Các kỹ năng mềm cần thiết cho luật sư

Năm 2015, trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của các kỹ năng mềm cần đối với luật sư trong bối cảnh hội nhập và để thực hiện một trong những mục tiêu của Quyết định 123/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020”, Trung tâm liên kết đào tạo luật sư thương mại quốc tế đã tổ chức khảo sát “Nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của luật sư” nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan về nhu cầu được đào tạo các kỹ năng mềm của các luật sư, sinh viên luật, học viên luật sư hướng đến việc xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tốt nhất nhu cầu người học. Đối tượng của khảo sát là các luật sư đang hành nghề tại các tổ chức hành nghề luật sư, doanh nghiệp, người tập sự hành nghề luật sư, các giảng viên của các cơ sở đào tạo luật, sinh viên luật năm cuối của các cơ sở đào tạo luật, học viên của các cơ sở đào tạo nghề luật sư, các chuyên gia pháp luật. Kết quả, trong tổng số 500 người được khảo sát: có 378 người chiếm 76.7% đồng ý rằng việc đào tạo kỹ năng mềm là cần thiết; có 108 người chiếm 21.9% cho rằng việc đào tạo kỹ năng mềm là có cần thiết nhưng không phải là yếu tố quyết định; có 05 người chiếm 01% cho rằng không cần thiết; và có 2 người chiếm 0.4% có ý kiến khác. Các kỹ năng được khảo sát bao gồm: Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng ghi chép; Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ; Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng đặt câu hỏi; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng quản lý công việc; Kỹ năng làm việc với các cơ quan truyền thông; Kỹ năng nghiên cứu; Kỹ năng thiết lập và duy trì quan hệ với khách hàng; Kỹ năng thu thập và quản lý thông tin khách hàng; Kỹ năng quản lý hồ sơ công việc; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng xây dựng và phát triển thương hiệu cá nhân; Kỹ năng lập kế hoạch công tác; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng khác.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các kỹ năng mềm cần thiết cho luật sư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 50 Thế kỷ 21 là thế kỷ mà Ngân hàng Thế giới gọi là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng – “Skills Based Economy”2. Các nhà khoa học thế giới cho rằng: để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%3. Các quốc gia với nhiều hình thức và phương pháp khác nhau đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm nhận diện và thực hiện các biện pháp để nâng cao nhận thức về sự cần thiết của các kỹ năng mềm đối với hiệu quả công việc. Trong cuốn “Các kỹ năng mềm cho luật sư” (Soft Skills for Lawyers), luật sư Giuseppe Giusti nhấn mạnh rằng “Nghề luật là một ví dụ về việc kỹ năng giao tiếp hiệu quả và lịch sự, quan trọng hơn các kỹ năng nghề nghiệp, quyết định đến sự thành công của một luật sư”4. Vậy kỹ năng mềm là gì? Phải chăng các kỹ năng mềm lại quyết định đến hiệu quả công việc của luật sư hơn là các kỹ năng nghề nghiệp? Đâu là những kỹ năng mềm không thể thiếu đối với công việc của luật sư? Một số nghiên cứu, khảo sát, bài viết dưới đây của một số trường đại học và tổ chức sẽ là những gợi ý cho việc đánh giá và nhận diện các kỹ năng mềm nói chung và các kỹ năng mềm cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của luật sư. 1. Khái quát chung về kỹ năng mềm Nếu như kỹ năng cứng là những kỹ năng liên quan đến khả năng thực hiện các nghề nghiệp nhất định và thường được lồng ghép trong việc đào tạo chính khóa trong các chương trình đào tạo thì kỹ năng mềm được hiểu là “Tập hợp những kỹ năng liên quan đến thái độ, hành vi, ứng xử, phẩm chất cá nhân giúp cho việc hòa nhập trong môi trường làm việc, hợp tác hiệu quả, thực hiện tốt công việc và đạt được mục tiêu của mình. Những kỹ năng này CÁC KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT CHO LUẬT SƯ Nguyễn Thị Minh Huệ1 Tóm tắt: Kỹ năng mềm được đánh giá là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy tầm quan trọng của kỹ năng mềm nên đã tiến hành các nghiên cứu nhằm nhận diện các kỹ năng mềm cần thiết cho nghề nghiệp. Bài viết này khái quát, tổng hợp và phân tích các nghiên cứu liên quan đến việc xác định các kỹ năng mềm cần thiết với tất cả các nghề nghiệp và các kỹ năng mềm cần thiết đối với nghề luật sư tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Bài viết sẽ là gợi ý trong việc tiếp tục có các nghiên cứu sâu hơn về kỹ năng mềm cần thiết đối với hoạt động nghề nghiệp của luật sư tại Việt Nam, việc thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng mềm cho luật sư. Từ khóa: Kỹ năng mềm, Kỹ năng mềm cần thiết cho luật sư. Nhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 23/05/2018; Duyệt đăng: 26/07/2018. Abstract: Soft skills are considered as one of the factors having significant impact on the work. Its important role has been recognized in many countries and researches have been made to recognize necessary soft skills for career. The article summarizes, analyzes researches related to definition of soft skills which are necessary for all careers in general and for lawyer profession in particular in the world including Vietnam. The article also makes suggestion for deeper researches on soft skills necessary for lawyer practicing in Vietnam,en the development and implementation of training, retraining soft skills for lawyers. Keywords: soft skills, soft skills necessary for lawyers. Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 23/05/2018; Date of approval: 26/07/2018. 1 Thạc sỹ, Phó Giám đốc Trung tâm liên kết Đào tạo luật sư thương mại quốc tế, Học viện Tư pháp 2 3 https://www.huffingtonpost.ca/evan-thompson/soft-skills-win-in-business_b_9902570.html 4 https://www.amazon.co.uk/Soft-Skills-Lawyers-Giuseppe-Giusti/dp/0955892600 Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 51 có thể bổ sung cho các kỹ năng về kỹ thuật, nghề nghiệp và học thuật”5. Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy tầm quan trọng của kỹ năng mềm nên đã tiến hành các nghiên cứu và cho ra mắt nhiều xuất bản phẩm nhằm xác định các kỹ năng mềm cần thiết cho nghề nghiệp, điển hình phải kể đến các nghiên cứu, khảo sát sau: Hội đồng Kinh doanh Úc và Phòng thương mại và công nghiệp Úc đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” năm 2002 trong đó đã nhận diện các kỹ năng cần thiết cho hành nghề. Theo đó, các kỹ năng mềm sau cần thiết cho hành nghề trong tương lai: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng sáng tạo; Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc; Kỹ năng quản lý bản thân; Kỹ năng học tập; Kỹ năng công nghệ. Canada thành lập Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực và Kỹ năng Canada6. Tổ chức Conference Board of Canada đã thực hiện một nghiên cứu và đưa ra danh sách các kỹ năng hành nghề cho thế kỷ 21 (Employability Skills 2000+) với các kỹ năng chính sau: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng suy nghĩ và hành động tích cực; Kỹ năng thích nghi; Kỹ năng hợp tác; Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán học. Cơ quan chứng nhận chương trình và tiêu chuẩn của Anh cũng đưa ra danh sách các kỹ năng quan trọng bao gồm: Kỹ năng tính; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng tự học và nâng cao năng lực cá nhân; Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng hợp tác. Cục phát triển lao động Singapore (Workforce Development Agency) đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghề ESS (Singapore Employability Skills System) với 10 kỹ năng mềm sau7: Kỹ năng văn phòng và tính toán; Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định; Kỹ năng sáng tạo; Kỹ năng giao tiếp và quản lý quan hệ; Kỹ năng học tập suốt đời; Kỹ năng tư duy mở toàn cầu; Kỹ năng tự quản lý bản thân; Kỹ năng tổ chức công việc; Kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe. Bộ Lao động Mỹ và Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc8 với 13 kỹ năng mềm: Kỹ năng học và tự học Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng tư duy sáng tạo; Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn; Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc; Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp; Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng đàm phán; Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả; Kỹ năng lãnh đạo bản thân. Từ các thông tin tổng hợp nêu trên có thể nhận thấy nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đã và đang chú trọng đến việc nghiên cứu, triển khai các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, đào tạo các kỹ năng mềm giúp cho các cá nhân có thể có sự chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công việc. 2. Kỹ năng mềm cần thiết cho luật sư Năm 1978, Hiệp hội luật sư Mỹ đã thành lập ra nhóm công tác nghiên cứu về năng lực của các luật sư hành nghề và việc giảng dạy tại các trường luật. Nhóm công tác đầu tiên được thành lập năm 1978 với người đứng đầu là Rodger Cramton. Báo cáo đã đưa ra kết luận là các trường luật cần phải trang bị cho sinh viên 9 kỹ năng nghề cơ bản và 6 nhóm giá trị và đạo đức thực hành nghề luật. Năm 1990, Hiệp hội luật sư Mỹ bổ nhiệm một nhóm công tác khác để xem xét vai trò của trường luật và các đoàn luật sư trong việc đào tạo đội ngũ luật sư “có năng lực hành nghề”. Báo cáo hướng đến việc xác định các mục tiêu bắt buộc với trường luật và nghề nghiệp: Thu hẹp khoảng cách – đào tạo nghề luật và các tiêu chuẩn cần đáp ứng để gia nhập ABA. Báo cáo MacCrate năm 1990 là một báo cáo có giá trị 5 https://www.usaid.gov/sites/default/files/documents/1865/KeySoftSkills.pdf 6 Human Resources and Skills Development Canada - HRSDC 7 8 https://wdr.doleta.gov/SCANS/ HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 52 lớn và ảnh hưởng lớn đến hoạt động đào tạo luật hiện nay của Mỹ. Báo cáo đã nhận diện được 10 kỹ năng cơ bản và các giá trị nghề nghiệp mà một luật sư cần nắm vững trước khi bắt tay vào thực hiện các công việc cho các khách hàng. Trong số các kỹ năng đó có một số kỹ năng mềm sau đã được xác định: Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và quản lý công việc. Trong khoảng thời gian từ năm 1991 – 1992, Chủ tịch Hiệp hội luật sư Mỹ Bryan G.Grath và Trợ lý Joanne Martin đã tiến hành khảo sát hướng đến các mục tiêu sau: (i) Đo lường sự thay đổi diễn ra từ những năm 1970 khi Frances Kahn Zemans và Victor G. Rosenblum thực hiện khảo sát Đoàn luật sư Chicago cho Hiệp hội luật sư Mỹ về “Sự tạo lập nghề luật”, theo đó Nhóm khảo sát lặp lại cơ bản cấu trúc của các nghiên cứu trước đây và đã khảo sát nhiều các kỹ năng đã được đánh giá trong khảo sát đó; (ii) Cập nhật các kỹ năng trong danh sách các kỹ năng và giá trị được tạo lập như một phần Báo cáo MaCrate về “Các Nhiệm Vụ Quan trọng của Hiệp hội luật sư Mỹ về các Trường Luật và Nghề luật: Rút ngắn khoảng cách”; (iii) Nhận thức rằng các danh sách của ABA về các kỹ năng và giá trị nghề nghiệp chưa đưa ra sự chú ý cần thiết đến các kỹ năng không chính thức để có thể tìm và giữ khách hàng. Trong 17 các kỹ năng cần thiết cho thực hành nghề luật sư, khảo sát đã xác định được kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản được đánh giá là kỹ năng quan trọng nhất cần thiết cho các luật sư mới vào nghề. Các kỹ năng đó quan trọng hơn các kiến thức, kỹ năng thực hành và các kỹ năng đặc trưng nghề luật sư: kiến thức về luật nội dung; tư duy pháp lý và tra cứu pháp lý. Năm 2000, Trường luật Wisconsin tiến hành một khảo sát với mục tiêu ban đầu là để nhận diện các kỹ năng và các nhóm kiến thức một sinh viên của trường cần có trong những năm đầu thực hành nghề nghiệp và để đánh giá sự thành công của Chương trình đào tạo trong việc đáp ứng nhu cầu này. Khảo sát bắt đầu với việc phỏng vấn không chính thức 3 nhóm đối tượng sau: (i) Nhóm người sử dụng lao động; (i) Các sinh viên của trường vừa mới tốt nghiệp; (iii) Thành viên các khoa của trường. Tổng số 1028 phiếu khảo sát đã được gửi qua thư vào ngày 27 tháng 3, và sau đó là những lá thư đề nghị trả lời – thư nhắc việc cũng đã được gửi đi. Đã có 587 phiếu khảo sát được gửi trở lại chiếm 58% tổng số người được mời tham gia khảo sát. Các kết luận của khảo sát có liên quan đến các kỹ năng mềm cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của luật sư bao gồm: kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng nhất để khởi đầu nghề luật sư; kỹ năng quản lý thời gian, bao gồm cả việc đáp ứng thời hạn đề ra. Tiếp đó năm 2007, Trung tâm vì sự tiến bộ giảng dạy do Andrew Carnegie làm Giám đốc đã đưa ra được báo cáo khuyến nghị những thay đổi cần thiết cần phải tiến hành để nâng cao chất lượng đào tạo luật. Báo cáo đã chỉ ra những yêu cầu trong việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp trong đó có việc đào tạo và định hướng cho sinh viên trong việc hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng quản trị công việc luật sư. Tại Anh, luật sư Guiseppe Guisti hành nghề tại London chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, quản lý tài sản, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đã có nhiều ấn phẩm nổi tiếng trên thế giới về kỹ năng hành nghề luật sư trong các lĩnh vực tài chính, doanh nghiệp, bất động sản. Năm 2008, ông xuất bản cuốn sách “Các kỹ năng mềm cho luật sư”9. Trong cuốn sách, ông đã đưa ra những đánh giá, nhận định về các kỹ năng mềm cần thiết cho sự thành công của nghề luật sư như sau: Trong thời gian gần đây có rất nhiều buổi toạ đàm, hội thảo và bài báo nhấn mạnh tầm quan trọng của các kỹ năng mềm đối với nghề luật. Rất nhiều hãng luật lớn đã có các khoá học, các chương trình cho các luật sư và các thành viên về các kỹ năng mềm cơ bản và có nhiều tổ chức huấn luyện, tư vấn đã bắt đầu tiếp thị về các dịch vụ của họ liên quan đến kỹ năng mềm đến từng luật sư và hãng luật. Nhiều luật sư tin rằng họ không nhất thiết phải đào tạo về các kỹ năng mềm, họ tin rằng 9 https://www.amazon.co.uk/Soft-Skills-Lawyers-Giuseppe-Giusti/dp/0955892600 Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 53 khi họ thành thạo với với chuyên môn của mình và chỉ cần thật chăm chỉ với công việc của mình thì họ có thể đồng thời thành thạo các kỹ năng mềm. Một số luật sư khác tin rằng kỹ năng lãnh đạo và các kỹ năng mềm khác là các phẩm chất trời cho không phải ai muốn có mà được, nếu như bạn sinh ra là một lãnh đạo hoặc là một nhà ngoại giao tài ba thì bạn sẽ chẳng mấy vất vả trong nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, tất cả các quan điểm nêu trên đều sai lầm và không đúng. Một luật sư đánh giá thấp tầm quan trọng của các kỹ năng mềm sẽ phải đối mặt với những khó khăn và sự thất bại trong nghề nghiệp. Điển hình như việc họ sẽ “chiến đấu” để phát triển kinh doanh của mình bằng việc giành giật khách hàng mới, những sự giới thiệu mới hoặc trong hãng luật của họ thì họ sẽ đấu tranh để quản lý đội của mình thông qua việc giữ lại và khuyến khích các trợ lý và ủng hộ nhân viên của mình. Nhiều luật sư bị vuột mất một khách hàng tiềm năng chỉ vì kỹ năng giao tiếp hạn chế mặc dù thực tế là luật sư đó có khả năng và trình độ. Có thể là vì cách luật sư đó giao tiếp với khách hàng tiềm năng không tạo ra cho khách hàng sự tin tưởng đủ để có thể trao đổi về công việc của mình với luật sư. Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ có 40% các quyết định mua bán được đưa ra trên cơ sở các yếu tố khách quan còn 60% còn lại là do các yếu tố về cảm xúc khác. Tuy nhiên, với một số nghề nghiệp và đặc biệt là nghề luật sư thì cách tốt nhất để có thể có được khách hàng là cho khách hàng biết được về các kỹ năng, khả năng và các kinh nghiệm hơn là cố gắng xây dựng các quan hệ cá nhân và các quan hệ đặc biệt với khách hàng tiềm năng. Các kỹ năng mềm cũng cần thiết đối với tất cả các luật sư mong muốn trở thành luật sư thành viên trong hãng luật. Khi các luật sư thành viên đương nhiệm cân nhắc các thành viên tiềm năng họ thường nhìn vào việc thực hiện các kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng mềm của các luật sư tiềm năng. Họ không những chỉ đánh giá việc hoàn thành công việc của các luật sư mà còn để ý xem các luật sư này có khả năng khích lệ ai đó hoàn thành được các công việc tương tự hay không? Các luật sư có thể có kỹ năng thực hành nghề nghiệp đỉnh cao nhưng nếu muốn trở thành luật sư thành viên họ còn được kỳ vọng có thể thực hiện thêm các trách nhiệm và công việc khác như thiết lập và quản lý quan hệ với khách hàng, giám sát, đào tạo luật sư trẻ, giải quyết các công việc điều hành của hãng luật. Qua các phân tích và nghiên cứu, luật sư Guiseppe Guisti đã xác định các kỹ năng mềm cần thiết cho luật sư bao gồm: Ở cấp độ cơ bản gồm có các kỹ năng mềm sau: Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ; Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói. Ở cấp độ cao hơn gồm có các kỹ năng mềm như: Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh; Kỹ năng của một luật sư thành viên; Kỹ năng phát triển kinh doanh; Kỹ năng uỷ thác; Kỹ năng nói chuyện trước công chúng; Kỹ năng quản trị thời gian và căng thẳng. Vào ngày 13 tháng 10 năm 2015, Đoàn Luật sư Pennsylvania, Mỹ đã tổ chức Toạ đàm về các kỹ năng cần thiết cho sự thành công của luật sư trong năm 201510. Toạ đàm đã nhận diện và xác định các đặc điểm của một luật sư thành công trong năm 2015 và thảo luận các mục tiêu tổng quát của việc đào tạo sinh viên luật và người tập sự để có thể trở thành luật sư hành nghề tốt. Tiếp nối kết quả của Toạ đàm đã được tổ chức vào tháng 3/2015, Toạ đàm lần này tiếp tục thảo luận về việc xác định các kỹ năng cần thiết cho sự thành công của luật sư. Các kỹ năng mềm đã thành chủ đề được trao đổi nhiều nhất và được đánh giá là những yếu tố quan trọng để quyết định đến sự thành công trong nghề nghiệp của luật sư. Các kỹ năng mềm được nhận diện trong buổi Toạ đàm bao gồm: Kỹ năng tự định hướng và tự động viên; Kỹ năng học hỏi không ngừng; Kỹ năng giao tiếp hiệu quả và kỹ năng thuyết phục; Kỹ năng bình tĩnh xử lý vấn đề; Kỹ năng suy nghĩ một cách có chiến lược về nhu cầu của khách hàng; Kỹ năng lãnh đạo; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Khả năng làm việc theo nhóm; Kỹ năng quản lý dự án; Kỹ năng xây dựng lòng tin; Kỹ năng giải trình; Kỹ năng quản trị rủi ro. 10 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 54 Tại Việt Nam, việc nghiên cứu xác định và đánh giá về các kỹ năng mềm cần thiết cho việc thực hành nghề luật sư tại Việt Nam vẫn chưa thực sự dành được sự lưu tâm thích đáng của các luật sư, giảng viên, nhà khoa học. Các nghiên cứu mới chỉ bước đầu dừng lại ở các khảo sát và một số tạp chí. Trong bài viết “Trở thành luật sư: Dễ hay khó?” của luật sư Trần Xuân Tiềm và luật sư Đỗ Huyền được đăng tải trên Báo điện tử Luật sư ngày nay của Đoàn Luật sư Thành Phố Hà Nội, các tác giả đã chỉ ra rằng, để có thể thành công trong nghề luật sư cần nhiều yếu tố, phẩm chất, năng lực nhất định, trong đó:“Luật sư phải là người có các kỹ năng mềm cần thiết. Kỹ năng mềm ở đây có thể hiểu là khả năng hùng biện; nắm bắt, tổng hợp và phân tích vấn đề; thuyết phục người khác Kỹ năng mềm đóng vai trò rất quan trọng đối với luật sư trong việc có thành công hay không bởi nghề luật sư vừa phải giao tiếp với rất nhiều người, vừa phải tự nắm bắt các vấn đề, thông tin của khách hàng”11. Năm 2015, trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của các kỹ năng mềm cần đối với luật sư trong bối cảnh hội nhập và để thực hiện một trong những mục tiêu của Quyết định 123/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020”, Trung tâm liên kết đào tạo luật sư thương mại quốc tế đã tổ chức khảo sát “Nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của luật sư” nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan về nhu cầu được đào tạo các kỹ năng mềm của các luật sư, sinh viên luật, học viên luật sư hướng đến việc xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tốt nhất nhu cầu người học. Đối tượng của khảo sát là các luật sư đang hành nghề tại các tổ chức hành nghề luật sư, doanh nghiệp, người tập sự hành nghề luật sư, các giảng viên của các cơ sở đào tạo luật, sinh viên luật năm cuối của các cơ sở đào tạo luật, học viên của các cơ sở đào tạo nghề luật sư, các chuyên gia pháp luật. Kết quả, trong tổng số 500 người được khảo sát: có 378 người chiếm 76.7% đồng ý rằng việc đào tạo kỹ năng mềm là cần thiết; có 108 người chiếm 21.9% cho rằng việc đào tạo kỹ năng mềm là có cần thiết nhưng không phải là yếu tố quyết định; có 05 người chiếm 01% cho rằng không cần thiết; và có 2 người chiếm 0.4% có ý kiến khác. Các kỹ năng được khảo sát bao gồm: Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng ghi chép; Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ; Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng đặt câu hỏi; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng quản lý công việc; Kỹ năng làm việc với các cơ quan truyền thông; Kỹ năng nghiên cứu; Kỹ năng thiết lập và duy trì quan hệ với khách hàng; Kỹ năng thu thập và quản lý thông tin khách hàng; Kỹ năng quản lý hồ sơ công việc; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng xây dựng và phát triển thương hiệu cá nhân; Kỹ năng lập kế hoạch công tác; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng khác. Trong số nhóm các kỹ năng được đưa ra, kỹ năng giải quyết vấn đề của luật sư được đánh giá là kỹ năng cần thiết nhất đối với đại đa số người được hỏi (297 người trả lời rất cần thiết), tiếp đến là kỹ năng thuyết trình của luật sư (273 người trả lời rất cần thiết) và kỹ năng đặt câu hỏi của luật sư (272 người trả lời rất cần thiết); trong khi đó, kỹ năng lập kế hoạch công tác của luật sư được cho là kỹ năng có mức độ cần thiết ít nhất trong số 16 kỹ năng được nêu ra (135 người trả lời rất cần thiết). Trên đây là các báo cáo, nghiên cứu và đánh giá của các cá nhân, tổ chức trong việc xác định tầm quan trọng của các kỹ năng mềm đối với sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Tuỳ theo từng quốc gia, môi trường thực hành nghề nghiệp sẽ có những yêu cầu đặc thù về các kỹ năng mềm nhất định và yêu cầu thực hành các kỹ năng này ở các mức độ khác nhau. Các kỹ năng mềm được nhận diện nêu trên sẽ là những gợi ý hữu ích trong việc tiếp tục có các nghiên cứu về kỹ năng mềm và việc thiết kế và triển khai các chương trình bồi dưỡng kỹ năng mềm cho luật sư và việc lồng ghép đào tạo các kỹ năng mềm cho luật sư trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề luật sư tại Học viện Tư pháp./. 11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_ky_nang_mem_can_thiet_cho_luat_su.pdf
Tài liệu liên quan