Bài giảng Luật an sinh xã hội - Bài 2: Quan hệ pháp luật an sinh xã hội - Đỗ Thị Dung
QUAN HỆ PHÁP LUẬT TRỢ GIÚP XÃ HỘI
Đặc điểm của
quan hệ pháp
luật trợ giúp
xã hội
Trong quan hệ pháp luật về trợ giúp xã
hội, chủ thể tham gia với tư cách là
người trợ giúp rất đa dạng.
Trong quan hệ pháp luật về trợ giúp xã
hội, không có nghĩa vụ đóng góp của
người được trợ giúp.
Đối với các quan hệ trợ giúp xã hội,
pháp luật chỉ chi phối, điều chỉnh ở mức
độ nhất định
Chủ thể của
quan hệ
pháp luật trợ
giúp xã hội
Bên thực hiện trợ giúp.
Người được trợ giúp
Nội dung
quan hệ pháp
luật trợ giúp
xã hội
Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức
thực hiện chức năng trợ giúp xã hội của Nhà
nước, các cơ sở bảo trợ xã hội.
Quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp
27 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật an sinh xã hội - Bài 2: Quan hệ pháp luật an sinh xã hội - Đỗ Thị Dung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015104216
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
LUẬT AN SINH XÃ HỘI
Giảng viên: TS. Đỗ Thị Dung
1
v1.0015104216
2
BÀI 2
QUAN HỆ PHÁP LUẬT
AN SINH XÃ HỘI
Giảng viên: TS. Đỗ Thị Dung
v1.0015104216
3
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Trình bày được khái niệm, đặc điểm chung của quan hệ
pháp luật an sinh xã hội.
• Trình bày và phân tích được các quan hệ pháp luật an
sinh xã hội: Quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội, quan hệ
pháp luật bảo hiểm y tế, quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội,
quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội.
v1.0015104216
4
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
Để học được tốt môn học này, người học phải học xong
môn học: Luật Lao động.
v1.0015104216
5
HƯỚNG DẪN HỌC
• Đọc văn bản pháp luật:
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 sửa đổi, bổ sung
năm 2014;
Luật Việc làm năm 2013;
Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung
năm 2014;
Pháp lệnh về ưu đãi người có công với cách mạng
năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012;
Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước
Bà mẹ Việt Nam anh hùng năm 1994 sửa đổi, bổ
sung năm 2012;
Nghị định số 136/2013/NĐ-CP
• Đọc tài liệu tham khảo.
• Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về
những vấn đề chưa nắm rõ.
• Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài.
v1.0015104216
6
CẤU TRÚC NỘI DUNG
Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh
xã hội
2.1
Các quan hệ pháp luật an sinh xã hội2.2
v1.0015104216
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI
2.1.1. Khái niệm
quan hệ pháp luật
an sinh xã hội
2.1.2. Đặc điểm
quan hệ pháp luật
an sinh xã hội
7
v1.0015104216
8
2.1. KHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI
Quan hệ pháp luật an sinh xã hội là những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh
vực Nhà nước tổ chức, thực hiện các hình thức bảo vệ, trợ giúp cho các thành
viên xã hội nhằm bảo đảm an toàn trong đời sống xã hội, được các quy phạm pháp
luật an sinh xã hội điều chỉnh.
v1.0015104216
9
2.1.2. ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI
Đặc điểm
Trong quan hệ pháp luật an sinh xã hội, thông
thường có một bên tham gia là Nhà nước.
Mọi thành viên trong xã hội đều có thể tham gia
quan hệ pháp luật an sinh xã hội.
Chủ thể hưởng an sinh xã hội có quyền tham gia
quan hệ pháp luật an sinh xã hội ngay từ khi được
sinh ra.
Quan hệ pháp luật an sinh xã hội được thiết lập trên
cơ sở nhu cầu quản lý rủi ro, tương trợ cộng đồng
trong xã hội.
Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các chủ thể là trợ
giúp và được trợ giúp vật chất, do Nhà nước bảo
đảm thực hiện.
v1.0015104216
10
2.2. CÁC QUAN HỆ PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI
2.2.1. Quan hệ pháp
luật bảo hiểm xã hội
2.2.2. Quan hệ pháp
luật bảo hiểm y tế
2.2.3. Quan hệ pháp
luật ưu đãi xã hội
2.2.4. Quan hệ pháp
luật trợ giúp xã hội
v1.0015104216
2.2.1. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
11
Khái niệm: Quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội là những
quan hệ xã hội hình thành trong quá trình đóng góp và chi
trả các chế độ bảo hiểm xã hội, được các quy phạm pháp
luật điều chỉnh.
v1.0015104216
2.2.1. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (tiếp theo)
12
Đặc điểm của
quan hệ pháp
luật bảo hiểm
xã hội
Quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội chủ
yếu mang tính bắt buộc và thường phát
sinh trên cơ sở của quan hệ lao động.
Trong quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã
hội, người hưởng bảo hiểm xã hội có
nghĩa vụ đóng góp để hình thành quỹ bảo
hiểm xã hội.
v1.0015104216
2.2.1. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (tiếp theo)
Chủ thể của
quan hệ pháp
luật bảo hiểm
xã hội
Bên tham gia bảo hiểm xã hội.
Bên thực hiện bảo hiểm xã hội.
Bên hưởng bảo hiểm xã hội.
13
v1.0015104216
2.2.1. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (tiếp theo)
14
• Nội dung quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội:
Quyền và nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm xã hội:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động: Điều 18, Điều 19 Luật Bảo hiểm
xã hội năm 2014;
Quyền và nghĩa của người sử dụng lao động: Điều 20, Điều 21 Luật Bảo
hiểm xã hội năm 2014;
Quyền và nghĩa vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội: Điều 22, Điều 23 Luật Bảo
hiểm xã hội năm 2014.
Quyền và nghĩa vụ của bên hưởng bảo hiểm xã hội: Điều 18, Điều 19 Luật
Bảo hiểm xã hội năm 2014.
v1.0015104216
2.2.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ
15
Khái niệm:
Quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế là các quan hệ xã hội
hình thành giữa người tham gia bảo hiểm y tế, tổ chức
bảo hiểm y tế và cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
trong quá trình khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho
người tham gia bảo hiểm y tế, được các quy phạm pháp
luật điều chỉnh.
v1.0015104216
2.2.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ (tiếp theo)
16
Đặc điểm của
quan hệ pháp
luật bảo hiểm
y tế
Trong quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế,
quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các bên
tham gia không phải trợ cấp mà là cung
cấp các dịch vụ, thuốc, vật tư y tế.
Quyền hưởng bảo hiểm y tế tùy thuộc
vào tình trạng bệnh tật của người hưởng
bảo hiểm y tế.
v1.0015104216
2.2.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ (tiếp theo)
Chủ thể của
quan hệ pháp
luật bảo hiểm
y tế
Người tham gia đóng bảo hiểm y tế.
Bên thực hiện bảo hiểm y tế.
Người hưởng bảo hiểm y tế.
17
v1.0015104216
2.2.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ (tiếp theo)
18
• Nội dung quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế:
Quyền và nghĩa vụ của bên tham gia đóng bảo hiểm y tế gồm:
Quyền và nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế: Điều 36, Điều 37
Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đóng bảo hiểm y tế: Điều 38, Điều
39 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Quyền và nghĩa vụ của bên thực hiện bảo hiểm y tế gồm:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm y tế: Điều 40, Điều 41 Luật Bảo
hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế: Điều
42, Điều 43 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Quyền và nghĩa vụ của bên hưởng bảo hiểm y tế: Điều 36, Điều 37 Luật Bảo
hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.
v1.0015104216
2.2.3. QUAN HỆ PHÁP LUẬT ƯU ĐÃI XÃ HỘI
19
Khái niệm: là quan hệ xã hội hình thành trong việc
Nhà nước ưu đãi người có công với cách mạng và
thân nhân của người có công với cách mạng ở các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, được các
quy phạm pháp luật điều chỉnh.
v1.0015104216
2.2.3. QUAN HỆ PHÁP LUẬT ƯU ĐÃI XÃ HỘI (tiếp theo)
20
Đặc điểm
của quan hệ
pháp luật ưu
đãi xã hội
Trong quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội,
người hưởng ưu đãi là người có đóng góp
đặc biệt cho đất nước.
Quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội được thiết
lập không chỉ nhằm mục đích tương trợ
cộng đồng mà chủ yếu để thực hiện sự ưu
đãi của Nhà nước đối với người có công.
v1.0015104216
2.2.3. QUAN HỆ PHÁP LUẬT ƯU ĐÃI XÃ HỘI (tiếp theo)
Chủ thể
của quan
hệ pháp
luật ưu đãi
xã hội
Người ưu đãi.
Người được ưu đãi.
21
v1.0015104216
2.2.3. QUAN HỆ PHÁP LUẬT ƯU ĐÃI XÃ HỘI (tiếp theo)
22
Nội dung quan
hệ pháp luật ưu
đãi xã hội
Quyền và nghĩa vụ của người ưu đãi.
Quyền và nghĩa vụ của người được
ưu đãi.
v1.0015104216
2.2.4. QUAN HỆ PHÁP LUẬT TRỢ GIÚP XÃ HỘI
23
Khái niệm: là quan hệ xã hội hình thành trong việc
người trợ giúp hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất và các nhu
cầu thiết yếu để giải quyết khó khăn cho người cần trợ
giúp, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
v1.0015104216
2.2.4. QUAN HỆ PHÁP LUẬT TRỢ GIÚP XÃ HỘI
24
Đặc điểm của
quan hệ pháp
luật trợ giúp
xã hội
Trong quan hệ pháp luật về trợ giúp xã
hội, chủ thể tham gia với tư cách là
người trợ giúp rất đa dạng.
Trong quan hệ pháp luật về trợ giúp xã
hội, không có nghĩa vụ đóng góp của
người được trợ giúp.
Đối với các quan hệ trợ giúp xã hội,
pháp luật chỉ chi phối, điều chỉnh ở mức
độ nhất định.
v1.0015104216
Chủ thể của
quan hệ
pháp luật trợ
giúp xã hội
Bên thực hiện trợ giúp.
Người được trợ giúp.
2.2.4. QUAN HỆ PHÁP LUẬT TRỢ GIÚP XÃ HỘI (tiếp theo)
25
v1.0015104216
2.2.4. QUAN HỆ PHÁP LUẬT TRỢ GIÚP XÃ HỘI (tiếp theo)
26
Nội dung
quan hệ pháp
luật trợ giúp
xã hội
Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức
thực hiện chức năng trợ giúp xã hội của Nhà
nước, các cơ sở bảo trợ xã hội.
Quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp.
v1.0015104216
27
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài học này, chúng ta đã nghiên cứu các nội dung chính sau:
• Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh xã hội
• Các quan hệ pháp luật an sinh xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_luat_an_sinh_xa_hoi_bai_2_quan_he_phap_luat_an_sin.pdf