Bài giảng Luật tố tụng dân sự - Bài 4: Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự - Nguyễn Thị Thu Hà
HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH (tiếp theo)
Biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án:
Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người
làm chứng;
Trưng cầu giám định;
Quyết định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản;
Xem xét, thẩm định tại chỗ;
Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được,
nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.
Lưu ý: Thủ tục thu thập chứng cứ được thực hiện theo quy định từ Điều 86 đến
Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết 04/HĐTP/2012.
• Nghiên cứu chứng cứ: là hoạt động của Tòa án và các chủ thể khác trong việc phân
tích, so sánh chứng cứ nhằm tạo tiền đề cho việc xem xét giá trị chứng minh của
chứng cứ và mối liên hệ của các chứng cứ với nhau.
• Đánh giá chứng cứ: là hoạt động của Tòa án và các chủ thể khác trong việc xem xét
giá trị chứng minh của chứng cứ và mối liên hệ của các chứng cứ với nhau
NGUỒN CHỨNG CỨ
• Là người, vật, tài liệu mang thông tin về chứng cứ.
• Nguồn chứng cứ là nơi rút ra các chứng cứ.
• Nguồn chứng cứ quy định tại Điều 82 và Nghị quyết 04/HĐTP/2012.
• Các loại nguồn chứng cứ:
Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;
Các vật chứng;
Lời khai của đương sự;
Lời khai của người làm chứng;
Kết luận giám định;
Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
Tập quán;
Kết quả định giá tài sản.
20 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Luật tố tụng dân sự - Bài 4: Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự - Nguyễn Thị Thu Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014112217
1
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
v1.0014112217
BÀI 4
CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Giảng viên: TS. Nguyễn Thu Hà
2
v1.0014112217
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Trình bày được khái niệm chứng minh, nghĩa vụ chứng
minh, đối tượng chứng minh, phương tiện chứng minh
và các hoạt động chứng minh.
• Trình bày được khái niệm, thuộc tính của chứng cứ,
nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự.
3
v1.0014112217
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
Để học được môn này, sinh viên phải học xong các môn
học sau:
• Luật Dân sự;
• Luật Hôn nhân và gia đình;
• Luật Lao động;
• Luật Thương mại;
• Luật Đất đai.
4
v1.0014112217
HƯỚNG DẪN HỌC
• Đọc tài liệu tham khảo.
• Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về
những vấn đề chưa hiểu rõ.
• Trả lời các câu hỏi của bài học.
• Đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề chứng minh và
chứng cứ trong tố tụng hình sự.
5
v1.0014112217
CẤU TRÚC NỘI DUNG
Chứng cứ trong tố tụng dân sự4.2
Chứng minh trong tố tụng dân sự4.1
6
v1.0014112217
4.1.1. Khái niệm và ý nghĩa
của chứng minh
4.1.2. Nghĩa vụ
chứng minh
4.1.3. Đối tượng
chứng minh
4.1.4. Những tình tiết, sự
kiện không cần chứng minh
4.1.5. Phương tiện
chứng minh
4.1.6. Hoạt động
chứng minh
4.1. CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
7
v1.0014112217
4.1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CHỨNG MINH
• Khái niệm:
Nghĩa rộng: Chứng minh trong tố tụng dân sự là quá trình hoạt động của các
chủ thể tố tụng trong việc làm rõ tất cả các vấn đề liên quan đến vụ việc dân sự,
trên cơ sở đó Tòa án ra phán quyết về việc giải quyết vụ việc dân sự.
Nghĩa hẹp: Chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động của chủ thể tố tụng
trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ nhằm xác định
sự thật khách quan của vụ việc dân sự.
• Ý nghĩa chứng minh trong tố tụng dân sự:
Chứng minh là biện pháp để xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự.
Chứng minh giúp đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
8
v1.0014112217
4.1.2. NGHĨA VỤ CHỨNG MINH
• Đương sự: Chứng minh cho yêu cầu, phản đối yêu cầu của mình là có căn cứ và
hợp pháp.
• Người đại diện: Có nghĩa vụ chứng minh như đương sự mà họ đại diện.
• Viện kiểm sát: Chứng minh cho kháng nghị của mình là có căn cứ và hợp pháp.
• Tòa án: Có nghĩa vụ chứng minh cho phán quyết của mình là có căn cứ và
hợp pháp.
9
v1.0014112217
4.1.3. ĐỐI TƯỢNG CHỨNG MINH
• Khái niệm: Đối tượng chứng minh là tổng hợp các tình tiết, sự kiện phải được xác
định nhằm giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.
10
Dựa vào yêu cầu của các đương sự
Dựa vào quy phạm pháp luật nội dung
Xác định đối tượng
của chứng minh
v1.0014112217
4.1.4. TÌNH TIẾT, SỰ KIỆN KHÔNG CẦN CHỨNG MINH
• Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Toà án thừa nhận.
• Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của Toà án
đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã
có hiệu lực pháp luật.
• Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực
hợp pháp.
11
v1.0014112217
4.1.5. PHƯƠNG TIỆN CHỨNG MINH
Phương tiện chứng minh là công cụ pháp lý được các chủ thể chứng minh sử dụng để
làm rõ về các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự.
Phương tiện chứng minh được quy định tại Điều 82.
12
v1.0014112217
Tòa án
nhân dân
Cung cấp
chứng cứ
Đánh giá, sử
dụng chứng cứ
Thu thập
chứng cứ
Nghiên cứu
chứng cứ
4.1.6. HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH
13
v1.0014112217
4.1.6. HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH (tiếp theo)
• Cung cấp chứng cứ:
Là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng trong việc đưa ra cho Tòa án các
chứng cứ của vụ việc dân sự;
Quy định tại Điều 84 Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết 04/HĐTP/2012
• Thu thập chứng cứ:
Đương sự không tự mình thu thập chứng cứ và có yêu cầu;
Tòa án tự mình thu thập chứng cứ trong trường hợp tại Khoản 1 Điều 86; Khoản
1 Điều 87; Khoản 1 Điều 88; Điều 89; Điểm b Khoản 1 Điều 92 Bộ luật Tố tụng
dân sự.
14
v1.0014112217
4.1.6. HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH (tiếp theo)
15
Biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án:
Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người
làm chứng;
Trưng cầu giám định;
Quyết định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản;
Xem xét, thẩm định tại chỗ;
Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được,
nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.
Lưu ý: Thủ tục thu thập chứng cứ được thực hiện theo quy định từ Điều 86 đến
Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết 04/HĐTP/2012.
• Nghiên cứu chứng cứ: là hoạt động của Tòa án và các chủ thể khác trong việc phân
tích, so sánh chứng cứ nhằm tạo tiền đề cho việc xem xét giá trị chứng minh của
chứng cứ và mối liên hệ của các chứng cứ với nhau.
• Đánh giá chứng cứ: là hoạt động của Tòa án và các chủ thể khác trong việc xem xét
giá trị chứng minh của chứng cứ và mối liên hệ của các chứng cứ với nhau.
v1.0014112217
4.2. CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
4.2.1. Khái niệm 4.2.2. Phân loại
4.2.3. Nguồn chứng cứ
16
v1.0014112217
4.2.1. KHÁI NIỆM
• Chứng cứ: là những gì có thật mà theo một trình tự luật định Tòa án dùng làm căn
cứ để giải quyết vụ việc dân sự.
17
Tính khách quan
Tính liên quanĐặc điểm của chứng cứ
Tính hợp pháp
v1.0014112217
Chứng cứ gốc
Chứng cứ thuật lại
Chứng cứ trực tiếp
Chứng cứ gián tiếp
Căn cứ cách thức tạo
thành chứng cứ
Căn cứ mối quan hệ
của chứng cứ và đối
tượng chứng minh
Chứng cứ
Chứng cứ theo người
Chứng cứ theo vật
Căn cứ nguồn thu nhận
chứng cứ
4.2.2. PHÂN LOẠI
18
v1.0014112217
4.2.3. NGUỒN CHỨNG CỨ
• Là người, vật, tài liệu mang thông tin về chứng cứ.
• Nguồn chứng cứ là nơi rút ra các chứng cứ.
• Nguồn chứng cứ quy định tại Điều 82 và Nghị quyết 04/HĐTP/2012.
• Các loại nguồn chứng cứ:
Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;
Các vật chứng;
Lời khai của đương sự;
Lời khai của người làm chứng;
Kết luận giám định;
Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
Tập quán;
Kết quả định giá tài sản.
19
v1.0014112217
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài này chúng ta đã nghiên cứu những nội dung
chính sau:
• Khái niệm chứng minh, nghĩa vụ chứng minh, đối
tượng chứng minh, hoạt động chứng minh;
• Khái niệm, đặc điểm chứng cứ, phân loại và nguồn
chứng cứ.
20
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_luat_to_tung_dan_su_bai_4_chung_minh_va_chung_cu_t.pdf