Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Giới thiệu môn học - Nguyễn Thị Thu Trang
1. Điều ước quốc tế
2. Điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế được kí kết giữa các quốc gia
hoặc các chủ thể khác của luật quốc tế dưới hình thức văn bản và được điều
chỉnh bởi luật quốc tế.
Tên gọi: Công ước (convention), hiệp ước (treaty), hiệp định (agreement),
thỏa ước (accord), hiến chương (chapter).
Nội dung ĐUQT về TM: điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế
2. Pháp luật quốc gia
PL thương mại QG là tổng thể các quy tắc, quy phạm
pháp luật do quốc gia ban hành nhằm điều chỉnh các
hoạt động thương mạiTập quán thương mại quốc tế là những thói quen
trong thương mại quốc tế được sử dụng lặp đi lặp lại
nhiều lần. VD: UCP, Incoterm
- Yếu tố vật chất
- Yếu tố tinh thần
33 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Giới thiệu môn học - Nguyễn Thị Thu Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ths. Nguyễn Thị Thu Trang
ĐT: 0909587194
Email: trangnguyengv@huflit.edu.vn
v Giáo Trình:
ØGiáo trình Luật thương mại quốc tế – Trường Đại học Luật TP.HCM.
ØGiáo trình Luật thương mại quốc tế – Trường Đại học Luật Hà Nội.
v Văn bản pháp luật:
ØUỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Các văn kiện gia nhập Tổ chức thương mại
thế giới (WTO) của Việt Nam.
ØCác Hiệp định EVFTA, CPTPP, và các FTA khu vực, FTA song phương.
ØCông ước CISG 1980.
ØLuật thương mại Việt Nam 2005.
v Tài liệu tham khảo khác:
ØRaj Bhala, NXB Tư pháp, 2006, Luật thương mại Quốc tế. Những vấn đề lý luận và
thực tiễn.
ØWalter Google, 2005, Từ điển chính sách thương mại quốc tế, MUTRAP II.
ØDự án thương mại đa biên, 2006, Cẩm nang cam kết TMDV của VN trong WTO.
ØNguyễn Thanh Tâm, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, Tổng quan các FTA “thế hệ mới”.
Đối tượng
Các quy định pháp luật, nguyên tắc pháp lý và các quy luật điều
chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế.
Ứng dụng môn học:
- Trong hoạt động quản lý nhà nước về thương mại, đầu tư
- Nhận diện, phòng tránh các rủi ro và xử lý các vấn đề pháp lý
có thể phát sinh trong các giao dịch thương mại quốc tế
- Là nền tảng cho việc học các môn liên quan đến thương mại
quốc tế.
Phần 1: Khái quát về
thương mại quốc tế.
Phần 2: Tổ chức
thương mại quốc tế
WTO
Phần 3: Hợp đồng
thương mại quốc tế
Phần 4: Giải quyết
tranh chấp trong
thương mại quốc tế
Kết cấu chương trình học
BT nhóm/
Thuyết trình: 20%
Chuyên cần: 20%
Thi cuối kì 60%
Động lực của sự phát triển của xã hội là sự phân công LAO ĐỘNG và PHÂN CÔNG
LAO ĐỘNG XÃ HỘI.
PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG làm phát sinh nhu cầu trao đổi hàng hoá và sự ra đời
của Thương mại nói chung và THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ nói riêng.
Chăn nuôi tách khỏi
trồng trọt
Thủ công nghiệp tách
khỏi nông nghiệp.
Sự xuất hiện của
thương nghiệp và
tầng lớp thương nhân
LỢI ÍCH TMQT
- Thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của con người;
- Mang lại sự giàu mạnh cho các nền kinh tế;
- Mở rộng quy mô chuyên môn hóa SX, nâng cao năng suất,
chất lượng SP cho các nền KT;
- Tận dụng tối đa hiệu quả việc s/d các nguồn lực trên phạm vi
toàn cầu.
Khái niệm TMQT tùy thuộc phương pháp & đối tượng tiếp cận:
Tại Việt Nam, Thương mại quốc tế (International Trade/
International Commerce) là các hoạt động thương mại vượt ra
khỏi biên giới quốc gia hoặc biên giới hải quan.
v Hoạt động TMQT thường được xác định trên ba dấu hiệu:
- Chủ thể trong quan hệ thương mại là các bên có quốc tịch
khác nhau.
- Sự kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ thương
mại xảy ra ở nước ngoài;
- Đối tượng của quan hệ thương mại (hàng hoá, dịch vụ) ở
nước ngoài.
BIÊN GIỚI
HẢI QUAN BIÊN GIỚI
QUỐC GIA
* Quốc gia:
} Có lãnh thổ
} Có cư dân ổn định
} Có chính phủ
} Có khả năng thực hiện các QH với quốc gia khác.
* Lãnh thổ HQ có năng lực như chủ thể QG nếu:
} Độc lập tương đối trong thiết lập chính sách TM, chế độ hải
quan và không nhất thiết phải có khả năng thực hiện QH đối
ngoại.
v K/N toàn diện về TMQT bao gồm nội hàm :
Ø Thương mại quốc tế (International Trade) là các hoạt
động Thương mại do các quốc gia thực hiện với nhau.
Ø Thương mại quốc tế (International Commerce) là hoạt
động thương mại do các thương nhân tiến hành.
1.Hội nhập kinh tế quốc tế.
2.Hội nhập kinh tế khu vực.
3.Tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch.
4.KT tri thức giữ vai trò quan trọng trong các quan hệ TMQT.
5.Phổ cập hóa quan hệ kinh tế thị trường.
6.TM điện tử ngày càng quan trọng trong TMQT.
Là xu hướng các QG đồng ý tự do hóa TM toàn bộ hoặc một
phần giữa chúng với nhau, tạo ra sự phân biệt đối xử với phần
còn lại của thế giới.
Nhu cầu khu vực hóa nền kinh tế:
- Tốc độ toàn cầu hóa KT còn chậm so với nhu cầu của nhiều QG.
- Trình độ phát triển giữa các khu vực khác nhau, các QG trong
cùng khu vực có cùng trình độ phát triển dễ hội nhập lẫn nhau.
- Sự gần gũi về VH-XH có thể đẩy mạnh sự hợp tác giữa các QG.
Câu hỏi: Khu vực hóa kinh tế có đi ngược
xu hướng toàn cầu hóa kinh tế hay không?
Tự do hóa thương mại là quá trình nhà nước giảm dần sự can thiệp vào các hoạt
động kinh doanh, TMQT nhằm tạo ĐK thông thoáng cho các hoạt động đó phát
triển hiệu quả.
- Cắt giảm các công cụ hạn chế TMQT: thuế quan, hạn ngạch, các đk tiêu chuẩn
- Hạn chế các lĩnh vực đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Lợi ích/Bất lợi của
TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI?
Bảo hộ mậu dịch là quá trình chính phủ các quốc gia
tiến hành xây dựng và đưa vào áp dụng các biện pháp
thích hợp nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ nước
ngoài.
- Xây dựng các bộ công cụ phù hợp với các cam kết
quốc tế
- Lựa chọn những ngành trọng điểm để thực hiện bảo hộ
Lợi ích/Bất lợi của
BẢO HỘ MẬU DỊCH ?
Kinh tế tri thức là một hình thái kinh tế mà sự phát triển của nó dựa trên tri thức
mà không phải các yếu tố sản xuất truyền thống như tài nguyên thiên nhiên, sức
LĐ, vốn.
Thể hiện:
- Nhiều quốc gia tập trung vào những ngành khoa học công nghệ cao như CN
thông tin, CN sinh học, CN nano, công nghệ vũ trụ.
- Quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng được nhìn nhận về góc độ giá trị.
Vd: Singapore, Hà Lan, Mỹ, Nhật Bản
Trước thập niên 90:
Thế lưỡng cực kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch hóa tập
trung. Do đó thường có những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị
và quân sự giữa hai cực.
Sau thập niên 90:
Có sự áp dụng thống nhất cơ chế kinh tế thị trường tuy nhiên có
sự khác biệt về hướng đi, mức độ áp dụng (kinh tế thị trường
triệt để, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế
kế hoạch hóa tập trung chỉ áp dụng một vài yếu tố của kinh tế
thị trường.
Nguyên nhân:
- Sự sụp đổ của hệ thống XHCN
- Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bộc lộ nhiều vấn đề
Thương mại điện tử được hiểu là việc phân phối, quảng cáo bán và
giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử.
Hoạt động thương mại QT đang mở ra nhiều cơ hội cho các quan hệ
KTQT nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề pháp lý cần quan tâm:
- Thu thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu qua con đường TMĐT;
- Giao kết hợp đồng;
- Chữ kí điện tử;
- Pháp luật áp dụng và điều chỉnh các hành vi thương mại điện tử.
•Theo WTO: "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo,
bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên
mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản
phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng
Internet".
•Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là
sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia
đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua
mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực
tuyến). Thật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thông qua mạng máy
tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối
cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công."
Do nội hàm của khái niệm thương
mại quốc tế tương đối rộng nên
những chủ thể có thể trở thành chủ
thể của luật thương mại quốc tế là
khá đa dạng.
Thương mại quốc tế công
(international trade):
- Các quốc gia
- Các tổ chức quốc tế
- Các vùng lãnh thổ
1 thực thể được xem là 1 quốc gia khi hội đủ những điều kiện sau đây:
+ Có dân cư ổn định
+ Có lãnh thổ xác định
+ Chính quyền
+ Khả năng tham gia quan hệ quốc tế
Một số ví dụ: Israel, Timor Lette,
Đặc trưng
} Là chủ thể có chủ quyền quốc gia
} Được hưởng các quyền miễn trừ vì lợi ích quốc gia
Tổ chức quốc tế là chủ thể luật thương mại quốc tế là tổ chức quốc tế
liên chính phủ. Loại chủ thể này không bao gồm các tổ chức quốc tế
phi chính phủ.
Câu hỏi: Điểm khác biệt lớn nhất giữa tổ chức quốc tế - tổ chức phi
chính phủ (NGOs)
Các tập đoàn quốc tế
Có thể là chủ thể của luật thương mại quốc tế,
mặc dù không có chủ quyền của 1 quốc gia trọn
vẹn nhưng do những điều kiện đặc biệt về kinh
tế, chính trị, văn hóa, địa lí mà có khả năng tự
quyết về chính sách thương mại kinh tế cũng có
thể tự mình tham gia những quan hệ thương mại
quốc tế nhất định
Vd: Hồng Kông, Đài Loan
Thương mại quốc tế tư
Mối quan hệ thương mại giữa các chủ thể không có liên
quan đến yếu tố nhà nước (các thương nhân, công ty).
Chủ thể của thương mại quốc tế tư: THƯƠNG NHÂN
- Thương nhân là cá nhân
- Thương nhân là pháp nhân
KHÁI NIỆM THƯƠNG NHÂN
K1Đ6 Luật Thương mại 2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức
kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương
mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh
doanh”.
3 dấu hiệu của thương nhân là:
Phân loại thương nhân ở Việt Nam:
Doanh nghiệp
tư nhân Công ty TNHH Công ty cổ phần
Công ty hợp
danh Hộ kinh doanh Hợp tác xã
Hoạt động
thương mại
một cách
thường xuyên
Có đăng
ký kinh
doanh
Hoạt động
vì mục đích
sinh lời
Điều ước
thương mại
quốc tế
Luật quốc
gia
Tập quán
thương
mại quốc tế
Các nguyên
tắc pháp lý
chung
1. Điều ước quốc tế
2. Điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế được kí kết giữa các quốc gia
hoặc các chủ thể khác của luật quốc tế dưới hình thức văn bản và được điều
chỉnh bởi luật quốc tế.
Tên gọi: Công ước (convention), hiệp ước (treaty), hiệp định (agreement),
thỏa ước (accord), hiến chương (chapter).
Nội dung ĐUQT về TM: điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế
}2. Pháp luật quốc gia
PL thương mại QG là tổng thể các quy tắc, quy phạm
pháp luật do quốc gia ban hành nhằm điều chỉnh các
hoạt động thương mại
Tập quán thương mại quốc tế là những thói quen
trong thương mại quốc tế được sử dụng lặp đi lặp lại
nhiều lần. VD: UCP, Incoterm
- Yếu tố vật chất
- Yếu tố tinh thần
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_luat_thuong_mai_quoc_te_gioi_thieu_mon_hoc_nguyen.pdf