Bài giảng Luật tố tụng dân sự Việt Nam - Bài 6: Thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự - Trần Phương Thảo
PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
• Khái niệm: là phiên giải quyết vụ án dân sự lần đầu của Tòa án.
• Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm: 1 Thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân trừ trường hợp quy định tại
Điều 65 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong trường hợp đặc biệt gồm 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân
dân (Điều 63 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
• Những người tham gian phiên tòa sơ thẩm được quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Nếu
những người này vắng mặt lần 1 thì phải hoãn phiên tòa.
• Hoãn phiên tòa sơ thẩm xét xử:
Thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân hoặc không thể tham gia xét xử mà không có người
thay thế;
Thay đổi kiểm sát viên hoặc không thể tham gia xét xử mà không có kiểm soát viên dự khuyết
thay thế;
Thay đổi người phiên dịch, người giám định;
Vắng mặt người làm chứng, người giám định cần thiết cho việc xét xử;
Thay đổi Thẩm tra viên, Thư kí Tòa án;
Vắng mặt người phiên dịch mà không có người thay thế.
TỔNG KẾT BÀI HỌC
31
• Khởi kiện và thụ lí vụ án dân sự;
• Các bước chuẩn bị xét xử sơ thẩm;
• Phiên họp công khai chứng cứ và hòa giải vụ án dân sự;
• Tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
• Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự.
31 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Luật tố tụng dân sự Việt Nam - Bài 6: Thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự - Trần Phương Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 6
THỦ TỤC SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
TS. Trần Phương Thảo, TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội
1
MỤC TIÊU BÀI HỌC
2
Xác định được các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự, phạm vi khởi
kiện vụ án dân sự và phạm vi khởi kiện trong các trường hợp cụ thể.
01
Chỉ ra được hình thức khởi kiện và phương thức gửi đơn khởi kiện vụ
án dân sự
02
Nhận thức được trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án cấp
sơ thẩm.
03
CẤU TRÚC BÀI HỌC
3
Khởi kiện vụ án dân sự6.1
Thụ lí vụ án dân sự6.2
Chuẩn bị xét xử6.3
Hòa giải vụ án dân sự6.4
Tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết
vụ án dân sự
6.5
Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự6.6
6.1. KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
4
6.1.1
6.1.2
Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự
Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự
6.1.3
6.1.4
Hình thức khởi kiện
Phạm vi khởi kiện
6.1.1. KHÁI NIỆM KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức
hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật nộp
đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình, của người khác, bảo vệ lợi ích nhà
nước, lợi ích công cộng.
5
6.1.1. KHÁI NIỆM KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
6
Tư cách chủ thể khởi kiện.
Khởi kiện đúng tòa án có thẩm quyền.
Chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật trừ pháp luật có quy định khác.
Điều kiện
6.1.1. KHÁI NIỆM KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo)
7
a. Điều kiện về chủ thể khởi kiện
Cá nhân
Cơ quan, tổ chức
Tổ hợp tác, hộ gia đình
Chủ thể khởi kiện
6.1.1. KHÁI NIỆM KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo)
8
• Cá nhân:
Có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp;
Có năng lực hành vi tố tụng dân sự.
• Cơ quan, tổ chức:
Khởi kiện để bảo vệ lợi ích của mình (Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
Khởi kiện để bảo vệ lợi ích của người khác (Khoản 1, 2, 3, 5 Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
Khởi kiện để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng (Khoản 4 Điều 187 Bộ luật Tố tụng
dân sự 2015).
• Tổ hợp tác, hộ gia đình:
Có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp;
Các thành viên hoặc người đại diện hợp pháp khởi kiện.
6.1.1. KHÁI NIỆM KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo)
9
b. Điều kiện về thẩm quyền
• Khởi kiện đúng Tòa án có thẩm quyền:
Đúng thẩm quyền loại việc;
Đúng thẩm quyền các cấp;
Đúng thẩm quyền theo lãnh thổ.
• Loại việc yêu cầu giải quyết ở cơ quan khác trước khi khởi kiện ra Tòa án.
c. Vụ án chưa được giải quyết
Khởi kiện lại: Theo Khoản 3 Điều 192 và Điểm c Khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
6.1.3. HÌNH THỨC KHỞI KIỆN
10
Đơn khởi kiện
Đơn phải có các nội dung theo quy định tại Khoản 2, 3, 4
Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ hiện có để
chứng minh việc khởi kiện là có căn cứ.
Có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
6.1.3. HÌNH THỨC KHỞI KIỆN (tiếp theo)
11
Thủ tục khởi kiện
Nộp trực tiếp tại Tòa án
Theo đường dịch vụ bưu chính.
Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông
tin điện tử của Tòa án (nếu có).
6.1.4. PHẠM VI KHỞI KIỆN
Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Tố Tụng Dân Sự thì người khởi kiện có thể khởi kiện 1 hoặc nhiều người
khác về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan. Quan hệ pháp luật có liên quan được hiểu là:
• Giải quyết quan hệ pháp luật này đòi hỏi phải giải quyết đồng thời quan hệ pháp luật khác.
• Giải quyết quan hệ pháp luật có cùng đương sự và về cùng loại tranh chấp quy định trong một điều luật
tương ứng tại một trong các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
12
6.2. THỤ LÍ VỤ ÁN DÂN SỰ
13
Điều kiện Tòa án
thụ lí
Thỏa mãn điều kiện khởi kiện.
Thỏa mãn điều kiện hình thức khởi kiện.
Nộp tạm ứng án phí.
Nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh cho việc
khởi kiện là có căn cứ.
Thỏa mãn điều kiện mà pháp luật nội dung có quy định.
6.2. THỤ LÍ VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo)
14
Không đủ điều
kiện khởi kiện
Không đủ điều
kiện về hình thức
khởi kiện
Đủ điều kiện về hình thức, nội
dung và nộp tạm ứng án phí
Trả lại đơn khởi kiện (Điều 192) hoặc
chuyển đơn khởi kiện (Điểm c Khoản 3
Điều 191)
Sửa đổi, bổ sung
đơn (Khoản 1
Điều 193)
Thụ lí vụ án
dân sự
Kiểm tra
điều kiện để
nhận đơn
Trả lại đơn
(Khoản 2
Điều193)
Không nộp tạm ứng
án phí
Trả lại đơn khởi kiện (Điểm d
Khoản 1 Điều 192)
Không
sửa
Nhận
đơn
6.3. CHUẨN BỊ XÉT XỬ
15
Phân công thẩm phán giải quyết
Thông báo thụ lí vụ án dân sự
Lập hồ sơ và nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự
Xác minh, thu thập chứng cứ
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Tổ chức phiên họp kiểm tra chứng cứ và hòa giải
6.3. CHUẨN BỊ XÉT XỬ (tiếp theo)
16
Nghiên cứu
hồ sơ
Nghiên cứu về
thủ tục tố tụng
Nghiên cứu về
nội dung vụ án dân sự
Các điều kiện khởi kiện
Tư cách các đương sự
Thời hiệu khởi kiện
Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp
Làm rõ các tình tiết liên quan
Nghiên cứu, đánh giá chứng cứ
6.3. CHUẨN BỊ XÉT XỬ (tiếp theo)
17
Phiên họp công khai chứng cứ
• Xác định yêu cầu và phạm vi khởi kiện, thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện,
phản tố hoặc yêu cầu độc lập.
• Xác định những vấn đề thống nhất, chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết.
• Công khai tất cả các tài liệu, chứng cứ.
6.4. HÒA GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ
• Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương
sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự.
• Phạm vi hòa giải vụ án dân sự: Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải đối với các vụ án
dân sự trừ 3 trường hợp sau:
Vụ án dân sự không được hòa giải (Điều 206);
Vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được (Điều 207);
Vụ án dân sự được tiến hành theo thủ tục rút gọn.
• Nội dung hòa giải:
Hòa giải những vấn đề có tranh chấp;
Án phí.
18
6.4. HÒA GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo)
19
Thủ
tục
hòa
giải
Lập biên bản
hòa giải thành
Đương sự thỏa thuận
được về tất cả vấn đề
thuộc nội dung hòa giải
Đương sự không
thỏa thuận được
Lập biên bản
hòa giải
Quyết định công nhận
sự thỏa thuận (Đương sự
không thay đổi ý kiến)
Xét xử
(Đương sự thay đổi ý kiến)
Đưa vụ án ra xét xử
Đương sự thỏa thuận
được về một trong các
nội dung hòa giải
Lập biên bản hòa giải (ghi
khoản thỏa thuận được, khoản
không thỏa thuận được)
Đưa vụ án ra xét xử
6.4. HÒA GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo)
20
Hiệu lực quyết định công nhận sự thỏa thuận (Điều 213 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015):
• Có hiệu lực pháp luật ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm;
• Có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
6.5. TẠM ĐÌNH CHỈ VÀ ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
21
6.5.1 Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
6.5.2 Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
6.5.1. TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
• Khái niệm: là việc Tòa án tạm thời ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật
quy định.
• Căn cứ Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có
cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó;
Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được
người đại diện theo pháp luật;
Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;
Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do
cơ quan, tổ chức khác giải quyết mới giải quyết được vụ án;
22
6.5.1. TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo)
23
Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức
cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án mà thời hạn giải
quyết đã hết;
Cần đợi kết quả xử lí văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu
hiệu trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường
vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản
kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
Theo quy định tại Điều 41 của Luật Phá sản 2014.
6.5.1. TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo)
24
Trước khi mở phiên tòa: Thẩm phán ra quyết định.
Tại phiên tòa: Hội đồng xét xử ra quyết định.
Thẩm quyền
Quyết định tạm đình chỉ bị kháng cáo, kháng nghị
phúc thẩm.
Khi lí do tạm đình chỉ không còn thì Tòa án lại
tiếp tục xét xử.
Hậu quả pháp lí
6.5.2. ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
• Khái niệm: là việc Tòa án quyết định ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật
quy định.
• Căn cứ Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào
kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai
mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại
khách quan;
Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương
sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác
xã đó;
25
6.5.2. ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo)
26
Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định
của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015 thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải
quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;
Các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 192 mà Tòa án đã thụ lí.
6.5.2. ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ (tiếp theo)
27
Thẩm quyền
Hậu quả pháp lí
Trước khi mở phiên tòa: Thẩm phán ra quyết định.
Tại phiên tòa: Hội đồng xét xử ra quyết định.
Quyết định đình chỉ bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.
Đương sự không có quyền khởi kiện lại trừ trường hợp quy định Điểm c
Khoản 1 Điều 217; Khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
6.6. PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
• Khái niệm: là phiên giải quyết vụ án dân sự lần đầu của Tòa án.
• Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm: 1 Thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân trừ trường hợp quy định tại
Điều 65 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong trường hợp đặc biệt gồm 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân
dân (Điều 63 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
• Những người tham gian phiên tòa sơ thẩm được quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Nếu
những người này vắng mặt lần 1 thì phải hoãn phiên tòa.
• Hoãn phiên tòa sơ thẩm xét xử:
Thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân hoặc không thể tham gia xét xử mà không có người
thay thế;
Thay đổi kiểm sát viên hoặc không thể tham gia xét xử mà không có kiểm soát viên dự khuyết
thay thế;
Thay đổi người phiên dịch, người giám định;
Vắng mặt người làm chứng, người giám định cần thiết cho việc xét xử;
Thay đổi Thẩm tra viên, Thư kí Tòa án;
Vắng mặt người phiên dịch mà không có người thay thế.
28
6.6. PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
29
Triệu tập hợp lệ
lần 2
Đương sự Vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng
hoặc trở ngại khách quan
Có thể hoãn phiên tòa
Hoãn phiên họp trừ khi đương sự
yêu cầu giải quyết vắng mặt hoặc có
người đại diện
Vắng mặt không vì sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngoại khách quan
Đương sự có người
đại diện tham gia
Xét xử
Đương sự không có người đại diện
tham gia, không yêu cầu xét xử
vắng mặt
Nguyên đơn, bị đơn có yêu phản tố,
người liên quan có yêu cầu độc lập
Đình chỉ giải
quyết yêu cầu
Bị đơn không có yêu cầu phản tố,
người liên quan không yêu cầu
độc lập
Xét xử
Triệu tập hợp lệ
lần 1
Họ vắng mặt (do hay không do sự
kiện bất khả kháng hoặc trở ngại
khách quan)
6.6. PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
30
Các bước tiến hành phiên tòa
Bắt đầu phiên tòa Tranh tụng Nghị án Tuyênán
TỔNG KẾT BÀI HỌC
31
• Khởi kiện và thụ lí vụ án dân sự;
• Các bước chuẩn bị xét xử sơ thẩm;
• Phiên họp công khai chứng cứ và hòa giải vụ án dân sự;
• Tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
• Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_luat_to_tung_dan_su_viet_nam_bai_6_thu_tuc_so_tham.pdf