Bài giảng Luật tố tụng dân sự Việt Nam - Bài 1: Khái niệm và các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam - Trần Phương Thảo

Đảm bảo tranh tụng trong xét xử (Điều 25) • Ý nghĩa:  Bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án;  Bảo đảm Tòa án ra phán quyết chính xác, công bằng, đúng pháp luật. • Nội dung:  Các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền tranh tụng trong suốt quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự;  Đương sự được bình đẳng trong việc thực hiện quyền tranh tụng;  Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho đương sự, người bảo vệ thực hiện quyền tranh tụn ỔNG KẾT BÀI HỌC • Khái niệm: vụ việc dân sự, vụ án dân sự, việc dân sự và Luật Tố tụng dân sự; • Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự; • Khái niệm nguyên tắc Luật Tố tụng dân sự. • Một số nguyên tắc đặc trưng của Luật Tố tụng dân sự

pdf23 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật tố tụng dân sự Việt Nam - Bài 1: Khái niệm và các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam - Trần Phương Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1BÀI 1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM TS. Trần Phương Thảo, TS. Nguyễn Thị Thu Hà Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội MỤC TIÊU BÀI HỌC 2 Trình bày được khái niệm vụ việc dân sự, vụ án dân sự, việc dân sự và Luật Tố tụng dân sự. 01 Trình bày được các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự và phương pháp điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự. 02 Xác định được các nguyên tắc điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự đặc biệt là các nguyên tắc đặc trưng của Luật Tố tụng dân sự. 03 CẤU TRÚC BÀI HỌC Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự Việt Nam 1.1 Các nguyên tắc của Luật Tố tụng dân sự Việt Nam1.2 3 41.1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM Đối tượng điều chỉnh 1.1.2 Khái niệm 1.1.1 Phương pháp điều chỉnh 1.1.3 Vụ việc dân sự Là những tranh chấp hoặc không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động giữa các chủ thể. Là vụ việc phát sinh từ quan hệ̣ pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động được pháp luật quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Được các chủ thể theo quy định của pháp luật yêu cầu Tòa án giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác, bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước. 5 1.1.1. KHÁI NIỆM 6Vụ việc dân sự Vụ án dân sự Việc dân sự Là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh-thương mại, lao động. Trong vụ án dân sự có ít nhất hai bên đương sự tranh chấp với nhau, kiện nhau ra Tòa án. Là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp nhưng yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận sự kiện pháp lí; yêu cầu công nhận hoặc không công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh-thương mại, lao động. Trong việc dân sự thường chỉ có một bên đương sự đến Tòa án yêu cầu. 1.1.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo) 7Luật Tố tụng dân sự là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, những người tham gia tố tụng và những người khác phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. 1.1.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo) 1.1.2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH Là các quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, những người tham gia tố tụng và những người có liên quan phát sinh trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự Cơ quan tiến hành tố tụng với nhau Cơ quan tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng và người có liên quan Đương sự với những người có liên quan 8 1.1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH Phương pháp điều chỉnh là tổng hợp những cách thức mà Luật Tố tụng dân sự tác động lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh Phân loại Phương pháp định đoạt: Trong quá trình tố tụng dân sự các đương sự vẫn được tự quyết định quyền, lợi ích hợp pháp của mình (chỉ áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ giữa đương sự với đương sự). Phương pháp mệnh lệnh: Trong quá trình tố tụng dân sự, các chủ thể khác đều phải phục tùng Tòa án (là phương pháp chủ yếu). 9 1.2. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM Nội dung các nguyên tắc cơ bản 1.2.2 Khái niệm nguyên tắc của Luật Tố tụng dân sự Việt Nam 1.2.1 10 1.2.1. KHÁI NIỆM NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 11 • Khái niệm: Là những tư tưởng pháp lí chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự. • Các nguyên tắc của Luật Tố tụng dân sự Việt Nam:  Nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự (Điều 3);  Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4);  Quyền tự định đoạt của đương sự (Điều 5);  Chứng minh trong tố tụng dân sự (Điều 6);  Trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Điều 7);  Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự (Điều 8);  Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự (Điều 9);  Trách nhiệm hòa giải của Tòa án (Điều 10);  Khi xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia (Điều 11);  Khi xét xử thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 12); 1.2.1. KHÁI NIỆM NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM (tiếp theo) 12  Trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng (Điều 13);  Tòa án xét xử tập thể (Điều 14);  Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai (Điều 15);  Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm (Điều 17);  Giám đốc xét xử (Điều 18);  Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án (Điều 19);  Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự (Điều 20);  Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (Điều 21);  Trách nhiệm chuyển giao giấy tờ tài liệu (Điều 22);  Việc tham gia tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Điều 23);  Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự (Điều 24);  Bảo đảm quyền tranh tụng trong tố tụng dân sự (Điều 25). 1.2.2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN 13 Nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4) Cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác, bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng. Nội dung Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lí do chưa có điều luật áp dụng. 1.2.2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN 14 Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự (Điều 5) • Đương sự tự quyết định việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án; • Tòa án chỉ giải quyết những vấn đề các đương sự yêu cầu, trong phạm vi lời yêu cầu đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; • Mọi hành vi định đoạt của đương sự không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. 1.2.2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (tiếp theo) 15 Nguyên tắc chứng minh trong tố tụng dân sự (Điều 6) • Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp; • Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự; • Tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu nhập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định. Tòa án thu thập chứng cứ Đương sự không tự mình thu thập chứng cứ và có yêu cầu. Tòa án tự mình thu thập chứng cứ trong trường hợp tại Khoản 1 Điều 98; Khoản 1 Điều 99; Khoản 1 Điều 100; Khoản 1 Điều 101; Khoản 4 Điều 102; Điều 105; Khoản 3 Điều106 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. 1.2.2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (tiếp theo) 16 Trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Điều 7) • Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát chứng cứ mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, quản lí khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp chứng cứ đó; • Trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát biết và nêu rõ lí do của việc không cung cấp được chứng cứ. 1.2.2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (tiếp theo) 17 Trách nhiệm hòa giải của Tòa án (Điều 10) • Tòa án có trách nhiệm hòa giải vụ việc dân sự trừ trường hợp pháp luật quy định không hòa giải được hoặc không được hòa giải hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn; • Việc hòa giải được tiến hành theo qui định của pháp luật và trên cơ sở sự tự nguyện của đương sự; • Hòa giải là một hoạt động bắt buộc của Tòa án được tiến hành ở giai đoạn trước khi xét xử sơ thẩm; • Trường hợp đương sự thoả thuận được việc giải quyết vụ án và sự thoả thuận đó không vi phạm điều cấm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. 1.2.2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (tiếp theo) 18 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật (Điều 21) Ý nghĩa Đảm bảo cho việc giải quyết các vụ việc dân sự đúng pháp luật và nhanh chóng. Các cơ quan, người tiến hành tố tụng nâng cao trách nhiệm trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án, phát hiện và xử lí kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong tố tụng dân sự, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, bảo vệ lợi ích nhà nước và lợi ích công cộng. 1.2.2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (tiếp theo) 19 Nội dung Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành các bản án, quyết định dân sự. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng và những người có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án. 1.2.2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (tiếp theo) 20 Tham gia các phiên tòa, phiên họp Tham gia tất cả các phiên họp xét xử việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Tham gia tất cả các phiên tòa xét xử vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Tham gia các phiên tòa xét xử vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm đối với các vụ án khi ta thu thập chứng cứ; đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất; đương sự là người chưa thành niên, người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi (Khoản 2 Điều 4). 1.2.2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (tiếp theo) 21 Nội dung Kháng nghị các quyết định về thi hành án của cơ quan thi hành án. Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị. 1.2.2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (tiếp theo) Đảm bảo tranh tụng trong xét xử (Điều 25) • Ý nghĩa:  Bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án;  Bảo đảm Tòa án ra phán quyết chính xác, công bằng, đúng pháp luật. • Nội dung:  Các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền tranh tụng trong suốt quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự;  Đương sự được bình đẳng trong việc thực hiện quyền tranh tụng;  Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho đương sự, người bảo vệ thực hiện quyền tranh tụng. 22 TỔNG KẾT BÀI HỌC • Khái niệm: vụ việc dân sự, vụ án dân sự, việc dân sự và Luật Tố tụng dân sự; • Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự; • Khái niệm nguyên tắc Luật Tố tụng dân sự. • Một số nguyên tắc đặc trưng của Luật Tố tụng dân sự. 23

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_luat_to_tung_dan_su_viet_nam_bai_1_khai_niem_va_ca.pdf
Tài liệu liên quan