Khóa luận Giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước nhằm thực thi có hiệu quả Luật Cạnh tranh

LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CẠNH TRANH VÀ CỔ PHẦN HOÁ 5 DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 5 1. Khái quát chung về cạnh tranh và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 5 1.1. Cạnh tranh - động lực thúc đẩy nền kinh tế thị trường 5 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh 5 1.1.2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 7 1.2. Khái quát chung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 8 1.2.1. Khái niệm CPH DNNN 8 1.2.1.1. Khái niệm DNNN 8 1.2.1.2. Khái niệm và bản chất của CPH DNNN 10 1.2.2. Vai trò của CPH DNN trong việc thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh 11 2. Khái quát pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 13 2.1. Pháp luật về cạnh tranh 13 2.1.1. Sự cần thiết phải ban hành Luật Cạnh tranh 13 2.1.2. Tổng quan pháp luật về cạnh tranh 16 2.1.2.1. Pháp luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới 16 2.1.2.2. Những nội dung cơ bản của Luật Canh tranh 18 2.2. Pháp luật về CPH DNNN 19 2.2.1. Sự cần thiét của pháp luật điều chỉnh CPH DNNN 19 2.2.2. Tổng quan pháp luật về CPH DNNN 21 2.2.2.1. Khái quát sự phát triển của các quy định pháp luật về CPH DNNN 21 2.2.2.2. Những điểm cơ bản trong pháp luật hiện hành về CPH các DNNN 22 2.3. Mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật về CPHDNNN 24 2.3.1. Cạnh tranh vừa là động lực vừa là mục tiêu của CPH DNNN 24 2.3.2. CPH DNNN - tiền đề cho hạot động cạnh tranh diẽn ra trên thị trường 25 CHƯƠNG II 28 THỰC TRẠNG VỀ CẠNH TRANH VÀ CỔ PHẦN HÓA 28 DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 28 1. Thực trạng về cạnh tranh và vấn đề thực thi luật cạnh tranh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 28 1.1. Thực trạng về cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay 28 1.1.1. Khái quát tình hình cạnh tranh trên thị trường Việt Nam 28 1.1.2. Thực trạng độc quyền trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay 30 1.1.2.1. Điều kiện hình thành độc quyền ở nước ta 30 1.1.2.2. Tình hình độc quyền trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay 31 1.2. Vấn đề thực thi Luật Cạnh tranh ở nước ta hiện nay 37 1.2.1. Tình hình vi phạm pháp luật cạnh tranh 37 1.2.2. Tình hình xử lý vụ việc cạnh tranh 40 2. Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 43 2.1. Mục tiêu của việc CPH các DNNN 43 2.2. Tiến trình CPH DNNNN 47 2.2.1. Những thành tựu của CPH DNNN 47 2.2.2. Những hạn chế của CPH DNNN 50 CHƯƠNG III 53 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐẨY NHANH TỐC ĐỘ CỔ PHẦN HÓA 53 NHẰM THỰC THI CÓ HIỆU QUẢ LUẬT CẠNH TRANH 53 1. Đề xuất về khía cạnh thể chế (khung pháp lý) 53 2. Đề xuất một số giải pháp cụ thể 54 KẾT LUẬN 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước nhằm thực thi có hiệu quả Luật Cạnh tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm giảm quy mô của độc quyền tự nhiên, cho phép áp dụng các nguyên tắc cạnh tranh trong một số bộ phận nhất định của độc quyền tự nhiên. Trong lĩnh vực hạ tầng, kể cả xây dựng cơ sở và cung cấp dịch vụ, hầu như chỉ có một hoặc một và DNNN được phép hoạt động. Độc quyền của các DNNN lớn dưới hình thức Tổng công ty nhà nước trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng đã hạn chế đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài. Cho đến nay, sự tham gia của thành phần ngoài quốc doanh còn rất hạn chế, chủ yếu dưới các hình thức đầu tư BOT, BCC đối với đầu tư nước ngoài và trong nước, mặc dù nhiều hình thức đầu tư khác đã được cho phép. Mạng lưới kết cấu hạ tầng kém phát triển do thiếu đầu tư: về viễn thông, hiện nay số mạng điện thoại chính tính trên 100 dân của Việt Nam là 2,6, trong khi của Thái Lan là 7,9. Mức tiêu thụ điện tính theo đầu người chỉ bằng 15% của Thái Lan; 75% dân số Việt Nam được dùng điện trong khi Thái Lan là 87%. Hệ thống cung cấp nước sạch và thoát nước rất thiếu và không đảm bảo điều kiện vệ sinh: khoảng hơn 65% dân số Việt Nam được cung cấp nước sạch, còn ở Thái Lan là 89%. [16, tr. 76]. Tại các thành phố thường xảy ra tình trạng úng lụt khi mưa lớn. Mức giá dịch vụ độc quyền ở nước ta cao hơn nhiều so với chi phí thực tế, thu nhập trung bình của người dân và cao hơn mức giá ở các nước khác, ngay cả nước phát triển. Ví dụ: từ Hà Nội gọi đến TOKYO hết 7,92 USD/3 phút, từ Bangkok hết 2,48USD; giá điện của Việt Nam là 0,07USD/KWh so với Thái Lan là 0,04USD/KWh [16, tr.78]. Giá các dịch vụ công cơ bản như điện, nước, giá cước vận tải đều do Nhà nước quy định. Bản thân doanh nghiệp không có quyền định giá cước mà chỉ xây dựng mức giá trình cơ quan Nhà nước và Chính phủ phê duyệt. Trên thực tế, do hoạt động không có đối thủ cạnh tranh đưa ra mức giá so sánh nên doanh nghiệp có thể đề nghị mức giá mua, giá bán không hợp lý. Kết quả là năng suất lao động thấp, giá sản phẩm cuối cùng cao một cách bất hợp lý, buộc toàn bộ nền kinh tế phải chịu giá đầu vào cao. Độc quyền kinh doanh không chỉ hạn chế đổi mới công nghệ trong bản thân ngành đó; trong trường hợp ngành viễn thông còn hạn chế phát triển công nghệ trong các ngành khác. Trong khi đó chất lượng phục vụ thấp và kém đa dạng.Ví dụ: thăm dò ý kiến khách hàng của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương năm 2000 cho thấy: 56% khách hàng không được báo trước việc cắt điện, 25% khách hàng bị cắt điện hơn 10 lần trong 1 năm gần đây. Việc cắt điện làm cho 50% số khách hàng phải dừng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra điện áp không ổn định ảnh hưởng không tốt tới các thiết bị điện sử dụng. Ở Thái Lan, Hàn Quốc những điều này hầu như không xảy ra. Tóm lại, độc quyền trong kinh doanh dù hình thành và tồn tại bằng cách nào cũng thường xảy ra những hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế quốc dân. Độc quyền trong kinh doanh là nhân tố kìm hãm động lực phát triển của nền kinh tế, là yếu tố hạn chế tự do kinh doanh và văn minh thương mại. Chính vì những hậu quả trên đây của độc quyền trong kinh doanh, nước ta cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đã coi chống độc quyền là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước. Nhà nước ngày càng làm giảm bớt sự can thiệp bằng những mệnh lệnh hành chính để tạo để tạo thế độc quyền cho một số DNNN. Một trong những biện pháp làm giảm sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của DNNN đó là tiến hành CPH DNNN. 1.2. Vấn đề thực thi Luật Cạnh tranh ở nước ta hiện nay 1.2.1. Tình hình vi phạm pháp luật cạnh tranh Luật Cạnh tranh ra đời đã hơn 2 năm, bên cạnh những cố gắng nhằm thi hành nghiêm chỉnh các quy định của luật này của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, của các chủ thể kinh doanh và của người tiêu dùng thì những hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh vẫn diễn ra ngày càng phổ biến trong nền kinh tế nước ta. Đó là hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Biểu hiện của những vi phạm này là: Hành vi hạn chế cạnh tranh chủ yếu diễn ra ở khu vực kinh tế công, đặc biệt là các DNNN. Các doanh nghiệp này mặc dù được trang bị khá đầy đủ, dồi dào về vốn, nguồn lực sản xuất, được tạo điều kiện trong việc thực hiện các cơ hội kinh doanh và các điều kiện để xúc tiến thương mại, song dường như một số DNNN đang biến vai trò chủ đạo này thành sự độc quyền của các doanh nghiệp trong một số ngành lĩnh vực kinh tế, hạn chế sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ được dẫn chứng là hoạt động ở một số ngành như: điện lực, bưu chính viễn thông, cung cấp nước sạch… Trong lĩnh vực điện thời gian qua báo chí có nêu Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đang lạm dụng vị trí độc quyền để tăng giá điện hay thường xuyên cắt điện mà không hề báo trước. Quan hệ giữa công ty điện lực và người tiêu dùng điện được coi là quan hệ thị trường, có hợp đồng hẳn hoi, nhưng trên thực tế lại không có sự bình đẳng giữa người mua và người bán. Người bán lợi dụng vị trí độc quyền của mình để đưa ra những quy định mà không cần có sự đồng ý của người mua. Nhưng người mua vẫn phải chấp nhận mà không có sự lựa chọn nào khác. Trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông có ý kiến cho rằng: hiện tượng tập trung kinh tế cũng đang diễn ra: Vinaphone là một doanh nghiệp trực thuộc VNPT, Mobiphone là một liên doanh của VNPT, việc quản lý đường trục được giao cho VNPT. Đây là điều kiện thuận tiện, dễ dàng cho phép VNPT lạm dụng vị thế của mình để nâng cao giá bất hợp lý và đối xử không bình đẳng giữa các doanh nghiệp khai thác trên đường trục dẫn. Một ví dụ là VNPT đã hạn chế việc khai thác đường trục dẫn của Viettel. Hoặc là vụ VNPT gây sự cố cho Viettel khi công ty này thực hiện giảm giá cước dịch vụ điện thoại di động. Còn Tổng công ty xăng dầu thì gần đây người dân phản ánh: Tổng công ty này đã lạm dụng vị trí độc quyền của mình để liên tục tăng giá xăng dầu. Khi người tiêu dùng thắc mắc thì được trả lời là vì “ Giá xăng dầu trên thế giới đang tăng”. Nhưng khi giá xăng dầu trên thế giới có xu hướng giảm xuống thì giá xăng tại Việt Nam vẫn không hề giảm… Hay như mới đây là vụ trong xăng có chứa tỷ lệ lớn Aceton làm giảm tuổi thọ của các loại động cơ… Hoặc là trường hợp 13 nhà máy lắp ráp ô tô đang liên kết để giữ giá ôtô cao nhất thế giới và đang vi phạm quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh… Bên cạnh một số những vi phạm nêu trên của các DNNN, thì sự tham gia thị trường của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với ưu thế vượt trội về trình độ quản lý, năng lực thị trường, chiều sâu kinh doanh… khi tiếp cận thị trường Việt Nam đang tìm cách chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh dồn ép các doanh nghiệp trong nước vào khu vực thị phần nhỏ hẹp… Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng diễn ra ngày càng nhiều. Có thể chỉ ra những ví dụ sau : Hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn đang diễn ra một cách “ sôi nổi” và diễn biến vô cùng phức tạp. Trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây đã nêu ra hàng loạt trường hợp sử dụng các yếu tố nhằm gây ra sự nhầm lẫn của các doanh nghiệp. Có thể nói không một sản phẩm nổi tiếng nào lại không bị làm nhái, từ những vật dụng sinh hoạt cho đến những máy móc kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật hiện đại. Hẳn chúng ta còn nhớ vụ kiện của hãng nước khoáng nổi tiếng LAVIE trong cuộc chạy đua giành giật thương hiệu với những người “ anh em” như LAVIER, LAVIGE, LAVISE… Hay như mới đây “ Chuyên gia giặt tẩy vết bẩn” OMO cũng phải tham gia vào cuộc kiện tụng tốn kém, bởi theo hãng này, có rất nhiều loại bột giặt khác đang được lưu hành trên thị trường đã cố ý nhái sản phẩm của họ như: bột giặt TOMOT, VIMO, OMON… Các hãng như PANASONIC, CAMAY…cũng đang chịu chung số phận như vậy. Gần đây, thị trường xe gắn máy Việt Nam sôi động hẳn lên bởi có sự tham gia của những sản phẩm đến từ Trung Quốc với mẫu mã y đúc các loại xe đang được ưa dùng của các hãng nổi tiếng như : HONDA, SUZUKY, YAMAHA, nhưng giá thành thì chỉ bằng … một phần ba! Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh cũng đang diễn ra khá phổ biến. Quảng cáo so sánh có tính chất phủ định, tự cho rằng sản phẩm của mình có chất lượng vượt xa các sản phẩm cùng loại khác. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những mẫu quảng cáo đó trên các phương tiện thông tin hàng ngày như : “ Chỉ có OMO mới tẩy sạch những vết bẩn, còn bột giặt thường thì không thể”; “ P/S diệt khuẩn bảo vệ răng suốt cả ngày bởi P/S có chất diệt khuẩn còn kem đánh răng thường thì chỉ có Flour’’, rồi “ VIM tẩy sạch những chỗ tưởng chừng như không thể tẩy rửa được và diệt trùng mà những nước vệ sinh khác không thể tẩy rửa được…”. Kiểu quảng cáo này được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bởi bằng cách đưa ra những lý lẽ hay lời tuyên bố có tính mập mờ, doanh nghiệp đã gây cho khách hàng những suy nghĩ không chính xác về các sản phẩm cùng loại khác. Đối với các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh thì hành vi này làm cho sản phẩm của họ bị mất uy tín và từ đó ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của mình. Hay hành vi đưa thông tin gian dối gây nhầm lẫn cho khách hàng, ví dụ như: sản phẩm quảng cáo của bột giặt VISO cho rằng: “ VISO đưa ra tiêu chuẩn mới về độ trắng” thế nhưng khi sử dụng thì chất lượng không bằng bột giặt khác. Hiện tượng doanh nghiệp đưa ra những chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan này, tổ chức nọ để quảng cáo rùm beng nhưng sự thật đến đâu thì không ai kiểm tra… Chúng ta có thể bắt gặp như: “ Viện da liễu kiểm nghiệm và chứng nhận”. “ được Viện Răng - Hàm - Mặt khuyên dùng”, “ Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh kiểm nghiệm”…ảnh hưởng đến lợi ích, tính mạng, sức khoẻ người tiêu dùng. Gây ra sự nghi ngờ của khách hàng đối với những sản phẩm cùng loại, từ đó doanh nghiệp khác cũng bị thiệt hại. Như vậy, điểm qua một chút, chúng ta có thể thấy đây là hành vi mang tính phổ biến hiện nay, nó làm rối loạn thị trường trong nước, làm cho quyền lợi của khách hàng bị vi phạm một cách nghiêm trọng. Chúng ta đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ, do đó cần có những biện pháp cụ thể, kịp thời để nhanh chóng ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm như trên. 1.2.2. Tình hình xử lý vụ việc cạnh tranh Đối với bất kỳ một đạo luật công nào, sẽ không thể nói đến tính khả thi nếu không hình thành và hoàn thiện cho được một thiết chế công quyền đủ mạnh đóng vai trò như một lực lượng “cảnh sát đặc biệt ” chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát thi hành luật trong thực tiễn [24]. Ở Việt Nam, khi Luật Cạnh tranh được ban hành thì cơ quan quản lý cạnh tranh (là Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh) cũng được thành lập để giải quyết các vụ việc cạnh tranh. Vậy tình hình xử lý vụ việc cạnh tranh của những cơ quan này như thế nào? Hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh diễn ra ngày càng phổ biến, nhưng mới chỉ có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh là bị xử lý. Mặc dù vậy, các cơ quan Nhà nước vẫn tỏ ra lúng túng trước vấn nạn này. Và do đó, quyền lợi của các doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫn bị vi phạm. Nhiều vụ đã từng làm xôn xao dư luận bằng những cuộc kiện tụng kéo dài và tốn kém. Từ khi Luật Cạnh tranh đuợc ban hành đến nay, trên thực tế chưa có vụ việc nào được xử lý theo tố tụng cạnh tranh [25]. Cục quản lý cạnh tranh chưa xử lý được vụ nào. Vì sao vậy? Có ba khả năng xảy ra: một là, không có vi phạm; hai là, có nhưng không phát hiện; ba là, không có ai kiện. Xem xét tình hình thực thi Luật Cạnh tranh ta thấy, khả năng thứ nhất hoàn toàn không xáy ra. Bởi như đã có phân tích ở phần trên, thì những hành vi vi phạm ngày càng nhiều, vậy chỉ có thể là không phát hiện và không có ai kiện khi vi phạm xảy ra. Việc không phát hiện ra vi phạm để điều tra và xử lý chứng tỏ cơ quan cạnh tranh vẫn còn yếu kém , chưa đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ của mình. Chính vì thế mà người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng vào sức mạnh của cơ quan cạnh tranh, nên mặc dù họ là người bị vi phạm nhưng họ không kiện đến cơ quan cạnh tranh để yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho mình. Mặt khác, người tiêu dùng thường có xu hướng hình sự hoá các quan hệ kinh tế dân sự. Biểu hiện cụ thể như sau: Hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh phát sinh ngày càng nhiều trên thị trường và trong nền kinh tế của nước ta. Sự vi phạm này ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. Có điều, dù lợi ích của mình bị xâm phạm nghiêm trọng nhưng hầu như không có người tiêu dùng nào kiện đến cơ quan quản lý cạnh tranh, họ thường có xu hướng hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự, tức là: cứ ảnh hưởng đến lợi ích của họ là họ đến cơ quan công an để trình báo. Ví dụ như: bị ép giá nhờ cơ quan công an can thiệp, mua phải hàng kém chất lượng do khuyến mãi cũng báo công an …Qua thực tế nêu trên có thể thấy: công tác tuyên truyền pháp luật còn kém, dẫn đến tình trạng người dân chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh. Tuy nhiên, việc cơ quan quản lý cạnh tranh có điều tra, xử lý được vụ việc cạnh tranh nào hay không phụ thuộc vào việc có hay không có đơn kiện. Bởi lẽ theo quy định của pháp luật thì thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh vẫn có thể mở cuộc điều tra sơ bộ khi cơ quan này tự mình phát hiện ra hành vi vi phạm, ngay cả khi không có khiếu nại. Tuy nhiên, cho đến nay cơ quan quản lý cạnh tranh vẫn chưa phát hiện ra vi phạm nào để xử lý hay thấy có vi phạm nhưng không xử lý. Nguyên nhân của tình trạng này là: Cơ quan quản lý cạnh tranh còn thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn để có thể đảm trách công việc kiểm soát độc quyền theo đúng pháp luật, và hiện nay hiện tượng độc quyền Nhà nước bị biến dạng thành độc quyền doanh nghiệp hay độc quyền hành chính: vấn đề đặt ra là liệu cơ quan hành chính có thể can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp độc quyền Nhà nước không khi các doanh nghiệp này có hành vi hạn chế cạnh tranh (ví dụ như: các hành vi lạm dụng vị thế độc quyền và tập trung kinh tế của Tổng công ty Thép, Tổng công ty Viễn thông, Tổng công ty hàng không, Tổng công ty xăng dầu). Bởi đứng đằng sau các doanh nghiệp này là các cơ quan chủ quản có thể bằng sức mạnh của mình trực tiếp ra các mệnh lệnh hành chính hoặc thể chế hoá việc hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp này, mặt khác, sự phối hợp giữa các cơ quan cạnh tranh và các hệ thống các cơ quan khác như: Toà án, Công an, Hải quan, điều tra thị trường chưa thực sự có hiệu quả. Xem xét các cơ quan có thẩm quyền hiện nay trong việc áp dụng Luật Cạnh tranh, chúng tôi cho rằng: để đảm bảo cho các cơ quan này hoạt động thực sự có hiệu quả, trước hết chúng ta cần phải làm rõ hơn nữa vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc xử lý, xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cũng như sửa chữa thiếu sót không đáng có về thẩm quyền xử phạt của cơ quan quản lý cạnh tranh. Ngoài ra, tương lai cũng cần phải tăng cường vai trò của Toà án trong việc xử lý các vụ việc cạnh tranh trong xu thế cải cách tư pháp hiện nay [24]. Xây dựng được một đạo luật về cạnh tranh đã khó, song để đưa đạo luật này vào thực tiễn còn khó hơn. Điều này đòi hỏi phải phát huy vai trò và tăng cường năng lực cho các cơ quan có thẩm quyền áp dụng Luật Cạnh tranh. Điều mà các doanh nghiệp và cả xã hội mong chờ chính là hiệu quả hoạt động của các cơ quan này trong thực tiễn nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng, minh bạch và lành mạnh. 2. Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 2.1. Mục tiêu của việc CPH các DNNN Những hạn chế của DNNN trong quá trình hoạt động như: cơ chế quản lý cứng nhắc, thiếu năng động, tính cạnh tranh thấp, đầu tư còn dàn trải, một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Để có một nền kinh tế phát triển, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải thực hiện tốt CPH, cũng như cần đẩy nhanh hơn nữa tiến trình CPH các DNNN. Có như vậy mới góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp. Mặt khác, thực hiện CPH DNNN sẽ góp phần huy động một lượng vốn lớn của toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ phát triển doanh nghiệp, thực sự phát huy vai trò làm chủ của người lao động, của các cổ đông, tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư và người lao động, đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Nghị quyết Hội nghị lần 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã chỉ rõ: “CPH DNNN không được biến thành tư nhân hoá DNNN”. CHP là sự thay đổi về mọi mặt, từ quyền sở hữu đến quyền năng về quản lý và phương pháp quản lý điều hành doanh nghiệp [29, tr. 42]. Khi chuyển sang công ty cổ phần thì bản thân công ty cổ phần có quyền sở hữu đối với tài sản. Công ty cổ phần là một pháp nhân đầy đủ, cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty cổ phần là Đại hội cổ đông. Công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, trên nó không có cơ quan chủ quản như DNNN. Song thực trạng hiện nay có sự can thiệp hành chính của cơ quan nhà nước trong quản trị Công ty cổ phần sau khi CPH. Đến Nghị quyết hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 9, khoá IX Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực DNNN, trọng tâm là CPH mạnh hơn nữa”. “Đẩy nhanh tiến độ CPH, mở rộng diện các doanh nghiệp cần CPH, kể cả một số Tổng công ty và doanh nghiệp lớn trong các ngành như: diện lực, luyện kim, cơ khí, hoá chất, phân bón, xi măng, xây dựng, vận tải đường bộ, đường sông, đường hàng không, hàng hải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm” [2, tr, 191; 192]. Quyết định số 263/2006/QĐ–TTg ngày 15/11/2006 về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN giai đoạn 2006 – 2010, đã đề ra một số nhiệm vụ sau: Một là, tiếp tục rà soát, phân loại, sắp xếp, đổi mới các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Công ty Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch, lộ trình sắp xếp, CPH DNNN đã được phê duyệt và giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện. Hai là, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý hoạt động, tăng cường đầu tư phát triển những tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Công ty Nhà nước mà trước mắt Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ để đáp ứng được vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế thị trường, hoạt động có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; giám sát chặt chẽ hoạt động của các công ty Nhà nước và người đại diện phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp khác, thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của các công ty Nhà nước để đảm bảo việc quản lý, sử dụng vốn Nhà nước vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả, phòng chống lãng phí, tham nhũng tiêu cực. Hoàn thành việc chuyển đổi toàn bộ các công ty thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc nhiều thành viên hoặc công ty cổ phần của chủ sở hữu Nhà nước vào năm 2009. Ba là, đẩy nhanh tiến độ, mở rộng diện CPH công ty Nhà nước. Tập trung chỉ đạo CPH các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước, công ty Nhà nước quy mô lớn, các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Công ty tài chính nhà nước; đảm bảo đạt hiệu quả, đạt mục tiêu thu hút vốn và đổi mới quản trị nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. CPH gắn với niêm yết giao dịch trên thị trường chứng khoán; mở rộng thí điểm CPH vườn cây gắn với cơ sở chế biến đối với các nông, lâm trường quốc doanh, thí điểm nhân rộng CPH Công ty Nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích, các đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu. CPH tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty mẹ với lộ trình phù hợp. Bốn là, khẩn trương xoá bỏ đặc quyền và độc quyền không cần thiết của DNNN phù hợp với tiền trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Việc đẩy mạnh cải cách DNNN thông qua hình thức CPH được xác định theo lộ trình rất cụ thể. Từ năm 2002 đến 2010 chia ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn 2002-2005 và giai đoạn 2006-2010. Trong giai đoạn 2002-2005: Chính Phủ đã phê duyệt 104 đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN. Theo đề án này, trong tổng số 4722 DNNN hiện còn lại trên 1931 DNNN 100% vốn nhà nước; 2791 DNNN sắp xếp lại trong đó có 1042 DNNN có cổ phần chi phối của nhà nước; 1011 DNNN trong đó nhà nước có cổ phần. Đối với các Tổng công ty thì Nhà nước vẫn duy trì 18 Tổng công ty 91 và sắp xếp 79 Tổng công ty 90 thành 73 Tổng công ty 90. Số 1476 doanh nghiệp thành viên của các Tổng công ty này sẽ: sắp xếp lại còn 554 thành viên. 516 doanh nghiệp trong số này sẽ do Nhà nước chi phối thông qua việc sở hữu phần lớn cổ phần, còn 197 doanh nghiệp khác thì Nhà nước góp vốn. 209 doanh nghiệp còn lại sẽ cho thuê, giải thể hoặc cho phá sản [ 20, tr. 243]. Theo đề án nêu trên, quy mô DNNN được cải thiện. 100% DNNN có quy mô vừa và nhỏ với tổng vốn bình quân cho một DNNN là 71,55 tỷ đồng, tăng 3,1 lần so với thời điểm trước năm 2001 [ 20, tr. 243]. Hội nghị về sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2006-2010 đã khẳng định: “Nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp trong 5 năm tới trọng tâm là CPH. Mục tiêu đến 2010, chúng ta cơ bản CPH xong DNNN”. Phương án được lựa chọn để tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới DNNN từ nay đến 2010 là đẩy mạnh sắp xếp, CPH các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước. Theo đó, từ nay đến hết năm 2010 sẽ CPH khoảng 1.500 doanh nghiệp (riêng các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty nhà nước phải hoàn thành trong năm 2008), trong đó năm 2007 phải CPH 550 doanh nghiệp; số còn lại sẽ thực hiện trong các năm 2008-2009, một số công ty và số ít doanh nghiệp chưa được CPH sẽ thực hiện trong năm 2010 [13]. Hội nghị cũng đưa ra phương hướng chỉ đạo, cả nước thực hiện còn 105 tập đoàn, Tổng công ty, trong tổng số 2176 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Để cơ bản hoàn thành xong CPH vào năm 2010, chúng ta dự kiến sẽ phải CPH xong 79 Tổng công ty trong tổng số 105 Tổng công ty và CPH khoảng 1.500 doanh nghiệp, còn lại là các doanh nghiệp công ích, nông lâm trường [13]. Trước mắt, trong khi chưa thực hiện CPH được Tổng công ty thì tiến hành CPH tất cả các doanh nghiệp thành viên trước và chuyển sang mô hình hoạt động công ty mẹ - con. Theo kế hoạch 4 năm, kể từ năm 2007 đến 2010, chúng ta phải CPH các tập đoàn Tổng công ty, cụ thể từng năm như sau: Năm 2007, CPH tổng cộng 20 tập đoàn và Tổng công ty (Ví dụ: Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long...); Năm 2008, sẽ CPH 26 Tổng công ty (Ví dụ: Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty hàng không Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam...); Năm 2009 sẽ CPH 19 Tổng công ty (Ví dụ: Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty Thép, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam...). Năm 2010 dự kiến CPH 06 Tổng công ty là: Tổng công ty hoá chất, Tổng công ty xi măng, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp và Tổng công ty đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam [11]. Theo kế hoạch CPH mà Chính phủ đã phê duyệt trong giai đoạn 2007-2010 có thể nhận thấy lĩnh vực điện và xăng dầu chưa được đề cập đến trong danh sách các tập đoàn, Tổng công ty cần được CPH đến hết năm 2010. Đối với những doanh nghiệp đã lỗ hết vốn thì buộc phải giải thể và thực hiện chính sách lao động dôi dư hoặc bán đấu giá mặt bằng thu hồi về cho Nhà nước. Một vấn đề quan trọng nữa là CPH phải gắn liền với vấn đề đưa ra sàn đấu giá và niêm yết trên thị trường chứng khoán (tính đến thời điểm này mới chỉ có trên 60 DNNN được CPH đã niêm yết trên thị trường chứng khoán) [13]. Những đề án nêu trên sẽ tạo ra bước điều chỉnh quan trọng trong cơ cấu phân bố DNNN. DNNN sẽ tập trung vào các ngành, lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng. 2.2. Tiến trình CPH DNNNN 2.2.1. Những thành tựu của CPH DNNN Những năm qua, Chính phủ đã ban hành cơ chế, chính sách tạo khung pháp lý tương đối đồng bộ và phù hợp cho sắp xếp CPH đổi mới và phát triển DNNN. Đề ra nhiệm vụ giải pháp cụ thể cho từng thời kỳ và chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách kiên quyết đạt kết quả rất tích cực. DNNN đã được cơ cấu lại một bước quan trọng, giảm mạnh doanh nghiệp quy mô nhỏ, thua lỗ [30]. Tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ công ích. Những doanh nghiệp quy mô lớn mà trước mắt Nhà nước cần nắm giữ đã được kiện toàn về tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh, tập trung vào đầu tư phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh quản trị doanh nghiệp và quản lý Nhà nước đối với DNNN được đổi mới một bước phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, cho biết: tính đến hết tháng 8/2006 cả nước đã sắp xếp được 4.447 doanh nghiệp, trong đó CPH được 3.060 doanh nghiệp. Riêng từ năm 2001 đến nay, đã sắp xếp được 3.830 DNNN bằng gần 68% DNNN đầu năm 2001 [13]. Sau quá trình thực hiện sắp xếp, số lượng DNNN giảm nhưng vẫn tiếp tục giữ vai trò chi phối các ngành, lĩnh vực then chốt. Khu vực DNNN vẫn đóng góp gần 40% GDP và 50% tổng thu ngân sách nhà nước. Cùng với việc sắp xếp CPH DNNN, từ năm 2001 đến nay trên địa bàn cả nước đa tiến hành giải thể 5 Tổng công ty không giữ được vai trò chi phối, đồng thời hỗ trợ các công ty thành viên sáp nhập, hợp nhất 7 Tổng công ty. Tổ chức lại Tổng công ty Rượu – Bia - Nước giải khát thành 2 Tổng công ty; thành lập thêm 17 Tổng công ty nhà nước, tổ chức lại 7 Tổng công ty thành tập đoàn, đưa 1 Tổng công ty 90 vào cơ cấu của tập đoàn. Như vậy, đến hết tháng 9/2006, cả nước đã có 105 tập đoàn và Tổng công ty, cụ thể gồm: 7 tập đoàn, 13 Tổng ông ty 91; 83 Tổng công ty thuộc các Bộ, ngành, địa phương và 2 Tổng công ty thuộc tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam [13]. Về cơ bản, những năm qua, nhiều địa phương trong cả nước đã hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới các DNNN quy mô nhỏ như: Quảng Ninh, nay đã tính đến chuyện giải thể Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp thuộc UBND tỉnh; Hải Phòng cũng vậy, việc sắp xếp cũng hoàn thành cơ bản. Hiện nay chỉ còn có 12 DNNN thuộc thành phố này, trong đó có tới 7 doanh nghiệp là các công ty thuỷ nông, thực tế chỉ còn 5 DNNN. Bước đầu chúng ta đã khởi động việc CPH một số công ty lớn như: Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) (Tháng 11/2006 lần đầu tiên Vinaconex bán cổ phần ra bên ngoài với số lượng là: 42.993.650 cổ phần phổ thông, chiếm 28,67% vốn điều lệ qua hình thức đấu giá tại sàn Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh); hay Vietcombank, Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm cũng hoàn tất công tác CPH Bảo Việt trong năm 2006 (Cuối năm 2006 thành lập công ty mẹ là Tập đoàn Bảo Việt; năm 2007 sẽ thành lập công ty Bảo hiểm y tế công cộng Bảo Việt và Trung tâm thẻ Bảo Việt; sang năm 2008, dự kiến phát triển công ty khách sạn – du lịch Bảo Việt, công ty kinh doanh bất động sản Bảo Việt. Bảo Việt cho biết sẽ cố gắng đưa cổ phiếu Bảo Việt lên niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2008). Ngoài ra, trong năm 2006 còn tiến hành CPH các công ty sau: công ty di động (VMS), chuyển công ty thương mại dầu khí thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên... Tiến trình CPH các DNNN được cải thiện từng bước và ngày càng được đẩy nhanh tiến độ, nhất là hiện nay nước ta đang đứng trước nhiều áp lực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, Chính phủ luôn quan tâm đến tiến trình này, nhất là hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả của các DNNN. Hơn nữa, trước đây các doanh nghiệp nhỏ lẻ, phân tán thì nay rất tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình CPH. Được biết, sẽ có khoảng 80 doanh nghiệp được chuyển sang mô hình mẹ - con. Sau đó, các doanh nghiệp con sẽ CPH trước khi CPH công ty mẹ. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, nhìn chung các doanh nghiệp sau CPH đều nâng cao được hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với các mức độ khác nhau. Dựa trên báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương về kết quả hoạt động của 850 doanh nghiệp CPH đã hoạt động trên 1 năm cho thấy, vốn điều lệ bình quân tăng 44%, doanh thu bình quân tăng 23,6%, lợi nhuận bình quân tăng 139,76%. Đặc biệt có tới trên 90% số doanh nghiệp sau CPH hoạt động kinh doanh có lãi, nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 12%, số lao động bình quân tăng 6,6%, cổ tức bình quân đạt 17,11% [13]. Có thể đưa ra một vài ví dụ cụ thể sau: công ty cổ phần cơ điện lạnh, năm 1999 công ty này đạt 178 tỷ đồng tăng gần gấp 4 lần so với doanh thu trước khi thực hiện CPH là 46 tỷ đồng; Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết năm 1999 đạt 86 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với doanh thu trước khi thực hiện CPH là 55 tỷ đồng năm 1998; Công ty cổ phần Việt Phong (VIFOCO) có số vốn tăng 2,4 lần [20, tr. 207]. Tiến trình CPH đã tạo ra một lượng khá lớn công ty cổ phần. Đến thời điểm hiện nay đã có khoảng 1000 công ty cổ phần được hình thành trên nền của các DNNN CPH [20, tr. 207]. Những công ty cổ phần này có tiềm lực lớn hơn các công ty cổ phần được các thành phần kinh tế khác lập ra. Như vậy, CPH DNNN đã đạt được những hiệu quả về kinh tế, chính trị, xã hội nhất định, tạo sự rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của từng thành phần sở hữu, từng cổ đông; xoá bỏ cơ chế phân phối bình quân; hình thành phương thức chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, giảm được sự can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý Nhà nước; tạo cơ chế quản lý tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm thúc đẩy doanh nghiệp năng động hơn; tạo cơ sở pháp lý và vật chất để người lao động xác lập và nâng cao vai trò làm chủ, gắn bó máu thịt với doanh nghiệp. CPH cũng đã huy động thêm vốn của xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Nhiều DNNN CPH đã đổi mới được công nghệ, nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính cạnh tranh. Từ những thành tựu đã đạt được của CPH, Đảng ta tiếp tục đưa ra phương hướng chỉ đạo là: “Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNNN, trọng tâm là CPH”. 2.2.2. Những hạn chế của CPH DNNN Sau hơn 15 năm thực hiện, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vì nhiều lý do khác nhau, CPH chưa mang lại kết quả như mong muốn. So với yêu cầu đặt ra, tiến độ CPH DNNN còn chậm, DNNN hoạt động trong những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần chi phối còn nhiều, tỷ lệ vốn Nhà nước trong các công ty cổ phần còn lớn, quy mô DNNN chưa lớn, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của DNNN nói chung, Tổng công ty nhà nước nói riêng chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước. Bên cạnh đó, một số quy định về sắp xếp, CPH DNNN chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra, vướng mắc trong quá trình thực hiện còn chậm được tháo gỡ [30]. Cụ thể như sau: Tốc độ CPH còn chậm, chưa đảm bảo được chỉ tiêu đề ra. Chẳng hạn, trong 3 năm (2000-2002) cả nước chỉ CPH được 523/1065 doanh nghiệp theo dự kiến, đạt 50% kế hoạch [27]. Tính đến 31/12/2005, cả nước mới CPH được 2.935 DNNN. Số doanh nghiệp được CPH tăng nhiều, nhưng số vốn mới chiếm 12% tổng số vốn trong các DNNN; nếu trừ đi phần vốn Nhà nước còn giữ lại gần 50% trong các doanh nghiệp CPH, thì thực chất tỷ lệ trên chỉ chiếm khoảng 6% [12]. So với mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 9 khoá IX thì còn chậm, nhất là các doanh nghiệp có quy mô lớn, các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Xét về cơ cấu các doanh nghiệp được CPH, việc CPH chưa được thực hiện đều khắp trong tất cả các lĩnh vực. Các doanh nghiệp được CPH chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại và xây dựng, số lượng doanh nghiệp được CPH trong các lĩnh vực khác rất ít. Do số lượng doanh nghiệp được CPH không cao, hơn nữa đó chỉ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ: trên 90% công ty cổ phần có vốn Nhà nước dưới 10 tỷ đồng – trong đó khoảng trên 75% có vốn Nhà nước dưới 5 tỷ đồng. Mặt khác, Nhà nước vẫn còn giữ lại một tỷ lệ đáng kể cổ phần của mình trong các công ty cổ phần, nên CPH nhìn chung chưa có tác động đáng kể đến việc cơ cấu lại vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp. Về cơ bản, chỉ có những doanh nghiệp vừa và nhỏ được CPH. Một số doanh nghiệp CPH mới chỉ tập trung vào tiết kiệm chi phí, giảm giá thành để tăng lợi nhuận, chia cổ tức, trong khi chưa chú trọng đến những vấn đề có ảnh hưởng đến hoạt động lâu dài của doanh nghiệp như: thực hiện đổi mới công nghệ, đầu tư vốn xã hội vào sản xuất kinh doanh... Chính vì vậy, vẫn còn một số DNNN CPH làm ăn kém hiệu quả, thậm chí còn thua lỗ. Việc thực hiện chính sách đối với người lao động có những bất cập. Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp không đủ kinh phí để giải quyết chính sách cho người lao động, không lo được việc làm cho họ. Trong khi đó, ở một số đơn vị làm ăn có hiệu quả, có phúc lợi để giải quyết chính sách trợ cấp cho người mất việc do sắp xếp thì người lao động lại không muốn nghỉ theo chế độ. Vì thế, tỷ lệ người lao động được giải quyết theo chế độ sau khi DNNN chuyển sang công ty cổ phần vẫn còn rất thấp so với số lượng cần giải quyết. Công tác tuyên truyền vận động vẫn còn bị xem nhẹ nên chưa tạo ra được sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của xã hội đối với chủ trương CPH. Nhận thức về vai trò của CPH còn lệch lạc, phiến diện, đặc biệt là các lãnh đạo trong DNNN cần được CPH. Mặt khác, do bị chi phối bởi lợi ích cá nhân, nhiều doanh nghiệp không muốn công khai bán cổ phần ra bên ngoài. Vì vậy, số cổ phần bán ra bên ngoài không đáng kể nên thực chất vẫn là CPH khép kín, chưa thu hút được nhà đầu tư chiến lược, chưa thay đổi cơ bản được phương thức quản trị doanh nghiệp. CPH vì thế vẫn chủ yếu nặng về giải quyết chính sách, xử lý tài chính doanh nghiệp, xử lý lao động, chưa phải là mở cửa doanh nghiệp. Như vậy, với tính chất là một hình thức chuyển đổi sở hữu DNNN chủ yếu, việc CPH chậm đã ảnh hưởng đáng kể đến quá trình sắp xếp lại DNNN ở nước ta. CHƯƠNG III MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐẨY NHANH TỐC ĐỘ CỔ PHẦN HÓA NHẰM THỰC THI CÓ HIỆU QUẢ LUẬT CẠNH TRANH Qua những gì đã tìm hiểu, chúng ta có thể khẳng định rằng: CPH DNNN là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần đưa Luật Cạnh tranh vào cuộc sống. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong hơn 15 năm qua, CPH DNNN còn nhiều những hạn chế cần phải được khắc phục. Tiêu biểu là quá trình CPH diễn ra chậm chạp, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đứng trước những đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế thị trường, điều chúng ta phải làm đối với các DNNN lúc này là đẩy nhanh tốc độ CPH. Vậy làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ CPH các DNNN ? Trong bài viết này người viết mạnh dạn đưa ra một số đề xuất như sau: 1. Đề xuất về khía cạnh thể chế (khung pháp lý) CPH là giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của DNNN mang tính chiến lược và có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội của đất nước. CPH DNNN động chạm đến sở hữu Nhà nước, sở hữu toàn dân theo hướng giảm đi tỷ trọng của nó. CPH vì thế là một vấn đề nhạy cảm cả về chính trị lẫn kinh tế. Nhưng hiện tại mới chỉ được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật (Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư…) Các quy định trong các văn bản này có hiệu lực pháp lý thấp nên không thể giải quyết được hết các vấn đề về CPH DNNN. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải ban hành các quy định pháp luật có hiệu lực cao hơn về CPH, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách CPH, tạo lập môi trường pháp lý để khuyến khích, thúc đẩy CPH, đa dạng các hình thức sở hữu, đổi mới quy trình CPH, có cơ chế chính sách phù hợp để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để các DNNN thực sự hoạt động trong môi trường cạnh tranh công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả. Xóa bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất kinh doanh của DNNN. DNNN có quyền tài sản, thực sự tự chủ, chịu trách nhiệm trong kinh doanh, cạnh tranh và tự chịu rủi ro. Tốc độ CPH, việc giải quyết tốt các vấn đề hậu CPH phụ thuộc khá nhiều vào sự tồn tại của một văn bản pháp luật có hiệu lực cao mới giải quyết được một cách toàn diện, triệt để các vấn đề liên quan đến CPH. Để đáp ứng được những yêu cầu khách quan và chủ quan do hoạt động CPH mang lại, cùng với kinh nghiệm của nhiều nước đã tiến hành tư nhân hóa hay CPH (như Anh, Ba Lan, Nga) cho thấy, cần thiết phải ban hành Luật về CPH để tạo ra một nền tư tưởng pháp lý vững chắc trong thủ tục tiến hành cũng như trong xử lý các vấn đề kinh tế, xã hội phát sinh từ CPH. 2. Đề xuất một số giải pháp cụ thể Việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN nói chung và CPH DNNN nói riêng trong thời gian qua đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, bên cạnh những kết quả tốt đã đạt được thì vấn đề CPH DNNN cũng còn nhiều bất cập và gặp phải những khó khăn cần phải được giải quyết. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DNNN, tính đến cuối năm 2005, tổng số DNNN đã giảm từ 12.084 (vào đầu những năm 90) xuống còn 2.980 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, đã chuyển đổi được trên 3.000 doanh nghiệp thành công ty cổ phần, trong đó khoảng 30% số công ty có cổ phần chi phối của Nhà nước. Theo như dự kiến thì đến cuối năm 2006, cả nước vẫn còn khoảng 1.800 DNNN có 100% vốn Nhà nước cần phải CPH, nhưng cứ với tốc độ CPH như hiện nay thì không thể thực hiện xong CPH DNNN theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và theo tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2005. Để đẩy nhanh tốc độ CPH DNNN trong thời gian tới đây cần tập trung thực hiện một số giải pháp lớn sau: Một là, mở rộng diện và quy mô các DNNN cần CPH, kể cả một số Tổng công ty và doanh nghiệp lớn trong các ngành điện lực, luyện kim, cơ khí, hóa chất, phân bón, xi măng, xây dựng, vận tải, hàng không, hàng hải, ngân hàng, bảo hiểm…Định giá trị doanh nghiệp, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất, về nguyên tắc do thị trường quyết định. Việc mua bán cổ phiếu phải công khai trên thị trường, khắc phục tình trạng CPH khép kín. Khẩn trương xóa bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh của các DNNN phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đổi mới quản lý Nhà nước đối với DNNN, nghiên cứu thành lập công ty tài chính của Nhà nước và cơ quan quản lý Nhà nước để thực hiện thống nhất và có hiệu quả chức năng địa diện của chủ sở hữu vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thuộc mọi ngành trong nền kinh tế quốc dân phải tạo ra được sự thống nhất, nhất trí cao trong tư tưởng của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp. Hai là, tiếp tục lựa chọn một số Tổng công ty, DNNN lớn trong các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn để thí điểm CPH. Để thí điểm thuận lợi, nên chọn mô hình Tổng công ty có hầu hết các đơn vị thành viên đã được CPH; loại hình Tổng công ty hạch toán toàn ngành; loại hình Tổng công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính, xuyên suốt... Trước mắt, tập trung chỉ đạo CPH thí điểm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, Tổng công ty Đầu tư – tin học Việt Nam, Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam, Tổng công ty Thương mại và Xây dựng theo Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ba là, quá trình sắp xếp lại DNNN phải gắn liền với cải cách hành chính, giảm tối đa phiền hà, các thủ tục hành chính rườm rà cho doanh nghiệp. Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá cho người lao động để họ nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc CPH các DNNN trong giai đoạn hiện nay, giải thích rõ cho họ biết lợi ích của người lao động trong các công ty cổ phần để từ đó họ hiểu và sẵn sàng chấp nhận việc thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp vốn đã tồn tại nhiều năm. Ngoài yếu tố người lao động ra, thì vấn đề phức tạp trong nhận thức của các nhà quản lý doanh nghiệp cũng là một rào cản lớn trong tiến trình CPH các DNNN, vì họ nhận thức rằng chuyển DNNN thành công ty cổ phần sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và vị thế của họ trong doanh nghiệp. Trong khi đó sự đầu tư công sức, trí tuệ thực sự cho doanh nghiệp sẽ cao hơn nhiều so với trước đây. Tuy vậy, quyền lợi về mặt vật chất thì giảm sút, song trách nhiệm với Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động lại tăng lên. Đây chính là nguyên nhân cơ bản làm cho công tác CPH DNNN còn chậm so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm là, thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp CPH một cách thực sự như: được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước như đối với doanh nghiệp mới thành lập, được miễn nộp lệ phí trước bạ đối với việc chuyển nhượng tài sản thuộc quyền sở hữu Nhà nước thành sở hữu của công ty cổ phần, được tiếp tục kinh doanh nhưng ngành nghề đã đăng ký trước khi CPH, được tiếp tục vay vốn ngân hàng ngoại thương để phát triển và mở rộng sản xuất. Đối với người lao động chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần được tiếp tục tham gia và những hướng quyền lợi bảo hiểm, được hưởng chế độ hưu trí tại thời điểm CPH và được giải quyết quyền lợi theo chế độ của pháp luật hiện hành. Sáu là, bổ sung chế độ đối với trường hợp các DNNN có cung cấp sản phẩm cho hoạt động công ích của Nhà nước, sau khi chuyển sang công ty cổ phần mà đơn vị vẫn phải cung cấp các sản phẩm cho hoạt động công ích, thì Nhà nước phải hỗ trợ toàn bộ về giá những sản phẩm này theo đúng với giá bán bình quân của sản phẩm trên thị trường, để đảm bảo việc thu hồi vốn và thực hiện tái sản xuất của công ty cổ phần. Bảy là, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và người mua cổ phiếu trong việc định giá doanh nghiệp trong điều kiện giá cả thị trường có sự biến động như hiện nay, nếu việc định giá không chính xác sẽ khó khuyến khích cho các nhà đầu tư cổ phiếu cũng bất lợi cho Nhà nước. Để giải quyết vấn đề này thì các cơ quan chủ quản, cơ quan chức năng có liên quan trực tiếp đến vấn đề CPH DNNN phải học tập kinh nghiệm của các nước đã thực hiện CPH thành công trong khu vực và trên thế giới, để từ đó vận dụng có chọn lọc vào nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Việc đánh giá doanh nghiệp ngoài việc phải kiểm kê đánh giá tài sản theo số lượng, chất lượng, theo giá ghi trên sổ và giá thị trường tại thời điểm CPH thì vấn đề quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư là định giá những tài sản vô hình như: quyền sử dụng đất, lợi thế thương mại, độc quyền sản xuất uy tín doanh nghiệp, quan hệ bạn hàng… Đó là những tài sản rất khó xác định chính xác giá bán của nó. Tuy nhiên, để khuyến khích các nhà đầu tư và giảm bớt thiệt hại cho Nhà nước cũng như doanh nghiệp phải xuất phát từ lợi ích của hai đối tượng chính, đó là Nhà nước và người lao động đang làm việc trong các DNNN tại thời điểm CPH, có như vây mới tạo ra được nguồn thu hợp lý cho Nhà nước và đảm bảo được quyền lợi cho người mua cổ phần. Tám là, kiện toàn Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp ở các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố để có đủ năng lực thẩm quyền năng lực thực hiện tốt chức năng tham mưu, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc sắp xếp CPH và đổi mới DNNN. Bên cạnh đó, cần gắn trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của người quản lý doanh nghiệp với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Chăm lo đào tạo đội ngũ quản trị giỏi đáp ứng tốt yêu cầu quản lý công ty theo chế độ hiện đại Chín là, tiếp tục đổi mới phát triển CPH đồng bộ với thị trường chứng khoán và nâng cao hiệu quả DNNN Quán triệt Nghị quyết Trung ương lần 3, Nghị quyết trung ương lần 9 (khoá IX) và vận dụng đường lối Nghị quyết Đại hội Đảng X về cải cách kinh tế, cụ thể là phát triển mạnh thị trường vốn, thúc đẩy mạnh hơn hoạt động của thị trường chứng khoán gắn với tiến trình CPH DNNN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phát triển hình thức cổ phần và huy động các nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển, củng cố ngân hàng nhà nước, lành mạnh hoá, cơ cấu lại ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, công ty mua bán nợ, công ty đầu tư chứng khoán … Đường lối của Đảng về CPH các DNNN thể hiện trong Báo cáo chính trị Đại hội Đảng như sau: cơ cấu lại DNNN- tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu, sản xuất và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, vào một số lĩnh vực công ích, đẩy mạnh và mở rộng diện CPH DNNN kể cả các tổng công ty Nhà nước, đề phòng và khắc phục những lệch lạc, tiêu cực trong quá trình CPH. Giá trị DNNN được CPH, kể cả giá trị quyền sử dụng đất phải theo cơ chế thị trường. Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, tầm cỡ khu vực và có sự tham gia cổ phần của Nhà nước, của tư nhân trong nước và ngoài nước, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư …trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối. Tóm lại, CPH DNNN không phải là một vấn đề quá mới mẻ trong đời sống kinh tế, nó đã được “nhắc đến” trong nhiều văn bản pháp luật, nhiều bài viết và nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự xuất hiện của chế định này cho thấy thay đổi trong nhận thức của chúng ta về những quy luật của nền kinh tế thị trường chính những nhận thức đó mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam một “luồng sinh khí ” mới Tuy nhiên, do chưa có những văn bản pháp luật có hiệu lực cao của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh nên quá trình CPH các DNNN còn bộc lộ những hạn chế nhất định và chưa phát huy được hiệu quả của mình một cách tốt nhất trong việc tạo ra hoạt động cạnh tranh năng động. Với mong muốn góp phần đẩy mạnh hơn nữa tiến trình CPH các DNNN ở Việt Nam để quá trình này phát huy vai trò của mình trong hoạt động cạnh tranh, tác giả đã đề xuất một vài ý kiến như đã trình bày ở trên. KẾT LUẬN Sự ra đời của Luật Cạnh tranh 2004 đã đánh dấu một bước quan trọng trong lịch sử lập pháp của nước ta. Từ đây, hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp đã có cơ sở vững chắc và thống nhất để điều chỉnh. Tuy nhiên, qua hơn một năm thực hiện, các quy định của luật hầu như chưa đi vào cuộc sống do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là việc CPH DNNN còn chưa được thực hiện có hiệu quả . Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước – Giải pháp hữu hiệu đưa Luật Cạnh tranh vào cuộc sống”, người viết đã cố gắng đưa ra những phân tích, nhận xét, đánh giá nhằm làm sáng tỏ tình hình cạnh tranh, vấn đề thực thi Luật Cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay để từ đó thấy được sự cần thiết của CPH DNNN trong việc thực thi những quy định của pháp luật cạnh tranh. Bởi lẽ pháp luật cạnh tranh và pháp luật về CPH DNNN là hai lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do yêu cầu của nền kinh tế thị trường, việc CPH DNNN diễn ra như một đòi hỏi tất yếu để nâng cao tính cạnh tranh của DNNN. Ngược lại, thực hiện tốt CPH DNNN là góp phần thúc đẩy việc đưa những quy định của Luật Cạnh tranh vào cuộc sống. Với mong muốn góp phần đưa Luật Cạnh tranh phát huy được vai trò của nó trong việc thiết lập một môi trường kinh doanh lành mạnh, hiệu quả và thực sự là động lực phát triển đất nước, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những ý kiến của riêng mình kiến nghị đẩy nhanh tốc độ CPH DNNN. Đây là những ý kiến chủ quan nên khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, các cô và những ai quan tâm đến vấn đề này. Hy vọng trong thời gian tới đây,việc CPH DNNN sẽ được quan tâm thực hiện có hiệu quả nhằm góp phần đưa Luật Cạnh tranh thực sự đi vào cuộc sống DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------***-------------- Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Đại hội lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội , Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội . Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992. Luật Cạnh tranh 2004. Luật DNNN 1995. Luật DNNN 2003. Luật Doanh nghiệp 2005. Nghị định 187/2004/NĐ ngày 16/11/2004 về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần. Nghị định 06/2006/NĐ- CP ngày 09/01/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh. Quyết định 263/2006/QĐ-TTg ngày 15/11/2006 Ban hành chương trình hành động của Chính phủ về việc đẩy mạnh sắp xếp, đối mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của DNNN giai đoạn 2006 -2010. Quyết định 1729/2006/QĐ- TTg ngày 29/11/2006 phê duyệt danh sách các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện CPH 2007 -2010. Báo cáo tình hình thực hiện CPH DNNN tại phiên họp thứ 43 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/9/2006. Báo cáo kết quả sắp xếp, đổi mới, phát triển DNNN của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DNNN ngày 07/10/2006. Từ điển Bách khoa Việt Nam, Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, 1996. Nguyễn Hữu Huyên, Luật cạnh tranh của Pháp và Liên minh Châu Âu, Nxb Tư pháp , Hà Nội, 2004. Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh, Nxb Giao thông Vận tải. Chuyên đề về cạnh tranh, chống cạnh tranh bất hợp pháp và kiểm soát độc quyền, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, Hà Nội, 1996. Luật gia Trần Kim Sơn, Tìm hiểu về Luật cạnh tranh, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2005. Nguyễn Như Phát – Bùi Nguyên Khánh, Tiến tới xây dựng pháp luật cạnh tranh trong diều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2001. PGS. TS Lê Hồng Hạnh, CPH DNNN những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004 Đặng Vũ Huân, Pháp luật kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam. Đào Trí Úc, Cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 06/2004. Dương Đăng Huệ – Nguyễn Hữu Huyên, Một số vấn đề cơ bản của Luật Cạnh tranh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 06/2004 Đương Đăng Huệ – Nguyễn Hữu Huyên – Lê Xuân Lộc, Các thiết chế thực thi Luật cạnh tranh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật ,số 2/2006 Nguyễn Hữu Huyên, Điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, Tạp chí Luật học, số 6/2006. Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6/2004. Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12/2004 Tạp chíDdân chủ và pháp luật, số 08/2005 Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 02/2006 Công báo, số 30 + 31 ngày 28/11/2006, trang 52. Trang Web google.com.vn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (97).doc
Tài liệu liên quan