Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - Bài 9: Nhà nước và pháp luật Việt Nam từ cách mạng tháng tám đến nay - Nguyễn Thị Nguyệt

NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI • Đã có nhiều biện pháp được áp dụng để đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, có sự phối hợp trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. • Trong giai đoạn này, Quốc hội đã phát huy được vai trò mạnh mẽ của mình, năng lực và trình độ của đại biểu Quốc hội được nâng lên. Số lượng văn bản pháp luật được ban hành tăng và có chất lượng hơn. Đặc biệt, giai đoạn này Quốc hội tăng cường thực hiện quyền giám sát tối cao thông qua việc nghe và thảo luận về báo cáo của Chủ tịch nước, Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Tòa án và Viện kiểm sát. • Chức năng nhiệm vụ của Chính phủ được quy định rõ ràng cụ thể. Từ Hiến pháp năm 1992, Hội đồng bộ trưởng được đổi thành Chính phủ, phân định rõ chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng kinh doanh. • Tiếp tục củng cố và đổi mới trong tổ chức và hoạt động của Tòa án và Viện kiểm sát theo Hiến pháp 199 Trong thời kỳ này, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc, chưa từng có từ trước tới nay. Hệ thống pháp luật được xây dựng phục vụ cho việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Pháp luật thời kỳ này có những thành tựu cơ bản sau: • Ban hành Hiến pháp mới – Hiến pháp 1992 với các nội dung cơ bản:  Hiến pháp tiếp tục khẳng định những thành tựu to lớn mà nhân dân ta đã đạt được, khẳng định chế độ chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định vị trí của Nhà nước và các tổ chức xã hội; khẳng định ý chí và quyết tâm bảo vệ tổ quốc.  Về tổ chức bộ máy nhà nước: Có nhiều quy định mới về tổ chức bộ máy nhà nước, về nguyên tắc hoạt động cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước.  Hiện nay, bản Hiến pháp 2013 đã được Quốc hội thông qua, thay thế cho Hiến pháp năm 1992. • Bên cạnh đó, Quốc hội các khóa đã tích cực thảo luận và thông qua nhiều dự án luật và các văn bản dưới luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó có chiếm phần lớn là các quy định về kinh tế. Tuy nhiên, các quy định pháp luật vẫn chưa ổn định, thường xuyên phải sửa đổi.

pdf32 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - Bài 9: Nhà nước và pháp luật Việt Nam từ cách mạng tháng tám đến nay - Nguyễn Thị Nguyệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015104206 11 LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt v1.0015104206 BÀI 9 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NAY Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt 2 v1.0015104206 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được những quan điểm khác nhau về xây dựng Nhà nước thời kỳ này. • Chỉ ra được lý do Đảng ta lựa chọn con đường xây dựng Nhà nước kiểu mới. • Trình bày các nét cơ bản về chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội qua các giai đoạn phát triển từ năm 1945 đến nay. • Trình bày những thành tựu cơ bản về mặt lập pháp từ năm 1946 đến nay. 3 v1.0015104206 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. 4 v1.0015104206 CẤU TRÚC NỘI DUNG 5 9.1. 9.2. Nhà nước và pháp luật thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) Nhà nước và pháp luật thời kỳ chống Mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 – 1976) 9.3. Nhà nước và pháp luật trong cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp (1976 – 1986) 9.4. Nhà nước và pháp luật thời kỳ đổi mới v1.0015104206 9.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954) 6 9.1.1. Cuộc đấu tranh giành chính quyền 9.1.3. Nhà nước và pháp luật trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 9.1.2. Bảo vệ, củng cố chính quyền nhân dân, bước đầu xây dựng hệ thống pháp luật trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám v1.0015104206 9.1.1. CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN • Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, tiêu biểu phong trào Cần Vương, Đông Du của Phan Bội Châu, Duy Tân của Phan Chu Trinh, phong trào bạo động của Việt Nam quốc dân Đảng... đứng trên quan điểm giai cấp để đấu tranh nên nhanh chóng thất bại. • Con đường cách mạng Nguyễn Ái Quốc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin xác định:  Thực hiện cách mạng tư sản dân quyền chuẩn bị tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, không qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa.  Thực hiện song song 2 nhiệm vụ: Đánh đổ thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến đem lại ruộng đất cho nông dân.  Xác định công nhân và nông dân là động lực chính, giai cấp công nhân nắm quyền lãnh đạo. 7 v1.0015104206 9.1.1. CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (tiếp theo) • Cuộc đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930–1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng thất bại nhưng để lại bài học kinh nghiệm:  Đối tượng của chính quyền cách mạng là thực dân, phong kiến nhưng không phải tất cả lực lượng trong giai cấp phong kiến mà chỉ là những phần tử phản động nhất.  Tập hợp mọi lực lượng tán thành và đấu tranh cho độc lập dân tộc: Công nhân, nông dân và các thành phần yêu nước khác. • Trước sự chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước, Đảng ta đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, thay khẩu hiệu lập Chính phủ Xô Viết công nông bằng khẩu hiệu lập Chính phủ cộng hoà dân chủ. Thực hiện những cuộc khởi nghĩa từng phần giành quyền cục bộ ở địa phương tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công Nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập. 8 v1.0015104206 9.1.2. BẢO VỆ, CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN, BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRONG NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945 – 1946) Với bản tuyên ngôn độc lập 1945, Hồ Chủ tịch đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, một nước dân chủ, độc lập. • Bộ máy nhà nước:  Ngày 01/6/1946, tiến hành tổng tuyển cử thành công, Quốc hội đầu tiên được lập ra, Chính phủ chính thức của nhân dân được thành lập với tên gọi chính thức là Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chủ tịch đứng đầu.  Tại địa phương, việc xây dựng và củng cố chính quyền được tiến hành khẩn trương: Thành lập Hội đồng nhân dân đến cấp tỉnh, thành phố, thị xã; thành lập Uỷ ban hành chính các cấp. 9 v1.0015104206 9.1.2. BẢO VỆ, CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN, BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRONG NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945 – 1946) (tiếp theo) • Lực lượng vũ trang: Chấn chỉnh, mở rộng giải phóng quân và đổi tên thành vệ quốc đoàn. Đồng thời thành lập và phát triển lực lượng công an nhân dân. • Toà án: 10 Toà án quân sự Toà án binh lâm thời Toà án thường Toà án đặc biệt Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình, Vinh, Huế, Quảng Ngãi, Sài Gòn, Mỹ Tho. Hà Nội Toà thượng thẩm (cấp kì) Toà đệ nhị cấp (cấp tỉnh) Toà sơ cấp (cấp huyện) Hà Nội v1.0015104206 9.1.2. BẢO VỆ, CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN, BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRONG NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945 – 1946) (tiếp theo) • Hệ thống pháp luật: Trong những ngày đầu, chính quyền mới chưa thể xây dựng ngay được một hệ thống pháp luật đầy đủ nhưng đã nhanh chóng và kịp thời ban hành các quy định thông qua Sắc lệnh và Hiến pháp nhằm đáp ứng yêu cầu cụ thể và cấp bách của pháp luật:  Người đứng đầu Chính phủ ra nhiều Sắc lệnh để điều hành đất nước. Như Sắc lệnh chuẩn bị thực hiện cuộc tổng tuyển cử tự do, Sắc lệnh thành lập và củng cố chính quyền cách mạng lâm thời  Sau cuộc tổng tuyển cử thành công, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.  Hiến pháp 1946 được đánh giá là có nhiều quy định tiến bộ, đặc biệt là trên phương diện tổ chức quyền lực nhà nước. 11 v1.0015104206 9.1.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 12 Hiến pháp năm 1946 Mục tiêu: Bảo vệ độc lập dân tộc và Nhà nước dân chủ nhân dân. Đường lối kháng chiến: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến, vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Thay đổi phương thức tổ chức, hoạt động và pháp luật của Nhà nước v1.0015104206 9.1.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (tiếp theo) • Tổ chức và hoạt động của Nhà nước: Để đảm bảo thực hiện đường lối kháng chiến và mục tiêu cơ bản nên có sự thay đổi, cụ thể:  Chính quyền trung ương:  Quốc hội: Trao cho Ban thường trực Quốc hội một số quyền lực của Quốc hội, Trưởng ban thường trực Quốc hội giám sát và góp ý kiến với Chính phủ trong mọi công tác kháng chiến.  Chính phủ: Từng bước được kiện toàn theo phương châm phù hợp với thời chiến, được Quốc hội trao cho một số quyền lực của Quốc hội. 13 v1.0015104206 9.1.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (tiếp theo)  Chính quyền địa phương: 14 Uỷ ban kháng chiến – hành chính xã Liên khu Tỉnh, thành phố Thị xã, huyện Xã Uỷ ban kháng chiến – hành chính thị xã, huyện Uỷ ban kháng chiến – hành chính tỉnh, thành phố Uỷ ban hành chính liên khu Uỷ ban kháng chiến liên khu Hội đồng nhân dân tỉnh Hội đồng nhân dân xã v1.0015104206 9.1.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (tiếp theo) • Hệ thống tòa án có sự thay đổi qua các thời kỳ cho phù hợp với tình hình đất nước:  Tòa thượng thẩm được giải tán, việc phúc thẩm các bản án có kháng cáo giao cho Hội đồng phúc thẩm mới được thành lập ở từng liên khu.  Các Tòa quân sự đặt ở liên khu để xét xử quân nhân phạm tội.  Lập các Tòa án nhân dân vùng tạm bị chiếm nhằm trừng trị bọn ngụy quân ngụy quyền.  Lập các Tòa án đặc biệt ở những nơi có cải cách ruộng đất.  Bên cạnh đó, thủ tục tố tụng cũng được từng bước cải cách. • Pháp luật: Mang tính dân chủ nhân dân, nhằm phục vụ kịp thời những công việc cấp bách và thiết yếu của cách mạng.  Hình thức: Sắc lệnh (chủ yếu), Nghị định, Thông tư, Thông lệnh.  Nội dung:  Pháp luật về việc huy động sức người sức của cho kháng chiến.  Pháp luật về giảm tô, giảm tức và luật cải cách ruộng đất.  Pháp luật về quyền tự do dân chủ. 15 v1.0015104206 9.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC, THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954 – 1976) Tồn tại song song hai hệ thống chính quyền và pháp luật ở hai miền Nam, Bắc. Nhà nước và pháp luật Việt Nam dân chủ cộng hòa: • Cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước:  Chuyển từ thời chiến sang thời bình và tuân thủ Hiến pháp 1959.  Tuy nhiên từng thời kỳ với những nhiệm vụ khác nhau, tổ chức và hoạt động cũng có sự thay đổi: 16 v1.0015104206 Quốc hội Uỷ ban nhân dân tỉnh Tòa án tỉnh Viện kiểm sát tỉnh Viện kiểm sát huyện Tòa án huyện Uỷ ban nhân dân huyện Hội đồng nhân dân huyện Uỷ ban nhân dân xã Hội đồng nhân dân xã Hội đồng Chính phủ Hội đồng nhân dân tỉnh Tòa án Nhân dân tối cao Viện kiểm sát nhân dân tối cao Chủ tịch nước Uỷ ban thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Chánh án Viện trưởng 9.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC,THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954 – 1976) (tiếp theo) 17 Sơ đồ bộ máy tổ chức Nhà nước năm 1954 – 1964 v1.0015104206 9.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC,THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954 – 1976) (tiếp theo) • Tổ chức nhà nước giai đoạn 1964 – 1975: Giai đoạn Mỹ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Việt Nam, miền Bắc từ thời bình phải chuyển sang thời chiến, đồng thời chuyển hướng về tổ chức và phương thức hoạt động:  Quyền lực của Quốc hội phát huy cao hơn, hoạt động thông qua Ủy ban thường vụ Quốc hội; Hội đồng chính phủ là cơ quan điều hành tối cao của Nhà nước.  Tiến hành hợp nhất một số tỉnh thành những tỉnh mới.  Chính quyền địa phương các cấp luôn phát huy vai trò to lớn, tích cực trong tổ chức quản lý sản xuất, chiến đấu, đời sống, đảm bảo cho mọi nhu cầu về sức người sức của cho chiến trường. 18 v1.0015104206 9.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC,THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954 – 1976) (tiếp theo) • Pháp luật:  Hình thức văn bản: Bên cạnh các văn bản đã có trước đây, Nhà nước ban hành một số luật – hình thức văn bản có giá trị pháp lý cao hơn so với Sắc lệnh, Nghị định.  Hiến pháp năm 1959: Đây là bản Hiến pháp thứ hai của Việt Nam, bao gồm lời nói đầu 10 chương và 112 điều, với các nội dung:  Xác định bản chất Nhà nước dân chủ nhân dân;  Ghi nhận đầy đủ hơn các quyền và nghĩa vụ: chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa; xác định tổ chức bộ máy nhà nước.  Ban hành một số văn bản trong các lĩnh vực khác nhau để kịp thời phục vụ các nhiệm vụ cách mạng:  Pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước;  Pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội;  Pháp luật về các quyền tự do dân chủ;  Pháp luật về an ninh, chính trị, trật tự. 19 v1.0015104206 9.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC,THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954 – 1976) (tiếp theo) Chính quyền và pháp luật của ngụy quyền miền Nam: • Tổ chức bộ máy của ngụy quyền: Tổ chức theo chính thể Cộng hòa tổng thống, tuân thủ Hiến pháp 1967 của ngụy quyền:  Quốc hội là cơ quan lập pháp, bao gồm Hạ nghị viện và Thượng nghị viện.  Tổng thống là người không chỉ nắm trọn quyền hành pháp mà còn lấn át cả quyền lập pháp và tư pháp.  Hệ thống tư pháp bao gồm: Tối cao pháp viện và hệ thống Tòa án (Tòa án thường và Tòa án đặc biệt).  Chính quyền địa phương: Phân chia thành cấp tỉnh đứng đầu là Tỉnh trưởng, quận đứng đầu là Quận trưởng, xã đứng đầu là Xã trưởng. • Pháp luật: Có hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh theo mô hình pháp luật của Pháp nhằm hợp pháp hóa và củng cố chính quyền, duy trì các quan hệ xã hội trong chế độ thuộc địa của chủ nghĩa tư bản thực dân mới, bao gồm nhiều ngành luật và hình thức văn bản phong phú:  Các văn bản có tính lập hiến: Hiến ước, Hiến chương, Hiến pháp.  Các Bộ luật, Đạo luật.  Các Sắc luật, Sắc lệnh của Tổng thống.  Các Nghị định, Quyết định hành chính. 20 v1.0015104206 9.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC, THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (1954 – 1976) (tiếp theo) Chính quyền cách mạng miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: • Trong giai đoạn đầu (1960 – 1969) Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện chức năng chính quyền cách mạng. Ở địa phương hình thức chính quyền là Ủy ban nhân dân tự quản địa phương. • Giai đoạn hai (1969 – 1976) thành lập nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam với cơ cấu tổ chức từ trung ương đến địa phương, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phù hợp với thời chiến. • Về pháp luật thời kỳ này chủ yếu ở dạng chính sách, quy định các vấn đề quan trọng của đường lối chiến lược và sách lược, đồng thời phục vụ những nhiệm vụ cấp bách của cách mạng. 21 v1.0015104206 9.3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG CƠ CHẾ TẬP TRUNG QUAN LIÊU, BAO CẤP (1975 – 1986) 22 9.3.1. Sự thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9.3.2.Tổ chức nhà nước giai đoạn 1975 – 1986 9.3.3. Pháp luật, Hiến pháp năm 1980 v1.0015104206 9.3.1. SỰ THÀNH LẬP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 23 Bước 3: Tiến hành kỳ họp Quốc hội đầu tiên (24/6 – 03/7/1976). Bước 2: Tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội (25/4/1976). Bước 1: Tiến hành Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất tổ quốc. Thống nhất về mặt nhà nước v1.0015104206 Tạm thời sử dụng Hiến pháp 1959 và hệ thống văn bản cho cả 2 miền, tiến tới xây dựng Hiến pháp văn bản pháp luật mới. Khẩn trương xây dựng Hiến pháp và những văn bản pháp luật mới phù hợp với tình hình mới của cả nước. 9.3.1. SỰ THÀNH LẬP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (tiếp theo) 24 Thống nhất pháp luật v1.0015104206 9.3.2. TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN 1975 – 1986 25 Quốc hội Hội đồng nhà nước Hội đồng bộ trưởng Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Tòa án nhân dân tối cao Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Hội đồng nhân dân tỉnh Hội đồng nhân dân huyện Hội đồng nhân dân xã Uỷ ban nhân dân tỉnh Uỷ ban nhân dân huyện Uỷ ban nhân dân xã Viện kiểm sát nhân dân huyện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tòa án nhân dân huyện Tòa án nhân dân tỉnh v1.0015104206 9.3.3. PHÁP LUẬT, HIẾN PHÁP NĂM 1980 • Hệ thống pháp luật được xây dựng và thực hiện thống nhất trong cả nước. • Ban hành Hiến pháp 1980, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất, quy định những vấn đề cơ bản sau:  Bản chất nhà nước và vai trò lãnh đạo của Đảng: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là nhà nước chuyên chính vô sản (Điều 2). Khẳng định vai trò của Đảng là đội tiện phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam (Điều 4).  Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện quyền đó thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra.  Thể chế hóa đường lối xây dựng kinh tế mới, văn hóa mới, con người mới và xây dựng quốc phòng toàn dân.  Quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.  Quy định về cơ cấu tổ chức của Nhà nước.  Ban hành nhiều văn bản pháp luật mới nhưng chủ yếu nhằm tiếp tục củng cố bộ máy chính quyền. Hoạt động kinh tế chủ yếu được điều chỉnh bởi những chỉ đạo, chủ trương của tập thể. 26 v1.0015104206 9.4. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI KỲ ĐỔI MỚI 27 9.4.1. Khái quát về quá trình đổi mới và quan điểm đổi mới về Nhà nước và pháp luật 9.4.3. Hệ thống pháp luật trong thời kỳ đổi mới 9.4.2. Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới v1.0015104206 9.4.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 28 Sản xuất đình đốn Lạm phát tăng vọt Đời sống nhân dân khó khăn Đảng và Nhà nước đưa ra các quyết sách mới nhằm tạo ra sự chuyển biến v1.0015104206 9.4.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (tiếp theo) • Trước tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội vào những năm 70, 80 của thế kỉ XX, Đảng và Nhà nước đã có những quyết sách mới để tạo ra sự chuyển biến đối với quá trình đi lên của cách mạng Việt Nam. • Đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo diễn ra bắt đầu từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 và tiếp tục phát triển qua các kì đại hội, đưa ra được những quan điểm chủ yếu sau:  Đối với Nhà nước: Giữ vững bản chất giai cấp; quyền lực nhà nước là thống nhất, bên cạnh đó có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước; tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.  Đối với pháp luật: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; tăng cường dân chủ và bảo đảm công bằng xã hội, bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội; ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, phục vụ đắc lực cho việc hội nhập kinh tế quốc tế; cải cách cơ chế thi hành pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật. 29 v1.0015104206 9.4.2. NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI • Đã có nhiều biện pháp được áp dụng để đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, có sự phối hợp trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. • Trong giai đoạn này, Quốc hội đã phát huy được vai trò mạnh mẽ của mình, năng lực và trình độ của đại biểu Quốc hội được nâng lên. Số lượng văn bản pháp luật được ban hành tăng và có chất lượng hơn. Đặc biệt, giai đoạn này Quốc hội tăng cường thực hiện quyền giám sát tối cao thông qua việc nghe và thảo luận về báo cáo của Chủ tịch nước, Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Tòa án và Viện kiểm sát. • Chức năng nhiệm vụ của Chính phủ được quy định rõ ràng cụ thể. Từ Hiến pháp năm 1992, Hội đồng bộ trưởng được đổi thành Chính phủ, phân định rõ chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng kinh doanh. • Tiếp tục củng cố và đổi mới trong tổ chức và hoạt động của Tòa án và Viện kiểm sát theo Hiến pháp 1992. 30 v1.0015104206 9.4.3. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THỜI KỲ ĐỔI MỚI Trong thời kỳ này, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc, chưa từng có từ trước tới nay. Hệ thống pháp luật được xây dựng phục vụ cho việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Pháp luật thời kỳ này có những thành tựu cơ bản sau: • Ban hành Hiến pháp mới – Hiến pháp 1992 với các nội dung cơ bản:  Hiến pháp tiếp tục khẳng định những thành tựu to lớn mà nhân dân ta đã đạt được, khẳng định chế độ chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định vị trí của Nhà nước và các tổ chức xã hội; khẳng định ý chí và quyết tâm bảo vệ tổ quốc.  Về tổ chức bộ máy nhà nước: Có nhiều quy định mới về tổ chức bộ máy nhà nước, về nguyên tắc hoạt động cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước.  Hiện nay, bản Hiến pháp 2013 đã được Quốc hội thông qua, thay thế cho Hiến pháp năm 1992. • Bên cạnh đó, Quốc hội các khóa đã tích cực thảo luận và thông qua nhiều dự án luật và các văn bản dưới luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó có chiếm phần lớn là các quy định về kinh tế. Tuy nhiên, các quy định pháp luật vẫn chưa ổn định, thường xuyên phải sửa đổi. 31 v1.0015104206 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài học này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau: • Nhà nước và pháp luật thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). • Nhà nước và pháp luật thời kì chống Mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 – 1976). • Nhà nước và pháp luật trong cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp (1976 – 1986). • Nhà nước và pháp luật thời kì đổi mới. 32

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_lich_su_nha_nuoc_va_phap_luat_the_gioi_bai_9_nha_n.pdf
Tài liệu liên quan