Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - Bài 6: Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa - Trần Hồng Nhung

SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU • Nguyên nhân:  Sự vận dụng và phát triển sai lệch học thuyết Mác Lênin.  Xây dựng mô hình nhà nước ngày càng theo hướng độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, mất dân chủ.  Nặng về cải cách chính trị, nhẹ về cải cách kinh tế.  Sự chống phá của kẻ thù bên ngoài.  Hệ quả: Sụp đổ hệ thống Xã hội chủ nghĩa: Đảng nhận định: “Chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ khiến chủ nghĩa tạm thời lâm vào thoái trào nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại, loài người vẫn đang trong thời đại từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”. • Thể chế chính trị - pháp lý hiện nay:  Liên Bang Nga: Cộng hòa tổng thống.  Ucriana: Cộng hòa tổng thống.  Hungari: Cộng hòa nghị viện. CÔNG CUỘC CẢI CÁCH VÀ ĐỔI MỚI CỦA CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA KHÁC • Từ cuối thập niên 70,80 Trung Quốc đã tiến hành công cuộc cải cách và mở cửa. Từ sau thập niên 80, Việt Nam, Lào thực hiện đổi mới đất nước. Gần đây, Cu Ba và Triều tiên cũng thực hiện cải cách. • Phương châm cải cách:  Đổi mới, cải cách kinh tế là trọng tâm, làm cơ sở cho việc đổi mới từng bước hệ thống chính trị.  Nhà nước chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.  Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.  Hội nhập quốc tế, đa phương hóa và đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi nước và các bên cùng có lợi

pdf34 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - Bài 6: Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa - Trần Hồng Nhung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015112215 GIỚI THIỆU MÔN HỌC 1 LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI Giảng viên: ThS. Trần Hồng Nhung v1.0015112215 BÀI 6 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Giảng viên: ThS. Trần Hồng Nhung 2 v1.0015112215 3 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được nguyên nhân bùng nổ, sự thiết lập nhà nước và pháp luật của Công xã Paris. Đồng thời chỉ rõ được ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thất bại. • Trình bày được nội dung cuộc cách mạng tháng Mười và sự thiết lập nhà nước Xô Viết Nga. Nhà nước và pháp luật Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết. • Chỉ rõ được đặc điểm về nhà nước và pháp luật các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân. v1.0015112215 4 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ • Để học tốt môn học này, sinh viên cần có kiến thức của môn Lý luận chung nhà nước và pháp luật. v1.0015112215 5 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. v1.0015112215 6 Nhà nước và pháp luật Công xã Paris năm 18716.1 Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa Xô Viết6.2 Nhà nước và pháp luật các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân6.3 Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Công cuộc cải cách, đổi mới của các nước Xã hội chủ nghĩa khác 6.4 CẤU TRÚC NỘI DUNG v1.0015112215 7 6.1.1. Nguyên nhân bùng nổ cuộc cách mạng vô sản và sự thành lập nhà nước Công xã Paris 6.1.3. Nguyên nhân thất bại và bài học lịch sử 6.1.2. Pháp luật của Công xã Paris 6.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CÔNG XÃ PARIS NĂM 1871 v1.0015112215 8 • Giữa những năm 60 của thế kỷ XIX, ở Pháp, đế chế thứ II lâm vào tình trạng khủng hoảng. Napoleon III tiến hành cuộc chiến tranh với đế chế Phổ và đã thất bại, đầu hàng quân Phổ. Đế chế II sụp đổ. • Nhân dân Paris nổi dậy, đòi thành lập Chế độ cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc. Chiều 4/9/1870, một Chính phủ lâm thời tư sản của nền Cộng hòa thứ III được thành lập, lấy tên là “Chính phủ vệ quốc”. • Chính phủ lâm thời mong muốn mượn tay quân Phổ để đàn áp phong trào của nhân dân, trước tình hình thực tế, nhân dân Paris đã nổi dậy chống lại quân Phổ, ngày 18/ 03/1871, cuộc cách mạng của nhân dân Paris đã giành thắng lợi.  Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi. 6.1.1. NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CUỘC CÁCH MẠNG VÔ SẢN VÀ SỰ THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC CÔNG XÃ PARIS v1.0015112215 9 6.1.1. NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CUỘC CÁCH MẠNG VÔ SẢN VÀ SỰ THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC CÔNG XÃ PARIS (tiếp theo) • Tổ chức bộ máy nhà nước:  Ngày 26/03/1871, Hội đồng Công xã được bầu cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Hầu hết thành viên của Hội đồng Công xã là những đại biểu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.  Ngày 29/03, Hội đồng Công xã tổ chức ra 10 Ủy ban của mình. Mỗi Uỷ ban có thể được coi là những bộ của 1 Chính phủ (Uỷ ban hành pháp, Uỷ ban tài chính, Uỷ ban quân sự, Uỷ ban tư pháp, Uỷ ban an ninh, Uỷ ban lương thực, Uỷ ban lao động, Uỷ ban công nghiệp và thương nghiệp, Uỷ ban ngoại giao, Uỷ ban giáo dục).  Tòa án cách mạng được thành lập để trấn áp các thế lực phản cách mạng, thẩm phán do Ủy ban hành pháp chỉ định (Tòa có thẩm quyền xét xử các vụ hình sự và dân sự nhỏ, các vụ hình sự nghiêm trọng thì thành lập Tòa án đặc biệt để cùng phối hợp với bồi thẩm đoàn để giải quyết).  19/4/1871, Hội đồng Công xã công bố bản Tuyên ngôn với nhân dân Pháp. Đây là văn kiện pháp lý xác lập mô hình nhà nước theo kiểu Công xã Paris. Mỗi công xã có quyền tự trị và liên kết thành từng quận. Hội nghị quận cử đại biểu vào Quốc hội của cả nước đặt ở Paris. v1.0015112215 10 6.1.2. PHÁP LUẬT CỦA CÔNG XÃ PARIS • Công xã Paris chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nên pháp luật không được ban hành nhiều. • Về hình thức pháp luật: Sắc lệnh – đây là hình thức pháp luật thích hợp để giải quyết những vấn đề cấp bách trong việc xây dựng và chiến đấu bảo vệ Công xã. • Một số Sắc lệnh tiêu biểu:  Sắc lệnh ngày 29/03 quy định chỉ có Công xã Pari mới có quyền ban hành Sắc lệnh.  Sắc lệnh ngày 3/4 khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tách nhà thờ ra khỏi những hoạt động của nhà nước.  Sắc lệnh ngày 16/4, giao cho công nhân quản lý những xí nghiệp mà bọn chủ đã chạy trốn. Toàn bộ mọi công việc của xí nghiệp đặt dưới sự kiểm soát của công nhân.  Một số Sắc lệnh quy định về giá bánh mỳ, thịt bò... Để bình ổn giá, bảo vệ đời sống nhân dân.  Kết luận: Pháp luật Công xã đã tạo dựng được một trật tự xã hội mới, mang lại những quyền lợi thiết thực cho nhân dân lao động. v1.0015112215 11 6.1.3. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NHÀ NƯỚC CÔNG XÃ PARIS • Công xã Paris chỉ tồn tại trong 72 ngày. Sau khi tập hợp lại lực lượng, quân đội của chính quyền tư sản đã tổng tấn công vào thành phố. Công xã Paris hoàn toàn thất bại. • Nguyên nhân thất bại:  Về khách quan: Tương quan lực lượng chênh lệch. Chủ nghĩa tư bản đang trên đà phát triển.  Về chủ quan: Giai cấp công nhân chưa được rèn luyện, giác ngộ về ý thức giai cấp. Hơn nữa, họ chưa có một chính đảng lãnh đạo cách mạng.  Nguyên nhân trực tiếp: Sau khi giành thắng lợi bước đầu, Công xã Paris đã không kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng (chưa tịch thu ngân hàng, bưu điện) để chúng có thời gian tập hợp lực lượng. Công xã chưa chú trọng đến việc huấn luyện, trang bị cho các lực lượng vũ trang cách mạng; chưa thực hiện được sự liên minh với nông dân. • Ý nghĩa lịch sử:  Công xã Paris là hiện thực đầu tiên của chuyên chính vô sản.  Công xã Paris đã sáng tạo ra hình thức đầu tiên của nhà nước vô sản. v1.0015112215 12 6.2.1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười và sự thành lập nhà nước Xô Viết 6.2.2. Nhà nước và pháp luật Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết 6.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT v1.0015112215 13 • Tình hình nước Nga trước cách mạng: Đầu thế kỷ XX, nước Nga chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa nhưng vẫn là một nước lạc hậu về kinh tế, chính trị so với các nước đế quốc khác. Xã hội vẫn còn nhiều tàn dư của chế độ nông nô phong kiến.  Về chính trị, vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế dưới sự thống trị của Sa Hoàng.  Về mặt xã hội, Nga là đất nước của nhiều dân tộc. Các dân tộc đều bị giai cấp thống trị áp bức, bóc lột nặng nề, vì thế Nga là nước có phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ nhất. Giai cấp vô sản Nga được giác ngộ cách mạng và có trình độ tổ chức cao. Đặc biệt là đã có một chính đảng thực sự lãnh đạo, đó là Đảng Công nhân Chủ nghĩa xã hội Nga do Lê nin lãnh đạo. • Cách mạng vô sản Nga phát triển qua hai giai đoạn:  Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới thiết lập chính quyền chuyên chính công nông (Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai).  Cách mạng xã hội chủ nghĩa, xác lập chuyên chính vô sản (Cách mạng tháng Mười). 6.2.1. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÁNG MƯỜI VÀ SỰ THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC XÔ VIẾT v1.0015112215 14 6.2.1. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÁNG MƯỜI VÀ SỰ THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC XÔ VIẾT (tiếp theo) • Cách mạng dân chủ tư sản tháng 02/1917: Lật đổ nền quân chủ chuyên chế Nga hoàng, dẫn đến cục diện tồn tại song song hai chính quyền.  Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.  Xô Viết – Chính quyền của giai cấp công nhân và binh lính. • Ý nghĩa: Sau cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai, do có hai chính quyền song song tồn tại, quần chúng nhân dân chưa được giải phóng khỏi sự bóc lột hoàn toàn. Tình hình lúc này đòi hỏi cách mạng phải phát triển đi lên, lật đổ hoàn toàn chính quyền tư sản, thiết lập nhà nước vô sản. v1.0015112215 15 • Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười thiết lập nhà nước vô sản:  Ngày 04/4/1917, Hội nghị Xô viết đại biểu của công nhân, binh lính toàn nước Nga được triệu tập do V.I. Lênin chủ trì.  Ngày 10/10/1917, Ban chấp hành trung ương họp quyết định khởi nghĩa vũ trang.  Chiều 24/10, cuộc khởi nghĩa bắt đầu. Ngay trong đêm 24/10, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Petrograd, bao vây Cung điện Mùa Đông.  07h ngày 25/10/1917, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. 06 giờ chiều, Đảng Bônsêvich gửi tối hậu thư cho Bộ tham mưu quân sự Petrograd buộc đầu hàng nếu không sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ tư sản lâm thời bị bắt. 6.2.1. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÁNG MƯỜI VÀ SỰ THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC XÔ VIẾT (tiếp theo) v1.0015112215 16 6.2.1. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÁNG MƯỜI VÀ SỰ THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC XÔ VIẾT (tiếp theo) • Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười thiết lập nhà nước vô sản:  Ý nghĩa của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười: Cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử loài người, đã thiết lập một nhà nước vô sản thuộc về nhân dân, mở ra thời kỳ mới, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.  Chỉ sau 02 năm thắng lợi của cách mạng tháng Mười, Đảng Cộng sản được thành lập ở 13 nước.  Cách mạng tháng Mười đã để lại nhiều kinh nghiệm của cuộc cách mạng giành chính quyền (vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vai trò của liên minh công nông, phương pháp cách mạng là bạo lực cách mạng, mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng trong nước và cách mạng thế giới). v1.0015112215 17 • Tới năm 1922, lãnh thổ nước Nga thành lập khối liên minh gồm 06 nước cộng hòa Xô viết: Nga, Ucraina, Bêlôruxia, Adécbaidan, Ácmêni, Grudia.  Các nhà nước Cộng hòa này đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản (Đảng Bônsevic). Đây là những tiền đề vững chắc cho sự thành lập Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết. • Ngày 30/12/1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) ra đời. • Đến năm 1940, Liên Xô có 16 nước cộng hòa. • Từ 1956 đến khi sụp đổ, Liên Xô có 15 nước Cộng hòa. 6.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LIÊN BANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT v1.0015112215 18 6.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LIÊN BANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT (tiếp theo) Các nước Cộng hòa thuộc Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô Viết Kirghizia Uzbekistan Armenia Latvia Azerbaidjan Litva Belorussia Moldavia Estonia Nga Gruzia Tadjikistan Kazakhstan Turkmenia Ukraina v1.0015112215 19 • Tổ chức bộ máy nhà nước Liên bang: Hiến pháp quy định tổ chức bộ máy nhà nước, dựa trên nguyên tắc bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc, giữa các nước cộng hòa liên bang.  Xô Viết tối cao (cơ quan lập hiến & lập pháp, cơ quan quyền lực tối cao), gồm hai viện:  Viện Liên bang: Đại biểu cho lợi ích chung của mọi công dân toàn liên bang. Đại biểu bầu theo tỉ lệ dân số.  Viện Dân tộc: Đại biểu cho lợi ích của các dân tộc. Mỗi nước cộng hòa thành viên Liên Xô được bầu 25 đại biểu.  Hội đồng các Ủy viên nhân dân là Chính phủ (cơ quan hành chính nhà nước).  Đến Hiến pháp năm 1977, lập ra chức vụ Tổng thống Liên Xô, có quyền hạn rất rộng.  Do những sai lầm nghiêm trọng trong cải tổ chính trị và kinh tế, ngày 06/9/1991, Quốc hội bãi bỏ Hiệp ước Liên bang năm 1922. Liên bang Xô viết tan rã và quyết định thành lập một hình thức liên minh mới là Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG. 6.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LIÊN BANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT (tiếp theo) v1.0015112215 20 6.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LIÊN BANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT (tiếp theo) Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết v1.0015112215 21 • Pháp luật xã hội chủ nghĩa Xô viết (đặc điểm):  Pháp luật Xô viết là hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.  Do hình thức cấu trúc là nhà nước liên bang nên pháp luật Liên Xô có 2 hệ thống:  Hệ thống pháp luật chung của toàn Liên bang, có hiệu lực cao nhất.  Hệ thống pháp luật ở từng nước cộng hòa (bao gồm Hiến pháp, các bộ luật riêng... nhưng không trái với pháp luật liên bang).  Liên Xô đã có rất nhiều các bản Hiến pháp, gồm Hiến pháp 1918 (Hiến pháp Nga), 1924, 1936, 1977.  Hiến pháp Liên Xô ghi nhận trực tiếp vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.  Hệ thống pháp luật Xô viết phân chia thành nhiều ngành luật dựa trên các tiêu chí về đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, chủ thể của quan hệ pháp luật. 6.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LIÊN BANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT (tiếp theo) v1.0015112215 22 6.2.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LIÊN BANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT (tiếp theo) • Nhận xét về pháp luật xã hội chủ nghĩa Xô viết  Hệ thống pháp luật Xô viết được hình thành, phát triển và tồn tại trong quá trình hơn 07 thập niên. Đó là hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồ sộ, bao gồm các hiến pháp, nhiều bộ luật, đạo luật... của hầu hết các ngành luật.  Pháp luật Xô viết tuy còn có những khuyết tật, sai lầm nhưng về bản chất khác hẳn với pháp luật tư sản. Đó là nền pháp luật kiểu mới, của dân và vì dân. v1.0015112215 23 6.3.1. Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu 6.3.3. Đặc điểm cơ bản của hệ thống pháp luật dân chủ nhân dân 6.3.2. Các nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Á 6.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN v1.0015112215 24 • Trước và trong Chiến tranh thế giới thứ II, một loạt các quốc gia ở châu Âu, châu Á, châu Phi bị đế quốc và phát xít chiếm đóng. Trong các nước này giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cấp tiến bộ, vì thế không còn khả năng lãnh đạo cách mạng tư sản. Năm 1945, phe phát xít đầu hàng quân đồng minh, hệ thống phát xít sụp đổ, tạo điều kiện cho phong trào cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước phát triển. • Ở châu Âu, nhân dân các nước đã phối hợp với Liên Xô, tiêu diệt phát xít Đức, giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân. • Ở châu Á, khi Nhật buộc phải đầu hàng quân đồng minh không điều kiện, Đảng Cộng sản các nước đã chớp thời cơ khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. • Sau Chiến tranh thế giới thứ II, các nước xã hội chủ nghĩa đã ra đời. Ở các nước này, Đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng dân tộc với nhiệm vụ là chống đế quốc, chống phong kiến, giành độc lập dân tộc và dân chủ. 6.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN (tiếp theo) v1.0015112215 25 6.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN (tiếp theo) Các nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu (1945-1990) Các nhà nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á. Cộng hòa nhân dân xã hội chủ nghĩa Anbani Cộng hòa nhân dân Mông Cổ (1921-1990) Cộng hòa nhân dân Ba Lan Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) Cộng hòa nhân dân Bungari Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Cộng hòa dân chủ Đức Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Cộng hòa nhân dân Hunggari Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cộng hòa nhân dân Rumani Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc. v1.0015112215 26 6.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN (tiếp theo) • Hình thức chính thể Cộng hòa dân chủ nhân dân khác với hình thức Xô viết:  Tham gia vào chính quyền nhà nước không chỉ có đại diện của hai giai cấp công nhân và nông dân, mà còn có đại diện của các tầng lớp và cá nhân yêu nước (bao gồm cả một số người xuất thân từ thành phần tư sản, địa chủ, công chức của chế độ cũ).  Có mặt trận dân tộc thống nhất là cơ sở chính trị - xã hội của nhà nước. v1.0015112215 27 • Hoàn cảnh lịch sử:  Các nước Đông Âu là các nước tư bản độc lập nhưng lạc hậu, bị lệ thuộc vào các nước tư bản lớn.  Trong chiến tranh thế giới thứ hai bị các nước đế quốc chiếm đóng.  Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp bách. • Một số nước xã hội chủ nghĩa tiêu biểu ở Đông Âu: Cộng hòa nhân dân xã hội chủ nghĩa Anbani, cộng hòa nhân dân Hungary. • Đặc điểm các nhà nước Đông Âu:  Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng.  Bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan:  Cơ quan quyền lực nhà nước.  Cơ quan hành chính nhà nước.  Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa ruộng đất, ban hành luật thông qua hiến pháp. 6.3.1. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở ĐÔNG ÂU v1.0015112215 28 6.3.2. CÁC NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở CHÂU Á • Hoàn cảnh lịch sử  Một số nước ở châu Á đang là thuộc địa - phong kiến.  Chiến thắng của Liên Xô đối với phát xit Nhật  tạo điều kiện đấu tranh. • Một số nước tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa: Triều Tiên, Trung Quốc, Lào, Việt Nam... • Tổ chức bộ máy nhà nước của các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân ở châu Á nhìn chung:  Cơ quan quyền lực nhà nước.  Cơ quan chấp hành (hành chính).  Nguyên thủ quốc gia.  Và tất cả các nước này đều chịu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. v1.0015112215 29 • Một số chế định pháp luật cơ bản:  Về quyền công dân, Hiến pháp đều quy định quyền công dân không tách rời khỏi nghĩa vụ công dân, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.  Về chế độ kinh tế, các nước đều khẳng định có hai hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.  Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên 4 nguyên tắc nền tảng: Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện, dân chủ xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.  Các cơ quan trong bộ máy nhà nước bao gồm: Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát.  Về nguồn của pháp luật, coi văn bản quy phạm pháp luật là nguồn cơ bản. Án lệ không được coi là nguồn cơ bản của luật.  Về cấu trúc, hệ thống xã hội chủ nghĩa phân chia thành các ngành luật, căn cứ vào đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và hệ thống chủ thể đặc thù. 6.3.3. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN CHỦ NHÂN DÂN v1.0015112215 30 6.3.3. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN CHỦ NHÂN DÂN • Một số đặc điểm chung  Về bản chất: Pháp luật của nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân là pháp luật của dân, do dân, vì dân. Bản chất khác hoàn toàn so với hệ thống pháp luật tư sản.  Hầu hết các hiến pháp đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.  Đều có một thời gian đầu tạm thời sử dụng một số luật lệ của chế độ cũ để quản lý xã hội, nhưng trên nguyên tắc là không được trái với quyền lợi của nhân dân.  Đối tượng chuyên chính của pháp luật và nhà nước dân chủ nhân dân hẹp hơn so với Xô viết. Thành phần tham gia vào chính quyền dân chủ nhân dân rộng rãi. Pháp luật thừa nhận quyền công dân của tất cả mọi người nếu họ không chống lại nền độc lập và dân chủ (còn Xô viết chỉ có 2 giai cấp công nhân và nông dân tham gia, nên pháp luật Xô viết tước quyền bầu cử của tư sản, địa chủ, phú nông, quan chức trong chính quyền cũ).  Pháp luật của các nhà nước dân chủ nhân dân chịu ảnh hưởng nhiều của pháp luật Xô viết (tư tưởng pháp lý, kỹ thuật lập pháp, hình thức pháp luật, nội dung pháp luật...). v1.0015112215 31 6.4.1. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu 6.4.2. Công cuộc cải cách đổi mới ở các nước Xã hội chủ nghĩa khác 6.4. SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU. CÔNG CUỘC CẢI CÁCH VÀ ĐỔI MỚI CỦA CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA KHÁC v1.0015112215 32 6.4.1. SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU • Nguyên nhân:  Sự vận dụng và phát triển sai lệch học thuyết Mác Lênin.  Xây dựng mô hình nhà nước ngày càng theo hướng độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, mất dân chủ.  Nặng về cải cách chính trị, nhẹ về cải cách kinh tế.  Sự chống phá của kẻ thù bên ngoài.  Hệ quả: Sụp đổ hệ thống Xã hội chủ nghĩa: Đảng nhận định: “Chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ khiến chủ nghĩa tạm thời lâm vào thoái trào nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại, loài người vẫn đang trong thời đại từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”. • Thể chế chính trị - pháp lý hiện nay:  Liên Bang Nga: Cộng hòa tổng thống.  Ucriana: Cộng hòa tổng thống.  Hungari: Cộng hòa nghị viện. v1.0015112215 33 6.4.2. CÔNG CUỘC CẢI CÁCH VÀ ĐỔI MỚI CỦA CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA KHÁC • Từ cuối thập niên 70,80 Trung Quốc đã tiến hành công cuộc cải cách và mở cửa. Từ sau thập niên 80, Việt Nam, Lào thực hiện đổi mới đất nước. Gần đây, Cu Ba và Triều tiên cũng thực hiện cải cách. • Phương châm cải cách:  Đổi mới, cải cách kinh tế là trọng tâm, làm cơ sở cho việc đổi mới từng bước hệ thống chính trị.  Nhà nước chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.  Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.  Hội nhập quốc tế, đa phương hóa và đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi nước và các bên cùng có lợi. v1.0015112215 34 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Qua bài học này, chúng ta đã đề cập đến các nội dung sau đây: • Nhà nước và pháp luật Công xã Paris năm 1871. • Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa Xô viết (1917-1991). • Nhà nước và pháp luật các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân. • Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu, những bài học kinh nghiệm và công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_lich_su_nha_nuoc_va_phap_luat_the_gioi_bai_6_nha_n.pdf
Tài liệu liên quan