Bài giảng Luật dân sự Việt Nam - Bài 3: Giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn, thời hiệu - Lê Thị Giang
Một số lưu ý đối với thời hiệu khởi kiện:
• Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc
dân sự (Điều 156):
Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách;
Chưa có người đại diện nếu người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người
chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người
đại diện khác thay thế
Một số lưu ý đối với thời hiệu khởi kiện:
• Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (Điều 157):
Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người
khởi kiện;
Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với
người khởi kiện;
Các bên đã tự hòa giải với nhau
36 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật dân sự Việt Nam - Bài 3: Giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn, thời hiệu - Lê Thị Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1BÀI 3
GIAO DỊCH DÂN SỰ, ĐẠI DIỆN,
THỜI HẠN, THỜI HIỆU
ThS. Lê Thị Giang
Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội
2MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nắm bắt được các kiến thức về phân loại giao dịch dân sự, điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu
và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu;
Phân tích được khái niệm giao dịch dân sự;
1
2
Hiểu được các nội dung, kiến thức liên quan đến đại diện như:
Khái niệm, các loại đại diện, phạm vi, thẩm quyền đại diện, chấm dứt
đại diện;
3
Trình bày được khái niệm thời hạn và thời hiệu, phân loại thời hạn,
thời hiệu, cách tính thời hạn, thời hiệu và một số vấn đề khác về thời hiệu.
4
3CẤU TRÚC NỘI DUNG
Giao dịch dân sự
Đại diện
Thời hạn và thời hiệu
3.1.
3.2.
3.3.
43.1. GIAO DỊCH DÂN SỰ
2.1.1 Khái niệm 2.1.2 Đặc điểm 2.1.3 Phân loại
3.1.1. Khái niệm giao dịch dân sự
3.1.2. Phân loại giao dịch dân sự
3.1.3. Điều kiện phát sinh hiệu lực của giao dịch dân sự
3.1.4. Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
53.1.1. KHÁI NIỆM GIAO DỊCH DÂN SỰ
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương
làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
(Điều 116 Bộ luật dân sự năm 2015).
Hợp đồng
dân sự
Hành vi pháp
lý đơn phương
63.1.1. KHÁI NIỆM GIAO DỊCH DÂN SỰ (tiếp theo)
• Đặc điểm:
Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý (phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự);
Giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia vào giao dịch với những
động cơ và mục đích nhất định.
• Ý nghĩa:
Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất trong các căn cứ làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự;
Là phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong giao lưu dân sự, trong việc dịch chuyển tài
sản và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tất cả các thành viên
trong xã hội;
Thông qua giao dịch dân sự, các chủ thể đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và các nhu
cầu khác trong đời sống hàng ngày của mình.
73.1.2. PHÂN LOẠI GIAO DỊCH DÂN SỰ
Căn cứ vào ý chí của các bên
trong giao dịch
Hợp đồng dân sự
Hành vi pháp lý
đơn phương
Căn cứ vào hình thức của
giao dịch
Giao dịch dân sự được
thể hiện bằng lời nói
Giao dịch được thể
hiện dưới hình thức
văn bản
Giao dịch dân sự được
thể hiện bằng hành vi
Căn cứ vào điều kiện của
giao dịch
Giao dịch dân sự có
điều kiện
Giao dịch dân sự
không có điều kiện
83.1.3. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ
Chủ thể có năng lực
pháp luật dân sự, năng
lực hành vi dân sự phù
hợp với giao dịch dân
sự được xác lập.
Chủ thể tham gia giao
dịch dân sự hoàn toàn
tự nguyện.
Mục đích và nội dung
của giao dịch dân sự
không vi phạm điều
cấm của luật, không trái
đạo đức xã hội.
1 2 3
Hình thức của giao dịch
là điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự
trong trường hợp luật có
quy định.
4
93.1.4. GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA
GIAO DỊCH DÂN SỰ
Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không đáp ứng được các
điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Điều 117
Bộ luật dân sự năm 2015.
Tiêu chí Giao dịch vô hiệu tuyệt đối Giao dịch vô hiệu tương đối
Trình tự vô hiệu Mặc nhiên bị coi là vô hiệu.
Chỉ bị vô hiệu toà án tuyên bố
giao dịch vô hiệu.
Thời hạn yêu cầu tuyên bố
Không bị hạn chế, trừ trường hợp vô
hiệu do vi phạm các quy định bắt buộc
về hình thức thì thời hạn là 2 năm.
Hai năm kể từ ngày giao dịch dân
sự được xác lập.
Mục đích quy định vô hiệu
Bảo vệ các lợi ích công (lợi ích của Nhà
nước, của xã hội nói chung).
Bảo vệ lợi ích cho chính các chủ thể
tham gia giao dịch.
10
3.1.4. GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA
GIAO DỊCH DÂN SỰ (tiếp theo)
Dựa vào tính chất vô hiệu: Giao dịch dân sự vô hiệu toàn phần và
Giao dịch dân sự vô hiệu một phần.
Giao dịch dân sự
vô hiệu toàn phần
Giao dịch vô hiệu
toàn bộ
11
Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối gồm:
Giao dịch dân sự
vô hiệu tuyệt đối
Vô hiệu do vi phạm các quy định
bắt buộc về hình thức.
Vô hiệu do vi phạm điều cấm pháp luật,
trái đạo đức xã hội.
Vô hiệu do giả tạo.
3.1.4. GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA
GIAO DỊCH DÂN SỰ (tiếp theo)
12
3.1.4. GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA
GIAO DỊCH DÂN SỰ (tiếp theo)
Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối gồm:
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa.
Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập
không nhận thức, làm chủ hành vi của mình.
Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn.
Giao dịch dân sự
vô hiệu tuyệt đối
13
3.1.4. GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA
GIAO DỊCH DÂN SỰ (tiếp theo)
• Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập;
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận;
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả;
Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó;
Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường;
Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do
Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
14
3.2. ĐẠI DIỆN
2.1.1 Khái niệm 2.1.2 Đặc điểm 2.1.3 Phân loại
3.2.1. Khái niệm
3.2.2. Các loại đại diện
3.2.3. Phạm vi, thẩm quyền đại diện
3.2.4. Thời hạn đại diện
15
3.2.1. KHÁI NIỆM
2.1.1 2.1.2 2.1.3 Phân loại
Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện)
nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi
chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
(khoản 1 Điều 134 Bộ luật dân sự năm 2015).
16
3.2.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo)
2.1.1 2.1.2 2.1.3 Phân loại
Đặc điểm
Đại diện là 1 quan hệ pháp luật, gồm người đại diện và người
được đại diện: Người đại diện và người được đại diện: có thể là cá
nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
Quan hệ đại diện có thể được xác lập theo quy định của pháp luật
hoặc ý chí của chủ thể tham gia thể hiện bằng một giấy uỷ quyền
hoặc một hợp đồng ủy quyền.
17
3.2.2. CÁC LOẠI ĐẠI DIỆN
2.1.1 2.1.2 2.1.3 Phân loại
Đại diện theo pháp luật Đại diện theo ủy quyền
Là đại diện được xác lập theo quy định của pháp luật
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo
sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được
đại diện.
Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi có thể làm người
đại diện theo uỷ quyền trừ trường hợp pháp luật
quy định người đại diện phải từ đủ 18 tuổi trở lên.
Đại diện theo pháp luật của cá nhân: (i) Cha, mẹ đối
với con chưa thành niên; (ii) Người giám hộ đối với
người được giám hộ; (iii) Người do Tòa án chỉ định đối
với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Đại diện theo pháp luật của pháp nhân: (i) Người được
pháp nhân chỉ định theo điều lệ; (ii) Người có thẩm
quyền đại diện theo quy định của pháp luật; (iii) Người
do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
18
3.2.3. PHẠM VI, THẨM QUYỀN ĐẠI DIỆN
2.1.2 2.1.3
Phạm vi thẩm quyền đại diện là giới hạn quyền, nghĩa vụ theo đó người
đại diện nhân danh người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự với người thứ ba.
19
3.2.3. PHẠM VI, THẨM QUYỀN ĐẠI DIỆN (tiếp theo)
2.1.2 2.1.3
Phạm vi thẩm quyền đại diện
theo pháp luật
Người đại diện theo pháp
luật có thẩm quyền xác lập,
thực hiện mọi giao dịch dân
sự vì lợi ích của người được
đại diện, trừ pháp luật có
quy định khác hoặc cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền có
quyết định khác;
Người đại diện chỉ đóng vai
trò giám sát, đồng ý hay
không đồng ý cho xác lập
giao dịch.
Phạm vi thẩm quyền đại diện
theo uỷ quyền
Người đại diện theo uỷ
quyền chỉ được thực hiện
hành vi pháp lý trong
khuôn khổ văn bản uỷ
quyền quy định.
Yêu cầu đối với người đại diện
Phải thông báo cho người
thứ ba biết về phạm vi thẩm
quyền đại diện của mình;
Không được thực hiện các
giao dịch dân sự với chính
mình hoặc với người thứ
ba mà mình cũng là người
đại diện.
20
3.2.3. PHẠM VI, THẨM QUYỀN ĐẠI DIỆN (tiếp theo)
2.1.2 2.1.3
Ý nghĩa của việc xác
định thẩm quyền
đại diện
Người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
trong phạm vi dó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm của người được đại diện;
Trường hợp không có thẩm quyền đại diện hoặc vượt
quá phạm vi thẩm quyền đại diện, thì về nguyên tắc
người đại diện phải tự chịu trách nhiệm.
21
3.2.4. THỜI HẠN ĐẠI DIỆN
• Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có
thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật;
• Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện như trên thì thời hạn đại diện được
xác định như sau:
Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được
tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện
là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
22
3.2.4. THỜI HẠN ĐẠI DIỆN (tiếp theo)
• Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
Theo thỏa thuận;
Thời hạn ủy quyền đã hết;
Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện
là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
Người đại diện không còn đủ điều kiện;
Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
23
3.2.4. THỜI HẠN ĐẠI DIỆN (tiếp theo)
• Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự
đã được khôi phục;
Người được đại diện là cá nhân chết;
Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại.
24
3.3. THỜI HẠN VÀ THỜI HIỆU
2.1.1 Khái niệm 2.1.2 Đặc điểm 2.1.3 Phân loại
3.3.1. Thời hạn
3.3.2. Thời hiệu
3.3.1. THỜI HẠN
25
2.1.1 2.1.2 2.1.3 Phân loại
Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời
điểm khác. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần,
tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.
3.3.1. THỜI HẠN (tiếp theo)
26
2.1.1 2.1.2 2.1.3 Phân loại
Phân loại thời hạn
1 Thời hạn do luật định.
2
3 Thời hạn do các chủ thể tự xác lập.
Dựa vào trình tự xác lập mà
thời hạn được chia làm 3 loại:
Thời hạn do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ấn định.
3.3.1. THỜI HẠN (tiếp theo)
27
2.1.1 2.1.2 2.1.3 Phân loại
Phân loại thời hạn
1
Thời hạn xác định là loại thời hạn được quy định
rõ ràng bằng cách xác định chính xác thời điểm
bắt đầu, kết thúc.
2
Thời hạn không xác định là thời hạn chỉ quy định
một cách tương đối khoảng thời gian mà không
xác định chính xác. Trong các trường hợp này,
luật thường sử dụng các thuật ngữ: “kịp thời”,
“khoảng thời gian hợp lý”, “khi có yêu cầu” ...
Dựa vào tính xác
định mà thời hạn
được phân thành:
28
2.1.3 Phân loại
3.3.1. THỜI HẠN (tiếp theo)
Cách tính thời hạn:
• Thời điểm bắt đầu thời hạn:
Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã
xác định;
Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn
không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định;
Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ
ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó.
29
2.1.3 Phân loại
3.3.1. THỜI HẠN (tiếp theo)
Cách tính thời hạn:
• Kết thúc thời hạn:
Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng
tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn;
Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn
kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó;
Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.
3.3.2. THỜI HIỆU
30
2.1.3 Phân loại
Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi hết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng
quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền
yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Ý nghĩa
Ổn định các
quan hệ dân sự;
Giúp cho quá trình giải quyết
tranh chấp dân sự của toà án
được tiến hành dễ dàng,
nhanh chóng;
Việc quy định thời hiệu buộc các cơ
quan phải kiểm soát và có trách nhiệm
trong mọi hoạt động, trong sản xuất
kinh doanh, bảo đảm quyền và lợi ích
của các chủ thể, của nhà nước.
3.3.2. THỜI HIỆU (tiếp theo)
31
2.1.3 Phân loại
Thời hiệu hưởng quyền dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc
thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.
Thời hiệu khởi kiện, yêu cầu giải quyết việc dân sự: là
thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện; nếu thời hạn đó
kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự: là thời hạn mà khi
kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn
việc thực hiện nghĩa vụ.
Phân loại thời hiệu
Dựa vào
hậu quả
pháp lý
phát sinh
3.3.2. THỜI HIỆU (tiếp theo)
32
2.1.3 Phân loại
Cách tính thời hiệu
• Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại
thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu;
• Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi
kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián
đoạn chấm dứt.
• Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện
sau đây:
Có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu;
Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan
tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
3.3.2. THỜI HIỆU (tiếp theo)
33
2.1.3 Phân loại
Một số lưu ý đối với thời hiệu khởi kiện:
• Bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự (Điều 154):
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết
quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
• Không áp dụng thời hiệu khởi kiện (Điều 155):
Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản;
Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác;
Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
3.3.2. THỜI HIỆU (tiếp theo)
34
2.1.3 Phân loại
Một số lưu ý đối với thời hiệu khởi kiện:
• Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc
dân sự (Điều 156):
Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách;
Chưa có người đại diện nếu người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người
chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người
đại diện khác thay thế.
3.3.2. THỜI HIỆU (tiếp theo)
35
2.1.3 Phân loại
Một số lưu ý đối với thời hiệu khởi kiện:
• Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (Điều 157):
Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người
khởi kiện;
Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với
người khởi kiện;
Các bên đã tự hòa giải với nhau.
TỔNG KẾT CUỐI BÀI
36
Giao dịch dân sự: Khái niệm, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự,
giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu.
Đại diện: Khái niệm, các loại đại diện, phạm vi, thẩm quyền đại diện, thời hạn
đại diện.
Thời hạn và thời hiệu: Khái niệm, cách tính thời hạn, thời hiệu, điểm bắt đầu
và kết thúc thời hạn, thời hiệu.
Những nội dung đã nghiên cứu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_luat_dan_su_viet_nam_bai_3_giao_dich_dan_su_dai_di.pdf