Bài giảng Lịch sử và sự phát triển của ngành siêu âm chẩn đoán tại Việt Nam (1986-2016

KẾT LUẬN Từ một chuyên khoa chưa có mặt tại Viêt Nam cách đây 30 năm, giờ đây Siêu âm chẩn đoán đã phát triển mau chóng trên khắp cả nước, chúng ta không thể quên ơn những ân nhân trong và ngoài ngành Y đã giúp thành lập và phát triển Siêu âm 1/ Những vị ở trong nước đã tạo cầu nối cho Siêu âm chẩn đoán được đưa vào Việt Nam như GS Tôn Thất Tùng, GS Bùi Sỹ Hùng, GS Hoàng Kỷ, GS Phạm Như Thế nhất là Viện sĩ Dương Quang Trung. 2/ Những vị ở nước ngoài đã đến giúp cho ngành Y tế Việt Nam như BS Nguyễn Sỹ Huyên, bà Ursula Nguyễn, nhất là bà Sybille Weber. 3/Những vị Thầy đã dạy những bài cơ bản và nâng cao về Siêu âm bụng tổng quát (TS Ulrich Meckler), về Sản Phụ khoa (BS Pierre Gilg, BS Gilles Blache), về Tim mạch (BS Marc Althuser). 4/ Những Thầy, đàn anh, đàn chị và đồng nghiệp đã góp phần trong việc truyền bá môn Siêu âm chẩn đoán mà tôi xin phép được lấy một người đại diện cho mỗi miền của Đất Nước: BS Phan Thanh Hải (Miền Nam), PGS Nguyễn Duy Huề (Miền Bắc), PGS Nguyễn Phước Bảo Quân (Miền Trung). Tổ tiên chúng ta có nói câu: “Con hơn Cha là nhà có phúc”, tôi xin dựa vào lời các cụ để nói rằng : “Trò hơn Thầy là phúc Nước nhà”. Chính vì thế mà chúng tôi nghĩ, để có thể phát triển ngành Siêu âm chẩn đoán hầu phục vụ bệnh nhân tốt nhất , chúng ta không quên việc giảng dạy cho các thế hệ trẻ một cách vô vị lợi cũng như luôn luôn trau dồi liên tục các kiến thức mới. “Tre già thì măng mọc”, lời Tổ tiên nhắc nhở chúng ta không quên đào tạo một lớp kế thừa mới cho từng thời kỳ

pdf41 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 3 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử và sự phát triển của ngành siêu âm chẩn đoán tại Việt Nam (1986-2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN TẠI VIỆT NAM (1986-2016) BS NGUYỄN QUÝ KHOÁNG DÀN BÀI I- MỤC ĐÍCH II-LỊCH SỬ NGÀNH SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN TẠI VIỆT NAM III-PHÁT TRIỂN NGÀNH SIÊU ÂM TẠI VIỆT NAM A- PHÁT TRIỂN NGÀNH SIÊU ÂM TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM B- PHÁT TRIỂN NGÀNH SIÊU ÂM TẠI MIỀN BẮC C- PHÁT TRIỂN NGÀNH SIÊU ÂM TẠI MIỀN TRUNG 1-Tại HUẾ 2-Tại KHÁNH HÒA 3-Tại ĐÀ NẴNG III- BÀN LUẬN A- NHỮNG ĐIỀU MÀ SIÊU ÂM VIỆT NAM ĐÃ LÀM ĐƯỢC B- NHỮNG ĐIỀU MÀ NGÀNH SIÊU ÂM VIỆT NAM CHƯA LÀM ĐƯỢC NHƯNG SẼ LÀM ĐƯỢC TRONG TƯƠNG LAI. IV- KẾT LUẬN hinhanhykhoa.com MỤC ĐÍCH - Tổ tiên chúng ta có dạy: “Ăn quả nhớ người trồng cây”. - Điểm lại các sự kiện đã đưa đến * sự thành lập của ngành Siêu âm chẩn đoán tại Việt Nam * sự phát triển cho đến bây giờ. - Nhớ đến những bậc thầy và đàn anh, đàn chị đã đóng góp để chúng ta có những thành tựu hiện nay. I-LỊCH SỬ NGÀNH SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN TẠI VIỆT NAM Phải kể từ năm 1986, ngành Siêu âm chẩn đoán mới thật sự được thành lập tại Việt Nam với sự đào tạo rất bài bản của các chuyên gia về Siêu âm Đức và Pháp do lời mời của Viện Sĩ DƯƠNG QUANG TRUNG (1928-2013) , Giám đốc Sở Y Tế Tp. HCM kiêm Hiệu trưởng Trung tâm đào tạo Cán bộ Y tế Tp HCM, nay là ĐHYK Phạm Ngọc Thạch. hinhanhykhoa.com A/- Nhóm các bác sĩ và kỹ sư Đức: -Năm 1986 TS ULRICH MECKLER, Chủ tịch Hội Siêu âm TP. Frankfurt, mở khóa Siêu âm Bụng tổng quát đầu tiên cho 25 bác sĩ Việt Nam. -Đi kèm theo ông có bà SYBILLE WEBER (1926-2008) ( Tổng thư ký Hội Hành Động giúp đỡ Việt Nam – Hilfsaktion VN). BS NGUYỄN SỸ HUYÊN (Đại diện Hội người Việt tại CHLB Đức) Hội HILFSAKTION VN tặng Tp HCM 2 máy Kontron Sigma 1. Lớp Siêu âm Bụng được tổ chức tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Tp. Hồ Chí Minh • lần đầu tiên vào tháng 4 năm 1986 với khóa học cơ bản, • lần thứ hai vào tháng 7 năm 1987 với khóa học nâng cao. hinhanhykhoa.com Tài liệu giảng dạy về Siêu âm Bụng của TS U.Meckler đã được BS Nguyễn Sĩ Huyên dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt để các học viên dễ theo dõi, từ cách khám siêu âm Bụng căn bản đến triệu chứng học siêu âm và chẩn đoán bệnh. 8-Năm 1987 và 1988, thành phố Grenoble đã cử các bác sĩ Sản phụ Khoa PIERRE GILG và GILLES BLACHE giảng Siêu âm Sản phụ Khoa và Siêu âm tiền sản tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ và tại Trung Tâm Đào Tạo TP. HCM. -Năm 1989, BS MARC ALTHUSER dạy lớp Siêu âm Tim đầu tiên B/ Nhóm các bác sĩ Pháp: hinhanhykhoa.com 9- Cuối khóa 2 năm 1987, BS Phan Thanh Hải được bầu làm Chủ tịch Hội Siêu âm TP.Hồ Chí Minh. - Năm 1988, Hội Hilfsaktion VN tặng cho TP. Hồ Chí Minh 4 máy Siêu âm Kontron Sigma 20. - Năm 1989, Hội Hilfsaktion VN cử kỹ sư Đức tên là Hoeffner đi cùng với BS Phan Thanh Hải ra Hà Nội tặng 2 máy Siêu âm Kontron Sigma 1 cho bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Việt Đức đồng thời hướng dẫn thực hành trên các máy này. - Năm 1990 , Hội này cũng tặng cho bệnh viện trung ương Huế và bệnh viện Đà Nẵng mỗi nơi một máy Kontron Sigma 1 để khám cho bệnh nhân. II-PHÁT TRIỂN NGÀNH SIÊU ÂM TẠI VIỆT NAM 10 - Từ 25 bác sĩ Siêu âm đầu tiên, nay số bác sĩ siêu âm đã lên đến vài ngàn. Từ 2 máy Siêu âm, nay số máy lên đến cả ngàn. Vậy do đâu mà có những thay đổi này? - Đó là nhờ công tác huấn luyện, nghiên cứu và báo cáo khoa học trong và ngoài nước, trang bị, công tác đào tạo liên tục, tu nghiệp nước ngoài. - Thêm vào đó là các công ty ngoại quốc đã tổ chức những hội thảo để giới thiệu các loại máy siêu âm. - Bộ Y Tế và các Sở Y tế tỉnh- thành thấy được vai trò quan trọng của Siêu âm nên đã đầu tư cho các bệnh viện công mua các máy siêu âm từ 2D đến Doppler màu rồi 3D-4D. Giờ đây là các máy Siêu âm đàn hồi (Elastography) đang được chiếu cố. - Ngoài ra có các bệnh viện và các phòng khám tư cũng được trang bị các máy siêu âm hiện đại để cạnh tranh với nhau. A- PHÁT TRIỂN NGÀNH SIÊU ÂM TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM hinhanhykhoa.com 11 -BS Phan Thanh Hải khi được bầu làm chủ tịch Hội Siêu âm TP.HCM đang giữ chức Chủ nhiệm Bộ môn CĐHẢ Trung tâm Đào tạo, nay là ĐHYK Pham Ngọc Thạch. -Được sự chỉ đạo của VS Dương Quang Trung, BS Hải đã mở lớp Siêu âm tổng quát đầu tiên năm 1991, sáng thực tập tại một số bệnh viện trong thành phố, chiều học lý thuyết tại TTCĐYK Medic do một số BS học viên lớp của TS U.Meckler giảng dạy. - Giáo trình do mỗi giảng viên tự soạn dựa theo các bài giảng của TS U.Meckler, các tài liệu trên Internet và sách Anh-Pháp. A1- CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI TTCĐYK MEDIC 12 1-Công tác huấn luyện Siêu âm chẩn đoán - - Lớp Siêu âm Medic-TT Đào Tạo (ĐHYK Phạm Ngọc Thạch) năm 1991 có thể nói là lớp Siêu âm chẩn đoán đầu tiên trong nước. Mỗi năm 1 khóa Siêu âm tổng quát 3 tháng và 1 khóa siêu âm Sản phụ khoa 2 tháng rưỡi, kéo dài liên tục từ năm 1991 đến 2013, tổng cộng đã có 23 khóa Siêu âm bụng tổng quát và 19 khoá Siêu âm Sản phụ khoa. Mỗi khóa Siêu âm bụng tổng quát có khoảng 200 học viên, còn khóa Sản phụ khoa thì khoảng 150 học viên. - Tuy nhiên đến đầu năm 2013, để nâng cao chất lượng các bác sĩ siêu âm thay vì chạy theo số lượng, BS Giám đốc TT.CĐYK Medic đã hợp tác với Công Ty Samsung và ĐHYK Phạm ngọc Thạch thành lập lớp Samsung Sono School, mỗi năm mở liên tiếp 4 khóa Siêu âm : Bụng tổng quát, Sản phụ khoa, Mạch máu, Cơ xương khớp. Mỗi lớp Samsung Sono School chỉ tuyển 50 học viên. hinhanhykhoa.com 13 14 2/ Sinh hoạt chuyên môn tại TTCĐYK Medic BS PT.Hải luôn luôn quan tâm đến việc trau dồi chuyên môn cho các bác sĩ, trước nhất là các bác sĩ công tác tại Medic, kế đến là các bác sĩ ở các đơn vị bạn muốn được cập nhật kiến thức nên từ lâu có lập một trang Web với địa chỉ: . Gần đây, BS Hải mở một cổng thông tin điện tử mới cho các bác sĩ, bệnh nhân và các đối tác để việc liên lạc và trao đổi được hữu hiệu hơn. hinhanhykhoa.com 15 a/ Chương trình EDU(cation)Medic: Sinh hoạt chuyên môn tại TTCĐYMedic vào: - mỗi trưa thứ bẩy, từ 13h đến 14h, - mỗi tối thứ năm, hàng tháng, từ 19h đến 20h, ( tuần lễ thứ 2 cho khối Siêu âm chẩn đoán và tuần lễ thứ 3 cho khối X Quang-CT-MRI). b/ MEDIC US (UltraSound) teaching cases: Tính đến ngày 3/12/2016 có 407 ca bệnh lý gặp tại Medic được đưa lên Website của TTCĐYK MEDIC có đối chiếu lâm sàng với kết quả điều trị và giải phẫu bệnh để mọi người, dù ở xa đều Có thể học hỏi. 16 - Mỗi bác sĩ làm về CĐHẢ nói chung và Siêu âm nói riêng phải luân phiên báo cáo mỗi tuần về những trường hợp hay hoặc khó mà mình đã gặp tại Medic để rút kinh nghiệm và để các đồng nghiệp đều học được. - Ngay cả các bác sĩ ở bệnh viện Bình An, Kiên Giang và bệnh viện Medic Cà Mau cũng có thể theo dõi trực tiếp được các buổi họp. - Ngoài ra, TTCĐYK Medic khuyến khích các bác sĩ đăng ký nghiên cứu các đề tài khoa học dài hạn để đi báo cáo trong nước hoặc quốc tế. Đã có không ít bác sĩ đi báo cáo hoặc đem “Poster” đến các hội nghị như WFUMB, AIUM, RSNA, ICR, ECR... TTCĐYK Medic tìm các hãng Siêu âm tài trợ các báo cáo viên đi dự hội nghị hoặc chính Trung Tâm Medic tài trợ. - Một số bài nghiên cứu khoa học đã được đăng trong các tạp chí Y khoa trong nước hoặc quốc tế. c/ Nghiên cứu khoa học và tham gia các hội nghị khoa học hinhanhykhoa.com 17 18 BS Khoáng đã hướng dẫn Siêu âm cho tất cả các bác sĩ, không phân biệt các em đang học từ lớp nào: Medic, ĐHYK Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện ĐHYD Tp HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, các tỉnh... mỗi chiều tối, từ 17h đến 19h tại phòng Siêu âm lầu 1, TTCĐYK Medic. Số học viên có thể từ vài người đến vài chục người mỗi ngày tùy đợt. BS Hải đã cho gắn một màn LCD lớn để người ngồi xa cũng có thể nhìn thấy. d/ Phụ đạo về thực hành siêu âm tại TTCĐYK MEDIC hinhanhykhoa.com 19 e/ Lớp dạy giải phẫu (anatomy) bằng máy Siêu âm Từ năm 2014, TT.CĐYK Medic hợp tác với ĐHYK Tân Tạo tại Long An để mở một lớp đầu tiên trong nước dạy Giải phẫu học bằng máy Siêu âm do BS Nguyễn Thiện Hùng phụ trách. Mỗi sáng thứ bảy hàng tuần, có 100 sinh viên ĐHYK Tân Tạo dự. BS HÙNG đã lập một giáo trinh và một atlas về giải phẫu trình bày qua kỹ thuật Siêu âm cho các sinh viên Y khoa Tân Tạo. Cuối năm 2014, tôi có lập một trang Web: để đưa các bài giảng về CĐHẢ nói chung và Siêu âm chẩn đoán nói riêng dưới dạng Power point (đặc biệt có những bài rất thiết thực về Siêu âm Doppler màu của BS NQ.Trọng). 1/ Tại Tp Hồ Chí Minh còn có những lớp: -Siêu âm thực hành bụng tổng quát tại ĐHYK Phạm Ngọc Thạch, -các lớp Siêu âm bụng và mạch máu tại BV. Chợ Rẫy, ĐHYD. như lớp Siêu âm Tim tại Viện Tim và tại Bệnh viện Chợ Rẫy... 2/ Ngoài ra, không thể không nhắc đến các lớp đào tạo liên tục (CME) về Phổi, Tiêu hóa, Nhi, Thần kinh, Cơ xương khớp... mà Hội CĐHẢ Tp HCM đã tổ chức rất tốt trong vài năm gần đây cũng như những hội nghị CĐHẢ Tp HCM mở rộng hàng năm. 3/ Thêm vào đó, còn có các hội thảo của các công ty như GE, Siemens, Toshiba, Aloka, Hitachi ...đã giúp cập nhật kiến thức cho các bác sĩ CĐHẢ nói chung và Siêu âm nói riêng. A 2- CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI MEDIC HÒA HẢO hinhanhykhoa.com 21 Năm 1978, máy Siêu âm HOLOSCAN do Pháp viện trợ cho GS TÔN THẤT TÙNG, và người làm siêu âm bụng đầu tiên là GS HOÀNG KỶ với học trò đầu tiên là BS Nguyễn Duy Huề. Tuy nhiên, Siêu âm ở miền Bắc chỉ thực sự bắt đầu vào năm 1989 nhờ 2 máy Kontron sigma 1 Do hội Hilfsaktion CHLB Đức tặng. 1-Lớp siêu âm bụng được mở ở HàNội vào tháng 2 năm 1992 gồm 20 học viên, còn trước đấy chỉ đào tạo theo cách cầm tay chỉ việc. 2- Siêu âm sản: mở đầu là GS Phan Trường Duyệt và BS Vũ Quý Nhân, Bv Phụ sản TW với máy siêu âm Aloka thế hệ đầu tiên. 3- Siêu âm tim : GS Phạm Gia Khải mở lớp đào tạo năm 1992. 4-Tổ chức quốc tế đầu tiên giúp đào tạo siêu âm tại HàNội là tổ chức Médecins du Monde mà dẫn đầu là GS Philippe Devred. B- PHÁT TRIỂN NGÀNH SIÊU ÂM TẠI MIỀN BẮC 22 5-Trong chương trình đào tạo sau đại học gồm: ĐHCK, CK 1, CK 2, Nội trú, Cao học của các Bộ môn CĐHẢ, Sản Phụ khoa, Tim Mạch của các đai học Y ở miền Bắc đều có chứng chỉ đào tạo siêu âm. 6- Siêu âm trong mổ được BV Việt Đức sử dụng từ năm 1995. Ngoài ra, tại các bệnh viện trung ương và nhiều tuyến tỉnh đã có siêu âm nội soi thực quản, dạ dày và siêu âm nội soi trực tràng. hinhanhykhoa.com 23 C1-Tại HUẾ= - Năm 1988, GS PHẠM NHƯ THẾ, Giám đốc bệnh viện trung ương Huế đã dùng máy xét nghiệm sinh hóa để đổi lấy một máy siêu âm sách tay cũ ở BV Nghệ An. BS Huỳnh Thị Tuyết Tâm có học Siêu âm tại CHDC Đức được phân công thành lập phòng Siêu âm và chịu trách nhiệm chính. - Từ 1990 đến 1992, BS Nguyễn Phước Bảo Quân học siêu âm tại TTCĐYK Medic. - Năm 2003 BS NPB Quân được bổ nhiệm là Trưởng khoa Thăm dò chức năng trong đó có phòng siêu âm chẩn đoán. Siêu âm được đẩy mạnh ở nhiều lĩnh vực khác như : siêu âm bụng tổng quát, SÂ sản phụ khoa, SÂ phần mềm giáp, vú, cơ xương khớp, SÂ nội tạng (endoSono – endorectal, endovaginal), Siêu âm trong mổ, SÂ dây thần kinh, SÂ nội soi, SÂ can thiệp. C- PHÁT TRIỂN NGÀNH SIÊU ÂM TẠI MIỀN TRUNG 24 b/ Năm 1995, Hội nghị chuyên ngành siêu âm đầu tiên của cả nước được tổ chức tại Huế, qui tụ các thầy, cô, đồng nghiệp trên 3 miền của đất nước để trình bày những kinh nghiệm , kỹ năng của cơ sở mình. c/ 1995 Bộ môn CĐHẢ ĐHYD Huế bắt đầu đưa môn SÂCĐ vào chương trình giảng dạy sinh viên và BS sau đại học. d/ Năm 1999 Bệnh viện trường ĐHYD Huế triển khai máy siêu âm trong thực hành lâm sàng hàng ngày để khám chữa bệnh cũng như hướng dẫn giảng dạy thực hành . hinhanhykhoa.com 25 2/ Tại KHÁNH HÒA= Năm 1985, Bệnh viện Phú Khánh (nay là BV tỉnh Khánh Hòa) nhận được một máy Siêu Âm (mà lúc đó không ai biết là máy gì) từ bà URSULA Nguyễn (người Đức, ở Berlin). 26 - BS Nguyễn Ngọc Hiền và BS Nguyễn Văn Chỉ được BS Phan Thanh Hải hướng dẫn sử dụng máy này khi BS Hải ra thăm bệnh viện tỉnh Khánh Hòa năm 1986. - Sau đó hai BS Hiền và Chỉ đã vào Tp. Hồ Chí Minh dự lớp Siêu âm nâng cao do TS U.Meckler giảng dạy vào tháng 7 năm 1987. - BS Hiền đã có nhiều công trình nghiên cứu về Siêu âm sỏi mật, áp xe gan, u vú và đã báo cáo tại Khánh Hòa cũng như tại nhiều tỉnh trong nước: Đaklăc, Lâm Đồng, Hậu Giang, Đồng Tháp. - Sau đó, các lớp đàn em như BS Linh Hà tiếp tục góp phần trong sự phát triển ngành Siêu âm chẩn đoán tại Khánh Hòa. hinhanhykhoa.com 27 3/ Tại ĐÀ NẴNG= a/ Phát triển: Năm 1989, bà Ursula Nguyễn tặng máy Siêu âm ADR cho bệnh viện Đà Nẵng. - Năm 1990, bà Weber tặng một máy Kontron Sigma 1 với 2 đầu dò. - Năm 1995, thành lập chi hội Siêu âm QN-ĐN với 40 hội viên . - Năm 2011: Hội có trên 300 hội viên (đăng ký qua email) và tại thành phố Đà Nẵng có hơn 100 máy siêu âm trong đó khoảng có 10 máy siêu âm 3D,4D. b/ Nghiên cứu khoa học: - 1994, BS Lê Quang Thông báo cáo “Siêu âm chẩn đoán Giun chui ống mật” tại ICR ở Singapore. - Có 2 đề tài báo cáo Hội nghị Chẩn đoán Hình ảnh toàn quốc - Có 12 đề tài tại Hội nghị khoa học TP Đà nẵng và Đại học Y Huế. 28 c/ Phát hành tạp chí để phổ biến kiến thức về Siêu âm: BS Lê Quang Thông, đã có công lớn trong việc phát hành tạp chí “Siêu âm Ngày nay”. Tạp chí này đươc lưu hành nội bộ trong 15 năm, mỗi năm 4-6 số, tổng cộng xuất bản 60 số, trung bình 300 số mỗi kỳ, phát miễn phí. -Năm 2004, ngoài báo giấy, có phát hành báo điện tử file PDF qua website: , hội viên khắp nước và bạn đọc thế giới có thể download về máy tính. - Từ năm 2011, không phát hành báo giấy do không còn kinh phí nên chuyển qua bản điện tử file PDF và duy trì trang web. hinhanhykhoa.com d/ Huấn luyện đào tạo= -Tổng số học viên trung bình mỗi lớp khoảng 30 người - tính đến 2011, có gần 400 bác sĩ ở Quảng Nam- Đà Nẵng cũng như các tỉnh miền Trung, kể cả Tây Nguyên đã được đào tạo về Siêu âm bụng tổng quát . Bế mạc lớp Siêu âm Bụng Khóa 9 30 Phải trung thực mà nói là thành quả mà ngành Siêu âm Việt Nam có được hôm nay không thể thiếu công sức trên toàn quốc của rất nhiều trường đại học Y khoa, các bệnh viện, các bác sĩ đi tu nghiệp ở nước ngoài... 1/ Về phần huấn luyện Siêu âm chẩn đoán - Ngoài Tp Hồ Chí Minh ra, những hoạt động giảng dạy mà các trường ĐHYK Hà Nội, ĐHYK Huế và một số tỉnh đã giúp rất nhiều cho sự nhân rộng số bác sĩ Siêu âm trên toàn quốc. - Tuy nhiên, giờ đây, không nên chạy theo số lượng nữa mà nên chú ý đến chất lượng:Nên tăng các giờ thực hành như với lớp Samsung Sono School cũng như tổ chức các lớp Siêu âm nâng cao với những chủ đề cụ thể ( Siêu âm Doppler mạch máu não, Siêu âm Đàn hồi, Siêu âm Cơ-xương-khớp...) và thời gian huấn luyện ngắn để các bác sĩ bận công tác tại các bệnh viện có thể tham gia được. III- BÀN LUẬN A/ NHỮNG ĐIỀU NGÀNH SIÊU ÂM VIỆT NAM ĐÃ LÀM ĐƯỢC hinhanhykhoa.com 2/ Về các bác sĩ đi tu nghiệp ở nước ngoài: -Từ năm 1995 đến nay, trong toàn quốc đã có hàng trăm bác sĩ đi tu nghiệp về Chẩn đoán hình ảnh ở nước ngoài, nhất là tại Pháp theo diện " đi làm nội trú (FFI) cấp 1 (AFS= Attestation de formation spécialisée) rồi cấp 2 với chứng chỉ đào tạo chuyên khoa sâu (AFSA= Attestation de formation spécialisée approfondie)". -Ngoài ra, có một số bác sĩ Việt Nam được mời làm giảng sư thỉnh giảng (Maitre de conférences invité) hoặc Phó giáo sư (Professeur associé). -Chính lực lượng các bác sĩ này, khi trở về nước, đã trở thành những giảng viên về Chẩn đoán hình ảnh, trong đó có Siêu âm và đã làm cho trình độ của ngành Siêu âm Việt Nam được nâng cao hơn. 32 a/ Về dịch thuật: Thạc sĩ Võ Tấn Đức cùng cộng sự tại Bô môn CĐHẢ Đại học Y khoa Tp HCM đã dịch quyển "Siêu âm Chẩn đoán" của Rumack của Hoa Kỳ năm 2006 (chia làm 2 bộ). b/ Về soạn sách Siêu âm tiếng Việt: -BS Nguyễn Phước Bảo Quân, nay là PGS-TS tại Bệnh viện Trung ương Huế, soạn quyển "Siêu âm bụng tổng quát" đã được tái bản lần 2 năm 2008 và vài năm gần đây, quyển "Siêu âm Doppler màu" (chia làm 2 bộ). 3/ Về công tác dịch thuật và soạn sách tiếng Việt về Siêu âm: hinhanhykhoa.com 33 - GS Phan Trường Duyệt tại Hà Nội đã xuất bản quyển sách: “Kỹ thuật Siêu âm và ứng dụng trong Sản Phụ khoa” năm 1999. - GS Phạm Minh Thông tại Hà Nội cũng xuất bản quyển sách: “Siêu âm Doppler màu” năm 2012. - BS Đỗ danh Toàn cùng cộng sự tại Bệnh viện Hùng Vương, Tp HCM soạn 2 quyển: "Siêu âm Sản khoa thực hành"năm 2008 và "Siêu âm phụ khoa thực hành" đã được tái bản lần 4 năm 2014. 4/ Về việc ra tạp chí Siêu âm Nói về tập chí Siêu âm tại Việt Nam thì công đầu là của hội Siêu âm TP.Đà Nẵng mà chủ tịch là BS Lê Quang Thông. Tạp chí “Siêu âm ngày nay” đã được xuất bản từ năm 1995, kéo dài 15 năm và được phát miễn phí cho các bác sĩ Siêu âm ở mọi miền của Tổ quốc. -TCĐYK Medic đóng góp nhiều bài cho tạp chí này, nhất là BS Nguyễn Thiện Hùng và BS Võ Nguyễn Thục Quyên. hinhanhykhoa.com 35 Năm 1993, Hội Chẩn Đoán Hình ảnh Tp HCM được thành lập dưới sự chỉ đạo của Hội Điện Quang và Y học hạt nhân Việt Nam. Từ ngày đó, Hội Siêu âm chẩn đoán Tp HCM được sát nhập vào hội CĐHẢ Tp HCM và không còn hoạt động độc lập nữa. Chính điều này là một nhược điểm vì ở các nước Đông Nam Á và ở các nước Âu Mỹ, có các hội Siêu âm riêng của từng quốc gia như AIUM của Hoa Kỳ riêng biệt với RSNA, WFUMB của quốc tế riêng biệt với ICR. Các hội Siêu âm này hoạt động hoàn toàn độc lập với hội CĐHẢ nước đó, có tiếng nói ngang hàng với các hội CĐHẢ này. Chính vì thế mà cách đây gần 20 năm, Chủ tịch Hội Siêu âm Nhật Bản kiêm AOCR đã qua Việt Nam làm việc với BS PT.HẢI để hợp tác và cấp học bổng về Siêu Âm cho các BS trẻ. Tuy nhiên, khi được biết hội Siêu âm Tp Hồ Chí Minh không còn hoạt động riêng biệt nữa thì ông lấy làm tiếc, không hợp tác nữa. B- ĐIỀU MÀ SIÊU ÂM VIỆT NAM CHƯA LÀM ĐƯỢC NHƯNG SẼ LÀM ĐƯỢC TRONG TƯƠNG LAI. 36 Thành lập Chi hội Siêu âm Việt Nam 2016 hinhanhykhoa.com 37 Nhưng nay, Chi hội Siêu âm Việt Nam đã được thành lập vào ngày 18 tháng 8 năm 2016 tại Hôi nghị ĐQ-YHHN Việt Nam tại Đà Nẵng nên việc hợp tác với các hội Siêu Âm quốc tế sẽ phát triển dễ dàng trong tương lai. Thành phần Ban thường vụ khóa đầu tiên của Chi hội Siêu âm Việt Nam: PGS.TS. Nguyễn Phước Bảo Quân: Chủ tịch. PSG.TS. Trần Văn Riệp: Phó chủ tịch. Ths.BS. Hà Tố Nguyên: Phó chủ tịch. BS.CK1. Nguyễn Quang Trọng: Tổng thư ký. Ths.BS. Vũ Hải Thanh: Ủy viên thường trực. 38 IV- KẾT LUẬN Từ một chuyên khoa chưa có mặt tại Viêt Nam cách đây 30 năm, giờ đây Siêu âm chẩn đoán đã phát triển mau chóng trên khắp cả nước, chúng ta không thể quên ơn những ân nhân trong và ngoài ngành Y đã giúp thành lập và phát triển Siêu âm 1/ Những vị ở trong nước đã tạo cầu nối cho Siêu âm chẩn đoán được đưa vào Việt Nam như GS Tôn Thất Tùng, GS Bùi Sỹ Hùng, GS Hoàng Kỷ, GS Phạm Như Thế nhất là Viện sĩ Dương Quang Trung. 2/ Những vị ở nước ngoài đã đến giúp cho ngành Y tế Việt Nam như BS Nguyễn Sỹ Huyên, bà Ursula Nguyễn, nhất là bà Sybille Weber. 3/Những vị Thầy đã dạy những bài cơ bản và nâng cao về Siêu âm bụng tổng quát (TS Ulrich Meckler), về Sản Phụ khoa (BS Pierre Gilg, BS Gilles Blache), về Tim mạch (BS Marc Althuser). hinhanhykhoa.com 39 4/ Những Thầy, đàn anh, đàn chị và đồng nghiệp đã góp phần trong việc truyền bá môn Siêu âm chẩn đoán mà tôi xin phép được lấy một người đại diện cho mỗi miền của Đất Nước: BS Phan Thanh Hải (Miền Nam), PGS Nguyễn Duy Huề (Miền Bắc), PGS Nguyễn Phước Bảo Quân (Miền Trung). Tổ tiên chúng ta có nói câu: “Con hơn Cha là nhà có phúc”, tôi xin dựa vào lời các cụ để nói rằng : “Trò hơn Thầy là phúc Nước nhà”. Chính vì thế mà chúng tôi nghĩ, để có thể phát triển ngành Siêu âm chẩn đoán hầu phục vụ bệnh nhân tốt nhất , chúng ta không quên việc giảng dạy cho các thế hệ trẻ một cách vô vị lợi cũng như luôn luôn trau dồi liên tục các kiến thức mới. “Tre già thì măng mọc”, lời Tổ tiên nhắc nhở chúng ta không quên đào tạo một lớp kế thừa mới cho từng thời kỳ. 40 Xin chân thành cảm ơn -BS Phan Thanh Hải và BS Nguyễn Thiện Hùng đã cung cấp cho tôi một số hình ảnh và thông tin để tôi có thể hoàn thành được bài báo cáo này. -GS Nguyễn Duy Huề và PGS Nguyễn Phước Bảo Quân đã gửi cho tôi một số thông tin về sự thành lập và phát triển của ngành Siêu âm tại Miền Bắc và Huế. -BS Nguyễn Ngọc Hiền và BS Lê Quang Thông đã cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin và hình ảnh quý giá về Siêu âm của các tỉnh Khánh Hòa và Đà Nẵng để bổ sung cho bài báo cáo này . hinhanhykhoa.com 41 XIN CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ THEO DÕI XIN CẦU CHÚC QUÝ VỊ CÙNG QUÝ QUYẾN NĂM ĐINH DẬU 2017 AN LÀNH VÀ MAY MẮN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_lich_su_va_su_phat_trien_cua_nganh_sieu_am_chan_do.pdf
Tài liệu liên quan