Bài giảng Luật dân sự Việt Nam - Bài 2: Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự - Lê Thị Giang

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ CHỦ THỂ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 • Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định có 5 chủ thể trong trong hệ pháp luật dân sự gồm: Cá nhân, Pháp nhân, Hộ gia đình, Tổ hợp tác, Nhà nước; • Bộ Luật dân sự năm 2015 không quy định hộ gia đình, tổ hợp tác là chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật dân sự. Tuy nhiên, vì trên thực tiễn còn tồn tại những chủ thể này, đồng thời hộ gia đình vẫn được công nhận là chủ thể trong quan hệ sử dụng đất. Do đó, Bộ Luật dân sự năm 2015 vẫn ghi nhận về hộ gia đình, tổ hợp tác trên phương diện tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách cá nhân của thành viên hộ gia đình và tổ hợp tác MỘT SỐ LƯU Ý VỀ CHỦ THỂ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 (tiếp theo) • Các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; • Việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này về sở hữu chung theo phần; • Trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân:  Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên;  Trường hợp các bên không có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật không có quy định khác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình, nếu không xác định được theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau

pdf41 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật dân sự Việt Nam - Bài 2: Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự - Lê Thị Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2 CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ ThS. Lê Thị Giang Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội 1 0403 02 2 Nắm được các quy định của pháp luật về cá nhân. Lý giải được vì sao Nhà nước được coi là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự. Trình bày và phân tích được các quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015 về pháp nhân. Xác định đúng vai trò của hộ gia đình, tổ hợp tác trong Bộ Luật dân sự năm 2015. 01 MỤC TIÊU BÀI HỌC CẤU TRÚC NỘI DUNG 3 Cá nhân Pháp nhân Nhà nước Một số lưu ý về chủ thể trong Bộ luật dân sự 2015 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 42.1. CÁ NHÂN 2.1.1 2.1.3 Phân loại Năng lực chủ thể của cá nhân2.1.1. Giám hộ 2.1.2. Nơi cư trú của cá nhân2.1.3. 52.1.1. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN Năng lực chủ thể của cá nhân là khả năng để cá nhân có thể tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách một chủ thể. Năng lực chủ thể a. Năng lực pháp luật dân sự b. Năng lực hành vi dân sự 62.1.1. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN (tiếp theo) a. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Do Nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật, gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết đi. Các cá nhân có năng lực pháp luật như nhau. − Quyền nhân thân; − Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản; − Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. 72.1.1. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN (tiếp theo) • Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật Dân sự của cá nhân Ngoại lệ: Đối với trường hợp thai nhi được bảo lưu quyền thừa kế (theo quy định tại Điều 613 Bộ Luật dân sự năm 2015). a. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân 82.1.1. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN (tiếp theo) • Tuyên bố mất tích, tuyên bố chết  Tuyên bố mất tích Tư cách chủ thể: tạm dừng Quan hệ hôn nhân: vợ, chồng của người bị mất tích có quyền nộp đơn yêu cầu tòa giải quyết ly hôn Quan hệ tài sản: Giao tài sản cho người khác quản lý Tư cách chủ thể: Khôi phục 1 Quan hệ hôn nhân: công nhận cho cuộc hôn nhân sau 2 Quan hệ tài sản: được lấy lại tài sản từ người quản lý 3 Điều kiện tuyên bố Hậu quả pháp lý khi 1 người bị tuyên bố mất tích Hậu quả pháp lý khi người bị tuyên bố mất tích trở về Một người biệt tích 02 năm liền trở lên Đã áp dụng các biện pháp thông báo, tìm kiếm Đã có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan a. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân 92.1.1. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN (tiếp theo) • Tuyên bố mất tích, tuyên bố chết (Tiếp)  Tuyên bố chết : Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:  Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;  Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;  Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;  Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này. a. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân 10 2.1.1. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN (tiếp theo) Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. (Điều 19 Bộ Luật dân sự 2015) b. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân 11 2.1.1. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN (tiếp theo) • Mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân  Người thành niên: là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.  Người chưa thành niên: Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.  Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.  Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.  Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. b. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân 12 2.1.1. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN (tiếp theo) Mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22 Bộ Luật dân sự năm 2015) • Điều kiện tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự:  Bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi;  Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan;  Có kết luận giám định pháp y tâm thần.  Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự. • Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. b. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân 13 Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 23 Bộ Luật dân sự năm 2015) Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. Hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24 Bộ Luật dân sự năm 2015) Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. b. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân 2.1.1. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN (tiếp theo) 14 2.1.2. GIÁM HỘ a. Khái niệm Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc do chính người được giám hộ lựa chọn (gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (gọi chung là người được giám hộ). 15 2.1.2. GIÁM HỘ (tiếp theo) • Người được giám hộ bao gồm:  Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;  Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;  Người mất năng lực hành vi dân sự;  Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. b. Người được giám hộ Lưu ý: Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu. 16 2.1.2. GIÁM HỘ (tiếp theo) • Người giám hộ là cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định được làm người giám hộ; • Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực; • Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người. c. Người giám hộ 17 2.1.2. GIÁM HỘ (tiếp theo) • Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được xác định theo thứ tự sau đây:  Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ;  Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ;  Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ. c. Người giám hộ 18 2.1.2. GIÁM HỘ (tiếp theo) • Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:  Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ;  Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ;  Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ. c. Người giám hộ 19 2.1.2. GIÁM HỘ (tiếp theo) • Cử, chỉ định người giám hộ  Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ;  Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ. Lưu ý: • Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này. • Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ. c. Người giám hộ 20 2.1.2. GIÁM HỘ (tiếp theo) • Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ:  Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;  Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;  Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;  Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. • Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ:  Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ;  Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. c. Người giám hộ 21 2.1.3. NƠI CƯ TRÚ CỦA CÁ NHÂN • Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống:  Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống;  Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định;  Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ. 22 2.1.3. NƠI CƯ TRÚ CỦA CÁ NHÂN (tiếp theo) • Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống:  Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định;  Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận;  Nơi cư trú của quân nhân là nơi đơn vị của quân nhân đó đóng quân;  Nơi cư trú của người làm nghề lưu động: Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó. 23 2.2. PHÁP NHÂN 2.1.1 2.1.3 Phân loại Khái niệm, điều kiện, phân loại pháp nhân2.2.1 Địa vị pháp lý và các yếu tố lý lịch của pháp nhân2.2.2 Thành lập, cải tổ và chấm dứt hoạt động của pháp nhân2.2.3 24 2.2.1. KHÁI NIỆM, ĐIỀU KIỆN, PHÂN LOẠI PHÁP NHÂN 2.1.1 2.1.3 Phân loại Khái niệm: Pháp nhân là một tổ chức thổng nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. 25 2.2.1. KHÁI NIỆM, ĐIỀU KIỆN, PHÂN LOẠI PHÁP NHÂN (tiếp theo) 2.1.1 2.1.3 Phân loại Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. 26 2.2.1. KHÁI NIỆM, ĐIỀU KIỆN, PHÂN LOẠI PHÁP NHÂN (tiếp theo) 2.1.1 2.1.3 Phân loại Pháp nhân bao gồm: • Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. • Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị − xã hội, tổ chức chính trị xã hội − nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội − nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. Pháp nhân thương mại Doanh nghiệp Các tổ chức kinh tế khác 27 2.1.1 2.1.3 Phân loại 2.2.2. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VÀ CÁC YẾU TỐ LÝ LỊCH CỦA PHÁP NHÂN a. Năng lực chủ thể của pháp nhân Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. 28 2.1.1 2.1.3 Phân loại 2.2.2. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VÀ CÁC YẾU TỐ LÝ LỊCH CỦA PHÁP NHÂN (tiếp theo) Hoạt động của pháp nhân được tiến hành thông qua các hành vi của cá nhân, chủ yếu là thông qua người đại diện. b. Hoạt động của pháp nhân Đại diện của pháp nhân Đại diện theo pháp luật: Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: (i) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; (ii) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; (iii) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. Đại diện theo ủy quyền: pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự cho mình. 29 2.2.2. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VÀ CÁC YẾU TỐ LÝ LỊCH CỦA PHÁP NHÂN (tiếp theo) • Điều lệ của pháp nhân:  Pháp nhân phải có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định;  Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây: Tên gọi của pháp nhân; Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân; Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có; Vốn điều lệ, nếu có; Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên; Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ; Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân... c. Các yếu tố lý lịch của pháp nhân 30 2.2.2. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VÀ CÁC YẾU TỐ LÝ LỊCH CỦA PHÁP NHÂN (tiếp theo) • Tên gọi của pháp nhân:  Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt;  Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động;  Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự;  Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ. c. Các yếu tố lý lịch của pháp nhân 31 2.1.3 • Trụ sở của pháp nhân:  Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân;  Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc. • Quốc tịch của pháp nhân: Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam. c. Các yếu tố lý lịch của pháp nhân 2.2.2. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VÀ CÁC YẾU TỐ LÝ LỊCH CỦA PHÁP NHÂN (tiếp theo) 32 2.1.3 2.2.2. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VÀ CÁC YẾU TỐ LÝ LỊCH CỦA PHÁP NHÂN (tiếp theo) • Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân  Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.  Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.  Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.  Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện. • Tài sản của pháp nhân Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu. c. Các yếu tố lý lịch của pháp nhân 33 2.1.3 2.2.2. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VÀ CÁC YẾU TỐ LÝ LỊCH CỦA PHÁP NHÂN (tiếp theo) • Trách nhiệm dân sự của pháp nhân:  Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân;  Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác;  Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác. c. Các yếu tố lý lịch của pháp nhân 34 2.1.3 Phân loại 2.2.3. THÀNH LẬP, CẢI TỔ VÀ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA PHÁP NHÂN • Trình tự mệnh lệnh Pháp nhân được thành lập theo quyết định đơn hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh), thường được áp dụng để thành lập các cơ quan nhà nước. • Trình tự cho phép Được thành lập theo sáng kiến của các sáng lập viên, hội viên hoặc của các tổ chức. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của điều lệ, sự cần thiết tồn tại của tổ chức đó và cho phép thành lập. Thường được áp dụng để thành lập các pháp nhân là các tổ chức. Ví dụ: Hội chữ thập đỏ, hội khuyến học, • Trình tự công nhận Pháp nhân được thành lập trên cơ sở sáng kiến của các cá nhân hoặc tổ chức. Cơ quan nhà nước kiểm tra tính hợp pháp theo trình tự, thủ tục đã quy định, trên cơ sở đó ra quyết định thành lập, thường được áp dụng để thành lập các hợp tác xã, các công ty, a. Thành lập pháp nhân 35 2.1.3 Phân loại 2.2.3. THÀNH LẬP, CẢI TỔ VÀ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA PHÁP NHÂN (tiếp theo) b. Cải tổ pháp nhân Hợp nhất pháp nhân Sáp nhập pháp nhân Chia pháp nhân Tách pháp nhân A + B = C A + B = A hoặc B A : 2 = B và C A = A và B Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mớiđược thành lập; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ được chuyển giaocho phápnhân mới. Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập. Sau khi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia được chuyển giao cho các pháp nhân mới. Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động. 36 2.1.3 Phân loại • Giải thể: Pháp nhân giải thể trong trường hợp sau đây:  Theo quy định của điều lệ;  Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;  Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;  Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản. Tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây: Chi phí giải thể pháp nhân; Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; Nợ thuế và các khoản nợ khác. • Phá sản: Việc phá sản pháp nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản. c. Chấm dứt pháp nhân 2.2.3. THÀNH LẬP, CẢI TỔ VÀ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA PHÁP NHÂN (tiếp theo) 37 • Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 99 và Điều 100 của Bộ luật này; • Việc đại diện cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương tham gia quan hệ dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước. Việc đại diện thông qua cá nhân, pháp nhân khác chỉ được thực hiện trong các trường hợp và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định/ 2.3. NHÀ NƯỚC 38 2.4. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ CHỦ THỂ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 • Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định có 5 chủ thể trong trong hệ pháp luật dân sự gồm: Cá nhân, Pháp nhân, Hộ gia đình, Tổ hợp tác, Nhà nước; • Bộ Luật dân sự năm 2015 không quy định hộ gia đình, tổ hợp tác là chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật dân sự. Tuy nhiên, vì trên thực tiễn còn tồn tại những chủ thể này, đồng thời hộ gia đình vẫn được công nhận là chủ thể trong quan hệ sử dụng đất. Do đó, Bộ Luật dân sự năm 2015 vẫn ghi nhận về hộ gia đình, tổ hợp tác trên phương diện tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách cá nhân của thành viên hộ gia đình và tổ hợp tác. 39 2.4. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ CHỦ THỂ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 (tiếp theo) Lưu ý Hộ gia đình Tổ hợp tác 40 2.4. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ CHỦ THỂ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 (tiếp theo) • Các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; • Việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này về sở hữu chung theo phần; • Trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân:  Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên;  Trường hợp các bên không có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật không có quy định khác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình, nếu không xác định được theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau. TỔNG KẾT CUỐI BÀI 41 Cá nhân Pháp nhân Nhà nước Những nội dung đã nghiên cứu Một số lưu ý về chủ thể trong Bộ Luật dân sự năm 2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_luat_dan_su_viet_nam_bai_2_chu_the_quan_he_phap_lu.pdf
Tài liệu liên quan