Bài giảng môn Pháp luật đại cương - Chương 5: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
Các loại vi phạm pháp luật
Vi phạm
kỷ luật
Vi phạm
dân sự
Vi phạm
hành
chính
Vi phạm
hình sự
(Tội
phạm)
* Vi phạm kỷ luật là những hành vi có
lỗi xâm hại tới chế độ kỷ luật lao động, kỷ
luật công vụ, kỷ luật học tập gây thiệt
hại cho hoạt động bình thường của các cơ
quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự
nghiệp, trường học và những tổ chức
khác.
* Vi phạm dân sự là hành vi
trái pháp luật, có lỗi, xâm hại tới
các quan hệ tài sản và quan hệ
nhân thân có liên quan với chúng
trong lĩnh vực hợp đồng hoặc
ngoài hợp đồng.
Vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là hành vi có
lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi
phạm quy định của PL về quản lý NN
mà không phải là tội phạm và theo
quy định của PL phải bị xử phạt HC.
Vi phạm hình sự (Tội phạm)
Vi phạm hình sự là những
hành vi nguy hiểm cho xã hội
và được quy định trong Bộ luật
hình sự.
38 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Pháp luật đại cương - Chương 5: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 5.
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT,
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
I. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
a. Tuân thủ pháp luật
b. Thi hành pháp luật
c. Sử dụng pháp luật
d. Áp dụng pháp luật
II. VI PHẠM PHÁP LUẬT
a. Khái niệm vi phạm pháp luật
b. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
c. Các loại vi phạm pháp luật
III. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
a. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
b. Các loại trách nhiệm pháp lý
I. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
1. Khái niệm thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là hoạt động, là quá
trình làm cho những quy tắc của pháp luật trở
thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật.
2. Các hình thức thực hiện pháp luật
Tuân thủ
PL
Thi hành
PL
Sử dụng
PL
Áp dụng
PL
* Tuân thủ pháp luật
Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện
pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật
kiềm chế không thực hành những hoạt động
mà pháp luật ngăn cấm.
Ví dụ 1:
Khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải tuân
thủ quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ.
* Thi hành pháp luật
Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện
pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa
vụ của mình bằng hành động tích cực.
Ví dụ 2:
Công dân có nghĩa vụ phải nộp thuế theo quy định của pháp luật.
* Sử dụng pháp luật
Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện
pháp luật, trong đó các chủ thể được thực
hiện những hành vi cho phép theo quy định
của các QPPL.
Ví dụ 3:
Công dân có
quyền tự do
kinh doanh theo
quy định của
pháp luật.
* Áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp
luật, NN thông qua CQNN có thẩm quyền hay nhà
chức trách tổ chức cho các chủ thể thực hiện
những quy định của PL hay tự mình căn cứ vào
những quy định của PL để làm phát sinh, thay đổi
và chấm dứt những QHPL cụ thể.
Ví dụ 4:
TAND tiến hành xét xử Công an tiến hành xử phạt HC
II. VI PHẠM PHÁP LUẬT
Tình huống thảo luận
1. Trần Hùng là sinh viên trường ĐHKT TP Hồ Chí Minh. Vào
khoảng 9h ngày 20 tháng 8 năm 2002, Hùng đi xe máy tới
trường rồi gửi xe vào bãi giữ xe của trường nhưng vẫn cắm chìa
khóa ở ổ khóa. Khi Hùng đi khỏi Nguyễn Thành phát hiện thấy
xe của Hùng có chìa cắm ở ổ khóa đã lợi dụng lúc người giữ xe
không để ý, rút lấy chìa khóa đó rồi đi ra ngoài. Khoảng 10
phút sau Thành quay lại tra chìa vào ổ khóa chiếc xe của Hùng
rồi dắt xe ra ngoài. Khi người giữ xe hỏi thẻ giữ xe, Thành
luống cuống trả lời là dắt lộn xe rồi dắt xe quay lại để ở vị trí
cũ. Người giữ xe thấy có nghi ngờ nên đã bắt giữ Thành. Qua
điều tra Thành đã khai nhận diễn biến vụ việc như trên.
Hỏi Thành có vi phạm pháp luật hay không? Trường
hợp có vi phạm pháp luật thì đó là loại vi phạm pháp luật gì?
2. Tối ngày 24/4/2002, Nguyễn Văn K đang ở nhà thì thấy có người
gọi ngoài ngõ. K ra xem ai gọi mình, nhưng do trời tối, chưa nhìn thấy
ai thì bất thình lình bị nhiều người xông vào đấm đá túi bụi, thấy vậy K
vội kêu cứu và bỏ chạy nhưng số người này vẫn đuổi theo tấn công.
Sẵn có con dao nhíp trong tay, K rút ra nói: “Tao không có thù oán với
đứa nào cả, để tao yên. Nếu đứa nào xông vào tao đâm chết”. Những
người đuổi theo vẫn lao vào đánh, K bị ngã nhưng chúng vẫn không
tha, sẵn có con dao trong tay K đâm ngược lại phía sau, không ngờ
trúng tim một người trong bọn chúng chết ngay tại chỗ. Thấy vậy, cả
bọn sợ bỏ chạy, sau đó K ra cơ quan Công an trình báo sự việc.
Tại cơ quan công an, K được biết người chết là Nguyễn Văn B
người làng bên. Do căm tức K tìm hiểu yêu đương Nguyễn Thị L là
bạn thân của mình nên B đã rủ một số thanh niên trong làng tìm gặp
cho K một bài học và dẫn đến sự việc đau lòng như đã nêu trên.
Hỏi K có vi phạm pháp luật hay không? Trường hợp có vi
phạm pháp luật thì phạm tội gì?
3. Chiều ngày 09/6/2001, ông Ngô Hà (trú tại thị trấn Tứ
Hạ, huyện Hương Trà) mua 02 vé xổ số kiến thiết loại
vé 3.000đ. Khoảng 10 giờ sáng hôm sau anh Nguyễn
Lam hàng xóm sang chơi, do không biết chữ nên ông
Hà đã đưa cho Lam 02 vé số nhờ dò hộ. Khi dò thấy
02 vé số trúng giải đặc biệt với số tiền 150 triệu đồng.
Vì lòng tham muốn chiếm đoạt 02 vé số đó nên Lam
nói là vé không trúng thưởng rồi vứt 02 vé số vào sọt
rác trong góc nhà ông Hà. Sau 15 phút, Lam về nói
với vợ là bà Nga: “Trong sọt rác nhà ông Hà có 02
vé số trúng giải đặc biệt cô qua đó giả vờ xin tấm
bìa rồi lấy về”. Nga thực hiện theo sự sắp đặt của
Lam lấy được 02 vé số về rồi 2 vợ chồng đi nhận
thưởng. Sau đó, hành vi trên của 2 vợ chồng đã bị
phát hiện. Hỏi Lam và Nga có vi phạm pháp luật
hay không? Trường hợp có vi phạm pháp luật thì
Lam và Nga phạm tội gì?
Lê Công B (35 tuổi) và Đào Văn H (30 tuổi) là hai anh em đồng
hao. Trong khi H đi làm xa, vợ con H vẫn ở chung với gia đình B.
Ngày 25/01/2001, nhân dịp về quê ăn tết, H và vợ có chuyện
xích mích, cãi nhau. B thấy vậy nói xen vào: “Mày đi cả năm mới
về một lần, không thèm đoái hoài tới vợ con, khi về lại cãi
nhau, không thấy xấu hổ à”. H nói: “Đây là chuyện riêng của vợ
chồng tôi, anh không được chõ mồm vào”. Thế là hai bên gây
sự cãi nhau. Trong khi lời qua tiếng lại, H có nói: “Tao nghe dân
làng nói, trong thời gian tao vắng nhà mày dan díu với vợ tao.
Con tao là con mày, vợ tao là vợ mày”, đồng thời đấm B một
cái vào mặt. B tức giận chạy từ nhà ngoài (chỗ hai người cãi nhau)
qua phòng trong vào bếp lấy con dao dài 40cm đem ra ngoài nhắm
vào đầu H chém liền 3 nhát. H bị 3 vết thương nặng, trong đó có
một vết chém dài 8cm ở vùng trán phải, làm vỡ xương sọ.
Do được đưa đi cứu chữa kịp thời tại bệnh viện Bạch Mai (Hà
Nội) nên H thoát chết nhưng phải mang thương tích suốt đời với tỷ
lệ thương tật là 65%.
Trong quá trình điều tra cho thấy giữa hai người B và H trước
đó không có mâu thuẫn gì.
Từ các tình tiết vụ án, bạn hãy cho biết B có vi phạm pháp
luật hay không? Trường hợp có vi phạm pháp luật thì B phạm
tội gì? Hãy xác định các yếu tố cấu thành vi phạm pháp
luật trên?
Khoảng 16h ngày 23/9/2003, Đoàn Minh Đĩnh trú ở quận 12,
TP.HCM cao hứng chở vợ là Mạc Thị Ngân đến thăm nhà người
bạn là Huệ ở cách nhà Đĩnh khoảng 2km. Tại nhà Huệ, uống xong
một tuần trà, Đĩnh bảo vợ: “Em ở lại chơi với Huệ, anh về cho heo
ăn”, rồi Đĩnh lấy xe đi về nhà. Ngân vừa nói chuyện với Huệ vừa hồ
nghi trong bụng, bởi chính Ngân vừa cho heo ăn xong. Hơn nữa, từ
trước tới nay Đĩnh đâu có để ý tới chuyện nuôi heo, cớ gì hôm nay
lại quan tâm như vậy. Ngân nói với Huệ cho qua chuyện rồi ra thuê
xe ôm về nhà quyết tìm cho ra sự thật.
Tới nhà, cửa nhà mở, trong nhà im ắng, Ngân lại nghe có
tiếng nói nho nhỏ, tiếng thở khe khẽ. Ngân cầm cái kéo may, đạp
mạnh cửa buồng xông vào và sững sờ nhìn thấy chồng mình đang
cùng chị Yến Vy (người hàng xóm đã có chồng) đang làm chuyện
mây mưa trên giường.
Ngân quơ hết mớ quần áo của 2 người vứt ra khỏi buồng.
Tiếp đến, Ngân nhảy vào tát vào mặt Vy hai cái và đạp 3 đạp. Vy
ngồi im không dám la. Đĩnh cũng ngồi im ôm gối sợ vợ làm to
chuyện. Ngân đánh đấm Vy một hồi mỏi tay chân, Ngân quay ra
dùng kéo cắt tóc Vy. Ngân vừa cắt tóc vừa dọa: “Mày khôn hồn
thì ngồi im, nếu chống cự thì tao la làng ngay cho mọi người
đến coi thử xem ai xấu hổ nào”. Vy phải cúi lạy Ngân, xin Ngân
tha thứ. Ngân nói: “Mày phải mua danh dự”. Vy năn nỉ Ngân cho
đền 2 con bò có sẵn bên nhà nhưng Ngân không đồng ý. Sau đó,
Ngân thấy sợi dây chuyền 3 chỉ lấp lánh trên ngực Vy, Ngân cởi ra
lấy luôn rồi cho Vy và Đĩnh mặc quần áo ra về.
Từ các tình tiết vụ án, Anh (chị) hãy cho biết Ngân có
Vi phạm pháp luật là
hành vi (hành động hoặc
không hành động) trái
PL và có lỗi do chủ thể có
năng lực trách nhiệm
pháp lý thực hiện xâm hại
đến các QHXH được
pháp luật bảo vệ.
1. Khái niệm vi phạm pháp luật
Vi phạm
pháp luật
Chủ
thể
Khách
thể
Mặt
khách quan
Mặt chủ
quan
2. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
- Mặt khách quan của VPPL
* Khái niệm: là những biểu hiện ra bên ngoài của
vi phạm pháp luật.
* Các yếu tố thuộc mặt khách quan của VPPL:
+ Hành vi trái pháp luật (hành động hoặc
không hành động).
+ Hậu quả
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu
quả.
+ Các yếu tố khách quan khác: thời gian, địa
điểm, công cụ, phương tiện
- Mặt chủ quan của VPPL
* Khái niệm: là các dấu hiệu bên trong của
VPPL.
* Các yếu tố thuộc mặt chủ quan của VPPL:
Lỗi
Động cơ
Mục đích
* Yếu tố lỗi:
+ Khái niệm lỗi:
Là trạng thái tâm lý
phản ánh thái độ tiêu cực
của chủ thể đối với:
Hành vi
trái PL
Hậu quả
do
hành vi
đó gây ra
Trên cơ sở xem xét lý trí và ý chí của
chủ thể, lỗi được xác định bao gồm:
1. Lỗi cố ý
2. Lỗi vô ý
Cố ý trực tiếp
Cố ý gián tiếp
Vô ý do quá tự tin
Vô ý do cẩu thả
* Các loại lỗi:
Bảng phân tích, so sánh các loại lỗi
Tên lỗi
Tiêu
chí
Cố ý
trực tiếp
Cố ý
gián tiếp
Vô ý do
quá tự tin
Vô ý do
cẩu thả
Lý trí
Nhận thức
rõ hành vi
của mình
là nguy
hiểm cho
XH và
thấy trước
hậu quả
của hành
vi.
Nhận thức
rõ hành vi
của mình là
nguy hiểm
cho XH và
thấy trước
hậu quả
của hành vi
có thể xảy
ra.
Thấy trước
hành vi của
mình có thể
gây ra hậu
quả nguy
hiểm cho
XH.
Không biết
tính nguy
hiểm cho
XH của
hành vi
mặc dù có
thể hoặc
cần phải
biết.
Bảng phân tích, so sánh các loại lỗi (Tiếp)
Tên lỗi
Tiêu
chí
Cố ý
trực tiếp
Cố ý
gián tiếp
Vô ý do
quá tự tin
Vô ý do
cẩu thả
Ý chí
Mong
muốn cho
hậu quả
xảy ra.
Không
mong,
nhưng có
ý thức bỏ
mặc cho
hậu quả
xảy ra.
Cho rằng
hậu quả
không xảy
ra và nếu có
xảy ra thì
cũng có thể
khắc phục
được.
Không
thấy trước
hậu quả
do mình
gây ra
mặc dù
phải thấy
trước hậu
quả đó.
* Động cơ và mục đích:
Động cơ
Mục
đích
- Khách thể của VPPL
* Khái niệm: là những quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ nhưng lại bị
hành vi trái pháp luật xâm hại đến.
* Ý nghĩa: Tính chất và tầm quan
trọng của khách thể xác định mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi
VPPL.
- Chủ thể của VPPL
* Khái niệm:
Cá nhân
Chủ thể
Tổ chức
Có năng lực
trách nhiệm
pháp lý
Thực hiện
hành vi
trái PL
3. Các loại vi phạm pháp luật
Vi phạm
kỷ luật
Vi phạm
dân sự
Vi phạm
hành
chính
Vi phạm
hình sự
(Tội
phạm)
* Vi phạm kỷ luật là những hành vi có
lỗi xâm hại tới chế độ kỷ luật lao động, kỷ
luật công vụ, kỷ luật học tập gây thiệt
hại cho hoạt động bình thường của các cơ
quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự
nghiệp, trường học và những tổ chức
khác.
* Vi phạm dân sự là hành vi
trái pháp luật, có lỗi, xâm hại tới
các quan hệ tài sản và quan hệ
nhân thân có liên quan với chúng
trong lĩnh vực hợp đồng hoặc
ngoài hợp đồng.
* Vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là hành vi có
lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi
phạm quy định của PL về quản lý NN
mà không phải là tội phạm và theo
quy định của PL phải bị xử phạt HC.
Cảnh sát giao thông tiến hành lập biên bản xử phạt HC
* Vi phạm hình sự (Tội phạm)
Vi phạm hình sự là những
hành vi nguy hiểm cho xã hội
và được quy định trong Bộ luật
hình sự.
Tòa án tiến hành xét xử
III. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
1. Khái niệm TNPL
Tích cực Tiêu cực
Bổn phận,
chức trách
Hậu quả bất
lợi về vật chất
hoặc tinh thần
Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ
đặc biệt giữa Nhà nước và người vi phạm
pháp luật, trong đó Nhà nước có quyền áp
dụng các biện pháp cưỡng chế có tính
chất trừng phạt được quy định ở các chế tài
quy phạm pháp luật đối với người VPPL và
người đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về
vật chất, tinh thần tương ứng với tính chất,
mức độ nguy hại cho xã hội của hành vi
VPPL do mình gây ra.
b. Đặc
điểm
của
TNPL
Cơ sở TNPL là hành vi VPPL
Là việc áp dụng chế tài đối với chủ thể VPPL
Là những biện pháp cưỡng chế của NN
Do CQNN có thẩm quyền áp dụng
TNPL chỉ áp dụng đối với chủ thể có
khả năng nhận thức và điều khiển
được hành vi của mình.
TNPL là sự lên án của
NN và XH đối với
chủ thể VPPL
Cưỡng chế NN có thể áp
dụng cả khi chưa có vi
phạm xảy ra hoặc cưỡng
chế để thực hiện các Quyết
định ADPL.
Đây là mối quan hệ
không t ể tách rời giữa
TNPL và NN
2. Các loại trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm
pháp lý
Trách nhiệm
vật chất
VP
hình sự
TN
hình sự
TN
dân sự
VP
hành chính
TN hành
chính
VP
dân sự
TN
dân sự
VP
kỷ luật
TN
kỷ luật
TN
vật chất
Bài tập:
Hãy xác định hành vi vi phạm pháp
luật và trách nhiệm pháp lý áp dụng
trong các trường hợp sau:
1. Trần Văn Tý có hành vi cố ý gây thương
tích cho anh B (tỷ lệ thương tích là 30%).
2. Nguyễn Văn Tèo thực hiện hành vi cướp
giật sợi dây chuyền (trị giá 5 triệu đồng)
của chị Mùi. Hậu quả sợi dây chuyền của
chị Mùi đã bị mất.
3. Kso Hri là người Êđê nhưng đã có hành
vi sản xuất trái phép chất ma túy. Hành vi
trên đã bị cơ quan Công an phát hiện và
bắt giữ.
4. Phan Bưởi là sinh viên trường Cao đẳng
Y đã có hành vi điều khiển xe mô tô vượt
đèn đỏ trái phép và hành vi trên đã bị cảnh
sát giao thông lập biên bản xử phạt.
5. Vợ chồng ông Bom trong quá trình kinh doanh
đã nhiều lần có hành vi lấn chiếm vỉa hè dành
cho người đi bộ và hành vi trên đã bị đội quy tắc
đô thị phường Thuận Phước xử lý.
6. Ông Bí trong quá trình xây dựng nhà đã làm đổ
sập căn nhà bếp của chị Bầu, gây thiệt hại về tài
sản cho chị Bầu. Hành vi trên đã bị chị Bầu khởi
kiện ra Tòa.
7. Ông Quang Tài là người đại diện theo pháp luật
của Công ty TNHH Bình Bể đã ký kết hợp đồng
thuê chiếc xe tải của Công ty Bình Minh. Trong
quá trình sử dụng chiếc xe tải đã bị lật và bị hư
hỏng nặng nề. Do đó, Công ty Bình Minh đã yêu
cầu Công ty TNHH Bình Bể bồi thường thiệt hại
cho Công ty.
8. Anh Hợi là công nhân Công ty xi măng
Hải Vân. Trong quá trình làm việc, do chủ
quan đã vận hành máy sai quy trình kỹ
thuật và hậu quả làm hỏng một dây
chuyền sản xuất của Công ty.
9. Ông Quách Hòe là cán bộ Phòng TN-MT
Quận K nhưng đã có hành vi cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất giả mạo
cho vợ chồng ông Quách Quỳ. Hành vi
trên của ông Quách Hòe đã bị phát hiện
và xử lý.
10. Ông Dương là cán bộ Sở GD-ĐT nhưng
đã có hành vi vi phạm kỷ luật Đảng viên
và hành vi vi phạm trên đã bị xử lý.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_mon_phap_luat_dai_cuong_chuong_5_thuc_hien_phap_lu.pdf