Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - Bài 2: Nhà nước và pháp luật Việt Nam - Nguyễn Thị Nguyệt

NGUỒN LUẬT • Pháp luật tập quán: Giữ vai trò chủ đạo và phổ biến nhất. Bao gồm: Tập quán từ thời nguyên thủy, Tập quán chính trị, Lệ của Công xã nông thôn. • Pháp luật khẩu truyền: Là ý chí của người thống trị đối với xã hội nhiều khi được ban hành bằng miệng và không được ghi bằng văn bản. • Pháp luật thành văn: Hiện nay vẫn chưa thể khẳng định, thời Hùng Vương đã có chữ viết chưa. Tuy nhiên có thể giả định, khi phạm vi lãnh thổ của Nhà nước được mở rộng hơn nhiều so với Thị tộc, Bộ lạc thì cần thiết phải có cách truyền mệnh lệnh của người chỉ huy bằng các dấu hiệu đặc thù, ngắn gọn và cụ thể. Nội dung pháp luật của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc được phản ánh mơ hồ, gián tiếp trong truyền thuyết dân gian và thư tịch cổ. • Về hôn nhân gia đình: Chế độ một vợ một chồng. • Về dân sự: Hình thành quy định về chia tài sản cho người chết, nếu không sẽ bị xã hội lên án. • Về hình luật: Hiện chưa có tài liệu nào cho thấy sự xuất hiện của hình luật. Chỉ có một chi tiết là An Dương Vương giết Mị Châu khi biết tin nàng tiếp tay cho giặc.

pdf20 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - Bài 2: Nhà nước và pháp luật Việt Nam - Nguyễn Thị Nguyệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015104206 11 LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt v1.0015104206 BÀI 2 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt 2 v1.0015104206 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được quy luật chung của sự ra đời Nhà nước và nét đặc thù trong quá trình hình thành Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam. • Phân tích được tình hình phân hóa xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời dựng nước. • Chỉ ra được tình hình pháp luật thời kỳ này. 3 v1.0015104206 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. 4 v1.0015104206 CẤU TRÚC NỘI DUNG Cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang2.1. Tổ chức Nhà nước Văn Lang Nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương 2.2. 2.3. Tình hình pháp luật2.4. 5 v1.0015104206 2.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC VĂN LANG 2.1.1. Cơ sở kinh tế 2.1.3. Các yếu tố khác tác động đến quá trình hình thành Nhà nước Văn Lang 2.1.2. Cơ sở xã hội 6 v1.0015104206 2.1.1. CƠ SỞ KINH TẾ Cơ sở kinh tế Biến đổi từ nền kinh tế tự nhiên nguyên thủy sang nền kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Xuất hiện nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề gốm, cũng như sự xuất hiện của nghề luyện kim đồng thau. 7 v1.0015104206 2.1.2. CƠ SỞ XÃ HỘI Xã hội có sự chuyển biến quan trọng, là hệ quả từ sự phát triển của nền kinh tế Những gia đình nhỏ trở thành những đơn vị kinh tế độc lập. Chế độ mẫu hệ dần dần chuyển sang chế độ phụ hệ. Công xã thị tộc dần dần tan rã và nhường chỗ cho công xã nông thôn, kết hợp cả 3 quan hệ láng giềng, địa lý và huyết thống. Xã hội có sự phân hóa rõ nét ở cả sự phân hóa giàu nghèo và sự phân hóa về địa vị xã hội nhưng chưa sâu sắc, chưa mang tính đối kháng. 8 v1.0015104206 2.1.3. CÁC YẾU TỐ KHÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC VĂN LANG Nền nông nghiệp ngày càng phát triển, yêu cầu về các công trình thủy lợi ngày càng cấp bách. Giặc ngoại xâm từ phương Bắc dòm ngó, chuẩn bị xâm lược. Bắt nguồn từ chỗ nền sản xuất phát triển cao, sản phẩm làm ra nhiều, xã hội phân chia thành giai cấp, sự bóc lột giữa các giai cấp dễn đến sự đấu tranh lẫn nhau. Đòi hỏi phải có những cơ cấu tổ chức mới, thôi thúc sự ra đời sớm của Nhà nước. 9 v1.0015104206 2.2. TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC VĂN LANG 2.2.1. Sự phân hóa xã hội 2.2.2. Tổ chức Nhà nước Văn Lang 10 v1.0015104206 2.2.1. SỰ PHÂN HÓA XÃ HỘI Quá trình chuyển hóa, biến đổi diễn ra một cách chậm chạp và lâu dài qua hai biểu hiện cụ thể Sự chuyển hóa quyền lực từ việc thực hiện chức năng xã hội thành quyền lực nhà nước. Quý tộc thị tộc biến đổi thành quan chức nhà nước Quý tộc thị tộc thành những người quản lý xã hội. Bằng địa vị của mình quý tộc thị tộc chiếm đoạt sản phẩm dư thừa của cộng đồng. 11 v1.0015104206 • Hình thành liên minh các Bộ lạc vào khoảng thế kỷ VII TCN, đứng đầu là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, truyền được 18 đời đều được gọi là Hùng Vương. Cơ cấu tổ chức gồm:  Hùng Vương là người đứng đầu cả nước về mặt chính trị.  Giúp việc cho vua có các Lạc Hầu, vừa nắm giữ quân đội nhằm trấn áp địa phương không chịu thuần phục, vừa giúp vua giải quyết công việc trong nước.  Lạc tướng đứng đầu các Bộ lạc.  Bồ chính đứng đầu các Công xã nông thôn. • Mối quan hệ giữa Nhà nước và Công xã: Công xã được tự trị nhưng phải thuần phục tuyệt đối Nhà nước. • Về tổ chức quân đội: Đã được tổ chức, trong đó Vua, Lạc hầu, Lạc tướng có những đơn vị thân binh để bảo vệ và làm chủ lực trong chiến tranh.  Như vậy thời kỳ Hùng Vương dù chưa có một Nhà nước hoàn chỉnh, nhưng đã có một cơ cấu mới có một số đặc tính của của một Nhà nước trong tương lai. 2.2.2. TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC VĂN LANG 12 v1.0015104206 2.2.2. TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC VĂN LANG (Tiếp theo) Sơ đồ bộ máy Nhà nước Văn Lang Thủ lĩnh (Liên minh bộ lạc) Tù trưởng (Bộ lạc) Tộc trưởng (Công xã thị tộc) Vương: Hùng Vương Lạc hầu (Trợ giúp cho Hùng Vương) Lạc tướng (Bộ) Bồ chính (Công xã nông thôn) 13 v1.0015104206 2.3. NHÀ NƯỚC ÂU LẠC THỜI AN DƯƠNG VƯƠNG 2.3.1. Lịch sử hình thành Nhà nước Âu Lạc 2.3.2. Tổ chức bộ máy nhà nước 14 v1.0015104206 2.3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ÂU LẠC Theo thư truyền, vào năm 241 TCN, nhà Tần xâm lược nước ta, Âu Việt – nơi của An Dương Vương Thục Phán là địa bàn bị xâm lược đầu tiên. Thục Phán đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu chống xâm lược và được nhân dân suy tôn là người chỉ huy cao nhất. 5 – 6 năm chiến tranh đã thắt chặt quan hệ giữa người Âu Việt và Lạc Việt, đó là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Âu Lạc (kết hợp giữa Âu và Lạc) thay thế cho Hùng Vương. 15 v1.0015104206 2.3.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Nhìn chung vẫn kế thừa tổ chức bộ máy nhà nước của Văn Lang, bên cạnh đó vẫn có sự tăng cường hơn trước. Điểm nổi bật là quân đội được chú trọng hơn, lực lượng nô lệ đông đúc hơn, chủ yếu là nô lệ gia đình. Nhà nước Âu Lạc Bộ lạc Công xã nông thôn An Dương Vương Lạc tướng Bồ chính 16 v1.0015104206 2.4. TÌNH HÌNH PHÁP LUẬT 2.4.1. Nguồn luật 2.4.2. Nội dung pháp luật 17 v1.0015104206 2.4.1. NGUỒN LUẬT • Pháp luật tập quán: Giữ vai trò chủ đạo và phổ biến nhất. Bao gồm: Tập quán từ thời nguyên thủy, Tập quán chính trị, Lệ của Công xã nông thôn. • Pháp luật khẩu truyền: Là ý chí của người thống trị đối với xã hội nhiều khi được ban hành bằng miệng và không được ghi bằng văn bản. • Pháp luật thành văn: Hiện nay vẫn chưa thể khẳng định, thời Hùng Vương đã có chữ viết chưa. Tuy nhiên có thể giả định, khi phạm vi lãnh thổ của Nhà nước được mở rộng hơn nhiều so với Thị tộc, Bộ lạc thì cần thiết phải có cách truyền mệnh lệnh của người chỉ huy bằng các dấu hiệu đặc thù, ngắn gọn và cụ thể. 18 v1.0015104206 2.4.2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT Nội dung pháp luật của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc được phản ánh mơ hồ, gián tiếp trong truyền thuyết dân gian và thư tịch cổ. • Về hôn nhân gia đình: Chế độ một vợ một chồng. • Về dân sự: Hình thành quy định về chia tài sản cho người chết, nếu không sẽ bị xã hội lên án. • Về hình luật: Hiện chưa có tài liệu nào cho thấy sự xuất hiện của hình luật. Chỉ có một chi tiết là An Dương Vương giết Mị Châu khi biết tin nàng tiếp tay cho giặc. 19 v1.0015104206 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài học này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau: • Cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang. • Tổ chức Nhà nước Văn Lang. • Nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương. • Tình hình pháp luật thời kỳ này. 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_lich_su_nha_nuoc_va_phap_luat_the_gioi_bai_2_nha_n.pdf
Tài liệu liên quan