Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - Bài 7: Nhà nước và pháp luật thời Nguyễn (1802 – 1858) - Nguyễn Thị Nguyệt

Luật Dân sự:  Công nhận 2 hình thức sở hữu: Sở hữu nhà nước và làng xã, sở hữu cá nhân và hộ gia đình.  Về hợp đồng: Chủ thể chính trong giao dịch là gia trưởng, các chủ thể khác bị hạn chế giao dịch.  Điều kiện của giao dịch có hiệu lực: là sự thỏa thuận và sự thống nhất ý chí của các bên tham gia trong giao dịch.  Xuất hiện nhiều loại giao dịch như bán đứt, bán tạm, thuê mướn, vay mượn, cầm cố.  Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, vi phạm ngoài hợp đồng.  Chế định thừa kế:  Thừa kế tự sản (hương hỏa) thuộc về người nam đứng đầu dòng tộc, con gái chỉ được thừa kế khi trong dòng tộc không có con trai.  Không quy định quyền thừa kế cho con gái.  Sung công quỹ nhà nước tài sản không có người thừa kế Luật Tố tụng:  Quy định thủ tục hòa giải trước khi xét xử.  Quy định nhiều cấp xét xử. Vua là cấp xét xử cao nhất. Đặc biệt là trong các vụ án có mức hình phạt tử hình.  Quy định những hình phạt dành cho quan chức không thực hiện đúng việc giải quyết vụ án nhằm tránh tồn đọng vụ việc.  Coi trọng chứng cứ trong quá trình xét xử, quy định hình phạt đối với trường hợp người làm chứng không trung thực.  Luật cho phép công khai tra khảo, dùng nhục hình để lấy cung.  Cơ quan xét xử không được xét xử vượt quá tội mà cáo trạng đã truy tố, đây là sự tiến bộ của pháp luật tố tụng giai đoạn này.  Có sự không công bằng giữa dân thường và quan lại, quan lại được quy đổi hình phạt từ xuy, trượng sang tiền, giáng cấp.

pdf17 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - Bài 7: Nhà nước và pháp luật thời Nguyễn (1802 – 1858) - Nguyễn Thị Nguyệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015104206 1 LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt 1 v1.0015104206 BÀI 7 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGUYỄN (1802 – 1858) Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt 2 v1.0015104206 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Chỉ ra được vị trí, thẩm quyền của người đứng đầu trong triều đình nhà Nguyễn. • Trình bày được mô hình tổ chức chính quyền triều Nguyễn. • Phân tích để thấy được cách thức tổ chức chính quyền trung ương và chính quyền địa phương của nhà Nguyễn. • Chỉ ra được thành tựu pháp luật dưới triều Nguyễn và các hình thức pháp luật thời kỳ này. • Chỉ ra được những giá trị cơ bản của Bộ Hoàng Việt luật lệ. 3 v1.0015104206 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được tốt môn học này, người học phải học xong môn Lý luận Nhà nước và pháp luật Việt Nam. 4 v1.0015104206 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. 5 v1.0015104206 Tổ chức bộ máy nhà nước7.1. Pháp luật triều Nguyễn7.2. CẤU TRÚC NỘI DUNG 6 v1.0015104206 7.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 7.1.1. Triều đình trung ương 7.1.3. Tổ chức quân đội 7.1.2. Hệ thống hành chính địa phương 7 v1.0015104206 7.1.1. TRIỀU ĐÌNH TRUNG ƯƠNG • Nhà nước phong kiến thời Nguyễn là nhà nước phong kiến quân chủ tuyệt đối, đứng đầu là Hoàng đế, mọi quyền hành tập trung vào tay Hoàng đế. • Quyền lực của Hoàng đế đặt trên cả triều đình, trên cả giai cấp thống trị mà Hoàng đế là người đại diện. • Để tập trung quyền lực tối đa và để phòng ngừa khả năng chia sẻ quyền lực, chính quyền triều Nguyễn đặt ra lệ tứ bất: Không lập Tể tướng, bất lập Hoàng Hậu, bất lập Thái Tử, bất lập Trạng Nguyên. • Vua trực tiếp nắm các bộ, các viện, các tỉnh. • Giúp việc cho vua có các quan đại thần (đại học sĩ): Chánh điện, Văn minh điện, Võ hiển điện và Đông các. • Cửu khanh, gồm vị quan đứng đầu 6 bộ và 3 viên quan đứng đầu Đô sát viện, Đại lý tự và Thông chính sứ: Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công. • Nội các là cơ quan hành chính trung tâm, đầu mối giải quyết công việc theo điều hành của vua, gồm 4 Tào do viên quan có cấp bậc tứ tam phẩm đến tứ phẩm lãnh đạo. • Bên dưới có 28 thuộc viện có phẩm từ Cách ngũ phẩm đến Tòng cửu phẩm do vua trực tiếp lựa chọn. 8 v1.0015104206 7.1.2. HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG Hệ thống hành chính địa phương Chính quyền phong kiến chia thành các tỉnh, phủ huyện (miền núi gọi là châu), tổng và xã. Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là các Tổng đốc, phụ trách thêm các tỉnh nhỏ. Biên chế mỗi tỉnh từ 40 – 60 quan chức do nhà vua tin dùng. Nhìn chung cơ cấu tổ chức bộ máy thời Nguyễn tương đối chặt chẽ, được phân công cụ thể hóa, được hoàn thiện và củng cố hơn qua các đời vua. 9 v1.0015104206 7.1.3. TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI Tổ chức quân đội Nhà Nguyễn chú trọng xây dựng quân đội. Chia thành hai lực lượng là trung ương và địa phương. Quân đội được chia thành các binh chủng: Bộ binh, thủy binh, thượng binh, pháo binh và được trang bị vũ khí đầy đủ. Quân đội được đầu tư xây dựng, tuy nhiên do chế độ tập luyện không đầy đủ nên khả năng chiến đấu yếu. 10 v1.0015104206 7.2. PHÁP LUẬT TRIỀU NGUYỄN 7.2.1. Khái quát chung về hoạt động lập pháp 7.2.2. Bộ Hoàng Việt luật lệ 11 v1.0015104206 7.2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP • Để củng cố nhà nước quân chủ chuyên chế, nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng pháp luật, tiêu biểu là Bộ Hoàng triều luật lệ. • Bộ luật này được vua Gia Long sai đại thần soạn thảo năm 1811, đến năm 1815 được ban hành. Bộ luật được phỏng theo Bộ luật của nhà Thanh. • Bộ luật Gia Long được thi hành trong suốt các triều đại vua Nguyễn tiếp theo, đồng thời Bộ luật này cũng được sửa đổi qua các thời kỳ. 12 v1.0015104206 7.2.2. BỘ HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ Bộ Hoàng Việt luật lệ được ban hành năm 1815 gồm 938 điều, bao gồm các bộ: • Luật Hình sự:  Quy định hệ thống hình phạt nghiêm khắc hơn và một số nguyên tắc của chế độ trừng trị.  Ngũ hình cổ điển của nhà Thanh gồm Xuy, Trượng, Đồ, Lưu, Tử.  Hình phạt phụ là tiền, tịch thu tài sản, sung vợ con làm nô tì, thích chữ vào mặt, giáng cấp, cách chức.  Phần danh lệ quy định các nguyên tắc lượng hình, chuộc tội bằng tiền, phân biệt tội phạm lần đầu và tái phạm Người điên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự của hành vi.  Tiếp tục phát triển những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự thời trước:  Sử dụng các bản án đã được xét xử trước đó làm mẫu mực để xét xử các vụ án sau qua việc so sánh có sự tương đồng nhất định, đây là mầm mống của nguyên tắc án lệ mà các nước phát triển đang sử dụng.  Nguyên tắc áp dụng luật mới, có lợi hơn cho người phạm tội.  Nguyên tắc luận tội theo tang vật.  Pháp luật hình sự thời kỳ này phân biệt được các giai đoạn thực hiện tội phạm như dự mưu, tổ chức, đã hành động, chưa hành động, đã thành, chưa thành. 13 v1.0015104206 7.2.2. BỘ HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ (Tiếp theo) • Luật Hôn nhân và gia đình:  Luật này bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình theo tư tưởng Nho giáo, đề cao vai trò cũng như trách nhiệm của người chồng, người cha.  Đặt ra các thủ tục để kết hôn như văn bản thỏa thuận giữa hai bên gia đình, đồ sính lễ.  Quy định nghi lễ kết hôn, các điều kiện cấm kết hôn.  Hình sự hóa các quan hệ hôn nhân để bảo vệ quan hệ hôn nhân.  Quy định các trường hợp chấm dứt hôn nhân: Do vi phạm điều cấm khi kết hôn, kết hôn lừa dối, nhầm lẫn, do một trong hai bên chết hoặc do ly hôn.  Quy định về các trường hợp thuận tình ly hôn.  Phân biệt nam nữ trong chế định thừa kế, người nữ không được hưởng thừa kế tài sản hương hỏa, đối với tài sản khác người nữ chỉ được thừa kế khi trong hàng thừa kế cuối cùng không còn nam.  Luật này không quy định chế độ tài sản chung của vợ, chồng. 14 v1.0015104206 7.2.2. BỘ HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ (tiếp theo) • Luật Dân sự:  Công nhận 2 hình thức sở hữu: Sở hữu nhà nước và làng xã, sở hữu cá nhân và hộ gia đình.  Về hợp đồng: Chủ thể chính trong giao dịch là gia trưởng, các chủ thể khác bị hạn chế giao dịch.  Điều kiện của giao dịch có hiệu lực: là sự thỏa thuận và sự thống nhất ý chí của các bên tham gia trong giao dịch.  Xuất hiện nhiều loại giao dịch như bán đứt, bán tạm, thuê mướn, vay mượn, cầm cố.  Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, vi phạm ngoài hợp đồng.  Chế định thừa kế:  Thừa kế tự sản (hương hỏa) thuộc về người nam đứng đầu dòng tộc, con gái chỉ được thừa kế khi trong dòng tộc không có con trai.  Không quy định quyền thừa kế cho con gái.  Sung công quỹ nhà nước tài sản không có người thừa kế. 15 v1.0015104206 7.2.2. BỘ HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ (Tiếp theo) • Luật Tố tụng:  Quy định thủ tục hòa giải trước khi xét xử.  Quy định nhiều cấp xét xử. Vua là cấp xét xử cao nhất. Đặc biệt là trong các vụ án có mức hình phạt tử hình.  Quy định những hình phạt dành cho quan chức không thực hiện đúng việc giải quyết vụ án nhằm tránh tồn đọng vụ việc.  Coi trọng chứng cứ trong quá trình xét xử, quy định hình phạt đối với trường hợp người làm chứng không trung thực.  Luật cho phép công khai tra khảo, dùng nhục hình để lấy cung.  Cơ quan xét xử không được xét xử vượt quá tội mà cáo trạng đã truy tố, đây là sự tiến bộ của pháp luật tố tụng giai đoạn này.  Có sự không công bằng giữa dân thường và quan lại, quan lại được quy đổi hình phạt từ xuy, trượng sang tiền, giáng cấp. 16 v1.0015104206 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài học này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau: Tổ chức bộ máy nhà nước và tình hình pháp luật triều Nguyễn (1802 – 1858). 17

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_lich_su_nha_nuoc_va_phap_luat_the_gioi_bai_7_nha_n.pdf
Tài liệu liên quan