Bài giảng Luật kinh tế - Bài 5: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh - Vũ Phương Đông
a. Nộp, nhận đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ
Bản tự bảo vệ
• Thời gian nộp bản tự bảo vệ là 30 ngày (Điều 35 Luật Trọng tài thương mại 2010);
• Nội dung bản tự bảo vệ (Điều 35 Luật Trọng tài thương mại 2010);
• Kiện lại nguyên đơn (Điều 36 Luật Trọng tài thương mại 2010).
b. Thành lập Hội đồng trọng tài
Thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài
c. Phiên họp giải quyết tranh chấp
• Chuẩn bị phiên họp giải quyết tranh chấp
(Điều 54 Luật Trọng tài thương mại 2010);
• Thành phần, thủ tục phiên họp giải quyết
tranh chấp
(Điều 55 Luật Trọng tài thương mại 2010);
• Nguyên tắc ra phán quyết trọng tài
(Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010)
34 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật kinh tế - Bài 5: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh - Vũ Phương Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 5
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH
TS. Vũ Phương Đông
Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội
1
MỤC TIÊU BÀI HỌC
2 Xác định được các hình thức giải quyết tranh chấp
thương mại.
3
Phân biệt các hình thức giải quyết tranh chấp thương
mại, nêu được ưu điểm, hạn chế của các hình thức giải
quyết tranh chấp thương mại.
1 Chỉ ra được về các loại tranh chấp thương mại.
2
CẤU TRÚC NỘI DUNG
Khái quát về tranh chấp thương mại5.1
Thương lượng 5.2
Hòa giải5.3
Tòa án 5.4
Trọng tài thương mại5.5
3
5.1. KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
5.1.1.
Khái niệm tranh chấp
thương mại
5.1.2.
Các yêu cầu của quá trình
giải quyết tranh chấp
thương mại
4
Khái niệm
Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn
(bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ
giữa các bên trong quá trình thực hiện các
hoạt động thương mại.
5.1.1. KHÁI NIỆM TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
Bản chất
• Là những mâu thuẫn bất đồng về quyền và
nghĩa vụ của các bên;
• Phát sinh từ hoạt động thương mại;
• Phát sinh “chủ yếu” giữa các thương nhân.
5
5.1.2. CÁC YÊU CẦU CỦA QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
• Khi giải quyết tranh chấp dựa trên các yếu tố:
Tự nguyện;
Thiện chí;
Bình đẳng.
• Việc giải quyết tranh chấp phải:
Nhanh chóng;
Hiệu quả;
Không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất
kinh doanh của các bên.
6
5.2. THƯƠNG LƯỢNG
5.2.1.
Khái niệm
5.2.2.
Bản chất
5.2.3.
Cách thức tiến hành
7
Thương lượng là phương thức giải quyết
tranh chấp thông qua việc các bên
tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp,
tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ
tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay
phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
5.2.1. KHÁI NIỆM
8
5.2.2. BẢN CHẤT
• Cơ chế tự giải quyết;
• Không có bất kỳ khuôn mẫu pháp lý và thủ tục tố tụng nào chi phối;
• Phụ thuộc vào sự tự nguyện và thành ý của các bên;
• Thỏa thuận không mang tính chất bắt buộc thi hành.
9
5.2.3. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
• Thương lượng trực tiếp:
Các bên trực tiếp gặp gỡ để giải quyết tranh chấp.
Giải pháp hiệu quả để tháo gỡ ngay các vướng mắc, đòi hỏi kỹ năng
đàm phán, giao tiếp tốt.
• Thương lượng gián tiếp:
Thương lượng thông qua văn bản, thư tín.
Việc giải quyết tranh chấp nhanh, nhưng chi phí đàm phán thấp,
có bằng chứng về việc giải quyết tranh chấp bằng văn bản.
10
5.3. HÒA GIẢI
5.3.1.
Khái niệm
5.3.2.
Bản chất
5.3.3.
Cách thức tiến hành
11
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp
với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian
hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên
tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại
trừ tranh chấp đã phát sinh.
5.3.1. KHÁI NIỆM
12
5.3.2. BẢN CHẤT
• Có sự hiện diện của bên thứ ba;
• Không có bất kỳ khuôn mẫu pháp lý và thủ tục tố tụng nào chi phối;
• Phụ thuộc vào sự tự nguyện và thành ý của các bên, và khả năng của người hòa giải;
• Kết quả không mang tính chất bắt buộc thi hành.
13
5.3.3. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Hòa giải là con đường ngắn nhất để giải quyết tranh chấp
Các bên
trao đổi
nội dung
thông tin
Có thể
thỏa thuận
lựa chọn một
thủ tục
tố tụng
Ý kiến của
chuyên gia
Thỏa thuận
giải quyết
tranh chấp
14
5.4. TÒA ÁN
5.4.1.
Thẩm quyền giải quyết
tranh chấp trong kinh doanh
của Tòa án
5.4.2.
Thủ tục giải quyết
tranh chấp tại Toà án
15
Khái niệm
Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan
xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành
theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án
hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu không
có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được bảo đảm thi hành
bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Bản chất
• Do cơ quan quyền lực nhà nước (Tòa Kinh tế) tiến hành giải quyết;
• Thủ tục tố tụng chặt chẽ được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
• Mang tính chất cưỡng chế thi hành.
5.4. TÒA ÁN (tiếp theo)
16
5.4.1. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH CỦA
TÒA ÁN
• Thẩm quyền theo cấp:
• Thẩm quyền theo lãnh thổ (Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
• Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn (Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Tòa án nhân dân
cấp huyện
Tòa án nhân dân
cấp tỉnh
Tòa án nhân dân
tối cao
17
5.4.2. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TÒA ÁN
Khởi kiện Thụ lý vụ án Hòa giải
Chuẩn bị xét xử
Xét xử phiên tòa
sơ thẩm
Phiên tòa
phúc thẩm
Giám đốc thẩm Tái thẩm
18
5.5. TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
5.5.1.
Nguyên tắc
giải quyết tranh chấp
bằng Trọng tài thương mại
5.5.2.
Thẩm quyền
giải quyết tranh chấp
thương mại của Trọng tài
thương mại
5.5.3.
Trình tự, thủ tục
giải quyết tranh chấp
bằng Trọng tài thương mại
5.5.4.
Cơ chế bảo đảm thi hành
phán quyết Trọng tài
thương mại
19
Khái niệm
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp với
sự tham gia của một hội đồng trọng tài làm
trung gian tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ
tranh chấp đã phát sinh.
Bản chất
• Có sự hiện diện của một hội đồng trọng tài;
• Tuân theo thủ tục tố tụng quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010;
• Phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên;
• Phán quyết của trọng tài mang tính chất bắt buộc thi hành.
5.5. TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
20
5.5.1. NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI
• Thỏa thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên
về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có
thể phát sinh hoặc đã phát sinh;
• Hình thức thỏa thuận trọng tài;
(Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010)
• Thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
(Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010)
• Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài.
a. Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài
21
5.5.1. NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
Trọng tài viên phải có đủ các điều kiện nhất
định để đảm bảo rằng họ độc lập, vô tư,
khách quan trong việc giải quyết tranh chấp:
• Tiêu chuẩn trọng tài viên
(Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010);
• Đảm bảo tính độc lập, vô tư, khách quan
(Điều 42 Luật Trọng tài thương mại 2010).
b. Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, khách quan,
vô tư và tuân theo quy định pháp luật
22
5.5.1. NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
• Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
• Phán quyết trọng tài không bị kháng cáo, kháng
nghị, có hiệu lực thi hành ngay.
• Các bên có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền
tuyên bố hủy phán quyết trọng tài.
c. Nguyên tắc giải quyết một lần
23
5.5.1. NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
• Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được
tiến hành không công khai, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác.
• Trọng tài đảm bảo tối đa bí mật về
thông tin của các bên tranh chấp, việc
tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp
thường không cho phép người không có
trách nhiệm liên quan tham gia.
d. Nguyên tắc giải quyết không công khai
24
Điều 2 Luật Trọng tài thương mại (2010)
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài
5.5.2. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI CỦA
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
25
5.5.3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
Nộp đơn
• Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm
trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi
đến Trung tâm trọng tài;
• Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng
Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn
khởi kiện và gửi cho bị đơn.
a. Nộp, nhận đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ
26
5.5.3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
a. Nộp, nhận đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ
Nhận đơn
Nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc
quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có
quy định khác, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày
nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và
chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm
trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi
kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy
định tại Khoản 3 Điều 30 của Luật Trọng tài
thương mại 2010.
27
5.5.3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
a. Nộp, nhận đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ
Bản tự bảo vệ
• Thời gian nộp bản tự bảo vệ là 30 ngày (Điều 35 Luật Trọng tài thương mại 2010);
• Nội dung bản tự bảo vệ (Điều 35 Luật Trọng tài thương mại 2010);
• Kiện lại nguyên đơn (Điều 36 Luật Trọng tài thương mại 2010).
28
5.5.3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
Thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài
Trọng tài viên
Nguyên đơn chọn
Chủ tịch Hội đồng trọng tài
Trọng tài viên
Bị đơn chọn
Trung tâm trọng tài
b. Thành lập Hội đồng trọng tài
29
5.5.3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
b. Thành lập Hội đồng trọng tài
Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc
Trọng tài viên
Nguyên đơn chọn
Chủ tịch Hội đồng trọng tài
Trọng tài viên
Bị đơn chọn
Tòa án
30
5.5.3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI (tiếp theo)
• Chuẩn bị phiên họp giải quyết tranh chấp
(Điều 54 Luật Trọng tài thương mại 2010);
• Thành phần, thủ tục phiên họp giải quyết
tranh chấp
(Điều 55 Luật Trọng tài thương mại 2010);
• Nguyên tắc ra phán quyết trọng tài
(Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010).
c. Phiên họp giải quyết tranh chấp
31
Hủy phán quyết trọng tài
• Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn
cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những
trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 68 của Luật Trọng tài thương mại 2010, thì có quyền
làm đơn gửi Tòa án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài;
• Căn cứ hủy phán quyết trọng tài (Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010);
• Nội dung đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài (Điều 70 Luật Trọng tài thương mại 2010);
• Tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài (Điều 71 Luật Trọng tài thương mại 2010).
5.5.4. CƠ CHẾ BẢO ĐẢM THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI
32
5.5.4. CƠ CHẾ BẢO ĐẢM THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI
Thi hành phán quyết trọng tài
• Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài;
• Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
• Quyền yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài.
(Điều 66 Luật Trọng tài thương mại 2010)
33
TỔNG KẾT CUỐI BÀI
Khái quát về tranh chấp thương mại.
Khái niệm, bản chất và cách thức tiến hành thương lượng.
Khái niệm, bản chất và cách thức tiến hành hòa giải.
Những nội dung đã nghiên cứu
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp và thủ tục giải quyết tranh chấp
tại Tòa án.
Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp
bằng Trọng tài thương mại và cơ chế bảo đảm thi hành phán quyết.
34
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_luat_kinh_te_bai_5_phap_luat_ve_giai_quyet_tranh_c.pdf