Luận văn Vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình - Thực trạng và giải pháp khắc phục

1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế được của một số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, là một bộ phận không thể tách rời lãnh thổ quốc gia, gắn liền với chủ quyền quốc gia, là nơi trên đó, con người xây dựng nhà cửa, các công trình kiến trúc ; là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa; là nơi phân bổ các vùng kinh tế, các khu dân cư; là thành quả cách mạng của cả dân téc; là cơ sở để phát triển hệ sinh thái, tạo nên môi trường, duy trì sự sống của con người và sinh vật. C.Mác đã khái quát vai trò kinh tế của đất đai: "Đất là mẹ, sức lao động là cha, sản sinh ra mọi của cải vật chất" [4, tr.189]. Đất đai có vai trò quan trọng như vậy, nên Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm vấn đề đất đai, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai. Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930 đã chỉ rõ: "Thâu tóm hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày". Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước ta đã ban hành nhiều Sắc lệnh, đạo luật để quản lý đất đai. Khi cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp chưa hoàn thành, ngày 04/12/1953, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Luật Cải cách ruộng đất nhằm xóa bỏ sự bóc lột của đế quốc, phong kiến do chiếm hữu đất đai mang lại. Cũng từ đó, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm, ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định, các chủ trương, đường lối, chính sách trong quản lý nhà nước về đất đai cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mét trong các biện pháp hữu hiệu được Nhà nước chú trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai đó là xử lý các vi phạm hành chính về đất đai. Các văn bản quan trọng liên quan đến xử lý vi phạm hành chính về đất đai là Nghị định 143/CP ngày 27/5/1977 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ Xử phạt vi cảnh; Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989 của Hội đồng Nhà nước; Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định 04/NĐ-CP ngày 10/01/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nghị định 182/2004/NĐ-CP được ban hành trên cơ sở tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn thi hành Nghị định 04/NĐ-CP ngày 10/01/1997 của Chính phủ phù hợp với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002, có tính đến các yêu cầu mới về đấu tranh, phòng, chống vi phạm pháp luật đất đai trong điều kiện nước ta mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các văn bản trên đã góp phần lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai, hạn chế những tiêu cực nảy sinh. Tuy nhiên, trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặc dù Nhà nước có nhiều văn bản để quản lý và xử lý vi phạm về đất đai, nhưng do đất đai trở thành hàng hoá mà giá trị của nó ngày càng tăng với tốc độ rất cao, lợi nhuận thu được từ việc mua bán đất đai không có mặt hàng và nghề kinh doanh nào sánh nổi. Vì vậy những hành vi vi phạm pháp luật đất đai, trục lợi từ đất diễn ra ngày càng phổ biến và nghiêm trọng. Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tuy chưa đến mức nguy hiểm là tội phạm nhưng diễn ra ở khắp mọi nơi, hàng ngày, hàng giê, không những gây khó khăn cho quản lý nhà nước về đất đai, mà còn là nguyên nhân của những tranh chấp, mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ nhân dân và xã hội; nhiều khi chuyển hoá thành vụ việc hình sự, thành điểm nóng, thậm chí trở thành vấn đề chính trị. Về mặt thực tiễn, do chủ quan, coi thường những vi phạm nhỏ nên xử lý không kiên quyết, thiếu nghiêm minh dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, vi phạm ngày càng tràn lan, khó kiểm soát. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai góp phần lập lại trật tự kỷ cương, phòng, chống vi phạm, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai thực sự có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận cũng như thực tiễn đặt ra. Thái Bình là mét tỉnh ven biển thuộc lưu vực sông Hồng, là tỉnh thuần nông, diện tích đất tự nhiên 154.542,0396 ha, dân số 1.845.000 người [2, tr.3]. Nhiều thập kỷ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, người dân Thái Bình đã lao động cần cù, "một nắng, hai sương", sử dụng đất có hiệu quả, Ýt có vi phạm pháp luật đất đai; đã lập nên những kỳ tích với "Bài ca 5 tấn", rồi 10 tấn, 12 tấn thóc/ha Nhưng rồi, tháng 5/1997, Thái Bình đã xảy ra khiếu kiện đông người, gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; một trong những nguyên nhân đó là do “ .cấp đất, bán đất trái thẩm quyền một cách phổ biến; chính quyền ở nhiều cơ sở đã lạm dụng việc xử phạt hành chính một cách tùy tiện, trái quy định, quá sức chịu đựng của dân, gây bất bình trong dân” [51, tr.7]. Sau sù kiện trên, các cấp, các ngành trong tỉnh đã rút kinh nghiệm; đề ra các chủ trương, giải pháp sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót; chấn chỉnh công tác quản lý, xử phạt các vi phạm hành chính về đất đai, vì vậy các vi phạm pháp luật về đất đai ngày càng giảm. Những năm gần đây, Thái Bình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, xây dựng nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung; với phong trào “xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm và hé gia đình thu nhập đạt 50 triệu đồng/ha/năm” [57, tr.1]. Với quyết tâm trên, Thái Bình từ tỉnh có thu ngân sách trên địa bàn đạt 235 tỷ đồng năm 2001, đã vinh dự được vào câu lạc bộ tỉnh có thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.000 tỷ đồng năm 2004. Nhưng bên cạnh đó: Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở cấp xã, cấp huyện trong tỉnh còn bị buông lỏng; còn tình trạng cấp đất, giao đất sai thẩm quyền. Một số địa phương lợi dụng chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã chuyển đổi không đúng mục đích theo quy định của tỉnh. Một số doanh nghiệp trong cụm công nghiệp của huyện Đông Hưng còn vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai. Việc xử lý các vi phạm trên chưa kịp thời, gây bức xúc trong nhân dân [79, tr.8]. Chính vì vậy, làm thế nào để hạn chế các vi phạm hành chính về đất đai, bảo đảm xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm hành chính về đất đai, đặc biệt là với Thái Bình, một tỉnh đất chật người đông thì càng trở thành những yêu cầu bức xúc. Là giảng viên giảng dạy môn Quản lý Nhà nước - Luật tại trường Chính trị Thái Bình, qua thực tiễn giảng dạy và tìm hiểu thực tế vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình và xuất phát từ những yêu cầu bức xúc về lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi lùa chọn đề tài "Vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình - thực trạng và giải pháp khắc phục" để nghiên cứu, nhằm góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ở Thái Bình trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu Nội dung vi phạm hành chính là một vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm; nhưng do nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này, nên đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính của Hoàng Xuân Hoan - Nguyễn Trí Hòa (1993), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; Hỏi đáp về Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính của Đặng Thanh Sơn - Hà Thị Nga (1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Tìm hiểu về xử phạt vi phạm hành chính của Phạm Dòng - Hoàng Sao (1998), Nxb Pháp lý; Chế tài hành chính - Lý luận và thực tiễn của tiến sĩ Vũ Thư (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Vi phạm pháp luật và đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay (2003), Luận án tiến sĩ Luật học của Bùi Minh Thanh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan và giải pháp xử lý, Luận văn thạc sĩ Luật học của Lê Nguyễn Nam Ninh (2004), Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội Hoặc một số công trình có đề cập nội dung rất nhỏ liên quan đến vi phạm pháp luật nói chung như: Chính sách đất đai của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Tôn Gia Huyên (trong cuốn bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2002); Về thực trạng chính sách đất đai ở Việt Nam của Phạm Hữu Nghị, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 8/2002; Một số vấn đề quản lý nhà nước về đất đai trong giai đoạn hiện nay của tiến sĩ Nguyễn Đình Bồng, Tạp chí Quản lý nhà nước, 4/2001; Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai qua thực tiễn tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Mạnh Hùng (2003), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Nhìn chung, các công trình trên mới chỉ đề cập đến vi phạm pháp luật, vi phạm hành chính nói chung; hoặc vi phạm pháp luật ở lĩnh vực cụ thể là hải quan; hoặc ở một phạm vi rộng hơn, trong đó có nội dung nhỏ đề cập đến vi phạm pháp luật nói chung về đất đai ; mà chưa đề cập đến vi phạm hành chính về đất đai, đặc biệt cụ thể là ở tỉnh Thái Bình. Chính vì vậy, đề tài “Vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình - thực trạng và giải pháp khắc phục” được xem là công trình đầu tiên nghiên cứu vấn đề vi phạm hành chính về đất đai ở một địa phương cụ thể. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu + Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình hiện nay. + Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và phân tích lý luận chung về vi phạm pháp luật và vi phạm hành chính. - Nghiên cứu cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. - Phân tích thực trạng vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình trong thời gian tới + Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Từ tháng 7/1995 (thời gian Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 có hiệu lực thi hành) đến hết năm 2004. - Về nội dung và không gian: Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu một vấn đề cụ thể là vi phạm hành chính về đất đai tại Thái Bình. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu + Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời dùa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật nói chung, về quản lý nhà nước đối với đất đai, trong đó có xử lý vi phạm hành chính về đất đai nói riêng. + Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của triết học Mác-Lênin; kết hợp với các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê . 5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài + Luận văn thạc sĩ này là công trình đầu tiên dưới góc độ chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật nghiên cứu vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Thái Bình. Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và các quy định của pháp luật về vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, phân tích đánh giá thực trạng vi phạm hành chính về đất đai, từ đó đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình góp phần tăng cường quản lý nhà nước về đất đai ở Thái Bình cũng như trên phạm vi cả nước. Ngoài những đóng góp chung nêu trên luận văn có những đóng góp mới cụ thể sau đây: - Luận văn góp phần nghiên cứu khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. - Phân tích tình hình diễn biến phức tạp và khẳng định yêu cầu bức xúc của việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Thái Bình. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp phù hợp với thực tiễn của Thái Bình mang tính kiến nghị để các nhà quản lý còng như những người trực tiếp thi hành xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Thái Bình nghiên cứu vận dông. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương với 8 tiết, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.

doc125 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2865 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình - Thực trạng và giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sản và công nhân quốc tế đều khẳng định vai trò quan trọng của cán bé. Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [32, tr.269]. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng, mỗi công việc lại cần một đội ngò cán bộ có trình độ, phẩm chất, năng lực tương ứng. Hiện nay ở nước ta, việc không ngừng nâng cao chất lượng đội ngò cán bộ công chức ngành địa chính, đội ngò cán bộ công chức làm nhiệm vụ tham mưu giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đất đai, các cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về đất đai là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như phẩm chất, năng lực của cán bộ là yếu tố quyết định lớn đến tiến độ và chất lượng của văn bản pháp luật đất đai, đến việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đó, đến hoạt động phát hiện, xử lý vi phạm hành chính về đất đai. Nếu họ có trình độ chuyên môn cao, năng lực quản lý giỏi, phẩm chất đạo đức tốt thì chất lượng của các văn bản pháp luật đất đai do họ ban hành hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành sẽ sát thực tế, tính khả thi cao; việc tổ chức thực hiện các văn bản của cấp trên sẽ nhanh chóng, nghiêm túc; việc phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật sẽ nghiêm minh, kịp thời. Ngược lại, sự hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, sự yếu kém về phẩm chất có thể dẫn đến sai lầm trong việc ban hành văn bản pháp luật, đến việc áp dụng pháp luật, việc xử lý vi phạm sẽ thiếu nghiêm minh ngay cả khi hệ thống pháp luật đã được quy định khá hoàn thiện. Thực tế thấy rằng công tác xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đất đai thường bị chậm trễ; kế hoạch xây dựng, tổ chức triển khai không thực hiện được; xử lý vi phạm hành chính không thấu tình, đạt lý điều này có nguyên nhân từ sự yếu kém của đội ngò cán bộ làm công tác quản lý đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai. Vì vậy, việc nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất cho đội ngò cán bộ này là hết sức cần thiết, nó được hợp thành từ nhiều yếu tố khác nhau như tổ chức, nhân sự, cơ chế, điều kiện vật chất kỹ thuật... Để nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất cho đội ngò cán bộ này cần chú ý một cách toàn diện các yếu tố đó; có sự đổi mới mạnh mẽ trong công tác tổ chức và cán bộ; tạo mọi điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai. Trong những năm tới, để nâng cao trình độ đội ngò cán bộ làm công tác quản lý đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai, Thái Bình cần phải quán triệt chủ trương: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, và năng lực thực hiện. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý…, trước hết là đội ngò cán bộ chủ chốt…, coi trọng cả đức và tài, đức là gốc” [13, tr.145-146]; với các biện pháp cụ thể: Một là, chó trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ làm công tác xây dựng hoặc tham mưu ban hành văn bản pháp luật về đất đai, về xử lý vi phạm pháp luật đất đai nói chung và xử lý vi phạm hành chính về đất đai nói riêng. Do tính chất phức tạp của lĩnh vực đất đai, đội ngò cán bộ này cần phải chuyên sâu một lĩnh vực về đất đai, ngoài ra phải am hiểu nhiều lĩnh vực khác như kiến thức pháp lý, tài chính, ngân hàng, thuế, xây dùng... Hai là, khắc phục kịp thời những hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, để thực hiện tốt nhiệm vụ QLNN về đất đai, cũng như xử lý vi phạm hành chính về đất đai. Ba là, người cán bộ địa chính phải thực sự gương mẫu, “vừa hồng, vừa chuyên” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Người cán bộ phải đoàn kết, nhất trí, giữ vững đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, kiên quyết chống quan liêu, tham ô, lãng phí, hết lòng, hết dạ phục vụ nhân dân, chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước” [34, tr.248]. Bốn là, để nâng cao trình độ cho đội ngò cán bộ làm công tác quản lý đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai, phải tuyển dụng cán bộ đúng theo tiêu chuẩn và yêu cầu nhiệm vụ của các chức danh, tránh tình trạng “đội ngò cán bộ, công chức nhìn chung chưa ngang tầm nhiệm vụ” [12, tr.22]. Năm là, phải có kế hoạch, phương thức kiểm tra, đánh giá năng lực cán bộ, phân loại trình độ cán bộ để có kế hoạch đào tạo hiệu quả. Kiểm tra thực hiện công việc và nhiệm vụ trong cơ quan; qua đó chính là chúng ta đã kiểm tra, đánh giá được năng lực và trình độ cán bộ. Đảng ta trong hoạt động lãnh đạo, luôn luôn coi trọng công tác kiểm tra, coi đó là một nguyên tắc, một mắt khâu quan trọng của quy trình lãnh đạo và công tác xây dựng Đảng. Đảng thường xuyên quan tâm đến khâu mấu chốt là kiểm tra thực hiện và kiểm tra sù chấp hành; đồng thời xác định kiểm tra “là một chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng”; “lãnh đạo mà buông lỏng việc kiểm tra, thì cũng bằng không, coi như không lãnh đạo…” [89, tr.308-309]. Mạnh dạn sử dụng, đề bạt đội ngò cán bộ trẻ, có phẩm chất, đạo đức và năng lực, được đào tạo chính quy vào giữ các chức vụ có liên quan đến công tác đất đai. Có quan điểm tích cực trong việc sắp xếp các cán bộ kém năng lực, không đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao; đồng thời xử lý kiên quyết, nghiêm minh những cán bộ có hành vi vi phạm pháp luật, tiếp tay cho vi phạm pháp luật về đất đai. Sáu là, tăng cường đầu tư khoa học công nghệ, điều kiện vật chất cho công tác địa chính; từng bước hiện đại hoá hệ thống quản lý địa chính bằng công nghệ tin học trên cơ sở xây dựng hệ thống dữ liệu địa chính quốc gia. Hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ theo học các líp bồi dưỡng nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học...để họ khai thác hiệu quả khoa học công nghệ và các thông tin đã được trang bị. 3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thực hiện tốt việc thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thống kê và kiểm kê đất đai, xây dùng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai, xác định rõ quỹ đất đang sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hoá, quỹ đất chưa sử dụng, tình hình biến động đất đai so với kỳ kiểm kê trước, làm căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, thiết lập tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên đất của từng đơn vị hành chính ở các cấp, từ đó đề xuất việc hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai của cấp huyện và cấp tỉnh, hoàn chỉnh các chính sách pháp luật đất đai của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp CNH, HĐH của địa phương, của tỉnh và của cả nước. Muốn thế ta cần làm tốt một số việc sau đây: Một là, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời cũng là cơ sở để hạn chế các vi phạm hành chính về đất đai. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để các hoạt động giao quyền sử dụng đất, cho thuê quyền sử dụng đất, thu hồi quyền sử dụng đất tiết kiệm, đạt hiệu quả cao; đây là nội dung quan trọng để phòng chống vi phạm hành chính về đất đai. Vì vậy, để công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả cao, những năm tới, Thái Bình cần phải làm tốt những việc sau: - Đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại thành phố Thái Bình, tại các thị trấn, thị tứ phù hợp với nhu cầu CNH, HĐH và tốc độ đô thị hoá của từng địa phương. Công bố công khai việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và có biện pháp kiểm tra theo dõi việc thực hiện, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và khả năng sử dụng đất thực tế, tránh tình trạng quy hoạch “treo”. - Phải thực sự coi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ quản lý khoa học, do vậy chính quyền các cấp phải thực sự quan tâm, chỉ đạo để đảm bảo độ chính xác, độ khoa học phù hợp với yêu cầu hiện tại và đáp ứng nhu cầu trong tương lai. - Tổ chức việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và thẩm định việc đền bù quyền sử dụng đất trên địa bàn toàn tỉnh đúng thời gian, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời hàng năm phải làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xử lý kịp thời các vi phạm; từ đó đề ra các giải pháp tổ chức, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất của năm tiếp theo. Hai là, thực hiện tốt việc thống kê, kiểm kê đất đai. Thống kê, kiểm kê đất đai là tổng hợp các số liệu có liên quan đến đất đai thu được trong quá trình đánh giá, đăng ký sử dụng đất. Thống kê, kiểm kê đất đai rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước về đất đai, nó không những để theo dõi tình hình quản lý và sử dụng đất đai, mà còn cung cấp những thông tin, những số liệu cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Chính vì vậy, việc thống kê đất đai phải được thực hiện thường xuyên và tổng hợp hàng năm để các cơ quan quản lý đất đai nắm chắc được tình hình sử dụng đất đai ở địa phương mình, từ đó có kế hoạch sử dụng đất cho những năm tiếp theo. Theo quy định tại Điều 53 Luật Đất đai, thì việc thống kê đất đai thực hiện mỗi năm một lần, việc tổng kiểm kê đất đai tiến hành 5 năm một lần; đơn vị thống kê, kiểm kê là xã, phường, thị trấn. UBND các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai ở địa phương. UBND cấp tỉnh báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai lên Bộ Tài nguyên - Môi trường; Bộ Tài nguyên - Môi trường tổng hợp báo cáo Chính phủ kết quả thống kê đất đai hàng năm, kết quả kiÓm kê đất đai 5 năm của cả nước. Việc thống kê, kiểm kê đất đai của Thái Bình cần làm tốt các việc sau đây: - Kiểm kê diện tích đất đai được tiến hành theo đối tượng là các loại đất quy định tại Điều 13 Luật Đất đai và theo đối tượng là NSDĐ được quy định tại Điều 9 Luật Đất đai năm 2003. - Diện tích đất đai kiểm kê phải ghi rõ diện tích đất đã được cấp GCNQSDĐ, diện tích đang sử dụng phù hợp hoặc không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; đồng thời cần xác định chi tiết đối với một số loại đất như đất có mặt nước, đất do các tổ chức đang sử dụng, đất thuộc khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn, đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh quy định tại Chỉ thị 28/2004/CT-TTg ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ. - Việc kiểm kê đất đai phải được hoàn thành trong năm 2005 như quy định tại Chỉ thị 28/2004/CT-TTg ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê đất đai năm 2005. Ba là, thực hiện tốt việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nhằm phục vụ cho việc xác định nhu cầu sử dụng đất, đáp ứng việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của cả nước, của các địa phương, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh; đồng thời phục vụ các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và các nhu cầu khác của cộng đồng; và cũng là những yếu tố quan trọng để đề ra các biện pháp ngăn ngõa vi phạm hành chính về đất đai. Năm 2003, Thái Bình đã có 278 xã, thị trấn/284 xã, phường, thị trấn có bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/5.000 và 6 phường/ 284 xã, phường, thị trấn có bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/2.000. Trong đó, 123 xã, thị trấn lập bằng phương pháp thủ công; 161 xã, thị trấn, phường được lập bằng phương pháp số. Cũng trong năm 2003, bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở các huyện, thành phố của tỉnh được lập bằng phương pháp số theo tỷ lệ 1/10.000; và ở tỉnh lập theo phương pháp số với tỷ lệ 1/50.000. Nhìn chung chất lượng bản đồ tương đối tốt, là tài liệu cơ bản và quan trọng cho việc lập bản đồ năm 2005 và những năm tiếp theo. Để việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất ở Thái Bình đạt kết quả, cần thực hiện tốt một số việc sau: - Bản đồ phải đảm bảo tỷ lệ theo quy định. Bản đồ thể hiện đầy đủ, chính xác toàn bộ quỹ đất trong địa giới hành chính. - Bản đồ phải được xây dựng theo ba bước bằng phần mềm Mapinpho là: chuẩn bị, xử lý tài liệu và số liệu, tạo thành phẩm. - Bản đồ của cấp nào thì phải có xác nhận của Chủ tịch UBND cấp đó ký duyệt; riêng bản đồ của cấp huyện và tỉnh thì phải có chữ ký và dấu của cơ quan quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp. - Bèn là, đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ đai. GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý quan trọng để xác định QSDĐ của NSDĐ. Quá trình cấp GCNQSDĐ là quá trình xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ để giải quyết mọi quan hệ pháp luật về đất đai. GCNQSDĐ là cơ sở pháp lý cho NSDĐ được thực hiện các quyền năng của mình về đất đai như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường bất động sản phát triển. Theo quy định tại Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003 thì “phấn đấu đến năm 2005 hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ các loại”. Tuy vậy, đến tháng 2 năm 2005 thì ở Thái Bình vẫn còn nhiều địa phương chưa tập trung chỉ đạo việc cấp GCNQSDĐ. Tỷ lệ cấp GCNQSDĐ cho hé gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và các tổ chức sử dụng đất đạt rất thấp, làm hạn chế việc thực hiện các quyền của NSDĐ và công tác quản lý nhà nước về đất đai. Để đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ, nhằm hạn chế các vi phạm hành chính về đất đai, trong thời gian tới các cấp, các ngành ở Thái Bình cần: - Đẩy mạnh tiến độ cấp GCNQSDĐ cho NSDĐ. Gắn việc cấp GCNQSDĐ với việc giải quyết các tồn tại, thiếu sót về đất đai theo tinh thần chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ. - Triển khai đồng loạt cấp GCNQSDĐ đối với đất ở, đất công trình tÝn ngưỡng dân gian; đất nông nghiệp sau “dồn điền, đổi thửa”. - Chỉ đạo giải quyết kịp thời các vướng mắc về hộ khẩu, về quy hoạch, bãi bỏ những quy định, thủ tục không phù hợp pháp luật làm cản trở việc cấp GCNQSDĐ. - Các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với UBND xã, phường, thị trấn để làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục NSDĐ khẩn trương, tích cực đi đăng ký kê khai đất đai làm cơ sở cho việc cấp GCNQSDĐ. - Xử lý nghiêm túc những cán bộ, cá nhân cố tình gây phiền hà, cản trở việc cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng đất. 3.2.6. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai; xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm hành chính về đất đai Trong công cuộc xây dựng CNXH, nhất là trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa, như hiện nay, khi mà “tấc đất” là “tấc vàng”, và đặc biệt với Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp thì công tác quản lý và sử dụng đất đai càng có tầm quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đổi mới, vì vậy đòi hỏi cần phải tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý và sử dụng đất đai; xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm hành chính về đất đai. Để có quyết định đúng và tróng, giải pháp được thực hiện tối ưu, sai sót được phát hiện kịp thời, hạn chế những vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai thì công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, các hành vi vi phạm pháp luật đất đai phải được xử lý nghiêm khắc. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai còn nhằm phát hiện ưu điểm, khuyết điểm, uốn nắn, bổ sung, hoàn chỉnh các quy định về quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ và giáo dục đội ngò cán bộ làm công tác quản lý, sử dụng đất đai và xử lý các vi phạm về đất đai. Đề cập đến vấn đề thanh tra, kiểm tra, VI.Lênin đã viết: “Nói chung, việc thi hành đạo luật được bảo đảm bằng cách nào? Thứ nhất, bằng cách giám sát sự thi hành đạo luật. Thứ hai, bằng cách trừng phạt trong trường hợp không thi hành” [29, tr.357] và Người cũng nhấn mạnh: “Cục, vụ là những thứ bỏ đi; sắc lệnh cũng là thứ bỏ đi. Tìm người, kiểm tra công việc – tất cả là ở đó” [28, tr.450]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã viết: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lùa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều Êy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô Ých” [30, tr.520]. Đồng thời, tăng cường tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, tập trung giải quyết khiếu kiện của nhân dân, coi đó là công cụ quan trọng để đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân, thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội [15, tr.39]. Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai là phân định rõ đúng, sai, tốt, xấu, từ đó kiến nghị biện pháp để sửa chữa hoặc xử lý vi phạm. Xét về bản chất và mục đích của kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai không phải là để “bới lông, tìm vết”, “tóm bắt” và “vạch mặt”, mà giá trị chân chính của nó là nhân rộng ưu điểm, khắc phục vi phạm, tìm cách uốn nắn, sửa chữa chính xác và kịp thời. Để công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai đạt kết quả tốt; các vi phạm hành chính về đất đai đều bị xử lý nghiêm minh, kịp thời, mang tính ngăn ngõa và giáo dục cao, theo chúng tôi Thái Bình cần thực hiện tốt một số điểm sau: Một là, phải có chương trình, kế hoạch kiểm tra, thanh tra dài hạn và ngắn hạn; tránh kiểm tra hoặc thanh tra một cách tuỳ tiện hoặc khi các cá nhân, đơn vị “có vấn đề”, có đơn tố cáo…rồi mới thanh tra, kiểm tra. Các cấp lãnh đạo đều phải nhận thức rằng nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra cũng là nâng cao chất lượng lãnh đạo. Những năm tới, Thái Bình cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai, tập trung vào thanh tra công tác quản lý, SDĐ ở cơ sở, việc thực hiện quy hoạch SDĐ, cấp GCNQSDĐ, việc ngăn chặn phá vỡ mặt bằng đất canh tác, đào ao, vượt thổ trái phép. Kiểm tra việc SDĐ ở một số tổ chức, đơn vị trong tỉnh, thanh tra việc thực hiện bồi thường giá trị QSDĐ để giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và việc thực hiện Quyết định số 948/2000/QĐ-UB ngày 25/9/2000, Quyết định số 18/2002/QĐ-UB ngày 27/3/2002 của UBND tỉnh Thái Bình; kiến nghị xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Phối hợp với các cấp, các ngành liên quan giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Đồng thời chỉ đạo chính quyền các cấp tập trung giải quyết dứt điểm những tranh chấp, khiếu nại về đất đai còn tồn đọng và việc giải quyết kịp thời những vụ việc mới phát sinh ngay từ cơ sở [25, tr. 90-91]. Hai là, phải công khai và dân chủ hoá trong quá trình kiểm tra, thanh tra. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành công khai; việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá, kết luận vi phạm về đất đai phải dùa trên những căn cứ, chứng cứ rõ ràng, không được quy chụp, “theo dư luận”, hoặc theo ý kiến chủ quan của người thanh tra, kiểm tra. Kết luận vi phạm, kết quả xử lý phải đựơc thông báo công khai, rộng rãi nhằm tạo bầu không khí tâm lý thẳng thắn, dân chủ, trung thực, tin tưởng lẫn nhau, phát huy đến mức cao nhất tác dụng của công tác thanh tra, kiểm tra. Các khuyết điểm được chỉ ra sau thanh tra, kiểm tra không phải chỉ để kỷ luật, mà chủ yếu là để người vi phạm không tái phạm vi phạm pháp luật đất đai nữa, đồng thời có tác dụng ngăn ngõa giáo dục các đối tượng khác không có hành vi vi phạm như người đã bị xử lý. Ba là, công tác thanh tra, kiểm tra phải dùa vào quần chúng. Bởi vì, chỉ có dùa vào quần chúng thì mới có thể xem xét, đánh giá, kết luận chính xác bản chất sự việc, hiện tượng. Khi thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật đất đai ở cơ sở các cơ quan, cá nhân có nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra phải dùa vào quần chúng, biết tạo cho quần chúng tham gia nhiều nhất với các hình thức khác nhau vào công tác này thì hiệu quả sẽ cao, nhanh chóng và có sức giáo dục lan truyền mạnh hơn. Chính quyền cấp xã, cần tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của mình về việc chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về đất đai. Bốn là, hoàn thiện bộ máy thanh tra, kiểm tra; coi trọng chất lượng, đảm bảo đủ số lượng, xứng đáng là “tai, mắt”, của Đảng, của chính quyền các cấp Đảng, chính quyền các cấp phải thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện để bộ máy thanh tra, kiểm tra các cấp hoạt động thuận lợi; giúp đỡ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bố trí và sử dụng những cán bộ có năng lực và phẩm chất tốt, nghiệp vụ, chuyên môn giỏi, có uy tín với quần chúng. Năm là, linh hoạt các hình thức, phương pháp kiểm tra, thanh tra như các hình thức thường xuyên, đột xuất, định kỳ; phương pháp trực tiếp và gián tiếp. Mỗi hình thức và phương pháp thanh tra, kiểm tra đều có những ưu điểm riêng, chúng bổ sung và có mối quan hệ mật thiết với nhau, cần phát huy những ưu điểm này. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra không nên tuyệt đối hoá mét hình thức, phương pháp nào. Sáu là, mọi vi phạm pháp luật về đất đai đều phải bị xử lý nghiêm minh theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bất kỳ ai dù ở cuơng vị công tác nào cũng phải sống và làm việc theo pháp luật, không cho phép mét ai dùa vào quyền thế để làm trái pháp luật. Mọi vi phạm pháp luật đều phải xử lý. Kiên quyết chống mọi hành vi bao che, nương nhẹ, nể nang người vi phạm pháp luật đất đai dưới bất kỳ hình thức nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Sửa chữa sai lầm cố nhiên cần dùng cách giải thích thuyết phục, cảm hoá, dạy bảo. Song không phải tuyệt nhiên không dùng xử phạt. Lầm lỗi có việc to, việc nhỏ. Nếu nhất luận không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy, hoàn toàn không dùng xử phạt là không đúng. Mà chút gì cũng xử phạt cũng không đúng [30, tr.284]. Bảy là, triệt để tuân thủ trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính. Thực tế đã phản ánh, nhiều cá nhân vi phạm và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thoả thuận sử dụng “giải pháp dung hoà”, “cả hai cùng có lợi” bằng cách “cưa đôi” số tiền bị xử phạt; người có thẩm quyền xử phạt nhận số tiền này, coi là tiền của riêng mình và “bỏ qua” vi phạm không làm thủ tục xử phạt đối với cá nhân vi phạm nữa. KẾT LUẬN Với mọi quốc gia, ở mọi thời điểm thì đất đai luôn là nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn tài sản vô cùng quý giá, không thể thay thế được. Đất đai có vị trí và tầm quan trọng vô cùng lớn lao trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội của mọi quốc gia, dân tộc; càng ngày nó càng được khai thác có hiệu quả hơn để phục vụ đời sống con người. Ở nước ta, từ trước đến nay, đất đai luôn được mọi chế độ Nhà nước quan tâm, bảo vệ; đặc biệt là chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước ta nhận thức rất rõ tầm quan trọng và ý nghĩa đó, bởi mỗi tất đất Việt Nam đã thấm bao mồ hôi, máu và nước mắt của mọi thế hệ người Việt Nam. Cũng chính vì đất đai có vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, nên nhiều tổ chức và cá nhân đã cố tình vi phạm pháp luật đất đai tìm mọi cách để làm lợi cho mình từ đất đai, đặc biệt là với Thái Bình khi mà bình quân diện tích đất trên đầu người rất thấp. Để hạn chế vi phạm pháp luật đất đai, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai với nhiều biện pháp như làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục; xử lý nghiêm các vi phạm dù đối tượng vi phạm là bất kỳ ai, giữ bất kỳ vị trí gì trong xã hội; nâng cao trình độ cho đội ngò cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai... Một trong các biện pháp hữu hiệu để quản lý đó là xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính về đất đai được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi cố ý, hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Những năm qua, việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình đã đạt được những kết quả rất tích cực, cùng nhân dân cả nước bảo vệ từng tấc đất - đó là thành quả cách mạng do bao thế hệ người Việt Nam đã hy sinh xương máu của mình để bảo vệ; góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình chính trị, an ninh trật tự; đưa đất đai vào sử dụng ngày một đúng pháp luật, hiệu quả, tiết kiệm; người sử dụng đất gắn bó với đất hơn và sử dụng đất hiệu quả hơn; dành được nhiều đất hơn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm qua. Tuy việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình đã đạt được kết quả đáng khích lệ như vậy, nhưng đồng thời chính bản thân nó cũng còn những bất cập, hạn chế, yếu kém nhất định. Vi phạm đất đai xảy ra nhiều nhưng xử lý Ýt, thậm chí không xử lý; dùng văn bản chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở thay cho việc xử phạt; từ đó dẫn đến tình trạng vi phạm liên tục tái diễn, làm “nhờn” pháp luật và diễn biến phức tạp mà hậu quả chưa thể lường trước được. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do hệ thống pháp luật về đất đai, về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chưa hoàn chỉnh; trình độ đội ngò cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là đội ngò cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về đất đai còn hạn chế; một bộ phận đội ngò cán bộ này thiếu trách nhiệm, né tránh, thoái hoá, biÕn chất; việc xử lý vi phạm không nghiêm, không có tính răn đe, ngăn ngõa và giáo dục; bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác như sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, tinh thần và trách nhiệm chưa cao của một số Ýt nhân dân... Vì vậy, việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai hiện nay ở Thái Bình trở nên bức xúc và cấp thiết, nó xuất phát từ thực trạng hoạt động của chính bản thân nó trước những đòi hỏi và sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế nước ta hiện nay. Xử lý vi phạm hành chính về đất đai, phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai phải dùa trên nhiều cơ sở, sử dụng nhiều giải pháp và áp dụng nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau, nhưng chủ yếu dùa vào các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, sử dụng đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai cho mọi tầng líp nhân dân; nâng cao trình độ đội ngò cán bộ làm công tác quản lý đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất đai, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm hành chính về đất đai. Muốn xử lý vi phạm hành chính về đất đai, phòng và chống vi phạm hành chính về đất đai có hiệu quả thì chúng ta phải tiến hành một cách tích cực, đồng bộ và kiên quyết các giải pháp trên./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Phong Ba (2002), Thực hiện“dồn điền, đổi thửa”và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Bình, Luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Thái Bình. 2. Cục Thống kê Thái Bình (2000), Báo cáo xu hướng biến động dân số và tác động của nó đến sự phát triển của Thái Bình,Thái Bình. 3. Cục Thống kê Thái Bình (2001), Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình năm 2000, Thái Bình. 4. C.Mác-F.Ănghen (1979), Tuyển tập, tập 23, Nxb Sự thật, Hà Nội. 5. C.Mác-F.Ănghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 6. V.M. CoGan (1997), Các đặc tính xã hội của tình trạng tội phạm, NxbTiến bộ, Matxcơva. 7. TS. Trần Thị Cúc, ThS. Nguyễn Thị Phượng (2003), "Luật Đất đai- Những bất cập và giải pháp", Tạp chí Quản lý nhà nước, (4), tr.15 - 19. 8. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Hà Nội. 9. Chính phủ (2004), Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đÊt đai, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn Quốc giữa nhiệm kỳ khoá XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998),Văn kiện Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 19. Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 20. Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật Hành chính, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 21. PGS, TS Trần Ngọc Đường (1998), Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. 22. Học viện Hành chính Quốc gia (2004), Giáo trình Luật Hành chính và Tài phán hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 23. Học viện Hành chính Quốc gia (2001), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 24. PTS. Lê Văn Hoè (1997), “ Mấy ý kiến về đổi mới việc ban hành pháp luật’’, Tạp chí Quản lý Nhà nước,(4). 25. Nguyễn Mạnh Hùng (2003), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai qua thực tiễn tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 26. Khoa Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004 ), Tài liệu học tập và nghiên cứu môn học Nhà nước và pháp luật, tập 1, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 27. VI. Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 28. VI. Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 29. VI. Lênin (1993), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Quốc hội (2001) Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Quốc hội (1989), Luật Khiếu nại - Tè cáo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Quốc hội (2000), Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Quốc hội (2004), Luật Đất đai năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) Thái Bình (1998), Báo cáo kết quả công tác địa chính năm 1998, Thái Bình. 40. Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) Thái Bình (2001), Báo cáo số 05/BC-ĐC ngày 02/01/2001 về kết quả công tác địa chính năm 2000 và phương hướng nhiệm vụ năm 2001, Thái Bình. 41. Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) Thái Bình (2002), Báo cáo kết quả kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai tỉnh Thái Bình, Thái Bình. 42. Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường )Thái Bình (2002), Báo cáo số 12/BC-ĐC ngày 08/3/2002 về kết quả kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đai của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thái Bình, Thái Bình. 43. Sở Địa Chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) Thái Bình (2002), Báo cáo số 02/BC-ĐC ngày 07/01/2002 về kết quả công tác địa chính năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ năm 2002, Thái Bình. 44. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình (2004), Thống kê diện tích đất đai năm 2004, Thái Bình. 45. Sở Địa Chính (nay là SởTài Nguyên và Môi trường) Thái Bình (2003), Báo cáo số 06/BC-ĐC ngày 17/01/2003 về kết quả công tác địa chính năm 2002 và phương hướng nhiệm vụ năm 2003, Thái Bình. 46. Sở Tài nguyên và Môi trườngThái Bình (2003), Báo cáo ngày 17/12/2003 về kết quả công tác năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2004, Thái Bình. 47. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình (2004), Báo cáo tình hình, kÕt quả thực hiện "đồn điền, đổi thửa" và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, Thái Bình. 48. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình (2004), Báo cáo số 27/BC-TNMT ngày 10/8/2004 về sơ kết kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất của tỉnh Thái Bình theo kế hoạch 05/KH-TW ngày 10/9/2003 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương, Thái Bình. 49. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình (2004), Báo cáo số 51/BC-TNMT ngày 24 tháng 11 năm 2004 về tình hình quản lý, sử dụng đất đai thời gian qua và kế hoạch sử dông đất năm 2005, Thái Bình. 50. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình (2005), Báo cáo số 05/BC-TNMT ngày 24/01/2005 về kết quả công tác năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ năm 2005, Thái Bình. 51. Tỉnh uỷ Thái Bình (1998), Nghị quyết 06/NQ-TU ngày 12/01/1998 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về những chủ trương, giải pháp ổn định tình hình trong tỉnh, Thái Bình. 52. Tỉnh uỷ Thái Bình (1998), Báo cáo số 55/BC-TU ngày 04/7/1998 sơ kết việc triển khai Nghị quyết số 06/NQ- TU ngày 12/01/1998 của Tỉnh uỷ, Thái Bình. 53. Tỉnh uỷ Thái Bình (1999), Báo cáo số 68/BC-TU ngày 02/3/1999 tổng kết một năm thực hiện Nghị quyết 06/NQ-TU ngày 12/01/1998 của Tỉnh uỷ, Thái Bình. 54. Tỉnh uỷ Thái Bình (1999), Lịch sử Đảng bộ Thái Bình 1927-1954, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Tỉnh uỷ Thái Bình (2001), Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Thái Bình lần thứ 16, Thái Bình. 56. Tỉnh uỷ Thái Bình (2002), Nghị quyyết số 07/NQ-TU ngày 20/3/2002 về việc dồn điền đổi thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, Thái Bình. 57. Tỉnh uỷ Thái Bình (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TU ngày 26/12/2002 về xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng /ha/năm, Thái Bình 58. Hà Huy Thành (2000), Những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường ở Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 59. Trần Thị Thoa (2001), Quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 60. PGS.TS Lê Minh Tâm (2001), “Về một số điểm mới trong báo cáo Chính trị Đại hội Đảng IX và những vấn đề đặt ra đối với luật học”, Tạp chí Luật học ( 3), tr.... 61. Uỷ ban Pháp luật Quốc hội (1993), Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đất đai sửa đổi của Uỷ ban Pháp luật Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá IX. 62. Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Thái Bình (2000), Báo cáo số 88/BC-KTTU ngày 15/8/2000 tổng kết công tác kiểm tra nhiệm kỳ Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh Thái Bình, Thái Bình. 63. Uỷ ban thường vụ Quốc Hội (2002), Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 64. UBND tỉnh Thái Bình (1998), Kế hoạch thanh tra sè 77/KHTT-UB về tổ chức cuộc thanh tra diện rộng trong toàn tỉnh ngày 25/02/1998 để giải quyết những khiếu nại, tố cáo của nhân dân,Thái Bình. 65. UBND tỉnh Thái Bình (2000), Báo cáo số 10/BC-UB ngày 08/3/2000 tổng kết cuộc thanh tra diện rộng để giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo kế hoạch thanh tra sè 77/KHTT-UB ngày 25/02/1998 của UBND tỉnh Thái Bình, Thái Bình. 66. UBND tỉnh Thái Bình (2002), Chỉ thị số 11/2002/CT-UB ngày 21/5/2002 tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, Thái Bình. 67. UBND Tỉnh Thái Bình (2002), Tờ trình số 52/TT-UB ngày 29/12/2002 về kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001 – 2005), Thái Bình. 68. UBND tỉnh Thái Bình (2003), Báo cáo sè 25/BC-UB ngày 24/7/2003 về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm và những nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2003, Thái Bình. 69. UBND tỉnh Thái Bình (2003), Báo cáo số 47/BC-UB ngày 26/12/2003 về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2003 và mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2004, Thái Bình. 70. UBND tỉnh Thái Bình (2004), Kế hoạch số 07/KH-UB ngày 28/6/2004 về việc tuyên truyền, phổ biến, thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Thái Bình. 71. UBND tỉnh Thái Bình (2004),Chỉ thị số16/2004/CT-UB ngày 28/6/2004 của UBND tỉnh Thái Bình về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, Thái Bình. 72. UBND tỉnh Thái Bình (2004), Báo cáo của UBND tỉnh Thái Bình ngày 09/4/2004 với Thủ tướng Phan Văn Khải về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh từ 2001 đến 2003 phương hướng nhiêm vụ năm 2004-2005, Thái Bình. 73. UBND tỉnh Thái Bình (2004), Công văn số 277/UB-TH ngày 02/3/2004 về việc kiểm tra quản lý, sử dụng đất của các doanh nghiệp, Thái Bình 74. UBND tỉnh Thái Bình (2004), Công văn số 480/UB-TH ngày 06/4/ 2004 kiểm tra việc giao đất, cho thuê đất ven đường quốc lé, tỉnh lé và việc quản lý, sử dụng đất chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Thái Bình. 75. UBND tỉnh Thái Bình (2004), Công văn số 541/UB-TH ngày 15/4/2004 về việc kiểm tra, xử lý các vi phạm quản lý, sử dụng đất đai, Thái Bình. 76. UBND tỉnh Thái Bình (2004), Báo cáo số 23/BC-UB ngày 21/5/2004 về tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm và những nhiệm vụ trọng tâm 7 tháng cuối năm 2004, Thái Bình. 77. UBND tỉnh Thái Bình (2004), Báo cáo số 34/BC-UB ngày 26/7/2004 về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và những nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2004,Thái Bình. 78. UBND tỉnh Thái Bình (2004), Báo cáo số75/BC-UB ngày 24/12/2004 về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2004 và mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2005,Thái Bình. 79. UBND tỉnh Thái Bình (2004), Báo cáo số 63/BC-UB ngày 04/10/2004 về tình hình kinh tế xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2004, Thái Bình. 80. UBND tỉnh Thái Bình (2004), Công văn số 1829 ngày 18/10/2004 về xử lý vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn tỉnh, Thái Bình. 81. UBND tỉnh Thái Bình (2004), Thái Bình tiềm năng và đầu tư phát triển, Thái Bình. 82. UBND tỉnh Thái Bình (2004), Công văn số 466/UB-TH ngày 02/4/2004 về việc kiểm tra quản lý và sử dụng đất chuyển dịch cơ cÊu kinh tế tại phường Trần Lãm và xã Vũ Chính, Thái Bình. 83. UBND tỉnh Thái Bình (2005), Công văn số 163/UB-TH ngày 28/01/2005 về việc tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng đất đai ở các xã, phường, thị trấn, Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2005), Báo cáo ngày 18/6/2005 về tình hình kinh tế xã hội từ 2001 đến nay, tiềm năng và cơ hội đầu tư, Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2005), Báo cáo số 32/BC-UB ngày 20/7/2005 về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2005, Thái Bình. 86. Ủy ban nhân dân Thành phố Thái Bình (2005), Báo cáo số 23/BC-UB ngày 02/6/2005 về kết quả thực hiện Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính,Thái Bình. 87. Ủy ban nhân dân xã Tân Lập (2005), Báo cáo ngày 01/6/2005 về kết quả thực hiện Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Thái Bình. 88. PGS. PTS Hoàng Việt (1999), Vấn đề sở hữu ruộng đất trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 89. Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1999), Xây dựng Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. Phụ lục Phụ lục 1 1.1: Đất nông nghiệp tỉnh Thái Bình 103.697,222 ha Sè TT Mục đích sử dụng Tổng diện tích Đất đã giao, cho thuê phân theo đối tượng sử dụng Ghi chó Hé gia đình, cá nhân Các tổ chức kinh tế Nước ngoài và liên doanh UBND xã quản lý và sử dụng Các đối tượng khác 1 Đất trồng cây hàng năm 92.791,0396ha 86.543,7958 ha 299,792 ha 0 ha 5.703,2394 ha 244,2124 ha + Đất ruộng lúa,lúa màu 87.633,3191ha 82.433,2258ha 258,3736 ha 0 ha 4.768,7142 ha 173,77 ha + Đất nương rẫy 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha + Đất trồng cây hàng năm khác 5.157,7205ha 4.110,57 ha 41,4184ha 0 ha 934,5252 ha 71,2069 ha 2 Đất vườn tạp 3.448,9903ha 3.365,6671 ha 1,5075 ha 0 ha 70,3968 ha 11,4189 ha 3 Đất trồng cây lâu năm 286,716 ha 179,461ha 10,6529 ha 0 ha 91,9443 ha 4,6578 ha 4 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 70,5955 ha 0,0432 ha 0 ha 0ha 70,5523 ha 0 ha 5 Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 7.099,8806ha 5.207,59133ha 65,6173 ha 0 ha 1.731,197 ha 95,575 ha Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình năm 2004 1.2: Đất lâm nghiệp tỉnh Thái Bình: 2.498,8129 ha Sè TT Mục đích sử dụng Tổng diện tích Đất đã giao, cho thuê phân theo đối tượng sử dụng Ghi chó Hé gia đình, cá nhân Các tổ chức kinh tế Nước ngoài và liên doanh UBND xã quản lý và sử dụng Các đối tượng khác 1 Đất có rừng tự nhiên 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha + Đất có rừng sản xuất 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha + Đất có rừng phòng hộ 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha + ĐÊt có rằng đặc dụng 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha 2 Đất có rừng trồng 2.498,8129 ha 0 ha 0 ha 0 ha 2.498,8129 ha 0 ha + Đất có rừng phòng hộ 2.498,8129 ha 0 ha 0 ha 0 ha 2.498,8129 ha 0 ha + Đất rừng đặc dụng 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha 3 Đất ươm cây giống 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha 0 ha Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình năm 2004 1.3: Đất chuyên dùng tỉnh Thái Bình: 26.574,72 ha Sè TT Mục đích sử dụng Tổng diện tích Đất đã giao, cho thuê phân theo đối tượng sử dụng Ghi chó Hé gia đình, cá nhân Các tổ chức kinh tế Nước ngoài và liên doanh UBND xã quản lý và sử dụng Các đối tượng khác 1 Đất xây dùng 2.526,8315ha 4,0546 ha 380,2484 ha 3,4788 ha 1.554,5223 ha 584,5274 2 Đất giao thông 7.653,5487ha 0 ha 19,6314 ha 0 ha 7.632,035 1 ha 1,8822 ha 3 Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 14.305,1205ha 0 ha 46,674 ha 0 ha 14.249,8478ha 8,5987 ha 4 Đất di tích lịch sử 37,0097 ha 0 ha 0 ha 0 ha 5,7422 ha 31,2675 ha 5 Đất an ninh - quốc phòng 89,4239 ha 0 ha 0,504 ha 0 ha 0 ha 88,9199 ha 6 Đất khai thác khoáng sản 6,3116 ha 0 ha 0 ha 0 ha 4,1666 ha 2,145 ha 7 Đất làm nguyên liệu xây dùng 150,9936ha 0 ha 42,6981 ha 0 ha 99,779 ha 8,5165 ha 8 Đất làm muối 146,6774ha 80,1437 ha 0 ha 0 ha 66,5337 ha 0 ha 9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.573,1377 ha 0 ha 3,0807 ha 0 ha 1.566,873 ha 3,1834ha 10 Đất chuyên dùng khác 85,6654 ha 1,8608 ha 6,3813 ha 0 ha 64,2969 ha 13,1264 ha Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình năm 2004 Phụ lục 2 (Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Bình đến năm 2010) Sè TT Loại đất Tổng diện tích % diện tích đất tự nhiên Ghi chó 1 Đất nông nghiệp 106.801 ha 64,14% 2 Đất lâm nghiệp 8.354 ha 5,10% Đất chuyên dùng 29.056 ha 17,72% + Đất xây dùng 4.554 ha 2,78% + Đất giao thông 7.642ha 4,66% + Đất di tích lịch sử - văn hóa 52 ha 0,03% 3 Đất an ninh – Quốc phòng 148 ha 0,09% + Đất khai thác khoáng sản 16 ha 0,01% + Đất nguyên vật liệu xây dùng 214 ha 0,13% + Đất làm muối 214 ha 0,13% + Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.620 ha 0,99% + Đất chuyên dùng khác 86 ha 0,05% 4 Đất ở nông thôn 14.077 ha 8,5% 5 Đất ở đô thị 1.436 ha 0,88% 6 Đất chưa sử dông 5.656 ha 3,45% Nguồn: Quyết định 1236/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tỉnh Thái Bình thời kỳ 1997 - 2010. Phụ lục 3 Tổng hợp việc giao đất trái phép trong xây dựng cơ bản ở tỉnh Thái Bình Sè TT Năm Tổng diện tích đất đã giao (m2) Trong đó Đã xử lý hợp pháp hoá Ghi chó Đất canh tác (m2) Đất ao (m2) Đất chuyên dùng (m2) Đất khác (m2) UBND xã giao 1993 34.601 26.562 2.908 5.131 0 34.601 9.719 1994 182.673 121.563 26.502 15.192 19.416 182.673 43.033 1995 131.715 82.339 17.895 22.799 8.682 131.715 43.375 1996 2.885 154 0 0 2.731 2.885 2.885 1997 102.769 66.050 13.872 22.847 0 102.769 7.067 1998 26.001 18.554 4.606 2.601 240 26.001 26.001 1999 400 400 0 0 0 400 0 2000 0 0 0 0 0 0 0 2001 0 0 0 0 0 0 0 2002 4.328 4.328 0 0 0 0 4.328 2003 6.172 2004 7.375 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình Phô lục 4 Tổng hợp số m2 giao đất ở trái phép ở tỉnh Thái Bình Sè TT Năm Tổng sè hộ được giao đất trái quy định Tổng diện tích đã giao (m2) Trong đó Người giao đất Trường hợp đã xử lý Đất canh tác (m2) Đất ao (m2) Đất chuyên dùng (m2) Đất khác (m2) UBND xã (m2) Các tổ chức khác (m2) Số hé Diện tích 1993 2.948 630.890 276.387 205.808 85.795 62.900 609.172 21.718 465 73.022 1994 9.590 1.947.608 850.699 578.898 344.072 173.939 1.876.804 70.804 3.625 645.789 1995 6.681 1.265.598 426.731 474.198 216.638 148.031 1.176.681 86.917 1.584 225.990 1996 4.108 780.133 212.331 325.737 125.838 116.227 724.088 56.045 1.018 122.342 1997 2.524 509.619 209.242 149.919 95.989 54.469 488.389 21.230 1.141 225.659 1998 50 3.786 2.605 968 87 126 715 3.071 50 3.786 1999 17 1.146 976 170 0 0 1.146 0 17 1.146 2000 20 1.200 0 0 0 1.200 1.200 0 0 0 2001 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2002 14 7.347 2.500 365 4.482 0 7.347 0 14 7.347 Tổng Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình Phụ lục 5 Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đất đai của tỉnh Thái Bình đã ban hành nhằm cụ thể hoá Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất đai năm 2003 1. Nghị quyết số 05/ HĐND ngày 29 tháng 10 năm 1993 của HĐND tỉnhThái Bình về việc giao đất cho hé gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. 2. Quyết định số 652/ QĐ-UB ngày 17 tháng 11 năm 1993 của UBND tỉnh Thái Bình quy định về việc giao đất cho hé gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. 3. Chỉ thị số 05/ CT-UB ngày 10 tháng 3 năm 1995 của UBND tỉnh Thái Bình đình chỉ việc chuyển đổi đất trồng lúa sử dụng vào mục đích xây dựng cơ bản. 4. Quyết định sô 241/QĐ-UB ngày 09 tháng 6 năm 1995 của UBND tỉnh Thái Bình ban hành quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 5. Quyết định số 623/QĐ-UB ngày 18 tháng 12 năm 1995 của UBND tỉnh Thái Bình ban hành mức giá các loại đất. 6. Quyết định số 228/QĐ-UB ngày 06 tháng 6 năm 1996 của UBND tỉnh Thái Bình ban hành quy định về quản lý và sử dụng đất. 7. Quyết định số 538/QĐ-UB ngày 24 tháng 12 năm 1997 của UBND tỉnh Thái Bình ban hành mức giá các loại đất. 8. Chỉ thị số 05/1998/CT-UB ngày 27 tháng 3 năm 1998 ucả UBND tỉnh Thái Bình về ngăn chặn tình trạng lấy đất phá vỡ mặt bằng đất canh tác. 9. Quyết định số 1076/1999/QĐ-UB ngày 20 tháng 8 năm 1999 của UBND tỉnh Thái Bình ban hành quy định giải quyết những thiếu sót, tồn tại trong quản lý, sử dụng đất vào xây dựng cơ bản, làm nhà ở và điều chỉnh việc giao đất nông nghiệp. 10. Chỉ thị số 21/1999/CT-UB ngày 04 tháng 11 năm 1999 của UBND tỉnh Thái Bình về nghiêm cấm phá vỡ mặt bằng đất canh tác. 11. Chỉ thị số 05/2000/CT-UB ngày 08 tháng 01 năm 2000 của UBND tỉnh Thái Bình về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm 2010 tỉnh Thái Bình. 12. Quyết định số 239/2000/QĐ-UB ngày 10 tháng 4 năm 2000 của UBND tỉnh Thái Bình ban hành quy định cho thuê đất vùng triều, đất đầm nuôi trồng thuỷ sản ven sông, ven biển. 13. Quyết định số 244/2000/QĐ-UB ngày 10 tháng 4 năm 2000 của UBND tỉnh Thái Bình sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1076/1999/QĐ-UB ngày 25 tháng 9 năm 1999. 14. Quyết định số 948/2000/QĐ-UB ngày 25 tháng 9 năm 2000 của UBND tỉnh Thái Bình ban hành quy định giải quyết những thiếu sót, tồn tại trong quản lý, sử dụng đất vào xây dựng cơ bản, làm nhà ở; điều chỉnh việc giao đất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối ổn định lâu dài cho hé gia đình, cá nhân. 15. Quyết định số 1065/2001/QĐ-UB ngày 02 tháng 4 năm 2001 của UBND tỉnh Thái Bình ban hành quy định cho thuê đất vùng triều, đất đầm nuôi trồng thuỷ sản, hải sản ven sông, ven biển. 16. Quyết định số 225/2001/QĐ-UB ngày 02 tháng 4 năm 2001 của UBND tỉnh Thái Bình ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại đô thị. 17. Quyết định số 579/2001/QĐ-UB ngày 13 tháng 7 năm 2001 của UBND tỉnh Thái Bình ban hành quy định về một số chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 18. Chỉ thị số 20/2001/CT-UB ngày 03 tháng 8 năm 2001 của UBND tỉnh Thái Bình về kiểm tra sử dụng đất của các cơ quan, đơn vị. 19. Quyết định số 01/2002/QĐ-UB ngày 08 tháng 01 năm 2002 của UBND tỉnh Thái Bình sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 948/2000/QĐ-UBND. 20. Quyết định số 10/2002/QĐ-UB ngày 27 tháng 02 năm 2002 của UBND tỉnh Thái Bình ban hành quy định về một số chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 21. Quyết định số 18/2002/QĐ-UB ngày 27 tháng 3 năm 2002 của UBND tỉnh Thái Bình ban hành đề án thực hiện dồn điÒn, đổi thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. 22. Chỉ thị số 11/2002/CT-UB ngày 21 tháng 5 năm 2002 của UBND tỉnh Thái Bình về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai. 23. Nghị quyết số 39/2002/HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2002 của HĐND tỉnh Thái Bình về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của tỉnh 5 năm 2001 - 2005. 24. Quyết định số 52/2002/QĐ-UB ngày 25 tháng 7 năm 2002 của UBND tỉnh Thái Bình về việc ban hành quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư tại Thái Bình. 25. Chỉ thị số 23/2002/CT-UB ngày 02 tháng 10 năm 2002 của UBND tỉnh Thái Bình về việc nghiêm cấm lấy đất, phá vỡ mặt bằng đất canh tác. 26. Chỉ thị số 03/2003/CT-UB ngày 20 tháng 01 năm 2003 của UBND tỉnh Thái Bình về việc dừng giao đất làm nhà ở bám sát các quốc lé, tỉnh lé. 27. Quyết định số 271/2003/QĐ-UB ngày 03 tháng 6 năm 2003 của UBND tỉnh Thái Bình về ban hành bộ đơn giá bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi Ých công cộng trên địa bàn tỉnh. 28. Chỉ thị sè 12/2003/CT-UB ngày 08 tháng 8 năm 2003 của UBND tỉnh Thái Bình về tăng cường kiểm tra chấn chỉnh công tác quản lý sử dụng đất đai ở các xã, phường, thị trấn 29. Quyết định số 372/2003/QĐ-UB ngày 11 tháng 9 năm 2003 của UBND tỉnh Thái Bình về ban hành quy định cơ chế sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ở xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã. 30. Chỉ thị số 16/2004/CT-UB ngày 28 tháng 6 năm 2004 của UBND tỉnh Thái Bình về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003. 31. Chỉ thị số 25/2005/CT-UB ngày 23 tháng 11 năm 2004 của UBND tỉnh Thái Bình tăng cường quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1Lvlddsuangay19 8.doc
Tài liệu liên quan