ĐÀO TẠO LUẬT VÀ HÀNH NGHỀ LUẬT
• Cũng như đa số các nước tại lục địa châu Âu, ở Đức muốn trở thành phán, công tố
viên, luật sư, công chứng viên, cố vấn pháp luật, giáo sư thì trước hết phải trải qua
chương trình đào tạo kéo dài 4 năm tại các khoa luật thuộc các trường Đại học Tổng
hợp của Đức.
• Sau khi học xong các sinh viên luật phải trải qua một kỳ thi quốc gia để được nhận
bằng tốt nghiệp cử nhân luật.
• Sau khi tốt nghiệp, muốn theo đuổi nghề nào đó trong các nghề luật, sinh viên phải
nộp đơn xin làm tập sự trong hệ thống tư pháp. Giai đoạn tập sự này kéo dài khoảng
2 đến 3 năm và kết thúc bằng kì thi quốc gia lần thứ hai và chỉ sau khi hoàn thành kì
thi này các luật gia mới được coi là đã được đào tạo đầy đủ. Việc lựa chọn giữa các
nghề luật khác nhau chỉ diễn ra sau khi hoàn thành kì thi thứ hai này.
• Theo M.Bogdan, chỉ trừ một số ít ngoại lệ, luật sư biện hộ của Đức có vị trí được
bảo đảm bởi vì chỉ có các luật sư biện hộ (là thành viên của các đoàn luật sư –
được thành lập ở mỗi khu vực lãnh thổ mà trong đó có tòa án tư pháp phúc thẩm
của bang) mới được phép đại diện trước tòa. Những luật sư này đều có giấy phép
của đoàn luật sư mới được đại diện trước tòa.
• Thẩm phán chuyên nghiệp do Bộ tư pháp của các bang tuyển chọn. Để trở thành
thẩm phán chuyên nghiệp phải có bằng cử nhân luật và chứng chỉ đã trải qua giai
đoạn thực tập chuyên môn (3 năm) đồng thời phải vượt qua kì thi khảo sát. Các
thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời và không bị thuyên chuyển nếu họ không có
nguyện vọng.
• Việc bổ nhiệm và thăng cấp cho thẩm phán các bang do bộ trưởng tư pháp bang
quyết định, còn việc bổ nhiệm và thăng cấp cho thẩm phán liên bang do hai viện của
nghị viện liên bang quyết định.
• Cũng như ở Pháp, ở Đức công chứng viên cũng có vai trò quan trọng trong đời sống
pháp luật và nghề công chứng cũng là một nghề được coi trọng trong các nghề luật.
Công chứng viên là người soạn thảo và chứng thức các văn bản pháp luật như di
chúc, các hợp đồng mua bán và các giao dịch khác về bất động sản.
• Để trở thành công chứng viên, trước hết phải vượt qua hai kỳ thi quốc gia và phải có
nhiều năm kinh nghiệm thực hành. Tại hầu hết các bang, một luật sư co thể vừa là
công chứng viên vừa là luật sư biện hộ
45 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật học so sánh - Bài 2: Dòng họ Civil Law - Phạm Quý Đạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
v1.0014105220
LUẬT HỌC SO SÁNH
Giảng viên: ThS. Phạm Quý Đạt
2
v1.0014105220
BÀI 2
DÒNG HỌ CIVIL LAW
Giảng viên: ThS. Phạm Quý Đạt
3
v1.0014105220
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Trình bày được sự hình thành và phát triển của
dòng họ Civil law.
• Phân biệt được cấu trúc của các hệ thống pháp
luật thuộc dòng họ Civil law.
• Xác định được các loại nguồn luật và thứ bậc
nguồn luật của các hệ thống pháp luật thuộc dòng
họ Civil law.
• Trình bày được những vấn đề cơ bản liên quan
đến hệ thống pháp luật Pháp.
• Trình bày được những vấn đề cơ bản liên quan
đến hệ thống pháp luật Đức.
4
v1.0014105220
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
Để học được môn học này, sinh viên cần có các
kiến thức các môn học sau:
• Lý luận Nhà nước và pháp luật;
• Luật Hiến pháp.
5
v1.0014105220
HƯỚNG DẪN HỌC
• Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính
của từng phần giáo viên đã yêu cầu đọc.
• Liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng
vấn đề để nắm được nội dung các vấn đề đã
được nêu trong bài giảng.
• Giải quyết tình huống và luyện thi trắc nghiệm
theo yêu cầu của bài.
6
v1.0014105220
CẤU TRÚC NỘI DUNG
Cấu trúc pháp luật trong các hệ thống pháp luật của dòng họ
Civil law2.2
Hệ thống pháp luật Pháp2.4
Sự hình thành và phát triển của dòng họ Civil law2.1
Nguồn luật trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ
Civil law2.3
Hệ thống pháp luật Đức2.5
7
v1.0014105220
2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ CIVIL LAW
2.1.1. Sự hình thành và
phát triển của dòng họ
Civil law ở các nước
châu Âu lục địa
2.1.2. Sự mở rộng của
của dòng họ Civil law
sang các khu vực khác
trên thế giới
8
v1.0014105220
2.1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ CIVIL LAW Ở CÁC NƯỚC
CHÂU ÂU LỤC ĐỊA
• Giai đoạn trước thế kỷ thứ XI
Dòng họ Civil law chưa chính thức ra đời. Luật pháp thời kỳ này chịu ảnh hưởng
sâu sắc của tư tưởng tôn giáo và tập quán, nhiều quốc gia lấy luật lệ nhà thời
làm luật lệ nhà nước. Đặc biệt, phần lớn các bộ tộc ở Tây Âu đã bị người La Mã
đô hộ trong suốt 4 thế kỷ nên luật La Mã cổ đại đã có ảnh hưởng lớn ở đây.
Năm 476 đế chế Tây La Mã bị tan rã nhưng đế chế Đông La Mã vẫn tồn tại.
Năm 528, Hoàng đế Đông La Mã là Justinian đã ra lệnh hệ thống hóa và củng cố
luật La Mã. Kết quả đã tạo nên công trình pháp luật lớn mang tên Corpus Juris
Civilis có nghĩa là tập hợp các chế định luật dân sự.
• Giai đoạn nghiên cứu Luật La Mã từ thế kỷ XI – XVIII
Đánh dấu sự ra đời và hoạt động của các trường phái nghiên cứu về luật La Mã.
Trường phái các nhà chú giải (giải thích Luật La Mã): Trường phái các vị giáo sự
luật Glossators xuất hiện vào thế kỉ XIII ở Bologna – Italia. Mục đích tìm hiểu ý
nghĩa ban đầu của các quy phạm luật La Mã.
Trường phái các nhà bình luận: Commentator – Post Glossators (Italia – Thế kỷ
XIV). Mục đích tìm cách giải thích nó sao cho phù hợp với đòi hỏi của xã hội
đương thời.
9
v1.0014105220
2.1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ CIVIL LAW Ở CÁC NƯỚC
CHÂU ÂU LỤC ĐỊA (tiếp theo)
Trường phái nhân văn – lịch sử: Humanists (Italia – thế kỷ XV) – nghiên cứu lịch
sử nhằm khôi phục những khái niệm nguyên thủy của Luật La Mã cổ đại, do đó
không có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu luật.
Trường phái Pandectists là trường phái của các nhà pháp điển hiện đại xuất hiện
ở Đức vào thế kỷ XVI – phát triển và cải cách Luật La Mã cổ đại phù hợp để áp
dụng với điều kiện, hoàn cảnh mới của nước Đức (tương tự như trường phái
Commentator).
Trường phái pháp luật tự nhiên – The Natural Law School xuất hiện vào thế kỷ
XVII – XVIII tại Hà Lan. Trường phái này đấu tranh cho các quyền công dân và
quyền con người, chống lại sự lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước.
Kế thừa Hummanist, phủ nhận Glossators và Commentators, đưa ra mô hình của
công pháp (luật công). Đây là sự phát triển cao hay nói cách khác là thế hệ thứ 2
của Commentator – Post Glossators.
10
v1.0014105220
2.1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ CIVIL LAW Ở CÁC NƯỚC
CHÂU ÂU LỤC ĐỊA (tiếp theo)
• Giai đoạn từ thế kỷ XIII đến XVIII là giai đoạn hình thành hệ thống pháp luật thống
nhất của châu Âu.
Vào đầu thế kỷ XIII, châu Âu và các nước thuộc của châu Âu không có một hệ
thống pháp luật thống nhất, mà là tồn tại hỗn hợp của luật thành văn, tập quan
pháp và luật giáo hội.
Sự tiếp nhận Luật La Mã: Việc nghiên cứu và giảng dạy Luật La Mã nhằm đào
tạo các thẩm phán, luật sư và các chuyên gia pháp luật khác trong các trường
đại học ở châu Âu trong nhiều thế kỉ dần dần đã tạo ra tư duy pháp luật chung về
pháp luật thống nhất, người ta gọi hệ thống pháp luật thống nhất của châu Âu lục
địa là Jus Commune.
• Giai đoạn từ cuối thế kỷ XVIII đến nay
Đây là giai đoạn được đánh dấu bằng những văn bản pháp luật quan trọng, là
cuộc cách mạng lớn trong sự phát triển tư tưởng pháp luật của nhân loại – giai
đoạn phục hồi và hưng thịnh pháp điển hóa.
So với các công trình pháp điển hóa của La Mã thì hệ thống pháp luật của các
quốc gia thuộc dòng họ pháp luật này có trình độ hệ thống hóa, pháp điển hóa
vượt bậc và cao nhất trong lịch sử và trong tất cả các hệ thống pháp luật lớn trên
thế giới. Các quốc gia này xây dựng khá nhiều bộ luật trên các lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội.
11
v1.0014105220
2.1.2. SỰ MỞ RỘNG CỦA DÒNG HỌ CIVIL LAW SANG CÁC KHU VỰC KHÁC TRÊN
THẾ GIỚI
• Nguyên nhân sự mở rộng: Có 2 nguyên nhân
Do các cường quốc châu Âu mở rộng thuộc địa, đã mang theo sự ảnh hưởng
của mình (pháp luật của mình) tới những nước đó. Ví dụ: Nam Mỹ, Bắc Phi
Do các nước trên thế giới có xu hướng muốn học hỏi văn minh pháp lý phương
Tây. Ví dụ: Hai quốc gia ở châu Á chưa bị xâm chiếm đó là Nhật Bản và
Thái Lan.
Nhật Bản tổ chức nghiên cứu, biên dịchcác bộ luật ở phương Tây.
Thái Lan: Tự nguyện tiếp nhận văn hóa pháp lý của các nước châu Âu lục địa để
tránh nguy cơ bị xâm chiếm, nô dịch trong khi các quốc gia láng giềng đều bị
xâm chiếm.
12
v1.0014105220
2.1.2. SỰ MỞ RỘNG CỦA DÒNG HỌ CIVIL LAW SANG CÁC KHU VỰC KHÁC TRÊN
THẾ GIỚI (tiếp theo)
• Phạm vi mở rộng:
Châu Mỹ: Mang tính hỗn hợp, ảnh hưởng của cả Civil law và Common law.
Châu Phi + Madagasca gồm:
Châu Á: Mô hình hệ thống pháp luật ở châu Á là phức tạp nhất.
Một vài hệ thống pháp luật thuần Civil law: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Civil law
Theo hỗn hợp
Giữa Civil law và Common law có liên
minh Nam Phi
Giữa Civil law và luật hồi giáo: Bắc Phi.
2 nhóm
3 mô hình
hỗn hợp
Civil law + Luật hồi giáo: Ả rập, Afganixtan, Iran
Civil law + Dòng họ pháp luật XHCN: Việt Nam, Triều
Tiên, Trung Quốc
Civil law + Common law: Phillippin và Indonesia
13
v1.0014105220
2.2. CẤU TRÚC PHÁP LUẬT TRONG CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA DÒNG HỌ
CIVIL LAW
2.2.1. Sự phân chia pháp
luật thành luật công
và luật tư
2.2.2. Hệ quả của sự
phân chia pháp luật
thành luật công và luật tư
14
v1.0014105220
2.2.1. SỰ PHÂN CHIA PHÁP LUẬT THÀNH LUẬT CÔNG VÀ LUẬT TƯ
Luật công
• Khái niệm: Luật công là toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã
hội mà các quan hệ xã hội này bao giờ cũng có sự tham gia của một chủ thể đặc
biệt là Nhà nước.
• Bao gồm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau; quan hệ giữa Nhà nước với
các cá nhân, tổ chức phi nhà nước (luật hành chính, luật hiến pháp).
• Đặc điểm
Bảo vệ lợi ích chung, lợi ích toàn xã hội.
Sử dụng phương pháp điều chỉnh là mệnh lệnh hành chính (mệnh lệnh
phục tùng).
Luật công được sử dụng để giải quyết các vụ việc tại hệ thống các cơ quan tài
phán công.
• Nguyên tắc cơ bản của luật công:
Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do bình đẳng cho mọi công dân.
Quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về nhân dân.
Nguyên tắc tôn trọng hiến pháp.
Nguyên tắc pháp chế – mọi cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức đều phải tôn
trọng hiến pháp pháp luật.
Nguyên tắc chịu trách nhiệm của Nhà nước: Mọi cơ quan nhà nước đều phải
chịu trách nhiệm về hành động của mình.
15
v1.0014105220
2.2.1. SỰ PHÂN CHIA PHÁP LUẬT THÀNH LUẬT CÔNG VÀ LUẬT TƯ (tiếp theo)
Luật tư
• Khái niệm: Là toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội mà nó
không có sự tham gia của chủ thể đặc biệt là Nhà nước. Cụ thể là các quan hệ xã
hội giữa:
Cá nhân với cá nhân;
Tổ chức với tổ chức (đều phi Nhà nước);
Cá nhân với tổ chức (phi Nhà nước).
Ví dụ: Luật Thương mại, Luật Dân sự
• Đặc điểm
Mục đích bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức phi Nhà nước.
Phương pháp sử dụng là thỏa thuận và bình đẳng giữa các chủ thể.
Được sử dụng để giải quyết các vụ việc tại hệ thống các tòa án tư pháp.
• Nguyên tắc cơ bản: Tự do ý chí là nguyên tắc bao trùm nhất.
16
v1.0014105220
2.2.2. HỆ QUẢ CỦA SỰ PHÂN CHIA PHÁP LUẬT THÀNH LUẬT CÔNG VÀ LUẬT TƯ
• Ra đời một loạt các cơ quan tài phán công:
Hệ thống tòa án hành chính, tài chính
Cơ quan bảo hiến.
• Phân công lao động đặc trưng trong nghề luật đó là Luật sư công và Luật sư tư.
• Thiết kế các môn học tại các khoa luật ở trường đại học.
17
v1.0014105220
2.3. NGUỒN LUẬT TRONG CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THUỘC DÒNG HỌ
CIVIL LAW
2.3.1. Luật thành văn
2.3.2. Phán quyết của
tòa án
2.3.3. Tập quán
pháp luật
2.3.4. Học thuyết
pháp lý
2.3.5. Các nguyên tắc
chung của pháp luật
18
v1.0014105220
2.3.1. LUẬT THÀNH VĂN
• Pháp luật thành văn:
Với trình độ hệ thống hóa, pháp điển hóa cao, pháp luật thành văn trong dòng họ
Civil law là nguồn quan trọng nhất trong hệ thống các nguồn pháp luật.
Pháp luật thành văn gồm: Các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước
ban hành (ở đây là cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp) hình thành nên
pháp luật thành văn. Vai trò của các quy phạm pháp luật phụ trợ cũng hết sức
quan trọng (do các cơ quan hành pháp ban hành).
• Hệ thống văn bản pháp luật thành văn
Các văn bản
Hiến pháp
Điều ước quốc tế
Bộ luật/luật
Các văn bản khác (sắc lệnh, chỉ thị)
19
v1.0014105220
2.3.2. PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN
• Định nghĩa: Phán quyết của tòa án là những bản án đã tuyên hoặc sự giải thích,
áp dụng pháp luật của tòa án được coi như tiền lệ làm cơ sở để các thẩm phán
sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự.
• Vai trò: Không có giá trị bắt buộc áp dụng như luật thành văn, nó có thể bị hủy bỏ
hoặc sửa đổi bất kỳ lúc nào phụ thuộc vào vụ việc mới. Các phán quyết của tòa án
chỉ được thẩm phán áp dụng khi thấy rằng nó phù hợp với vụ án đang xét xử. Do
đó các phán quyết của tòa án không được coi là nguồn luật cơ bản.
• Ý nghĩa: Lấp lỗ hổng của pháp luật thực định. Ví dụ ở Pháp các quy định trong
lĩnh vực bồi thường thiệt hại trong Bộ luật dân sự rất ít nên thường phải sử dụng
các phán quyết của tòa để giải quyết các vụ việc trên thực tế.
• Hình thức tồn tại: Hiện nay, ở nhiều nước châu Âu đã có các tuyển tập những
phán quyết của tòa án chính thức như ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha và những
phán quyết này ngày càng được khẳng định là một trong những nguồn không thể
thiếu của pháp luật.
20
v1.0014105220
2.3.3. TẬP QUÁN PHÁP LUẬT
• Hiệu lực của tập quán
Pháp, Ý, Áo tập quán có hiệu lực thấp hơn văn bản pháp luật.
Đức, Thụy Sĩ, Hy Lạp coi tập quán và văn bản pháp luật có hiệu lực ngang nhau.
• Vai trò của tập quán trong xã hội và pháp luật
Xã hội là nguồn hình thành lâu đời và trở thành thói quen bắt buộc áp dụng của
một cộng đồng.
Hỗ trợ những lỗ hổng của pháp luật hiện đại (sự thiếu vắng của các văn bản
pháp luât thành văn).
• Phân loại tập quán pháp luật:
Tập quán áp dụng đương nhiên: Nhà nước và Xã hội mặc nhiên thừa nhận và áp
dụng khi có sự vật, hiện tượng xảy ra (con sinh ra mang họ bố, phụ nữ lấy chồng
mang họ chồng, chồng chết vẫn mang họ chồng nếu không lấy chồng khác).
Tập quán áp dụng khi có sự dẫn chiếu của pháp luật (trực tiếp nói đến nó). Ví dụ
một số lĩnh vực luật tư hoặc sở hữu như đất đai, hiệu lực hợp đồng, giải thích
hợp đồng
Tập quán trái pháp luật: Nhà nước buộc phải thừa nhận vì các tập quán này
được sử dụng rất phổ biến trong xã hội.
21
v1.0014105220
2.3.4. HỌC THUYẾT PHÁP LÝ
• Trong quá khứ, học thuyết đã từng là nguồn chính của hệ thống pháp luật châu Âu
lục địa.
• Trong các học thuyết pháp luật có chứa đựng các quan điểm, tư tưởng pháp luật.
Các nguyên tắc pháp luật chính đã ra đời trong khoảng thế kỉ thứ XIII – XVIII do các
trường đại học châu Âu xây dựng nên.
• Cùng với sự thắng lợi của các tư tưởng dân chủ tư sản và sự ra đời của các bộ luật
cơ bản của Pháp vào đầu thế kỉ XIX, sự thống trị của học thuyết mới được thay thế
bằng sự thống trị của luật.
• Ngày nay, học thuyết không còn là nguồn chính của pháp luật nhưng nó vẫn được
coi là nguồn quan trọng.
• Vai trò của học thuyết
Lập pháp: Học thuyết đã tạo ra ngân hàng những khái niệm và tư duy pháp luật
mà các nhà lập pháp sử dụng trong quá trình xây dựng pháp luật (các bản
Hiến pháp..).
Hành pháp: Học thuyết đề ra các phương pháp để hiểu và giải thích pháp luật
một cách đúng đắn trong quá trình áp dụng pháp luật.
22
v1.0014105220
2.3.4. HỌC THUYẾT PHÁP LÝ (tiếp theo)
• Học thuyết tam quyền phân lập
• Học thuyết quyền lực nhân dân
Charles Montesquieu
(1689 – 1755) Jonh Locke (1632 – 1704)
Jean Jacques Rousseau
(1632 – 1704)
23
v1.0014105220
2.3.5. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA PHÁP LUẬT
• Định nghĩa: Nguyên tắc chung của pháp luật là các nguyên tắc được thừa nhận ở
hầu hết trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới.
• Hình thức tồn tại:
Tồn tại thành văn: Hiến pháp, Bộ luật và các luật;
Tồn tại bất thành văn: Các phán quyết của tòa án hay trong Luật La Mã cổ đại.
• Vai trò: Lấp các chỗ trống của pháp luật.
• Ví dụ: Một số nguyên tắc chung của Luật La Mã cổ đại hiện nay được nhiều quốc gia
châu Âu và thế giới thừa nhận:
Động cơ của anh đặt tên cho hành vi của anh;
Ai khẳng định, người đó phải chứng minh;
Không ai có thể tự làm chứng cho mình;
Không ai có thể bị trừng phạt vì suy nghĩ của mình.
24
v1.0014105220
2.4. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT PHÁP
2.4.1. Quá trình hình
thành và phát triển
2.4.2. Bộ luật Dân sự
Napoleon 1804
2.4.3. Hệ thống tòa án
2.4.4. Đào tạo luật và
hành nghề luật
25
v1.0014105220
2.4.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
• Cũng như dòng họ Civil law nói chung, hệ thống pháp luật Pháp chịu ảnh hưởng sâu
sắc của Luật La Mã, do điều kiện địa lý và chính trị có thể được chia thành ba giai
đoạn phát triển:
Trước thế kỷ thứ XIII là giai đoạn pháp luật tập quán .
Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVIII là giai đoạn phát triển pháp luật thành văn.
Từ thế kỷ XIX đến nay là giai đoạn pháp điển hóa pháp luật và phát triển sự ảnh
hưởng của pháp luật Pháp sang các quốc gia khác.
• Một đặc điểm khác của pháp luật Pháp là có sự khác nhau rõ rệt giữa hai vùng lãnh
thổ miền Bắc và miền Nam nước Pháp. Hai vùng này được ngăn cách bởi sông
Loire chảy trong khoảng giữa Geneva và bờ biển Atlantic.
Vùng phía Nam sông Loire: Vùng có diện tích nhỏ hơn được gọi là vùng pháp
luật thành văn, được phát triển trên cơ sở luật La Mã;
Vùng phía Bắc sông Loire: Vùng tập quán, vùng này là vùng phát triển pháp luật
tập quán như tập quán Paris, tập quán Normandy và tập quán Bretagne.
• Theo Hiến pháp năm 1958, nước Pháp ngày nay là nhà nước đơn nhất, đa nguyên
chính trị, có chính thể cộng hòa lưỡng tính, tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra
với nhiệm kỳ 5 năm. Về phương diện hành chính nước Pháp có 22 vùng, 96 tỉnh
(không kể 4 tỉnh và lãnh thổ hải ngoại), 329 quận, 3829 tổng và 36551 xã.
26
v1.0014105220
2.4.2. BỘ LUẬT DÂN SỰ NAPOLEON 1804
a. Sự ra đời của Bộ luật Dân sự Napoleon
• Dưới chế độ phong kiến nước Pháp có quá nhiều nguồn pháp luật: tập quán, pháp
luật hoàng gia, pháp luật giáo hội, pháp luật La Mã.
• Hơn thế nữa, nước Pháp chia làm hai vùng lãnh thổ có chế độ pháp luật khác nhau:
Miền Bắc là vùng pháp luật tập quán còn miền Nam là nơi áp dụng pháp luật thành
văn – pháp luật La Mã.
• Vào thế kỷ XV, XVI, XVII người Pháp đã có ý định pháp điển hóa pháp luật bằng
việc ban hành các sắc lệnh và luật:
Sắc lệnh 1629 đã một phần thực hiện ý định pháp điển hóa bằng cách điều chỉnh
rất nhiều lĩnh vực dân sự như tặng cho tài sản, thừa kế, chuyển nhượng, phá tài
sản, cho vay lấy lãi
Luật Saint – German 1679 thể hiện trung thành tinh thần pháp luật tập quán của
Pháp đã được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học bên cạnh luật La Mã
và luật Giáo hội.
27
v1.0014105220
2.4.2. BỘ LUẬT DÂN SỰ NAPOLEON 1804 (tiếp theo)
• Vào thế kỷ XVIII, linh mục Saint – Pierre và Gaguessau cũng đã có những hoạt động
nhằm thống nhất pháp luật nhưng không thành.
• Theo giáo sư Andre Castaldo (Đại học Paris II), có một nguyên tắc xa xưa từ thời
trung cổ là nhà vua cần phải tôn trọng tập quán, vì thế các vị vua thường ít can thiệp
vào các phong tục tập quán.
• Các phong tục tập quán thường tồn tại chủ yếu trong các lĩnh vực luật tư vì thế các
sắc lệnh của các vua ban hành thường ít liên quan đến lĩnh vực luật tư này. Ví dụ,
các sắc lệnh của Vua Louis 14 chỉ giới hạn trong lĩnh vực tố tụng hình sự và dân sự
hoặc chỉ liên quan đến lĩnh vực thương mại, không có sắc lệnh nào liên quan đến
luật dân sự.
• Do đó Bộ luật dân sự Napoleon ra đời không phải là kết quả ngẫu nhiên mà ngược
lại Bộ luật này chính là sự chuyển hóa thành hiện thực mong ước của người Pháp
trong nhiều thế hệ và qua nhiều thế kỷ.
28
v1.0014105220
2.4.2. BỘ LUẬT DÂN SỰ NAPOLEON 1804 (tiếp theo)
b. Quá trình soạn thảo
• Sau Cách mạng Dân chủ tư sản 1789, chính quyền mới mong muốn xây dựng Bộ
luật dân sự nhưng không thành công. Quốc hội lập hiến và Quốc hội lập pháp đã có
dự kiến sẽ ban hành bộ luật chung về dân sự để áp dụng cho toàn thể Vương quốc
nhưng cả hai dự án đều thất bại. Rất nhiều các bản dự thảo đã được đưa ra bởi các
nhà luật học nổi tiếng nhưng đều không được chấp nhận.
• Khi Napoleon trở thành Hoàng đế nước Pháp, ý tưởng xây dựng Bộ luật dân sự đã
có điều kiện chín muồi để trở thành hiện thực. Với ý chí chính trị mạnh mẽ,
Napoleon đã biến những mơ ước về Bộ luật dân sự của mình từ những ngày trong
tù ngục trở thành hiện thực.
• Ngày 12/8/1800, Uỷ ban soạn thảo Bộ luật dân sự được thành lập với 4 thành viên
là 4 luật gia nổi tiếng nhất lúc bấy giờ: Tronchet, Portails, Bigot de Preameneu và
Malleville.
• Dự thảo được soạn trong 2 năm và được trình lên tòa án tư pháp tối cao và các tòa
phúc thẩm để xem xét. Các tòa đã đồng ý với các nội dung cơ bản của dự luật. Cuối
cùng, Bộ luật dân sự được công bố bởi Đạo luật ngày 21/3/1804 – Bộ luật này thay
thế toàn bộ hệ thống pháp luật dân sự phong kiến.
29
v1.0014105220
2.4.2. BỘ LUẬT DÂN SỰ NAPOLEON 1804 (tiếp theo)
c. Đặc điểm cơ bản
• Đây là Bộ luật phản ánh những tư tưởng của Cách mạng Dân chủ tư sản Pháp bảo
vệ các quyền và tự do cá nhân.
• Bộ luật xây dựng trên nguyên tắc phi tôn giáo (không chịu ảnh hưởng của tôn giáo,
đặc biệt trong các quy định về hôn nhân gia đình).
• Tính ổn định, khả năng tồn tại và có hiệu lực lâu dài của Bộ luật.
Bộ luật dân sự Napoleon được các luật gia thực hành nổi tiếng của Pháp soạn thảo
dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hoàng đế Napoleon, một người có hiểu biết sâu sắc về
Luật La Mã cổ đại (Napoleon đã từng giành trọn 2 năm trong tù để nghiên cứu Luật
La Mã cổ đại với ý định tự mình làm luật sư bào chữa cho mình và nếu sự nghiệp
chính trị thành công sẽ xây dựng bộ luật của mình).
30
v1.0014105220
2.4.2. BỘ LUẬT DÂN SỰ NAPOLEON 1804 (tiếp theo)
d. Nội dung cơ bản
• Bộ luật dân sự Napoleon bao gồm 2283 điều, chia thành Thiên mở đầu và 3 quyển;
các quyển chia thành các thiên, các thiên chia thành các chương, các chương chia
thành các phần, các phần chia thành các điều nhỏ.
• Thiên mở đầu từ Điều 1 đến Điều 6 được gọi là “Công bố luật, hiệu lực của luật và
áp dụng luật” chứa đựng một số nguyên tắc cơ bản của luật.
• Quyển 1: Về người từ điều 7 đến điều 515
Quy định về chứng thư, hộ tịch như chứng thư khai sinh, chứng thư kết hôn, chứng
thư khai tử; nơi cư trú, mất tích, hôn nhân, li hôn, quan hệ giữa cha mẹ và con, giám
hộ, tình trạng vị thành niên
• Quyển 2: Về tài sản và những thay đổi về sở hữu từ điều 516 đến điều 710
Quy định phân biệt các loại tài sản (động sản, bất động sản), về sở hữu, quyền thu
hoa lợi, quyền sử dụng và quyền cư dụng; dịch quyền hay địa dịch
• Quyền 3: Các phương thức xác lập quyền sở hữu từ điều 711 đến 2281
Quy định về xác lập sở hữu trong hôn nhân, thừa kế, hợp đồng, thương mại,
trọng tài
31
v1.0014105220
2.4.3. HỆ THỐNG TÒA ÁN PHÁP
a. Tòa án tư pháp
Tòa án dân sự
Tòa sơ thẩm có thẩm quyền hẹp được thành lập ở
cấp huyện.
Tòa sơ thẩm có thẩm quyền rộng được thành lập ở
cấp tỉnh.
Tòa phúc thẩm được thành lập ở các thành phố lớn
hoặc các vùng lãnh thổ.
Tòa án hình sự
Tòa hình sự thông thường.
Tòa vi cảnh xét xử các tội vi cảnh.
Tòa tiểu hình sơ thẩm xét xử tội phạm thường.
Tòa tiểu hình phúc thẩm xét xử phúc thẩm các bản án bị
kháng nghị, kháng cáo của hai loại tòa án nói trên.
Tòa đại hình xét xử các tội đại hình (tội giết người).
32
v1.0014105220
2.4.3. HỆ THỐNG TÒA ÁN PHÁP (tiếp theo)
Tòa án hình sự
đặc biệt
Tòa án dành cho các vị thành niên.
Tòa án quân sự.
Tòa án an ninh quốc gia.
Tòa phá án
• Là tòa án tư pháp tối cao của nước Cộng hòa Pháp. Tòa này được gọi là tòa phá án
vì nó thường hủy bỏ các bản án của tòa án cấp dưới nhưng không thay thế các bản
án đó bằng các bản án của mình mà gửi vụ án xuống một tòa án khác cùng cấp tòa
án đã xét xử vụ việc để xét xử lại.
• Tòa phá án chỉ xem xét tính hợp pháp của thủ tục tố tụng, áp dụng pháp luật đúng
hay sai còn việc xét xử lại tòa án sẽ không tự mình xem xét. Do đó nếu bản án bị sai
ở thủ tục tố tụng hay áp dụng pháp luật nội dung không đúng thì tòa phá án sẽ hủy
bản án và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án phúc thẩm khác xét xử lại.
• Tòa phá án có 6 tòa chuyên trách bao gồm 3 tòa dân sự, 1 tòa thương mại – tài
chính, 1 tòa hình sự, 1 tòa về các vấn đề xã hội.
• Tòa phá án có 1 chánh án, 6 chánh tòa, 84 thẩm phán, 34 cố vấn, 1 viện trưởng
công tố, 1 viện phó công tố, 19 công tố viên cao cấp, 2 công tố viên ủy quyền. Tổng
số thẩm phán và công tố viên của tòa phá án là 149 người.
33
v1.0014105220
2.4.3. HỆ THỐNG TÒA ÁN PHÁP (tiếp theo)
b. Tòa án hành chính
Tòa án hành chính
có thẩm quyền
chung
Tòa hành chính sơ thẩm, có thẩm quyền chung trong
lĩnh vực hành chính.
Tòa hành chính phúc thẩm, được thành lập ở các
thành phố lớn như Paris, Bordeaux, Marseil, Lyon
Tham chính viện là tòa hành chính tối cao của Pháp.
Tòa án hành chính
có thẩm quyền
chuyên biệt
Tòa Kiểm toán có 2 cấp là tòa kiểm toán trung ương
và tòa kiểm toán vùng.
Tòa kỉ luật, ngân sách và tài chính.
Ủy ban quốc gia về giải quyết tranh chấp về dịch vụ
y tế và xã hội.
Ủy ban trung ương về giải quyết khiếu kiện của
người tị nạn.
34
v1.0014105220
2.4.3. HỆ THỐNG TÒA ÁN PHÁP (tiếp theo)
c. Hội đồng bảo hiến
• Cơ quan bảo vệ Hiến pháp ở Pháp gọi là Hội đồng bảo hiến. Hội đồng này được
thành lập theo Hiến pháp năm 1958 gồm có 9 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm 3
người, Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm 3 người, Chủ tịch Hạ viện bổ nhiệm 3 người;
với nhiệm kỳ 9 năm và các thành viên không ai được phép giữ chức vụ này quá 1
nhiệm kỳ.
• Ngoài 9 thành viên trên, nếu không từ chối tham gia thì các cựu Tổng thống Pháp
cũng là thành viên của Hội đồng bảo hiến.
• Nhiệm vụ của Hội đồng bảo hiến là kiểm soát tính hợp hiến của Luật và các điều
ước quốc tế.
• Quyền yêu cầu xem xét tình hợp hiến của Hội đồng bảo hiến: Đạo luật đã thông qua
nhưng chưa công bố thì Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ
viện, 60 Thượng nghị sĩ hoặc 60 hạ nghị sĩ có quyền yêu cầu. Đối với cả đạo luật
hoặc 1 điều khoản đã có hiệu lực: do đương sự yêu cầu (đang có vụ việc giải quyết
tại tòa).
35
v1.0014105220
2.4.4. ĐÀO TẠO LUẬT VÀ HÀNH NGHỀ LUẬT
• Những người theo nghề luật, phụ thuộc vào lĩnh vực làm việc khác nhau trong tương
lai, có thể được đào tạo khác nhau.
• Nhìn chung các thẩm phán, luật sư, công tố viên, công chứng viên đều phải trải qua
quá trình 4 năm học tại các trường Đại học Luật để nhận bằng Cử nhân luật.
• Để trở thành thẩm phán, các cử nhân luật phải trải qua một kỳ thi khá khó để vào
học trường đào tạo thẩm phán tại Bordeaux trong thời gian học là 30 tháng.
• Các học viên này được gọi là các thẩm phán tập sự và được hưởng lương do nhà
nước trả trong thời gian học tập.
• Các thẩm phán ở Pháp do Tổng thống Pháp bổ nhiệm theo đề nghị của hội đồng
thẩm phán trung ương. Các thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời và được làm việc
một cách độc lập và ổn định, họ không thể bị di chuyển nơi làm việc nếu họ không
đồng ý.
• Để trở thành luật sư các cử nhân luật phải trải qua kỳ thi để được vào học tại trung
tâm quốc gia đào tạo nghiệp vụ trong vòng 12 tháng.
• Hết khóa học phải thi lấy chứng nhận khả năng hành nghề luật sư. Sau đó tập sự 24
tháng tiếp theo với tư cách là cộng tác viên cho một luật sư khác (nếu muốn làm luật
sư tranh tụng) hoặc làm việc ngay với tư cách luật sư tư vấn.
• Hết thời gian trên, được nhận xét tốt của luật sư hướng dẫn tập sự, người thực tập
sẽ nhận được chứng nhận hết tập sự và trở thành luật sư chính thức.
36
v1.0014105220
2.5. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐỨC
2.5.1. Quá trình hình
thành và phát triển
2.5.2. Bộ luật dân sự
1896
2.5.3. Hệ thống tòa án
2.5.4. Đào tạo luật và
hành nghề luật
37
v1.0014105220
2.5.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
• Lịch sử pháp luật Đức bắt đầu từ hiệp ước Verdune năm 843 khi lãnh thổ của đế
chế Charlemagne bị chia cắt làm ba phần và một trong ba phần đó là vương quốc
German, tiền thân của nước Đức ngày nay. Từ đó đến nay lịch sử pháp luật Đức có
thể được chia thành các giai đoạn sau đây:
• Giai đoạn 1: (Từ Hiệp ước Verdune năm 843 đến hiệp ước Westphalie 1648)
Đây là giai đoạn pháp luật chưa thống nhất mà có nhiều hệ thống cùng tồn tại do
lãnh thổ bị chia cắt.
Thế kỷ XIV, nhiều trường đại học được thành lập như Đại học Praha 1348, Đại
học Viên 1365, Đại học Haydenberge 1386
Thế kỷ XVI, pháp Luật La Mã được trở thành hệ thống pháp luật được áp dụng
chung trên toàn nước Đức.
Theo Zweigert và Kotz, nước Đức tiếp xúc với Luật La Mã khoảng giữa thế kỷ
15, muộn hơn so với Pháp và nhiều nước châu Âu khác nhưng lại tiếp nhận Luật
La Mã sâu rộng hơn rất nhiều so với Pháp.
38
v1.0014105220
2.5.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (tiếp theo)
• Giai đoạn 2: Từ hiệp ước Westphalie đến giai đoạn hình thành đế chế Đức
1648 – 1871.
Năm 1867, Liên bang Đức được thành lập dưới sự lãnh đạo của Phổ và đến
tháng 11/1870 các vương quốc phía Nam cũng sát nhập vào Liên bang Đức.
Năm 1871, Phổ thắng Pháp trong cuộc chiến Pháp – Phổ và từ đó một cường
quốc mới ra đời. Sự thống nhất về chính trị đã tạo điều kiện thuận lợi để nước
Đức xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất mà nền tảng là Hiến pháp 1871 và
Bộ luật Dân sự (BLDS) Đức năm 1896.
39
v1.0014105220
2.5.2. BỘ LUẬT DÂN SỰ 1896
• BLDS Đức được ban hành năm 1896 và có hiệu lực ngày 01/01/1900. Khác với
BLDS Napoleon do các luật gia thực tiễn xây dựng nên, BLDS Đức năm 1896 do
các nhà biên tập đều là các giáo sư đại học nên còn được gọi là Bộ luật của các
giáo sư.
• Bộ luật này có 2.400 đoạn, sắp xếp thành 5 quyển (tự nghiên cứu).
Quyển 1: Phần chung;
Quyển 2: Luật Nghĩa vụ;
Quyển 3: Luật sở hữu tài sản;
Quyển 4: Luật gia đình;
Quyển 5: Luật thừa kế.
• BLDS Đức có phần hiện đại hơn BLDS Napoleon vì có phần chung giải quyết các
vấn đề lý luận như giải thích từ ngữ, đối tượng áp dụng, nguyên tắc chung Phần
riêng đi vào các chế định cụ thể.
• Cấu trúc này có ảnh hưởng rộng rái đến các quốc gia sau này trong đó có Việt Nam,
với mong muốn làm cho pháp luật có hệ thống hơn và cấu trúc chặt chẽ hơn.
• Về BLDS Đức, một luật gia khá nổi tiếng của hệ thống pháp luật Anh – Mỹ là
Maitland đã nói: “Đây là bộ luật tốt nhất trên thế giới mà từ trước đến nay chưa
hề có”.
40
v1.0014105220
2.5.3. HỆ THỐNG TÒA ÁN ĐỨC
Sơ đồ hệ thống tòa án Cộng hòa liên bang Đức
Tòa án
hiến pháp
liên bang
Tòa án
tối cao
liên bang
Tòa án
hành
chính
liên bang
Tòa án
lao động
liên bang
Tòa án
xã hội
liên bang
Tòa án
tài chính
liên bang
Tòa án
hiến pháp
bang
Tòa án
thượng
thẩm
bang
Tòa án
hành
chính cấp
cao
Tòa án
lao động
phúc thẩm
Tòa án xã
hội bang
Tòa án tài
chính địa
phương
Tòa án
khu vực
Tòa án
hành
chính địa
phương
Tòa án
lao động
sơ thẩm
Tòa án xã
hội địa
phương
Tòa án
địa
phương
Cấp liên bang
Cấp bang
41
v1.0014105220
2.5.3. HỆ THỐNG TÒA ÁN ĐỨC (tiếp theo)
• Tiểu hệ thống gồm các Tòa án Hiến pháp của Đức có thẩm quyền đối với các vụ
việc liên quan đến Hiến pháp. Ở cấp liên bang, Tòa án hiến pháp liên bang có trụ sở
tại thành phố Karlsruhe là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử các vấn đề liên
quan đến Hiến pháp liên bang. Ở cấp bang, Tòa án hiến pháp bang sẽ xử lý các vấn
đề liên quan đến Hiến pháp bang.
• Tiểu hệ thống tòa án Tư pháp, giải quyết các vụ việc hình sự và dân sự trừ những
vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án lao động; đứng đầu tiểu hệ thống này là
Tòa án tối cao liên bang cũng có trụ sở tại thành phố Karlsruhe.
• Tiều hệ thống tòa án Hành chính mà đứng đầu là Tòa án hành chính liên bang, kể
từ năm 2003 tòa này có trụ sở tại thành phố Leipzip; có thẩm quyền xét xử các vụ án
hành chính theo pháp luật công mà không thuộc thẩm quyền xét xử của các tòa án
khác cũng có thẩm quyền xét xử các vụ việc mang tính chất hành chính, ví dụ như
các tòa lao động hoặc tòa xã hội.
42
v1.0014105220
2.5.3. HỆ THỐNG TÒA ÁN ĐỨC (tiếp theo)
• Tiều hệ thống tòa án Tài chính, đứng đầu là Tòa án tài chính liên bang đặt trụ sở
tại thành phố Munich; có thẩm quyền xét xử các vụ án liên quan đến việc công dân
kiện cơ quan chính quyền cấp bang hay liên bang về các vấn đề liên quan đến các
loại thuế.
• Tiểu hệ thống tòa án Lao động, có thẩm quyền xét xử các vụ án lao động; những
vụ việc này là những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân người lao động, tâp thể
người lao động với người sử dụng lao động và giới quản lýCao nhất là Tòa án Lao
động liên bang , trước đây đặt tại Kassel, nhưng kể từ tháng 11 năm 1999 đặt trụ sở
tại thành phố Erfurt.
• Tiểu hệ thống tòa án Xã hội, bao gồm các tòa án có thẩm quyền xét xử các vấn đề
liên quan đến pháp luật về bảo hiểm xã hội. Thẩm quyền của những tòa án này bao
trùm tất cả các vấn đề về bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho nạn nhân chiến tranh, chính
sách xã hội và những chương trình phúc lợi xã hội khác của Đức (nói chung liên
quan đến An sinh xã hội). Tòa án cao nhất của hệ thống là Tòa án Xã hội liên bang
có trụ sở tại Kassel.
43
v1.0014105220
2.5.4. ĐÀO TẠO LUẬT VÀ HÀNH NGHỀ LUẬT
• Cũng như đa số các nước tại lục địa châu Âu, ở Đức muốn trở thành phán, công tố
viên, luật sư, công chứng viên, cố vấn pháp luật, giáo sư thì trước hết phải trải qua
chương trình đào tạo kéo dài 4 năm tại các khoa luật thuộc các trường Đại học Tổng
hợp của Đức.
• Sau khi học xong các sinh viên luật phải trải qua một kỳ thi quốc gia để được nhận
bằng tốt nghiệp cử nhân luật.
• Sau khi tốt nghiệp, muốn theo đuổi nghề nào đó trong các nghề luật, sinh viên phải
nộp đơn xin làm tập sự trong hệ thống tư pháp. Giai đoạn tập sự này kéo dài khoảng
2 đến 3 năm và kết thúc bằng kì thi quốc gia lần thứ hai và chỉ sau khi hoàn thành kì
thi này các luật gia mới được coi là đã được đào tạo đầy đủ. Việc lựa chọn giữa các
nghề luật khác nhau chỉ diễn ra sau khi hoàn thành kì thi thứ hai này.
• Theo M.Bogdan, chỉ trừ một số ít ngoại lệ, luật sư biện hộ của Đức có vị trí được
bảo đảm bởi vì chỉ có các luật sư biện hộ (là thành viên của các đoàn luật sư –
được thành lập ở mỗi khu vực lãnh thổ mà trong đó có tòa án tư pháp phúc thẩm
của bang) mới được phép đại diện trước tòa. Những luật sư này đều có giấy phép
của đoàn luật sư mới được đại diện trước tòa.
44
v1.0014105220
2.5.4. ĐÀO TẠO LUẬT VÀ HÀNH NGHỀ LUẬT (tiếp theo)
• Thẩm phán chuyên nghiệp do Bộ tư pháp của các bang tuyển chọn. Để trở thành
thẩm phán chuyên nghiệp phải có bằng cử nhân luật và chứng chỉ đã trải qua giai
đoạn thực tập chuyên môn (3 năm) đồng thời phải vượt qua kì thi khảo sát. Các
thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời và không bị thuyên chuyển nếu họ không có
nguyện vọng.
• Việc bổ nhiệm và thăng cấp cho thẩm phán các bang do bộ trưởng tư pháp bang
quyết định, còn việc bổ nhiệm và thăng cấp cho thẩm phán liên bang do hai viện của
nghị viện liên bang quyết định.
• Cũng như ở Pháp, ở Đức công chứng viên cũng có vai trò quan trọng trong đời sống
pháp luật và nghề công chứng cũng là một nghề được coi trọng trong các nghề luật.
Công chứng viên là người soạn thảo và chứng thức các văn bản pháp luật như di
chúc, các hợp đồng mua bán và các giao dịch khác về bất động sản.
• Để trở thành công chứng viên, trước hết phải vượt qua hai kỳ thi quốc gia và phải có
nhiều năm kinh nghiệm thực hành. Tại hầu hết các bang, một luật sư co thể vừa là
công chứng viên vừa là luật sư biện hộ.
45
v1.0014105220
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài này chúng ta đã tìm hiểu các nội dung chính như sau:
• Lịch sử hình thành và phát triển của dòng họ Civil law;
• Phân biệt đâu là luật công và đâu là luật tư sau khi nghiên cứu cấu
trúc pháp luật trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law;
• Các loại nguồn luật và thứ bậc nguồn luật trong các hệ thống pháp
luật thuộc dòng họ Civil law;
• Tiếp cận những vấn đề cơ bản liên quan đến hai hệ thống pháp luật
tiêu biểu của dòng họ Civil law là hệ thống pháp luật Pháp và Đức.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_luat_hoc_so_sanh_bai_2_dong_ho_civil_law_pham_quy.pdf