Bài giảng Luật tố tụng dân sự - Bài 8: Thủ tục giám đốc thẩm tái thẩm dân sự - Nguyễn Thị Thu Hà

KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC TÁI THẨM (tiếp theo) • Căn cứ kháng nghị:  Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.  Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có sự giả mạo bằng chứng.  Thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.  Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy. • Đối tượng kháng nghị:  Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi phát hiện có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.  Thời hạn kháng nghị là một năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo quy định tại Điều 305 Bộ luật tố tụng dân sự. XÉT XỬ THEO THỦ TỤC TÁI THẨM Quyền hạn của Hội đồng xét xử tái thẩm Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án

pdf27 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật tố tụng dân sự - Bài 8: Thủ tục giám đốc thẩm tái thẩm dân sự - Nguyễn Thị Thu Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014112217 1 LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hà v1.0014112217 BÀI 8 THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM TÁI THẨM DÂN SỰ Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thu Hà 2 v1.0014112217 MỤC TIÊU BÀI HỌC Trình bày được trình tự, thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự. 3 v1.0014112217 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ 4 Để học được môn này, sinh viên phải học xong các môn học sau: • Luật Dân sự; • Luật Hôn nhân và gia đình; • Luật Lao động; • Luật Thương mại; • Luật Đất đai. v1.0014112217 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa hiểu rõ. • Trả lời các câu hỏi của bài học. • Đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề về việc xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. 5 v1.0014112217 CẤU TRÚC NỘI DUNG Thủ tục tái thẩm8.2 Thủ tục giám đốc thẩm8.1 6 v1.0014112217 8.1. THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM 8.1.1. Khái niệm, đặc điểm thủ tục giám đốc thẩm 8.1.2. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 8.1.3. Xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm 7 v1.0014112217 8.1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM Giám đốc thẩm là thủ tục tố tụng đặc biệt xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. 8 v1.0014112217 8.1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM Đặc điểm thủ tục giám đốc thẩm Đối tượng của giám đốc thẩm là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghj vì có sai lầm nghiệm trọng trong việc giải quyết vụ án. Giám đốc thẩm là thủ tục xét xử đặc biệt. Tính chất của giám đốc thẩm là việc xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Chủ thể kháng nghị là những người có thẩm quyền. Chủ thể kháng nghị trên cơ sở căn cứ kháng nghị theo quy định của pháp luật. Phiên tòa giám đốc thẩm không mở công khai, không cần triệu tập đầy đủ các đương sự. 9 v1.0014112217 8.1.2. KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Căn cứ kháng nghị Người có quyền kháng nghị Đối tượng kháng nghị Thời hạn kháng nghị Hình thức kháng nghị 10 v1.0014112217 8.1.2. KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM (tiếp theo) a. Người có quyền kháng nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án các cấp trừ quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án cấp huyện 11 v1.0014112217 8.1.2. KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM ( tiếp theo) b. Đối tượng kháng nghị Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm. Bản án, quyết định sơ thẩm hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm mà không ai kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm. 12 v1.0014112217 8.1.2. KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM ( tiếp theo) c. Căn cứ kháng nghị Căn cứ kháng nghị Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. 13 v1.0014112217 8.1.2. KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM ( tiếp theo) 14 d. Thời hạn kháng nghị Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 288 Bộ luật Tố tụng dân sự (Khoản 1 Điều 288 Bộ luật Tố tụng dân sự). Hết thời hạn kháng nghị tại Khoản 1 Điều 288 nhưng có các điều kiện sau thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm hai năm, kể từ ngày kết thời hạn kháng nghị Hết thời hạn kháng nghị tại Khoản 1 Điều 288 đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có căn cứ kháng nghị, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước. v1.0014112217 8.1.2. KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM ( tiếp theo) 15 e. Hình thức kháng nghị Hình thức kháng nghị Quyết định kháng nghị. Quyết định kháng nghị có nội dung quy định tại Điều 287 Bộ luật Tố tụng dân sự. v1.0014112217 8.1.3. XÉT XỬ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM Xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm Thẩm quyền giám đốc thẩm. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Phạm vi xét xử giám đốc thẩm. Chuẩn bị mở phiên tòa giám đốc thẩm. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm. Quyền hạn của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. 16 v1.0014112217 8.1.3. XÉT XỬ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM (tiếp theo) Hội đồng xét xử giám đốc thẩm Uỷ ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham gia. Hội đồng giám đốc thẩm tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao gồm 3 Thẩm phán. a. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm 17 v1.0014112217 8.1.3. XÉT XỬ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM (tiếp theo) Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án. Phạm vi giám đốc thẩm b. Phạm vi giám đốc thẩm (Điều 296) 18 v1.0014112217 8.1.3. XÉT XỬ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM (tiếp theo) c. Thẩm quyền giám đốc thẩm (Điều 291) Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm Tòa án dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm Tòa án có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị. Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị. Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà phúc thẩm, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động của Tòa án nhân dân tối cao bị kháng nghị. Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của các cấp Toà án khác nhau được quy định tại Khoản 1 và khoản 2 Điều 291 Bộ luật Tố tụng dân sự. 19 v1.0014112217 8.1.3. XÉT XỬ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM (tiếp theo) d. Chuẩn bị mở phiên tòa giám đốc thẩm (Điều 294) Điều 294 Bộ luật Tố tụng dân sự e. Thủ tục tiến hành phiên tòa giám đốc thẩm (Điều 295) Điều 295 Bộ Luật tố tụng dân sự 20 v1.0014112217 8.1.3. XÉT XỬ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM (tiếp theo) 21 f. Quyền hạn của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm • Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. • Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa. • Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại.  Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định tại Chương VII Bộ luật Tố tụng dân sự.  Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.  Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng. • Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án: Nếu vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự. v1.0014112217 8.2. THỦ TỤC TÁI THẨM 8.2.1. Khái niệm thủ tục tái thẩm 8.2.2. Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm 8.2.3. Xét xử theo thủ tục tái thẩm 22 v1.0014112217 8.2.1. KHÁI NIỆM THỦ TỤC TÁI THẨM Tái thẩm là thủ tục tố tụng đặc biệt xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi phát hiện có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. 23 v1.0014112217 8.2.2. KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC TÁI THẨM Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm Căn cứ kháng nghị Đối tượng kháng nghị Thời hạn kháng nghị 24 v1.0014112217 8.2.2. KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC TÁI THẨM (tiếp theo) 25 • Căn cứ kháng nghị:  Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.  Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có sự giả mạo bằng chứng.  Thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật.  Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy. • Đối tượng kháng nghị:  Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi phát hiện có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.  Thời hạn kháng nghị là một năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo quy định tại Điều 305 Bộ luật tố tụng dân sự. v1.0014112217 8.2.3. XÉT XỬ THEO THỦ TỤC TÁI THẨM 26 Quyền hạn của Hội đồng xét xử tái thẩm Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án. v1.0014112217 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 27 Trong bài này chúng ta đã nghiên cứu những nội dung chính sau: • Thủ tục giám đốc thẩm; • Thủ tục tái thẩm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_luat_to_tung_dan_su_bai_8_thu_tuc_giam_doc_tham_ta.pdf
Tài liệu liên quan