Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật - Bài 6: Luật hành chính và luật hình sự - Đào Ngọc Báu
a. Khái niệm hình phạt
• Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm tước
bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định
trong Bộ luật Hình sự và do Toà án quyết định.
• Đặc điểm của hình phạt:
Thứ nhất, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước mang tính nghiêm
khắc nhất so với các loại trách nhiệm pháp lý khác. Đặc điểm này xuất phát
từ lý do tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cao
nhất trong số các vi phạm pháp luật.
Thứ hai, hình phạt là biện pháp cưỡng chế được quy định trong Bộ luật
Hình sự. Đặc điểm này cho thấy trong quá trình xét xử hình sự Tòa án chỉ
được áp dụng các loại hình phạt đã được quy định trong Bộ luật Hình sự
mà không được thay đổi bổ sung thêm loại hình phạt hoặc khung hình phạt.
Thứ ba, chỉ Tòa án mới có thẩm quyền áp dụng hình phạt đối với người có
hành vi phạm tội
• Nhóm hình phạt bổ sung
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
Cấm cư trú;
Quản chế;
Tước một số quyền công dân;
Tịch thu tài sản;
Phạt tiền và trục xuất (khi không áp dụng là hình phạt chính
48 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật - Bài 6: Luật hành chính và luật hình sự - Đào Ngọc Báu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1v2.4014108218
BÀI 6
LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ
LUẬT HÌNH SỰ
Giảng viên: Ths. Đào Ngọc Báu
2
v2.4014108218
MỤC TIÊU BÀI HỌC
• Giới thiệu một số chế định cơ bản của ngành luật Luật
Hành chính và Luật Hình sự, bao gồm:
Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính;
Tội phạm và hình phạt.
• Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản nhất về vi
phạm hành chính, vi phạm hình sự cũng như các hình thức
trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
3
v2.4014108218
CẤU TRÚC NỘI DUNG
6.1. Luật hành chính
6.2. Luật hình sự
4v2.4014108218 4
6.1. LUẬT HÀNH CHÍNH
6.1.1. Khái niệm
luật hành chính
6.1.2. Vi phạm hành
chính và trách nhiệm
hành chính
5v2.4014108218
6.1.1. KHÁI NIỆM LUẬT HÀNH CHÍNH
• Đối tượng điều chỉnh Luật Hành chính.
• Khái niệm Luật hành chính.
• Phương pháp điều chỉnh Luật hành chính.
6v2.4014108218
6.1.1. KHÁI NIỆM LUẬT HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
Quan hệ quản lý
hành chính nhà
nước do các cơ
quan hành chính
nhà nước thực
hiện đối với các
lĩnh vực khác
nhau của đời
sống xã hội.
Quan hệ quản lý hành
chính nhà nước do các
cá nhân và tổ chức
được nhà nước trao
quyền thực hiện hoạt
động quản lý hành
chính nhà nước trong
một số trường hợp
nhất định.
Quan hệ quản lý
hình thành trong
quá trình cơ quan
nhà nước xây
dựng và củng cố
chế độ công tác
nội bộ.
Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính
7v2.4014108218
6.1.1. KHÁI NIỆM LUẬT HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
Định nghĩa luật hành chính
Luật Hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt
Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính của các cơ
quan hành chính nhà nước, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cơ
quan nhà nước xây dựng và ổn định chế độ công tác nội bộ của mình, các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và
cá nhân thực hiện hoạt động quản lý hành chính đối với các vấn đề cụ thể do
pháp luật quy định.
8v2.4014108218
6.1.1. KHÁI NIỆM LUẬT HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
Luật Hành chính sử dụng phương pháp mệnh lệnh
quyền uy để điều chỉnh các quan hệ pháp luật hành
chính, theo đó:
• Bên nhân danh nhà nước được quyền đơn phương
ra quyết định hành chính và một bên phải phục tùng
quyết định ấy.
• Bên nhân danh nhà nước có quyền áp dụng các
biện pháp cưỡng chế nhằm buộc đối tượng quản lý
phải thực hiện mệnh lệnh của mình.
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính
9v2.4014108218 9
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
a. Vi phạm hành chính
b. Trách nhiệm hành chính
10v2.4014108218
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
a. Vi phạm hành chính
11v2.4014108218
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
Định nghĩa vi phạm hành chính: Vi phạm hành chính
là hành vi do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện với lỗi
cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về
quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo
quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính.
a. Vi phạm hành chính
12v2.4014108218
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
Cấu thành vi phạm hành chính
a. Vi phạm hành chính
13v2.4014108218
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
Cấu thành vi phạm hành chính
• Mặt khách quan của vi phạm hành chính
Hành vi trái pháp luật (bắt buộc phải xác định). Ngoài ra, trong một số trường hợp
còn phải xác định:
Thiệt hại thực tế;
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế.
Chú ý: Phân biệt hành vi trái pháp luật hành chính và hành vi trái pháp luật hình
sự dựa vào:
Mức độ tái phạm hoặc số lần vi phạm;
Mức độ thiệt hại thực tế;
Công cụ, phương tiện, thủ đoạn sử dụng để thực hiện hành vi.
a. Vi phạm hành chính
14v2.4014108218
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
Cấu thành vi phạm hành chính
• Mặt chủ quan của vi phạm hành chính
Yếu tố bắt buộc phải xác định lỗi, bao gồm: Lỗi cố ý và lỗi vô ý:
Lỗi cố ý: Chủ thể nhận thức được hành vi sẽ gây hậu quả cho xã hội nhưng
vẫn thực hiện hành vi đó.
Lỗi vô ý: Chủ thể không thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của
hành vi mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước điều này.
Các yếu tố khác: Mục đích, động cơ thực hiện hành vi.
a. Vi phạm hành chính
15v2.4014108218
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
Cấu thành vi phạm hành chính
• Chủ thể vi phạm hành chính
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính là những tổ chức, cá
nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật.
Tuổi chịu trách nhiệm hành chính của cá nhân được xác định như sau:
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hành chính
trong trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính với lỗi cố ý.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành
vi vi phạm.
a. Vi phạm hành chính
16v2.4014108218
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
Cấu thành vi phạm hành chính
• Khách thể vi phạm hành chính
Là trật tự quản lý hành chính nhà nước được quy định trong các văn bản quy
phạm pháp luật.
Quan hệ pháp luật hành chính rất đa dạng và thường xuyên thay đổi do hoạt
động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện trên nhiều lĩnh vực của đời
sống xã hội.
a. Vi phạm hành chính
17v2.4014108218
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
Định nghĩa
Đặc điểm
Truy cứu trách nhiệm hành chính
b. Trách nhiệm hành chính
18v2.4014108218
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
Định nghĩa trách nhiệm hành chính: Trách nhiệm hành
chính là những hậu quả pháp lý bất lợi mà nhà nước
buộc các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải
gánh chịu.
b. Trách nhiệm hành chính
19v2.4014108218
• Trách nhiệm hành chính chỉ áp dụng đối với người có
hành vi vi phạm pháp luật hành chính, tức là chỉ phát
sinh sau khi có hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên
thực tế.
• Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý của tổ
chức, cá nhân vi phạm hành chính trước nhà nước.
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
Đặc điểm của vi phạm hành chính
b. Trách nhiệm hành chính
20
v2.4014108218
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
Truy cứu trách nhiệm hành chính
Truy cứu trách nhiệm hành chính là việc áp dụng các biện pháp xử lý hành
chính đối với người có hành vi vi phạm, bao gồm:
• Xử phạt vi phạm hành chính.
Nguyên tắc xử phạt hành chính;
Chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính;
Các hình thức xử phạt hành chính.
• Các biện pháp xử lý hành chính khác.
b. Trách nhiệm hành chính
21
v2.4014108218
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
Truy cứu trách nhiệm
hành chính là việc áp
dụng các biện pháp
xử lý hành chính đối
với người có hành vi
vi phạm, bao gồm:
• Xử phạt vi phạm
hành chính.
• Các biện pháp
xử lý hành chính
khác.
Giáo dục tại xã,
phường, thị trấn
Đưa vào
trường giáo
dưỡng
Đưa vào cơ
sở chữa
bệnh
Đưa vào
cơ sở giáo
dục
Chủ
thể có
thẩm
quyền
áp
dụng
Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã
Chủ tịch Ủy
ban nhân
dân huyện
Chủ tịch Ủy
ban nhân
dân huyện
Chủ tịch
Ủy ban
nhân dân
tỉnh
Chủ
thể bị
áp
dụng
Người trên 12
tuổi. Trên 55
tuổi (với nữ) và 60
tuổi (với nam)
vi phạm thường
xuyên nhưng
chưa đến mức
truy cứu trách
nhiệm hình sự
Người chưa
thành niên
Người từ
18 tuổi trở
lên nghiện
ma túy, từ
16 tuổi trở
lên bán
dâm
Người
thành niên
dưới 55
tuổi (với
nữ) và
dưới 60
tuổi (với
nam)
Truy cứu trách
nhiệm hành
chính
22v2.4014108218
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
• Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo
đúng quy định của pháp luật.
• Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật
quy định.
• Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay.
• Mọi hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
• Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm,
nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định
hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
• Không xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp thuộc tình thế cấp thiết,
phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang
mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi.
Nguyên tắc xử phạt hành chính
23v2.4014108218
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
• Ủy ban nhân dân các cấp;
• Cơ quan công an nhân dân;
• Bộ đội biên phòng;
• Cơ quan cảnh sát biển;
• Cơ quan hải quan;
• Cơ quan kiểm lâm;
• Cơ quan thuế;
• Cơ quan quản lý thị trường;
• Cơ quan thanh tra chuyên ngành;
• Giám đốc cảng vụ hàng hải, cảng vụ thủy nội địa, cảng vụ hàng không;
• Tòa án nhân dân và Cơ quan thi hành án dân sự.
Chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính
24
v2.4014108218
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
Các hình thức xử phạt
hành chính
Hình thức xử phạt chính (cảnh
cáo, phạt tiền, trục xuất)
Hình thức xử phạt bổ sung (tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng
chỉ hành nghề; tịch thu tang vật,
phương tiện sử dụng để vi phạm
hành chính)
25v2.4014108218
Hình thức xử phạt chính
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
Cảnh cáo
Phạt tiền Trục xuất
26v2.4014108218
Cảnh cáo là hình thức xử phạt chính áp dụng trong các
trường hợp:
• Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành
vi vi phạm hành chính.
• Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc tổ chức có
hành vi vi phạm với điều kiện đó là hành vi vi phạm
lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định của
pháp luật có thể áp dụng hình thức cảnh cáo.
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
27v2.4014108218
• Phạt tiền là hình thức xử phạt chính nhưng không áp
dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có
hành vi vi phạm hành chính.
• Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị áp dụng
hình thức xử phạt này nhưng mức phạt không quá 2/3
mức phạt áp dụng đối với người thành niên. Nếu
những người này không có tiền thì cha mẹ hoặc người
giám hộ phải nộp phạt thay.
Hình thức xử phạt chính
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
28v2.4014108218
• Trục xuất vừa là hình thức xử phạt chính vừa là hình
thức xử phạt bổ sung. Nếu là hình thức xử phạt chính thì
khi xử phạt trục xuất có thể đồng thời áp dụng các biện
pháp xử phạt bổ sung.
• Chủ thể bị xử phạt trục xuất thì buộc phải rời khỏi lãnh
thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
29v2.4014108218 29
• Tước quyền sử dụng giấy phép được áp dụng khi có các điều
kiện sau:
Có quy định của pháp luật về việc áp dụng hình thức này;
Có hành vi vi phạm trực tiếp quy tắc sử dụng giấy phép,
chứng chỉ hành nghề.
• Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính như: Tịch thu tài sản hàng hoá, tiền bạc và xung quỹ
nhà nước.
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
30v2.4014108218
Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra
• Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính
gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
• Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường,
lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra.
• Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật
phẩm, phương tiện.
• Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây
trồng và văn hóa phẩm độc hại.
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
31v2.4014108218
Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính
• Tạm giữ người;
• Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm;
• Khám người;
• Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
• Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm;
• Bảo lãnh hành chính;
• Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian
làm thủ tục trục xuất;
• Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo
dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn.
6.1.2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH (tiếp theo)
32v2.4014108218
6.2. LUẬT HÌNH SỰ
6.2.1. Khái niệm luật
hình sự
6.2.2. Tội phạm
6.2.3. Hình phạt
33v2.4014108218
6.2.1. KHÁI NIỆM LUẬT HÌNH SỰ
34v2.4014108218
a. Đối tượng điều chỉnh
• Luật Hình sự điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người
phạm tội khi người này thực hiện một tội phạm.
• Định nghĩa Luật Hình sự:
Luật Hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao
gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, xác định
những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm và quy định hình phạt đối
với những tội phạm ấy.
6.2.1. KHÁI NIỆM LUẬT HÌNH SỰ (tiếp theo)
35v2.4014108218
b. Phương pháp điều chỉnh
Luật Hình sự sử dụng phương pháp quyền uy để điều chỉnh
các quan hệ pháp luật hình sự, thể hiện:
• Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để áp dụng các
biện pháp trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
• Người phạm tội phải phục tùng các quyết định của nhà
nước mà không thể thỏa thuận hoặc mặc cả như các chủ
thể trong quan hệ pháp luật dân sự.
6.2.1. KHÁI NIỆM LUẬT HÌNH SỰ (tiếp theo)
36v2.4014108218
6.2.2. TỘI PHẠM
a. Khái niệm tội phạm
b. Cấu thành tội phạm
c. Những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho
xã hội của hành vi
37v2.4014108218
a. Khái niệm tội phạm
• Khái niệm tội phạm:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,
xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích
hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa.
• Đặc điểm của tội phạm:
Là hành vi nguy hiểm cho xã hội;
Là hành vi có lỗi;
Là hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự.
6.3.2. TỘI PHẠM (tiếp theo)
38v2.4014108218
b. Cấu thành tội phạm
Mặt khách
Quan của tội
Phạm
Mặt chủ quan
của tội phạm
Chủ thể
của tội phạm
Khách thể
của tội phạm
6.2.2. TỘI PHẠM (tiếp theo)
39v2.4014108218
b. Cấu thành tội phạm (tiếp theo)
• Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra
bên ngoài của tội phạm, bao gồm:
Hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể là hành động
hoặc không hành động (bắt buộc phải xác định).
Hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy
hiểm với hậu quả đã xảy ra (xác định tùy từng trường
hợp cụ thể).
6.2.2. TỘI PHẠM (tiếp theo)
40v2.4014108218
• Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các yếu tố lỗi,
động cơ, mục đích phạm tội:
Lỗi là yếu tố bắt buộc phải xác định, bao gồm lỗi cố
ý và lỗi vô ý.
Động cơ, mục đích phạm tội không bắt buộc xác
định đối với mọi tội phạm. Có trường hợp được sử
dụng như tình tiết tăng nặng hoặc yếu tố định khung
hình phạt.
b. Cấu thành tội phạm (tiếp theo)
6.3.2. TỘI PHẠM (tiếp theo)
41v2.4014108218
• Chủ thể của tội phạm chỉ là cá nhân với các điều kiện về độ tuổi và khả
năng nhận thức như sau:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng:
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm
năm tù.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn
cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên
mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Khả năng nhận thức: Không bị tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
6.2.2. TỘI PHẠM (tiếp theo)
b. Cấu thành tội phạm
42v2.4014108218
b. Cấu thành tội phạm
• Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được pháp luật hình
sự bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại, bao gồm:
Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc;
Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức;
Tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các
quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân;
Những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
6.2.2. TỘI PHẠM (tiếp theo)
43v2.4014108218
• Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước,
của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người
khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm
các lợi ích nói trên.
• Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang
thực tế đe doạ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng
của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây
một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong
tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
6.2.2. TỘI PHẠM (tiếp theo)
c. Những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
44v2.4014108218
6.2.3. HÌNH PHẠT
45v2.4014108218
a. Khái niệm hình phạt
• Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm tước
bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định
trong Bộ luật Hình sự và do Toà án quyết định.
• Đặc điểm của hình phạt:
Thứ nhất, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước mang tính nghiêm
khắc nhất so với các loại trách nhiệm pháp lý khác. Đặc điểm này xuất phát
từ lý do tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cao
nhất trong số các vi phạm pháp luật.
Thứ hai, hình phạt là biện pháp cưỡng chế được quy định trong Bộ luật
Hình sự. Đặc điểm này cho thấy trong quá trình xét xử hình sự Tòa án chỉ
được áp dụng các loại hình phạt đã được quy định trong Bộ luật Hình sự
mà không được thay đổi bổ sung thêm loại hình phạt hoặc khung hình phạt.
Thứ ba, chỉ Tòa án mới có thẩm quyền áp dụng hình phạt đối với người có
hành vi phạm tội.
6.2.3. HÌNH PHẠT (tiếp theo)
46v2.4014108218
b. Các loại hình phạt
6.2.3. HÌNH PHẠT
47
v2.4014108218
Cảnh
cáo
Phạt tiền Cải tạo không
giam giữ
Tù có
thời
hạn
Tù
chung
thân
Tử hình
Điều
kiện áp
dụng
Tội phạm
ít nghiêm
trọng, có
nhiều
tình tiết
giảm nhẹ
Tội phạm ít
nghiêm trọng
xâm phạm trật
tự quản lý kinh
tế, trật tự công
cộng, hành
chính.
Tội phạm ít nghiêm
trọng hoặc tội phạm
nghiêm trọng và
người phạm tội có
nơi làm việc ổn
định hoặc nơi
thường trú rõ ràng.
Áp
dụng
với mọi
tội
phạm
Tội
phạm
đặc biệt
nghiêm
trọng
Tội
phạm
đặc biệt
nghiêm
trọng
Mức
khung
hình
phạt
Không thấp
hơn 1 triệu
đồng
Từ 6 tháng đến
3 năm
Từ 3
tháng
đến 20
năm
Không
thời hạn
6.2.3. HÌNH PHẠT (tiếp theo)
b. Các loại hình phạt (tiếp theo)
Nhóm hình phạt chính
48v2.4014108218
• Nhóm hình phạt bổ sung
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
Cấm cư trú;
Quản chế;
Tước một số quyền công dân;
Tịch thu tài sản;
Phạt tiền và trục xuất (khi không áp dụng là hình phạt chính).
b. Các loại hình phạt (tiếp theo)
6.2.3. HÌNH PHẠT (tiếp theo)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_ly_luan_nha_nuoc_va_phap_luat_bai_6_luat_hanh_chin.pdf