Bài giảng Luật hình sự 1 - Bài 4: Các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi - Nguyễn Thị Lan
THỰC HIỆN CHỨC NĂNG NGHỀ NGHIỆP
• Hành vi của một người thực hiện chức năng nghề nghiệp là hành vi hợp pháp, dù có
gây thiệt hại nhưng do xuất phát từ mục đích thực hiện bổn phận nghề nghiệp thì
cũng cần loại trừ trách nhiệm hình sự cho người đó.
Hành vi gây thiệt hại là hành vi thuộc phạm vi chức năng, bổn phận nghề nghiệp.
Vượt quá (lạm dụng) chức năng, bổn phận nghề nghiệp mà gây thiệt hại thì vẫn
phải chịu trách nhiệm hình sự.
RỦI RO TRONG SẢN XUẤT VÀ TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
• Đưa ra những sáng kiến cải tiến, đưa vào thử nghiệm và áp dụng những phát minh,
sáng chế với mục đích nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả
sản xuất.
• Là quá trình tìm tòi, sáng tạo nên không tránh khỏi những trường hợp gây ra những
thiệt hại cho Nhà nước, cho xã hội.
• Phát triển khoa học công nghệ vì lợi ích chung là những việc làm được khuyến
khích, cổ vũ, là đòi hỏi khách quan của cuộc sống, do vậy cần loại trừ trách nhiệm
hình sự đối với các hành vi gây thiệt hại do gặp rủi ro trong sản xuất và nghiên cứu
khoa học.
22 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật hình sự 1 - Bài 4: Các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi - Nguyễn Thị Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015102204
1
LUẬT HÌNH SỰ I
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Lan
v1.0015102204
2
BÀI 4
CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ
TÍNH CHẤT TỘI PHẠM CỦA
HÀNH VI
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Lan
v1.0015102204
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Trình bày được khái niệm và đặc điểm của các
trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi.
• Trình bày được khái niệm và các điều kiện của
phòng vệ chính đáng.
• Trình bày được khái niệm và các điều kiện của tình
thế cấp thiết.
• Phân tích được một số trường hợp loại trừ tính chất
tội phạm của hành vi chưa được quy định trong Bộ
luật hình sự hiện hành.
3
v1.0015102204
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
• Để học được tốt môn học này, người học
phải học xong các môn sau:
Lý luận nhà nước và pháp luật;
Luật Hành chính.
4
v1.0015102204
• Đọc giáo trình;
• Sưu tầm và đọc các tài liệu tham khảo có liên quan;
• Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về
những vấn đề chưa nắm rõ;
• Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài;
• Đọc và vận dụng những kiến thức đã học để tập
phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý trong
thực tiễn.
HƯỚNG DẪN HỌC
5
v1.0015102204
CẤU TRÚC NỘI DUNG
Khái quát chung về các trường hợp loại trừ tính chất
tội phạm của hành vi
4.1
Phòng vệ chính đáng4.2
Tình thế cấp thiết4.3
Một số trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của
hành vi chưa được quy định trong Bộ luật hình sự
hiện hành
4.4
6
v1.0015102204
4.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT TỘI
PHẠM CỦA HÀNH VI
4.1.2. Ý nghĩa của việc ghi nhận
các trường hợp loại trừ tính chất
tội phạm của hành vi trong Bộ
luật hình sự hiện hành
4.1.1. Khái niệm và đặc điểm
của các trường hợp loại trừ tính
chất tội phạm của hành vi
7
v1.0015102204
4.1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT
TỘI PHẠM CỦA HÀNH VI
• Khái niệm các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi: là những trường
hợp những hành vi gây thiệt hại khách quan về hình sự nhưng không bị coi là tội
phạm do không thỏa mãn yếu tố lỗi và được quy định trong Luật Hình sự.
• Đặc điểm của các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi:
Hành vi gây hậu quả khách quan về hình sự;
Không thỏa mãn dấu hiệu lỗi;
Được qui định trong Luật Hình sự.
8
v1.0015102204
4.1.2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GHI NHẬN CÁC TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT
TỘI PHẠM CỦA HÀNH VI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH
9
Tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật
Thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước
Động viên quần chúng tích cực tham gia đấu tranh
chống tội phạm
v1.0015102204
4.2. PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG
4.2.1. Khái niệm phòng vệ
chính đáng
4.2.2. Các điều kiện của
phòng vệ chính đáng
4.2.3. Vấn đề vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng và
phòng vệ tưởng tượng
10
v1.0015102204
4.2.1. KHÁI NIỆM PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG
Là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền và lợi
ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết
người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải
là tội phạm.
11
v1.0015102204
4.2.2. CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG
• Hành vi tấn công xâm hại lợi ích hợp pháp;
• Hành vi tấn công có thật và đang diễn ra;
• Phòng vệ chính đáng phải gây thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn công;
• Giữa hành vi phòng vệ và hành vi tấn công phải có sự tương xứng.
12
v1.0015102204
4.2.3. VẤN ĐỂ VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG VÀ PHÒNG VỆ
TƯỞNG TƯỢNG
• Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
Hành vi tấn công xâm hại lợi ích hợp pháp (giống phòng vệ chính đáng);
Hành vi tấn công có thật và đang diễn ra (giống phòng vệ chính đáng);
Hành vi phòng vệ gây thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn công (giống
phòng vệ chính đáng);
Hành vi phòng vệ rõ ràng vượt quá mức cần thiết (điểm khác biệt duy nhất so
với phòng vệ chính đáng).
• Phòng vệ tưởng tượng:
Là những trường hợp không có sự tấn công nhưng lại nhầm tưởng rằng có sự
tấn công đối với mình nên đã sử dụng hành vi phòng vệ chống trả gây thiệt hại
cho người khác.
Các dấu hiệu của phòng vệ tưởng tượng:
Thực tế khách quan có những tình tiết về không gian, thời gian, hoàn
cảnh....bề ngoài giống như hành vi tấn công xâm hại lợi ích hợp pháp.
Người có hành vi phòng vệ tưởng tượng có sự nhận định sai lầm do hoàn
cảnh khách quan đưa lại về sự tấn công.
13
v1.0015102204
4.3. TÌNH THẾ CẤP THIẾT
4.3.1. Khái niệm tình thế cấp
thiết
4.3.2. Các điều kiện của tình
thế cấp thiết
4.3.3. Trường hợp gây thiệt hại
vượt quá yêu cầu của tình thế
cấp thiết
14
v1.0015102204
4.3.1. KHÁI NIỆM TÌNH THẾ CẤP THIẾT
Là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà
nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà
không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
15
v1.0015102204
4.3.2. CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH THẾ CẤP THIẾT
• Sự nguy hiểm thực tế đang đe dọa lợi ích hợp pháp.
• Việc gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp này là cách duy nhất để bảo vệ lợi ích hợp
pháp khác.
• Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
16
v1.0015102204
4.3.3. TRƯỜNG HỢP GÂY THIỆT HẠI VƯỢT QUÁ YÊU CẦU CỦA TÌNH THẾ
CẤP THIẾT
• Bộ luật hình sự quy định: “trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu
cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự"
(Khoản 2 Điều 16 Bộ luật hình sự).
• Là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định trong Luật Hình sự, bởi
lẽ chủ thể thực hiện hành vi gây thiệt hại như vậy là xuất phát từ động cơ, mục đích
tích cực là nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp.
17
v1.0015102204
4.4. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT TỘI PHẠM CỦA HÀNH VI
CHƯA ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH
4.4.1. Thi hành mệnh lệnh
của cấp trên
4.4.2. Thực hiện chức
năng nghề nghiệp
4.4.3. Rủi ro trong sản
xuất và trong nghiên cứu
khoa học
18
v1.0015102204
4.4.1. THI HÀNH MỆNH LỆNH CỦA CẤP TRÊN
• Là hành vi hiện thực hóa chủ trương, quyết định, mệnh lệnh do cơ quan nhà nước,
tổ chức xã hội hoặc cá nhân ban hành.
• Trong quá trình thực hiện, người thi hành mệnh lệnh có thể gây thiệt hại cho lợi ích
nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân, trong trường hợp này do mục đích của hành
vi là chấp hành một mệnh lệnh hợp pháp cho nên nếu có gây thiệt hại thì cũng
không bị coi là có lỗi và cần phải được loại trừ trách nhiệm hình sự.
19
v1.0015102204
4.4.2. THỰC HIỆN CHỨC NĂNG NGHỀ NGHIỆP
• Hành vi của một người thực hiện chức năng nghề nghiệp là hành vi hợp pháp, dù có
gây thiệt hại nhưng do xuất phát từ mục đích thực hiện bổn phận nghề nghiệp thì
cũng cần loại trừ trách nhiệm hình sự cho người đó.
Hành vi gây thiệt hại là hành vi thuộc phạm vi chức năng, bổn phận nghề nghiệp.
Vượt quá (lạm dụng) chức năng, bổn phận nghề nghiệp mà gây thiệt hại thì vẫn
phải chịu trách nhiệm hình sự.
20
v1.0015102204
4.4.3. RỦI RO TRONG SẢN XUẤT VÀ TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
• Đưa ra những sáng kiến cải tiến, đưa vào thử nghiệm và áp dụng những phát minh,
sáng chế với mục đích nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả
sản xuất.
• Là quá trình tìm tòi, sáng tạo nên không tránh khỏi những trường hợp gây ra những
thiệt hại cho Nhà nước, cho xã hội.
• Phát triển khoa học công nghệ vì lợi ích chung là những việc làm được khuyến
khích, cổ vũ, là đòi hỏi khách quan của cuộc sống, do vậy cần loại trừ trách nhiệm
hình sự đối với các hành vi gây thiệt hại do gặp rủi ro trong sản xuất và nghiên cứu
khoa học.
21
v1.0015102204
Bài học này đã đề cập đến các nội dung sau:
• Khái niệm về các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của
hành vi;
• Khái niệm và điều kiện của phòng vệ chính đáng;
• Khái niệm và điều kiện của tình thế cấp thiết;
• Một số trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi
chưa được quy định trong Bộ luật hình sự.
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
22
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_luat_hinh_su_1_bai_4_cac_truong_hop_loai_tru_tinh.pdf