Bài giảng Luật tố tụng dân sự - Bài 6: Thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự - Nguyễn Thị Thu Hà

ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ • Khái niệm: là việc Tòa án quyết định ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định. • Căn cứ Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự:  Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế.  Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó.  Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện.  Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án.  Các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án.  Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ • Khái niệm: là phiên giải quyết vụ án dân sự lần đầu của Tòa án. • Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm: 1 Thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân, trong trường hợp đặc biệt gồm 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân dân. • Hoãn phiên tòa sơ thẩm xét xử:  Vắng mặt Kiểm sát viên trong trường hợp phải tham gia phiên tòa.  Thẩm phán, Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tham gia giải quyết vụ án dân sự mà không có người thay thế ngay.  Thư kí Tòa án, người giám định, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế ngay.  Vắng mặt người làm chứng, người giám định cần thiết cho việc giải quyết vụ án dân sự.  Vắng mặt người phiên dịch trừ trường hợp đương sự yêu cầu giải quyết vắng mặt

pdf28 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật tố tụng dân sự - Bài 6: Thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự - Nguyễn Thị Thu Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V1.0014112217 1 LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hà V1.0014112217 BÀI 6 THỦ TỤC SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ 2 Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hà V1.0014112217 MỤC TIÊU BÀI HỌC Nhận thức được trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án cấp sơ thẩm. 3 V1.0014112217 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ 4 Để học được môn này, sinh viên phải học xong các môn học sau: • Luật Dân sự; • Luật Hôn nhân và gia đình; • Luật Lao động; • Luật Thương mại; • Luật Đất đai. V1.0014112217 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa hiểu rõ. • Trả lời các câu hỏi của bài học. • Đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề về thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm. 5 V1.0014112217 CẤU TRÚC NỘI DUNG Khởi kiện vụ án dân sự6.1 Thụ lí vụ án dân sự6.2 Chuẩn bị xét xử6.3 Hòa giải vụ án dân sự6.4 6 Tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự6.5 Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự6.6 V1.0014112217 6.1. KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ 6.1.1. Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự 6.1.2. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự 6.1.3. Hình thức khởi kiện 6.1.4. Phạm vi khởi kiện 7 V1.0014112217 6.1.1. KHÁI NIỆM KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác, bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng. 8 V1.0014112217 6.1.2. ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ Tư cách chủ thể khởi kiện. Khởi kiện đúng Tòa án có thẩm quyền. Chưa được giải quyết bằng ba, quyết định có hiệu lực pháp luật trừ pháp luật có quy định khác. Điều kiện 9 V1.0014112217 6.1.2. ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo) 10 a. Điều kiện về chủ thể khởi kiện Chủ thể khởi kiện Cá nhân Cơ quan, tổ chức Tổ hợp tác, hộ gia đình • Cá nhân:  Có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp;  Có năng lực hành vi tố tụng dân sự trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. • Cơ quan, tổ chức:  Khởi kiện để bảo vệ lợi ích của mình (Điều 161 Bộ luật Tố tụng dân sự);  Khởi kiện để bảo vệ lợi ích của người khác (Khoản 1, 2 Điều 162 Bộ luật Tố tụng dân sự);  Khởi kiện để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng (Khoản 3 Điều 162 Bộ luật Tố tụng dân sự). • Tổ hợp tác, hộ gia đình:  Có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp;  Người đại diện hợp pháp khởi kiện. V1.0014112217 6.1.2. ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo) 11 b. Điều kiện về thẩm quyền • Khởi kiện đúng Tòa án có thẩm quyền:  Đúng thẩm quyền loại việc;  Đúng thẩm quyền các cấp;  Đúng thẩm quyền theo lãnh thổ. • Loại việc yêu cầu giải quyết ở cơ quan khác trước khi khởi kiện ra Tòa án. c. Vụ án chưa được giải quyết Khởi kiện lại: Theo Khoản 3 Điều 168 và Điểm c, e, g Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc hòa giải đoàn tụ thành. V1.0014112217 6.1.3. HÌNH THỨC KHỞI KIỆN Đơn khởi kiện Đơn phải có các nội dung theo quy định tại Khoản 2 Điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự. Kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh việc khởi kiện là có căn cứ. Có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. 12 V1.0014112217 6.1.4. PHẠM VI KHỞI KIỆN Nhiều quy phạm pháp luật có liên quan đến nhau (Điều 163 Bộ luật Tố tụng dân sự, Nghị quyết 05/HĐTP/2012): • Giải quyết quan hệ pháp luật này đòi hỏi phải giải quyết đồng thời quan hệ pháp luật khác. • Giải quyết quan hệ pháp luật có cùng đương sự và về cùng loại tranh chấp quy định trong một điều luật tương ứng tại một trong các Điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật Tố tụng dân sự. 13 V1.0014112217 6.2. THỤ LÍ VỤ ÁN DÂN SỰ Điều kiện Tòa án thụ lí Thỏa mãn điều kiện khởi kiện. Thỏa mãn điều kiện hình thức đơn khởi kiện. Thỏa mãn nộp tạm ứng án phí. Nộp tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ. Thỏa mãn điều kiện mà pháp luật nội dung có quy định. 14 V1.0014112217 6.2. THỤ LÍ VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo) 15 Không đủ điều kiện khởi kiện Không đủ điều kiện về hình thức đơn khởi kiện Đủ điều kiện về hình thức, nội dung và nộp tạm ứng án phí Trả lại đơn khởi kiện (Điều 168) hoặc chuyển đơn khởi kiện (Khoản 2 Điều 167) Sửa đổi, bổ sung đơn (Khoản 1 Điều 169) Thụ lí vụ án dân sự Kiểm tra điều kiện để nhận đơn Trả lại đơn (Khoản 2 Điều169) Không nộp tạm ứng án phí Trả lại đơn khởi kiện (Điểm c Khoản 1 Điều 168) Không sửa Nhận đơn V1.0014112217 6.3. CHUẨN BỊ XÉT XỬ 16 Phân công thẩm phán giải quyết vụ án dân sự Xem xét, quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng Thông báo việc thụ lí vụ án dân sự Yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ hoặc Tòa án thu thập chứng cứ V1.0014112217 6.3. CHUẨN BỊ XÉT XỬ (tiếp theo) 17 Nghiên cứu hồ sơ Nghiên cứu về thủ tục tố tụng Nghiên cứu về nội dung vụ án dân sự Các điều kiện khởi kiện Tư cách các đương sự Thời hiệu khởi kiện Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp Làm rõ các tình tiết liên quan Nghiên cứu, đánh giá chứng cứ V1.0014112217 6.4. HÒA GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ • Khái niệm: Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự. • Phạm vi hòa giải vụ án dân sự: Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải đối với các vụ án dân sự trừ 2 trường hợp sau:  Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước (Khoản 1 Điều 181 Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết 05/HĐTP/2012).  Vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội (Khoản 2 Điều 181 Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết 05/HĐTP/2012). • Nội dung hòa giải:  Hòa giải những vấn đề có tranh chấp;  Án phí. 18 V1.0014112217 6.4. HÒA GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo) Lập biên bản hòa giải thành 7 ngày Quyết định công nhận sự thỏa thuận (đương sự không thay đổi ý kiến) Xét xử (đương sự thay đổi ý kiến) Đưa vụ án ra xét xử Đương sự thỏa thuận được về tất cả vấn đề thuộc nội dung hòa giải Lập biên bản hòa giải (ghi khoản thuận được, khoản không thỏa thuận được) Đương sự thỏa thuận được về một trong các nội dung hòa giải Thủ tục hòa giải 19 • Hiệu lực quyết định công nhận sự thỏa thuận (Điều 188 Bộ luật Tố tụng dân sự):  Có hiệu lực pháp luật ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.  Có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. V1.0014112217 6.5. TẠM ĐÌNH CHỈ VÀ ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ 20 6.5.1. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 6.5.2. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự V1.0014112217 6.5.1. TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ • Khái niệm: là việc Tòa án tạm thời ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định. • Căn cứ Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự:  Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó.  Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật.  Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế.  Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước khi mới giải quyết được vụ án.  Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án mà thời hạn giải quyết đã hết. 21 V1.0014112217 6.5.1. TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo) 22 Quyết định tạm đình chỉ bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Khi lí do tạm đình chỉ không còn thì Tòa án lại tiếp tục xét xử. Trước khi mở phiên tòa: Thẩm phán ra quyết định. Tại phiên tòa: Hội đồng xét xử ra quyết định. Thẩm quyền Hậu quả pháp lí V1.0014112217 6.5.2. ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ • Khái niệm: là việc Tòa án quyết định ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định. • Căn cứ Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự:  Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế.  Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó.  Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện.  Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án.  Các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án.  Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng. 23 V1.0014112217 6.5.2. ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo) 24  Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.  Thời hiệu khởi kiện đã hết.  Các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 168 của Bộ luật Tố tụng dân sự mà Tòa án đã thụ lý. Thẩm quyền Hậu quả pháp lí Trước khi mở phiên tòa: Thẩm phán ra quyết định. Tại phiên tòa: Hội đồng xét xử ra quyết định. Quyết định đình chỉ bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Đương sự không có quyền khởi kiện lại trừ trường hợp quy định Điểm c, e, g Khoản 1 Điều 192; Khoản 3 Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự. V1.0014112217 6.6. PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ • Khái niệm: là phiên giải quyết vụ án dân sự lần đầu của Tòa án. • Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm: 1 Thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân, trong trường hợp đặc biệt gồm 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân dân. • Hoãn phiên tòa sơ thẩm xét xử:  Vắng mặt Kiểm sát viên trong trường hợp phải tham gia phiên tòa.  Thẩm phán, Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tham gia giải quyết vụ án dân sự mà không có người thay thế ngay.  Thư kí Tòa án, người giám định, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế ngay.  Vắng mặt người làm chứng, người giám định cần thiết cho việc giải quyết vụ án dân sự.  Vắng mặt người phiên dịch trừ trường hợp đương sự yêu cầu giải quyết vắng mặt. 25 V1.0014112217 6.6. PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo) 26 Triệu tập hợp lệ lần 2 Đương sự Vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng Hoãn phiên tòa Hoãn phiên họp trừ khi đương sự yêu cầu giải quyết vắng mặt Vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng Đương sự có người đại diện tham gia Xét xử Đương sự không có người đại diện tham gia Nguyên đơn, bị đơn có yêu phản tố, người liên quan có yêu cầu độc lập Đình chỉ giải quyết yêu cầu Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người liên quan không yêu cầu độc lập Xét xử Triệu tập hợp lệ lần 1 Họ vắng mặt (do hay không do sự kiện bất khả kháng) V1.0014112217 6.6. PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo) 27 Bắt đầu phiên tòa Hỏi Tranh luận Nghị án Tuyên án Các bước tiến hành phiên tòa V1.0014112217 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài này chúng ta đã nghiên cứu những nội dung chính sau: • Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự; • Chuẩn bị xét xử sơ thẩm; • Hòa giải vụ án dân sự; • Tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; • Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự. 28

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_luat_to_tung_dan_su_bai_6_thu_tuc_so_tham_vu_an_da.pdf
Tài liệu liên quan