. Luật sư có thể viết khi phát hiện: - Những điểm chưa được xác minh rõ để giải quyết VA một cách chính xác; - Các tình tiết giảm nhẹ đặc biệt cần được xem xét khoan hồng, ân giảm cho người bị kết án; - Các điều kiện không kết án tử hình đối với người phạm tội là NCTN, là phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Chú ý Khi phát hiện các vấn đề nêu trên, luật sư phải chuẩn bị các chứng cứ, tài liệu gửi kèm theo đơn khiếu nại, kiến nghị nhằm giúp những người và những cơ quan có thẩm quyền có cơ sở xem xét thận trọng các yêu cầu, đề nghị của người bị kết án cũng như của luật sư. 2.2. Thi hành hình phạt tù. 2.2.1. Tư vấn cho người bị kết án. Khi người bị kết án hoặc gia đình họ yêu cầu luật sư tư vấn cho họ: + Xin hoãn chấp hành hình phạt tù ( Qui định tại Điều 61 BLHS) + Xin tạm đình chấp hành hình phạt tù ( Qui định tại Điều 62 BLHS) Chú ý: Luật sư phải nghiên cứu các tài liệu chứng cứ đã có cùng với những tài liệu mới bổ sung, đối chiếu với quy định tại Điều 61, 62 Bộ luật hình sự xem có căn cứ thì luật sư tư vấn cho thân chủ hoặc gia đình họ làm đơn xin hoãn hay tạm đình chỉ thi hành án. Luật sư cần hướng dẫn cho người yêu cầu tư vấn chuẩn bị những giấy tờ tài liệu cần thiết và cách viết đơn xin hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành án. 2.2.2. Giúp người bị kết án làm đơn xin hoãn, xin tạm đình chỉ thi hành án. 2.2.2.1. Hoãn chấp hành hình phạt tù: - Thẩm quyền: Chánh án TA đã ra QĐ thi hành án - Đối tượng: người bị xử phạt tù đang tại ngoại - Căn cứ áp dụng: qui định tại K.1 Điều 61 BLHS Đơn và các tài liệu đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù Đơn xin hoãn chấp hành hình phạt tù của người bị kết án Các tài liệu chứng minh lý do xin hoãn: + Hồ sơ bệnh án (do Bệnh viện cấp tỉnh trở lên điều trị, cấp cứu, phẫu thuật); +Văn bản chứng minh là lao động duy nhất trong gia đình; +Văn bản chứng minh do nhu cầu công vụ; Bản sao Bản án chứng minh phạm tội ít nghiêm trọng; +Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; Thủ tục: + Đơn xin hoãn thi hành hình phạt tù có thể được gửi cho cơ quan CA, VKS hoặc TA đã xử sơ thẩm. + Chánh án TA đã ra QĐ THA có thể tự mình hoặc theo đề nghị của VKS, cơ quan CA cùng cấp hoặc người bị kết án khi có căn cứ theo qui định của PL 2.2.2.2.Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù - Thẩm quyền: Chánh án TA đã ra QĐ thi hành án: Chánh án TA cấp tỉnh nơi người đang chấp hành hình phạt tù - Đối tượng: người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù - Căn cứ áp dụng: qui định tại Điều 61, Điều 62 BLHS Thủ tục: + Đơn xin tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có thể được gửi cho VKS hoặc Ban giám thị trại giam, theo đề nghị của các cơ quan này, chánh án TA cấp tỉnh nơi người đang chấp hành hình phạt tù cho tạm ĐC theo qui định tại điểm a khoản 1 Điều 61 và Điều 62 BLHS + Đơn xin tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có thể được gửi cho VKS hoặc Ban giám thị trại giam, theo đề nghị của các cơ quan này, chánh án TA đã ra QĐ THA cho tạm ĐC theo qui định tại các điểm b; c và d khoản 1 Điều 61 và Điều 62 BLHS - Nội dung đơn xin hoãn hay tạm đình chỉ THA cần ghi rõ yêu cầu, lý do yêu cầu, thời hạn cho hoãn, cho TĐC. Khi gửi đơn phải gửi kèm theo đơn những chứng cứ tài liệu cần thiết để người, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định. 2.2.2.3 Điều kiện để người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt * Khi người đó lập công lớn + Có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; + Đã cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo; +Đã cứu được tài sản của nhà nước, tập thể, của công dân trong thiên tai, hoả hoạn; + Có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị; + Có thành tích đọt xuất khác được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; 2.2.2.3 Điều kiện để người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt * Khi người đó “mắc bệnh hiểm nghèo: là trường hợp theo kết luận của Bệnh viện cấp tỉnh trở lên về người bị kết án bị những căn bệnh nguy hiểm đến tĩnh mạng, khó có phương thuốc chữa trị * Khi người đó không còn nguy hiểm cho xã hội (đã hoàn lương, chăm chỉ làm ăn, tham gia các hoạt động xã hội..mắc bệnh hiểm nghèo không còn hoạt động được. Chú ý các trường hợp trên phải: Được Viện trưởng VKSND đề nghị bằng văn bản cho miễn chấp hành toàn bộ hình phạt 2.2.3. Luật sư giúp người bị kết án viết đơn xin thi hành phần dân sự trong vụ án hình sự. - LS phải xác định cơ quan THA dân sự nào có thẩm quyền THA hoặc UBND địa phương nào có thẩm quyền THA để tư vấn cho người bị kết án cách viết đơn . - Nếu họ đang bị tạm giam thì cần làm các thủ tục để gặp và tư vấn cách thức viết đơn , đồng thời bảo đảm cho nguyện vọng và quyền lợi của họ được thực hiện. Miễn, giảm thi hành án đối với khoản tiền phạt, án phí án Thông tư liên tịch số 02/2005 của TANDTC, VKSNDTC, BTP, BCA, BTC ngày 16/6/2005) Miễn thi hành án đối với khoản tiền phạt Khi chưa hết thời hạn 10năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án lần đầu, người phải thi hành khoản tiền phạt trong các vụ án khac và án ma tuý nhưng phạm tội có tổ chức, nhiều lần, thu lợi bất chính lớn được miễn khi có đủ điều kiện sau: + Số tiền phạt còn lại từ 20.000.000đ trở xuống + Đã chấp hành được một phần hình phạt tiền; + Đã tích cực chấp hành được 1 phần hình phạt nhưng lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khănkéo dài do thiên tai, hoả hoạn hoặc lập công lớn 2.2.4. Luật sư làm đơn kiến nghị. - Mục đích: Để bảo đảm quyền lợi cho bị cáo là NCTN, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất trong giai đoạn thi hành án khi họ có đủ các ĐK để tạm hoãn, tạm ĐC THA mà không được các cơ quan có thẩm quyền xem xét - Thủ tục: LS có thể làm đơn kiến nghị yêu cầu các CQ bảo vệ PL đã xét xử sơ thẩm, nơi người phạm tội chấp hành án hoặc các CQ cấp trên để xem xét yêu cầu của người bị kết án. 2.3. Thi hành các loại hình phạt khác. - Đối với các trường hợp chưa có đủ ĐK thi hành phần dân sự bao gồm hình phạt tiền, tiền truy nộp sung quỹ, tiền bồi thường, tiền án phí thì LS tư vấn cho người bị kết án biết và hướng dẫn họ viết đơn xin tạm hoãn theo yêu cầu của họ. - Đơn xin hoãn, TĐC THA phải có xác nhận của CQ công tác (nếu có), chính quyền địa phương nơi cư trú. - Các loại hình phạt khác không phải là hình phạt tù thì không được xin tạm hoãn, TĐC THA - Với hình phạt trục xuất, LS có thể tư vấn và hướng dẫn làm đơn xin kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam khi người bị kết án ốm đau phải cấp cứu, hoặc lý do sức khoẻ khác không thể đi lại được, kèm theo đơn phải có chứng nhận của cơ quan y tế hoặc bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Đơn này được gửi cho Toà án đã ra quyết định thi hành án. - Đối với các khoản tiền phạt, án phí, LS có thể tư vấn và hướng dẫn làm Hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án gửi cho Cơ quan THA dân sự đang thi hành khoản tiền phạt, án phí khi người phải thi hành án có đủ các điều kiện để được xét miễn, giảm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_ky_nang_cua_luat_su_trong_thi_hanh_an_hinh_su.pdf
Tài liệu liên quan