Bài giảng Luật thương mại - Bài 3: Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân - Hoàng Văn Thành
QUYỀN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN (tiếp theo)
• Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân (Điều 185, 186, 187 Luật Doanh nghiệp 2014).
➢ Quyền quản lý doanh nghiệp:
▪ Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
▪ Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh.
➢ Quyền cho thuê doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê
toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo
bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh,
cơ quan thuế.
➢ Quyền bán doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh
nghiệp của mình cho người khác, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp
người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác.
NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Nghĩa vụ
của doanh
nghiệp tư nhân
(Điều 8
Luật Doanh
nghiệp 2014).
Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh
doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện theo quy định.
Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo
cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời
hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các
nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của
pháp luật.
Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của người lao động theo quy định của
pháp luật về lao động.
21 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật thương mại - Bài 3: Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân - Hoàng Văn Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015103212
BÀI 3
PHÁP LUẬT
VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành
1
v1.0015103212 2
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Trình bày được các nội dung về doanh nghiệp
tư nhân bao gồm khái niệm, đặc điểm, vấn đề
vốn và cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành của
doanh nghiệp tư nhân.
• Nhận biết được quyền và nghĩa vụ của chủ
doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
v1.0015103212 3
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
Để học được tốt được bài học này, sinh viên
phải học xong các môn sau:
• Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật;
• Luật Dân sự.
v1.0015103212 4
HƯỚNG DẪN HỌC
• Đọc tài liệu tham khảo:
➢ Luật Doanh nghiệp 2014;
➢ Bộ Luật Dân sự 2005;
➢ Luật Cán bộ công chức 2008;
• Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác
về những vấn đề chưa nắm rõ.
• Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài.
v1.0015103212
CẤU TRÚC NỘI DUNG
Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân3.1.
Vấn đề vốn của doanh nghiệp tư nhân3.2.
Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành của doanh
nghiệp tư nhân
3.3.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, chủ doanh
nghiệp tư nhân
3.4.
5
v1.0015103212 6
Xếp
hạng
Tên công ty Lãnh đạo/CEO Mã số thuế Ngành công bố
1
CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN
VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ DOJI
Đỗ Minh Phú 0100365621 Vàng, bạc, đá quý
2 CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM Mai Kiều Liên 0300588569 Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chế biến
3
CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN
INTIMEX
Đỗ Hà Nam 0304421306 Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chế biến
4 CÔNG TY CP FPT Bùi Quang Ngọc 0101248141 Dịch vụ truyền thông, thông tin
5 NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU Đỗ Minh Toàn 0301452948 Ngân hàng, tài chính, chứng khoán
6
NGÂN HÀNG TMCP KỸ
THƯƠNG VIỆT NAM
Đỗ Tuấn Anh 0100230800 Ngân hàng, tài chính, chứng khoán
7
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN
Phan Huy Khang 0301103908 Ngân hàng, tài chính, chứng khoán
8
NGÂN HÀNG TMCP XUẤT
NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Nguyễn Quốc Hương 0301179079 Ngân hàng, tài chính, chứng khoán
9
CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN
HÒA PHÁT
Trần Tuấn Dương 0900189284
Sản xuất kim loại: sắt, thép, gang, kim loại
màu
10
CÔNG TY TNHH BIA VÀ
NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM
Teng Sen Fatt 0301876168 Sản xuất, kinh doanh đồ uống
VNR500-TOP 500 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LỚN NHẤT VIỆT NAM
v1.0015103212
3.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
3.1.1. Khái niệm 3.1.2. Đặc điểm
7
v1.0015103212 8
3.1.1. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do
một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt
động của doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 183
Luật Doanh nghiệp 2014).
v1.0015103212
• Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ:
➢ Những doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ:
▪ Doanh nghiệp tư nhân;
▪ Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là cá nhân;
➢ Về quan hệ sở hữu vốn:
▪ Không xuất hiện sự góp vốn, vốn doanh nghiệp xuất phát từ tài sản của chủ
doanh nghiệp.
▪ Không tồn tại ranh giới giữa tài sản chủ doanh nghiệp đã đưa vào kinh doanh
với tài sản chưa đưa vào kinh doanh.
➢ Về quyền quyết định quản lý:
▪ Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới tổ
chức và hoạt động của doanh nghiệp.
▪ Chủ doanh nghiệp tư nhân không phải chia sẻ quyền quản lý với bất kỳ cá
nhân, tổ chức nào.
➢ Về phân phối lợi nhuận:
▪ Toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp thuộc về chủ doanh nghiệp.
▪ Do một mình hưởng lợi nhuận, chủ doanh nghiệp cũng phải một mình chịu
trách về khoản lỗ của doanh nghiệp.
9
3.1.2. ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
v1.0015103212 10
3.1.2. ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN (tiếp theo)
• Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản trước mọi khoản nợ
phát sinh của doanh nghiệp.
➢ Trách nhiệm vô hạn là gì?
➢ Ưu điểm và hạn chế của chế độ trách nhiệm vô hạn?
• Về tư cách pháp lý:
➢ Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp tư nhân là
loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân.
➢ Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
▪ Được thành lập hợp pháp;
▪ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
▪ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản đó;
▪ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập (Điều 84
Bộ Luật Dân sự 2005).
• Về khả năng huy động vốn, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại
chứng khoán nào.
➢ Khả năng huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân rất hạn chế: Không được huy
động vốn của các nhà đầu tư.
➢ Quy mô hoạt động của doanh nghiệp tư nhân thường nhỏ hẹp.
v1.0015103212
3.2. VẤN ĐỀ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
3.2.1. Vốn đầu tư
3.2.2. Chuyển
nhượng vốn
11
v1.0015103212 12
3.2.1. VỐN ĐẦU TƯ
• Vốn của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh
nghiệp tự mình góp và đăng ký tại cơ quan đăng
ký. Do đó, không xuất hiện sự góp vốn.
• Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp có
toàn quyền quyết định tăng hoặc giảm vốn.
• Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn
mức đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp chỉ được
giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng
ký kinh doanh.
v1.0015103212 13
3.2.2. CHUYỂN NHƯỢNG VỐN
• Trong hoạt động của doanh nghiệp tư nhân,
chủ doanh nghiệp tư nhân không được
chuyển nhượng vốn cho các cá nhân hay
tổ chức khác.
• Trong trường hợp chuyển nhượng vốn cho
các cá nhân hay tổ chức khác, doanh
nghiệp tư nhân phải chuyển đổi sang loại
hình công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành
viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
v1.0015103212 14
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
• Cơ cấu tổ chức và hoạt động do chủ doanh nghiệp tư nhân toàn quyền quyết định
mọi vấn đề.
• Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh
nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh
và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
• Cơ cấu: tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp.
• Sự can thiệp của pháp luật vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp tư
nhân rất mềm mỏng.
v1.0015103212
3.4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP, CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
3.4.1. Quyền của doanh
nghiệp và chủ doanh
nghiệp tư nhân
3.4.2. Nghĩa vụ của
doanh nghiệp và chủ
doanh nghiệp tư nhân
3.4.3. Ưu điểm
và hạn chế của
doanh nghiệp tư nhân
15
v1.0015103212
3.4.1. QUYỀN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Quyền của
doanh nghiệp
nói chung
(Điều 7 Luật
Doanh nghiệp
2014).
Tự chủ kinh doanh, chủ động lựa chọn
ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh,
đầu tư, chủ động mở rộng quy mô và ngành,
nghề kinh doanh.
Lựa chọn hình thức, phương thức huy động,
phân bổ và sử dụng vốn.
Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và
ký kết hợp đồng.
Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh
và quan hệ nội bộ.
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của
doanh nghiệp.
16
v1.0015103212 17
3.4.1. QUYỀN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN (tiếp theo)
• Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân (Điều 185, 186, 187 Luật Doanh nghiệp 2014).
➢ Quyền quản lý doanh nghiệp:
▪ Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
▪ Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh.
➢ Quyền cho thuê doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê
toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo
bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh,
cơ quan thuế.
➢ Quyền bán doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh
nghiệp của mình cho người khác, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp
người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác.
v1.0015103212
3.4.2. NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Nghĩa vụ
của doanh
nghiệp tư nhân
(Điều 8
Luật Doanh
nghiệp 2014).
Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh
doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện theo quy định.
Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo
cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời
hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các
nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của
pháp luật.
Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của người lao động theo quy định của
pháp luật về lao động.
18
v1.0015103212
3.4.3. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Ưu điểm của
doanh nghiệp
tư nhân
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền
quyết định mọi vấn đề của doanh nghiệp
như: cơ cấu tổ chức, hoạt động
Chủ doanh nghiệp tư nhân không phải chia
sẻ quyền lực, lợi nhuận với người khác
Có mức độ tin cậy với khách hàng, đối tác
và các tổ chức tín dụng do có chế độ
trách nhiệm vô hạn
19
v1.0015103212
Hạn chế của
doanh nghiệp
tư nhân
Mức độ rủi ro cao, dễ đưa chủ doanh nghiệp
vào tình trạng tay trắng
Hạn chế về khả năng gia nhập vào mảng thị
trường có nguy cơ cao, mức độ an toàn thấp
Không có người cùng chia sẻ áp lực về
công việc
Không có khả năng thu hút vốn từ các nhà
đầu tư ngoài nên quy mô của doanh nghiệp
không lớn.
3.4.3. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN (tiếp theo)
20
v1.0015103212 21
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài học này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các nội
dung sau:
• Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân;
• Vấn đề vốn của doanh nghiệp tư nhân;
• Cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp tư nhân;
• Quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp tư nhân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_luat_thuong_mai_bai_3_phap_luat_ve_doanh_nghiep_tu.pdf