Bài giảng Lịch sử học thuyết kinh tế - Chương 9: Học thuyết kinh tế của trường phái tân cổ điển - Phạm Văn Chiến
Trường phái Mỹ
9.5.1. John Bates Clark (1847 –
1938)
* Lý thuyết “năng suất giới hạn”:
- Kế thừa lý thuyết “ba nhân tố sản xuất” - Say, lý thuyết
“năng suất bất tương xứng” - Ricardo, lý thuyết ích lợi
giới hạn - trường phái Viene.
- Ích lợi của lao động thể hiện ở năng suất. Năng suất LĐ
có xu hướng giảm sút, người công nhân được thuê sau
cùng là người “công nhân giới hạn”, năng suất của họ là
“năng suất giới hạn”, nó quyết định năng suất của tất
cả các công nhân khác
Lý thuyết phân phối:
Lý luận “năng lực chịu trách nhiệm”: thu
nhập là “năng lực chịu trách nhiệm” của các
nhân tố SX. Công nhân có LĐ, nhà TB có TB,
đều nhận được SP giới hạn tương ứng.
Tiền lương công nhân = “SP giới hạn” của
LĐ, phần còn lại là “thặng dư của người tiêu
dùng LĐ”, vì vậy không còn bóc lột
Phân phối địa tô và lợi tức cũng áp dụng
nguyên tắc này.
25 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử học thuyết kinh tế - Chương 9: Học thuyết kinh tế của trường phái tân cổ điển - Phạm Văn Chiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử học thuyết kinh tế 1
PHẦN THỨ TƯ
SỰ PHÁT TRIỂN CÁC LÝ THUYẾT
“TRÀO LƯU CHÍNH HIỆN ĐẠI”
Lịch sử học thuyết kinh tế 2
Chương 9:
HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA
TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN
Lịch sử học thuyết kinh tế 3
Khái quát
9.1. Tổng quan
9.2. Trường phái Áo
9.3. Trường phái Anh
9.4. Trường phái Mỹ
Lịch sử học thuyết kinh tế 4
9.1. Tổng quan
9.1.1. Hoàn cảnh lịch sử
- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
- CNTB: thất nghiệp, khủng hoảng
- CNTB chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền
- Mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp TS-VS tăng lên
- Sự xuất hiện và ảnh hưởng sâu rộng của học thuyết Mác
Các học thuyết KT TS cổ điển không còn giải thích và bảo
vệ được cho CNTB.
Nhiều trường phái KTCT TS mới xuất hiện, trong đó “Tân cổ
điển” đóng vai trò quan trọng.
Lịch sử học thuyết kinh tế 5
9.1. Tổng quan
9.1.2. Đặc điểm
Ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự can
thiệp của nhà nước vào KT.
Ủng hộ lý thuyết giá trị-chủ quan.
Đối tượng: phân tích trao đổi, lưu thông,
cung – cầu. Nghiên cứu các đơn vị KT riêng
biệt để rút ra những kết luận chung cho toàn
XH.
Lịch sử học thuyết kinh tế 6
9.1. Tổng quan
9.1.2. Đặc điểm
Phương pháp: Phân tích vi mô, áp
dụng toán học phân tích kinh tế. Còn
mang tên là trường phái “giới hạn”
Muốn biến KTCT thành khoa học KT
thuần túy.
Phát triển ở nhiều nước: Áo, Anh, Mỹ,
Thụy Sỹ
Lịch sử học thuyết kinh tế 7
9.2. Trường phái Áo (Thành
Viene)
* Lý thuyết “ích lợi giới hạn”:
Ích lợi là đặc tính cụ thể của vật, có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người.
Có ích lợi khách quan và ích lợi chủ quan, ích lợi trừu
tượng và ích lợi cụ thể.
Ích lợi có xu hướng giảm dần. Tồn tại “vật phẩm giới
hạn” và “ích lợi giới hạn” quyết định lợi ích chung của
tất cả các vật khác.
Số lượng SP càng ít thì “ích lợi giới hạn” càng lớn.
Khi lượng SP tăng → tổng lợi ích tăng → ích lợi giới
hạn giảm (tiệm cận 0, chỉ còn lợi ích trừu tượng)
Lịch sử học thuyết kinh tế 8
9.2. Trường phái Áo (Thành
Viene)
* Lý thuyết “giá trị giới hạn”
Xây dựng trên cơ sở lý thuyết “ích lợi giới hạn”,
phủ nhận lý thuyết giá trị - lao động.
- “Ích lợi quyết định giá trị”, “ích lợi giới hạn”
là ích lợi của sản phẩm cuối cùng, quyết định
giá trị của sản phẩm.
- “Giá trị giới hạn là giá trị của sản phẩm giới
hạn”, quyết định giá trị của tất cả các sản
phẩm khác. Muốn có nhiều giá trị phải tạo ra
sự khan hiếm.
Lịch sử học thuyết kinh tế 9
9.2. Trường phái Áo (Thành
Viene)
Các đại biểu điển hình
9.2.1. Carl Menger (1840 – 1921)
9.2.2. Fridrich Von Wiser (1851 – 1926)
9.2.3. Eugen Bohm Bawerk (1851 –
1941)
Lịch sử học thuyết kinh tế 10
9.3. Trường phái Anh
Đại biểu:
- Alfred Marshall
- (1842-1924),
- Giáo sư trường Đại
học Cambridge
(trường phái
Cambridge)
Lịch sử học thuyết kinh tế 11
9.3. Trường phái Anh
Alfred Marshall
Tổng hợp, kế thừa các lý thuyết đã
có (lý thuyết chi phí sản xuất,
cung cầu, năng suất bất tương
xứng) với lý thuyết mới cuối thế
kỷ XIX (ích lợi giới hạn, năng
suất giới hạn).
KT học là một bộ phận của sinh học,
hình thức của phát triển là tiến
hóa; sự phát triển của CNTB sẽ
tạo điều kiện vật chất để cải
thiện đời sống công nhân, không
cần đấu tranh giai cấp.
Tác phẩm nổi tiếng: “Những nguyên
lý của KTCT học” (1890)
Lịch sử học thuyết kinh tế 12
9.3. Trường phái Anh
9.3.1. Về đối tượng, phương pháp của KTCT
học
- KTCT học hay KT học xem xét bộ phận của đời sống xã
hội và cá nhân, có quan hệ với việc giành và sử dụng
các vật chất cần thiết cho đời sống hạnh phúc.
- Bản chất: KT học là một khoa học về đời sống, gần gũi
với sinh học hơn là cơ khí học.
- Vừa là khoa học thuần túy, vừa là khoa học ứng dụng.
- Phương pháp: diễn dịch, qui nạp, trừu tượng hóa, sự
kiện gắn với lý thuyết.
- Sử dụng thuật ngữ “KT học” thay cho “KT CT học”
Lịch sử học thuyết kinh tế 13
9.3. Trường phái Anh
9.3.2. Lý thuyết về của cải và nhu cầu:
- Của cải: vật thỏa mãn nhu cầu một cách trực
tiếp hay gián tiếp; dạng vật chất hay phi
vật chất; do người khác hoặc do mình tạo
ra; có thể được chuyển dịch, cho không
hoặc qua trao đổi.
- Của cải của một dân tộc được hình thành từ
những của cải cá nhân và của cải tập thể.
- Nhu cầu về của cải là có giới hạn.
- Tính ích lợi của sản phẩm giảm cùng với số
lượng có sẵn để thỏa mãn nhu cầu.
Lịch sử học thuyết kinh tế 14
9.3. Trường phái Anh
9.3.3. Lý thuyết về sản xuất và các yếu tố của
sản xuất
Sản xuất là việc chế tạo ra các ích lợi. Tiêu dùng là sự
sản xuất tiêu cực về ích lợi.
Sự tăng lên của sản xuất dẫn đến tiết kiệm. Những
khoản tiết kiệm bên ngoài sinh ra từ sự phát triển
công nghiệp, là kết quả của tích tụ. Những khoản tiết
kiệm bên trong sinh ra từ bản thân việc tiết kiệm các
yếu tố sản xuất.
Tiết kiệm là do ý muốn “đảm bảo an toàn” và do “sự
trìu mến” đối với tiền tệ, là kết quả sự hy sinh tiêu
dùng hiện tại
Lịch sử học thuyết kinh tế 15
9.3. Trường phái Anh
9.3.3. Lý thuyết về sản xuất và các yếu tố của
sản xuất
- Các yếu tố sản xuất:
+ Đất đai: yếu tố thứ nhất của SX, vận động
theo qui luật hiệu suất giảm dần
+ Lao động: yếu tố thứ hai của SX, vận động
cũng tuân theo ích lợi giới hạn.
+ Tư bản: nhân tố thứ ba của SX: là bộ phận
của cải mà cá nhân tiết kiệm từ số thu nhập,
bao gồm của cải mang lại thu nhập, kiến
thức, trình độ tổ chức quản lý.
Lịch sử học thuyết kinh tế 16
9.3. Trường phái Anh
9.3.4. Lý thuyết giá cả:
(Tổng hợp các lý thuyết chi phí
sản xuất, cung cầu, “ích lợi
giới hạn”)
Giá cả: quan hệ số lượng
trong đó H và T được trao
đổi với nhau.
Thị trường: tổng thể
những người có quan hệ
mua bán, nơi gặp gỡ
cung, cầu.
Lịch sử học thuyết kinh tế 17
9.3. Trường phái Anh
Giá cung và giá cầu:
+ Giá cung: người SX có thể tiếp tục SX ở mức đương
thời, được quyết định bởi chi phí SX.
+ Giá cầu: người mua có thể mua số lượng hàng hóa
hiện tại, được quyết định bởi ích lợi giới hạn
+ Khi giá cung gặp giá cầu thì hình thành giá cả cân
bằng hay giá cả thị trường
- Thời gian ảnh hưởng quan trọng đến cung, cầu và giá
cả cân bằng
- Độc quyền cũng tác động đến giá cả (giảm sản lượng
để nâng giá bán)
Lịch sử học thuyết kinh tế 18
9.3. Trường phái Anh
9.3.4. Lý thuyết giá cả:
- Đưa ra khái niệm “co giãn của cầu”, chỉ sự phụ thuộc của
cầu vào mức giá cả.
K = Q/Q : P/P
K> 1 : Cầu co dãn; K < 1 : Cầu không co giãn; K = 1 : Cầu
co dãn bằng đơn vị
Sự co dãn của cầu phụ thuộc: mức giá, giá cả hàng hóa có
liên quan, sức mua của dân cư và nhu cầu mua sắm
của dân cư.
Lý thuyết giá cả của Marshall là cơ sở lý luận của kinh tế
học vi mô hiện đại trong phân tích thị trường, cung cầu
và giá cả.
Lịch sử học thuyết kinh tế 19
9.4. Trường phái Thụy Sỹ
(Lausanne)
9.4.1. Leon Walras (1834 –
1910)
Nhà KT học Pháp
Tác phẩm tiêu biểu:
- “ Nguyên lý KTCT học
thuần túy, lý thuyết về
nguồn của cải xã hội”;
- “Nghiên cứu kinh tế học
xã hội, lý thuyết về phân
phối của cải”;
- “Nghiên cứu lý thuyêt
KTCT học ứng dụng, lý
thuyết về sản xuất của
cải”
Lịch sử học thuyết kinh tế 20
9.4. Trường phái Thụy Sỹ (Lausanne)
* Lý thuyết “cân bằng thị
trường”
- 3 loại thị trường: TT sản phẩm,
TT tư bản, TT lao động.
- Ba thị trường này độc lập với
nhau.
- DN SX ra hàng hóa để bán, là
cung của TT sản phẩm, là cầu
trên TT TB và TT lao động.
- Giá bán HH > chi phí SX:
doanh nhân có lợi → mở rộng
SX
Lịch sử học thuyết kinh tế 21
9.4. Trường phái Thụy Sỹ
(Lausanne)
Lý thuyết “cân bằng thị trường”
Giá cả = chi phí SX thì cung HH = cầu HH,
giá HH ổn định, lãi suất và tiền lương ổn
định. Cả 3 thị trường đều cân bằng cung –
cầu → nền KT cũng trong trạng thái cân
bằng.
Trong kinh tế thị trường, trạng thái cân
bằng giữa giá cả hàng hóa và chi phí sản
xuất được thực hiện qua sự dao động của
cung và cầu
Lịch sử học thuyết kinh tế 22
9.5. Trường phái Mỹ
9.5.1. John Bates
Clark
(1847 – 1938)
GS đại học Columbia
Lịch sử học thuyết kinh tế 23
9.5. Trường phái Mỹ
9.5.1. John Bates Clark (1847 –
1938)
* Lý thuyết “năng suất giới hạn”:
- Kế thừa lý thuyết “ba nhân tố sản xuất” - Say, lý thuyết
“năng suất bất tương xứng” - Ricardo, lý thuyết ích lợi
giới hạn - trường phái Viene.
- Ích lợi của lao động thể hiện ở năng suất. Năng suất LĐ
có xu hướng giảm sút, người công nhân được thuê sau
cùng là người “công nhân giới hạn”, năng suất của họ là
“năng suất giới hạn”, nó quyết định năng suất của tất
cả các công nhân khác.
Lịch sử học thuyết kinh tế 24
9.5. Trường phái Mỹ
9.5.1. John Bates Clark (1847 – 1938)
* Lý thuyết phân phối:
Lý luận “năng lực chịu trách nhiệm”: thu
nhập là “năng lực chịu trách nhiệm” của các
nhân tố SX. Công nhân có LĐ, nhà TB có TB,
đều nhận được SP giới hạn tương ứng.
Tiền lương công nhân = “SP giới hạn” của
LĐ, phần còn lại là “thặng dư của người tiêu
dùng LĐ”, vì vậy không còn bóc lột
Phân phối địa tô và lợi tức cũng áp dụng
nguyên tắc này.
Lịch sử học thuyết kinh tế 25
Thảo luận
Ý nghĩa lý luận
và thực tiễn
của trường
phái Tân cổ
điển?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_lich_su_hoc_thuyet_kinh_te_chuong_9_hoc_thuyet_kin.pdf