Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

Trong sự vận động, phát triển của svht, PĐ không chỉ xảy ra một lần mà là một chuỗi vô tận. Theo đường - xoáy ốc từ thấp – cao - Có tính chu kỳ và có sự lặp lại sau một số lần phủ định nhưng ở trình độ cao hơn.

ppt104 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÀI GIẢNGNHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN NGƯỜI BIÊN SOẠN: TH.S QUÁCH HỮU NGẠN ---NĂM 2011---Giữa các giống loài tuy khác nhau nhưngđều có chung bản chất của sự sống PHéP biện chứng duy vật Chương IINỘI DUNG CỦA CHƯƠNG I. Phép biện chứng và phép BCDVII. Các nguyên lý cơ bản của phép BCDV III. Các cặp phạm trù cơ bản của phép BCDV Các quy luật cơ bản của phép BCDV Lý luận nhận thức DVBC I. Phép biện chứng và phép BCDV 1.Phép BC và các hình thức cơ bản của phép BC a. Khái niệm BC và phép BC - BC là k/n dùng để chỉ mối liên hệ, tương tác, chuyển hoá, vận động phát triển theo quy luật của svht và quá trình trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Có hai loại BC: +BC khách quan: là BC của TG vật chất. Nó tồn tại kq ngoài ý muốn của con người. + BC chủ quan: là sự phản ánh BC kq vào ý thức của con người ( hay gọi là sự nhận thức của con người về BC kq)Đây là BC của tự nhiên mà con người nhận thức đượcThời gianTiến hoá a. Khái niệm BC và phép BC (tiếp) - Phép BC: là học thuyết nghiên cứu, khái quát BC của TG thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và hoạt động thực tiễn. Với ý nghĩa đó, phép BC thuộc về BC chủ quan và nó đối lập với phép siêu hình. Phép BC ra đời đã khắc phục được những hạn chế phép siêu hình (Phép siêu hình tư duy về svht trong trạng thái bất biến và cô lập với nhau). b. Các hình thức cơ bản của phép BC -Phép BC chất phác ( Thời cổ đại ở Hy lạp, TQ, ấn độ). Phép BC thời kỳ này mang tính tự phát, trực kiến và ngây thơ, nhưng phản ánh đúng hiện thực kq. -Phép BC duy tâm trong triết học cổ điển Đức Tiêu biểu là Cantơ và Hêghen. - Phép BC duy vật do M+A xây dựng nên, đã khắc phục được những hạn chế CNDT và phương pháp siêu hình trong nhận thức và cải tạo TG.PBC DUY TÂMCỔ ĐIỂN ĐỨCPBC DUY VẬT HIỆN ĐẠIPBC CHẤT PHÁC THỜI CỔ ĐẠICÁC HÌNH THỨC LỊCH SỬ CỦA PBCLão tửHeraclitG.V.Ph.HegenC.Mác và V.I.LêninQuá trình phát triển của phép BC2. Phép biện chứng duy vậta. Khái niệm phép BCDV Theo Angghen: “Phép biện chứng duy vật là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy b. Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép BCDV -Phép BCDV được xác lập trên nền tảng TGq DV khoa học. -Trong phép BCDV có sự thống nhất giữa TGq DV và phương pháp luận BC. Vì vậy, không những là công cụ để nhận thức mà còn để cải tạo TG. II. Các nguyên lý cơ bản của phép BCDV 1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến a. Khái niệm về mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến - Mối liên hệ: là k/n dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hoá lẫn nhau giữa các svht hay giữa các mặt trong cùng một svht. - Mối liên hệ phổ biến: là k/n dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở mọi svht hoặc nhiều svht.SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TÍNH QUY ĐỊNH - TÍNH TƯƠNG TÁC - TÍNH BIẾN ĐỔITRONG GIỚI TỰ NHIÊNSỰ THỐNG NHẤTHÀM NGHĨA CỦA KHÁI NIỆM MỐI LIÊN HỆ Tính biến đổi Tính tương tác Tính quy định 1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến b. Tính chất của mối liên hệ - Tính khách quan - Tính phổ biến - Tính đa dạng 1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến c. ý nghĩa phương pháp luận Cần có quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn điện đòi hỏi: - Xem xét tất cả các mối liên hệ của svht(cả bên trong và bên ngoài). - Đồng thời cần phải kết hợp với quan điểm LS cụ thể. Nghĩa là: khi xem xét mối liên hệ, phải đặt chúng trong hoàn cảnh cụ thể của svht, đánh giá đúng t/c, vai trò của nó đối với sự vận động và phát triển của svht. 2. Nguyên lý về sự phát triển a. Khái niệm phát triển Phát triển là k/n dùng để chỉ quá trình vận động đi lên của svht theo khuynh hướng: - Từ thấp đến cao - Từ đơn giản đến phức tạp - Từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn * Trong đó, có sự kế thừa những yếu tố tích cực và loại bỏ những yếu tố tiêu cực của cái cũ ở trong cái mới. 2. Nguyên lý về sự phát triển b. Tính chất của sự phát triểnCó 3 t/c (như mối liên hệ phổ biến) - Khách quan - Phổ biến - Đa dạng * Trong đó, có sự kế thừa những yếu tố tích cực và đào thải những yếu tố tiêu cực của cái cũ trong cái mới.Phát triển từ vượn thành người Tăng dân sốPhát triển là quá trình biến đổi về chất theo hướng ngày càng hoàn thiện(Phát triển khác với tăng trưởng) 2. Nguyên lý về sự phát triển c. ý nghĩa phương pháp luận Trong nhận thức và thực tiễn cần có quan điểm phát triển. Quan điểm phát triển đòi hỏi khi xem xét svht phải đặt nó trong sự vận động, phát triển của nó; phải chia quá trình phát triển thành nhiều giai đọan và thấy được mối liên hệ b/c giữa các giai đoạn đó với nhau. Tóm lại: Hai nguyên lý cơ bản của phép BCDV có vai trò rất quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ đó mà có được kết quả đúng đắn trong quá trình nhận thức và cải tạo TG. III. Các cặp phạm trù cơ bản của phép BCDV Phạm trù là gì ? Là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung nhất của svht trong một lĩnh vực hoặc cả TG. Ví dụ: - Hình, số, điểm, mặt phẳng, hàm sốtrong toán học - Vận tốc, gia tốc, khối lượngtrong vật lý học - Giá cả, giá trị, lợi nhuận, tiền tệtrong kinh tế học - Vật chất, ý thức, vũ trụ, con ngườitrong triết học III. Các cặp phạm trù cơ bản của phép BCDVCó 06 cặp phạm trù cơ bản - Cái riêng và cái chung và cái đơn nhất - Nguyên nhân và kết quả - Tất nhiên và ngẫu nhiên - Nội dung và hình thức - Bản chất và hiện tượng - Khả năng và hiện thực1. Cái riêng và cái chung (R và C) Thế giới động vật bao gồm nhiều loài khác nhau (Mỗi loài là một cái riêng) nhưng tất cả đều tuân theo các quy luật chung của sự sống (Cái chung)a. Phạm trù cái R, cái CCái R: một sự vật,hiện tượngCái C: là những yếu tố phổ biến ở trong những cái R Cái đơn nhất là cái duy nhất1. Cái riêng và cái chung (R và C)b. Quan hệ b/c giữa cái R, cái CSỰ SỐNG - Cả cái R và cái C đều tồn tại Kq. - Cái C chỉ tồn tại trong cái R, thông qua cái R mà biểu hiện sự tồn tại của mình (không có cái C nào tách rời với cái R) (Cái chung) b. Mối quan hệ b/c giữa cái R, cái C(tiếp) - Cái R chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái C ( và cũng không có cái R tách rời với cái C. - Cái R là cái toàn bộ nên đa dạng, phong phú hơn cái C, còn cái C là cái bộ phận nên sâu sắc hơn cái R, vì nó biểu hiện được bản chất của svht. Ví dụ: Hoa (C) Hoa Hồng (R) Nếu chỉ nói Hoa, thì không biết là hoa gì, và nếu chỉ nói Hồng thì cũng không biết được là cái gì hồng. b. Mối quan hệ b/c giữa cái R, cái C (tiếp) -Giữa cái C và cái Đơn nhất có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định. Nghĩa là: cái C có thể trở thành cái Đơn nhất và ngược lại. Ví dụ: “ Một nhà May, sáng tạo ra 1 mẫu quần áo mới” Vì vậy, trong thực tiễn cần phải tạo ĐK để cái Đơn nhất trở thành cái C (nếu nó là cái tích cực) và ngược lại.c. ý nghĩa phương pháp luậnKhái quát cái chung từ những cái riêng - Chúng ta chỉ có thể:Khái niệm:LOÀI THÚc. ý nghĩa phương pháp luận (tiếp) - Khi vận dụng cái C vào cái R, cần phải chú ý tới tính đặc thù của từng cái R, để cụ thể hoá cái chung cho phù hợp với từng cái R. Tránh máy móc, giáo điều. Có câu:“Chớ thấy người ta đánh Trâu nhảy mà mình đánh Bò gãy chân”2. Nguyên nhân và kết quả (n/n và kq)a. Phạm trù n/n, k/q: -Nguyên nhân là phạm trù dùng để sự tác động của sự vật này tới sự vật khác hoặc của mặt này tới mặt khác trong cùng một sự vật và gây nên những biến đổi nhất định. - Kết quả là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi do sự tác động của nguyên nhân. Ví dụ: “ Dòng điện chạy qua dây tóc của bóng đèn, làm bóng đèn sáng và nóng lên” Sự “tương tác” của dòng điện lên dây sợi kim loại trong bóng đèn (là nguyên nhân) làm cho sợi kim loại đó nóng lên và phát sáng (kết quả).Ví dụ:“nguyên nhân sinh ra kết quả”b. Quan hệ biện chứng giữa n/n và k/q: -Nguyên nhân sinh ra Kết quả. Nên n/n bao giờ cũng có trước, còn k/q bao giờ cũng xuất hiện sau.(Nhân- Quả) Tuy nhiên, n/n sinh ra k/q rất phức tạp. * 01 n/n có thể cho 01 k/q nhưng cũng có thể cho nhiều k/q khác nhau, ngược lại 01 k/q có thể do 01 n/n nhưng cũng có thể do nhiều n/n tác động cùng một lúc. Vì vậy, nếu các n/n đó tác động cùng chiều nhau sẽ làm tăng cường độ tác động của n/n và ngược lại. Tác động của cuộc cách mạng công nghệ thông tin (nguyên nhân) đã làm biến đổi to lớn và cơ bản nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế-xã hội. Một nguyên nhân cho ra nhiều kết quả Thành tựu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam là kết quả hoạt động tích cực của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều lực lượng chính trị-xã hội Một kết quả do nhiều nguyên nhân tác độngb. Quan hệ biện chứng giữa n/n và k/q: - Sự phân định giữa n/n và k/q chỉ có ý nghĩa tương đối, vì giữa n/n và k/q có thể chuyển hóa lẫn nhau. Cụ thể là: ở mối liên hệ này, cái này là n/n, cái kia là k/q, nhưng khi sang mối liên hệ khác, k/q đó lại trở thành n/n sinh ra k/q khác. Ví dụ: Bão mưa to n/n k/qn/n k/qmưa to lũ lụt c. ý nghĩa phương pháp luận - Vì quan hệ nhân – quả là khách quan, nên trong thực tiễn phải biết tìm ra n/n, để tác động vào nó, làm cho svht phát triển theo hướng có lợi cho con người. - Vì quan hệ nhân quả rất phức tạp, nên phải xác định rõ tính chất của n/n. Để có pp giải quyết đúng đắn. - Vì 1 n/n có thể cho nhiều k/q, nên cần có qđ toàn diện và qđ lịch sử cụ thể để giải quyết và vận dụng đúng. a. Phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên Tất nhiên là phạm trù dùng để chỉ “cái” do những n/n cơ bản, n/n bên trong gây ra. Trong những điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế mà không thể nào khác được. Ngẫu nhiên là phạm trù dùng để chỉ cái do n/n không cơ bản, n/n bên ngoài gây ra. Nó có thể xảy ra và có thể không xảy ra, có thể xảy ra thế này và có thể xảy ra thế khác. Ví dụ: Tổng gía trị hh = Tổng giá cả trên thị trường Ví dụ: Trên thực tế thì giá cả thường không bằng giá trị, do tác động của quan hệ Cung – Cầu trên thị trường.3. Tất nhiên và ngẫu nhiên b. Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên - Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò nhất định đối với sự phát triển của sự vậtĐể sinh tồn con người phải SX-(tất nhiên) Nhưng SX cái gì, cho ai, bằng cách nào (ngẫu nhiên) b. Quan hệ b/c giữa tất nhiên và ngẫu nhiên (tiếp) - Tất nhiên và ngẫu nhiên không tồn tại biệt lập thuần túy với nhau. Cái tất nhiên bao giờ cũng biểu hiện qua cái ngẫu nhiên và vạch đường đi qua cái ngẫu nhiên. Ví dụ: Nền cộng hòa Pháp rất cần đến một người như Napôlêông lúc bấy giờ (Tất nhiên). Nhưng sự xuất hiện của Napôlêông (thì lại là ngẫu nhiên). - Giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định. c. ý nghĩa phương pháp luận - Trong nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào cái tất nhiên, nhưng không được bỏ qua cái ngẫu nhiên. - Vì giữa tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa lẫn nhau, nên cần phải tạo ĐK để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển của chúng theo mục đích có lợi cho cuộc sống con người. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHẢI XUẤT TỪ CÁI TẤT NHIÊN;XÁC ĐỊNH SÁCH LƯỢC PHẢI TÍNH ĐẾN CÁI NGẪU NHIÊN Quan điểm chiến lược của chúng ta là kiên định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội - đó là xuất phát từ quy luật phát triển khách quan của các hinh thái kinh tế -xã hội, nhưng mỗi giai đoạn phải có sách lược cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế chính trị xã hội không ngừng biến đổi trong nước và quốc tế. 4. Nội dung và hình thức (ND và HT) a. Phạm trù ND và HT Nội dung là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên svht, còn Hình thức là phạm trù dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của svht; là hệ thống các mối liên hệ bền vững giữa các yếu tố đó. Ví dụ: Cây: Rễ, thân, lá, hoa, quả (nội dung) Rễ có nhiều loại, thân cũng có nhiều loại, lá cũng có nhiều loại(hình thức) b. Quan hệ biện chứng giữa ND và HT Nội dung và Hình thức luôn thống nhất b/c với nhau. * HT biểu hiện ND, ND tồn tại trong HT. * Một HT có thể biểu hiện được nhiều ND và một ND được biểu hiện qua nhiều HT. Ví dụ: Chủ đề tư tưởng của một tác phẩm nghệ thuật (ND) Thể loại tác phẩm (HT c. ý nghĩa phương pháp luận - Nội dung và Hình thức luôn thống nhất b/c với nhau. Vì vậy trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, không được tách rời giữa chúng với nhau, hoặc tuyệt đối hóa mặt này mà coi thường mặt kia. - ND quyết định HT, nên khi xem xét svht phải căn cứ vào ND. - Trong thực tiễn cần phát huy tác động tích cực của HT đối với ND, tạo ra sự phù hợp giữa ND và HT để thúc đẩy ND phát triển. 5. Bản chất và hiện tượng (BC và HT) a Khái niệm BC và HT Bản chất là phạm trù dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những mối liên hệ tất nhiên và ổn định ở bên trong, quy định sự vận động và phát triển của svht. Còn hiện tượng là phạm trù dùng để chỉ sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài. b. Quan hệ biện chứng giữa BC và HT - Cả BC và HT đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất vừa đối lập nhau. + Sự thống nhất: * BC biểu hiện qua HT, BC nào thì HT đó. Nhưng không phải bất kỳ HT nào cũng biểu hiện BC. * Khi BC thay đổi thì HT thay đổi theo. + Sự đối lập: * BC là cái chung, HT là cái riêng. * BC ổn định còn HT thường xuyên thay đổi c. ý nghĩa phương pháp luận - Muốn nhận thức đúng svht,phải nắm được BC của nó và muốn nắm được BC phải thông qua nhiều HT khác nhau - BC là tất yếu, quy luật, trong nhận thức và thực tiễn phải căn cứ vào BC mà không thể căn cứ vào HT được. 6 . Khả năng và hiện thực (KN và HT) a. Phạm trù KN và HT - Khả năng là phạm trù dùng để chỉ cái chưa có, chưa tới, nhưng sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện thích hợp. Còn hiện thực là cái đang có, đang tồn tại. Ví dụ: * VN là nước đứng thứ 2 trên TG về xuất khẩu lương thực ( hiện thực) * Năm 2020 VN sẽ trở thành nước CN theo hướng hiện đại (khả năng) b. Quan hệ biện chứng giữa KH và HT - KN và HT tồn tại thống nhất với nhau và luôn chuyển hóa lẫn nhau.( KN có thể trở thành HT và ngược lại) - Một svht cùng một thời điểm, có thể chứa đựng nhiều KN khác nhau: gần-xa, tất nhiên- ngẫu nhiên - Trong thực tiễn, để KN trở thành HT phải có một tâp hợp các điều kiện: kq và cq. Trong đó đk cq có ý nghĩa tích cực, đk kq là cần thiết. c. ý nghĩa phương pháp luận - Trong hoạt động thực tiễn cần phải căn cứ vào cái HT,mà không thể nào căn cứ vào cái KN được. - Trong thực tiễn cũng cần phải xem xét đến tất cả các KN có thể xảy ra, để có phương pháp hoạt động thích hợp mang lại hiệu quả. IV. Các quy luật cơ bản của phép BCDV * Quy luật là gì ?( QL) Là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yêu tố, các thuộc tính bên trong của svht hoăc giữa các svht với nhau. - Trong TG có vô số những QL, nhưng căn cứ vào tính chất, phạm vi tác động của nó, có thể chia làm nhiều loại: + QL riêng (ở svht cùng loại) . + QL chung (ở nhiều loại svht). + QL phổ biến (ở mọi lĩnh vực)+QL tự nhiên+QL xã hội+QL tư duy1. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại (Đây là QL cơ bản, phổ biến về phương thức vận động và phát triển của mọi svht trong tự nhiên - xã hội - tư duy). a. Khái niệm chất, lượng: - Chất là phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của svht; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác. Vậy, chất là các thuộc tính, nhưng không thể đồng nhất chất với thuộc tính được. Vì mỗi svht đều có vô số những thuộc tính, mỗi thuộc tính chỉ biểu hiện một khía cạnh nào đó của chất.Trong đó có thuộc tính cơ bản và không cơ bản. a. Khái niệm chất, lượng(tiếp) - Lượng là phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của svht về số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của nó. H2O“CHẤT”: Sự thụ́ng nhṍt của các thuụ̣c tính khách quan vụ́n có của “nước”: Khụng màu, khụng mùi, khụng vị, có thờ̉ hòa tan muụ́i, axit .v.v...“LƯỢNG”: Mụ̃i phõn tử “nước” được cṍu tạo từ 02 nguyờn tử Hyđro và 01 nguyờn tử Oxy. a. Khái niệm chất, lượng(tiếp) Tóm lại, chất và lượng là 2 mặt cấu thành svht. Chúng tồn tại kq và vốn có của svht. Nhưng sự phân biệt giữa chúng chỉ có ý nghĩa tương đối. Vì chúng có thể chuyển hoá lẫn nhau Ví dụ: 4 + 4 + 4 + 4 = 16 lượng chất 16 + 16 + 16 = 48 lượng chất - Bất kỳ svht nào tồn tại cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng. “Chất nào thì lượng đó, lượng nào thì chất đó” * Sự thay đổi của lượng sẽ làm cho chất bị thay đổi. * Ngược lại, khi chất thay đổi sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng. Tuy nhiên, không phải bất cứ sự thay đổi nào của lượng cũng làm cho chất thay đổi, mà lượng có thể thay đổi trong một khoảng giới hạn mà không làm chất thay đổi. Khoảng giới hạn đó gọi là “ Độ” của svhtb. Quan hệ b/c giữa chất và lượng Nước biến đổi trạng thái (Chất) dưới sự biến đổi của nhiệt độ (lượng)b. Mối quan hệ b/c giữa chất và lượng * Tại thời điểm chất thay đổi(chất cũ mất đi chất mới ra đời) gọi là: “Điểm nút” . * Khi chất mới ra đời thay chất cũ gọi là “Bước nhảy” Các k/n: “Độ”, “Điẻm nút”, “Bước nhảy” ? (SV tự nghiên cứu và rút ra).b. Quan hệ b/c giữa chất và lượng(tiếp) Khi có sự lớn lên về quy mô vốn trong sản xuất kinh doanh, tất yếu phải có sự biến đổi về tính chất quản lý. Ngược lại, với tính chất mới của tổ chức kinh tế có thể tạo cơ hội lớn nhanh về vốnb. Quan hệ b/c giữa chất và lượng(tiếp) - Khi chất mới ra đời, nó tác động trở lại sự thay đổi của lượng. Làm thay đổi cả về kếtcấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của svht. Ví dụ: * 1 lít nước dạng lỏng chứa vào bình có dung tích 1dm3. * Nếu hoá hơi hết thì cần phải có một bình dung tích gấp hàng trăm lần mới chứa hết.b. Quan hệ b/c giữa chất và lượng(tiếp b. ý nghĩa phương pháp luận - Trong nhận thức và thực tiễn, cần phải coi trọng cả 2 mặt chất và lượng. (Vì sao ?) - Trong nhận thức và thực tiễn, muốn chất thay đổi thì cần quan tâm tới sự thay đổi của lượng. (Vì sao ?) - Chất chỉ thay đổi khi sự thay đổi của lượng đạt tới điểm nút nên trong thực tiễn không được nôn nóng hoăc trì trệ, ỷ lại, trông chờ vào sự biến đổi của tự nhiên. (Vì sao ?) - Trong thực tiễn cần linh hoạt vận dụng các hình thức của bước nhảy. Lênin nói: “ Có thể đ/n phép b/c là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập”. ( Gọi tắt là QL mâu thuẫn, và nó được coi là hạt nhân của phép biện chứng) * Đây là QL chỉ ra cho chúng ta thấy nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển của sự vật. Đó chính là các mâu thuẫn kq, vốn có trong lòng svht.2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập CUNG - CẦU THỜI KTTTCUNG - CẦU THỜI BAO CẤP Mối quan hệ Cung – Cầu hàng hóa và dịch vụ trên thị trường là một loại mâu thuẫn biện chứng của quá trinh vận động và phát triển kinh tế a. Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất của mâu thuẫn - K/n mâu thuẫn (MT): Mâu thuẫn là phạm trù dùng để chỉ mối liên hệ, thống nhất và đấu tranh, chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập của mỗi svht hoặc giữa các svht với nhau. MT này còn gọi là MT biện chứng. Nó khác với quan niệm của qđiểm siêu hình, cho rằng: * MT là đối lâp tuyệt đối, là không thống nhất. * MT là không có sự chuyển hoá lẫn nhau * Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau, nhưng chúng lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Ví dụ: + Đồng hoá - Dị hoá (trong cơ thể sinh vật) + Di truyền – Biến dị( “ ) + Điện tích dương- Điện tích âm (trong tự nhiên) + ..- K/n mâu thuẫn (MT): (tiếp) a. Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất của mâu thuẫn - Tính chất của mâu thuẫn: (SV tự nghiên cứu) + Tính khách quan (ngoài ý thức) + “ Phổ biến (mọi svht, mọi lĩnh vực) + “ đa dạng, phong phú (nhiều loại) * Thống nhất: chúng quy định lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau. Mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình. * Đấu tranh : chúng bài trừ và phủ định lẫn nhau, cuối cùng tất yếu dẫn tới sự chuyển hoá lẫn nhau. b. Quá trình vận động của MT: - Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau: Trong 2 mặt thống nhất và đấu tranh + Đấu tranh là tuyệt đối + Thống nhất chỉ là tương đối, tạm thời. - Sự vận động và phát triển của MT là một quá trình: * Lúc đầu mới xuất hiện MT chỉ là sự khác biệt nhau * Sau đó phát triển thành 2 mặt đối lập nhau * Cuối cùng các mặt đối lập phát triển gay gắt và xung đột lẫn nhau, MT được giải quyết. Sự vật cũ mất đi sự vật mới tiến bộ hơn ra đời. * Khi sự vật mới đời, MT mới lại xuất hiện và chúng lại đấu tranh với nhau,( quá trình đó diễn ra không ngừng, làm cho svht không ngừng phát triển). b. Quá trình vận động của MT (tiếp): *Tóm lại: Sự liên hệ, tác động và chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của TG. V.Lênin: “ Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”. CẠNH TRANH VỐNTRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNĐỔI MỚI KỸ THUẬTĐỂ CẠNH TRANH Cạnh tranh kinh tế là một động lực cơ bản đã buộc các chủ doanh nghiệp và người lao động phải đầu tư cho chiến lược phát triển dài hạn, đổi mới kỹ thuật và nâng cao trinh độ lao động của họ c. ý nghĩa phương pháp luận- Trong nhận thức và thực tiễn cần tôn trọng MT, coi đấu tranh là vũ khí, là động lực của sự phát triển.- Trong quá trình nhận thức và giải quyết MT, cần có quan điểm toàn diện, quan điểm lich sử cụ thể. Phân biệt đúng loại MT để có PP giải quyết đung đắn. Vậy Phủ định là gì? (Đây là QL về khuynh hướng vận động và phát triển của svht, trong TN – XH - Tư duy, thông qua những lần phủ định biện chứng theo chu kỳ). a. Khái niệm PĐ và PĐ biện chứng: - PĐ là phạm trù dùng để chỉ sự thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của một sự vật trong quá trình vận động, phát triển của nó.3. Quy luật phủ định của phủ định ( PĐ): - PĐ biện chứng là quá trình PĐ tạo ra điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của svht. ( Khác với PĐ siêu hình. PĐ siêu hình là sự PĐ chấm dứt hoàn toàn sự vận động, phát triển của svht). * PĐ biện chứng có 2 đặc trưng: + Tính khách quan ( do MT trong lòng svht) + Tính kế thừa ( kế thừa yếu tố tích cực của cái cũ)a. Khái niệm PĐ và PĐ biện chứng: SỰ PHỦ ĐỊNH TẠO RA ĐIỀU KIỆN-TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN Sự phát triển kỹ thuật canh nông (từ thủ công đến cơ giới hóa) đã tạo ra sự biến đổi về chất của nền nông nghiệp truyền thống: Kỹ thuật canh nông thủ công đã bị phủ định bởi kỹ thuật canh nông mới – cơ giới hóa. b. Phủ định của phủ định: Trong sự vận động, phát triển của svht, PĐ không chỉ xảy ra một lần mà là một chuỗi vô tận. Theo đường - xoáy ốc từ thấp – cao - Có tính chu kỳ và có sự lặp lại sau một số lần phủ định nhưng ở trình độ cao hơn. Ví dụ: * Hạt thóc - cây mạ - cây lúa - bông lúa( nhiều hạt thóc) * Con Tằm - kén - bướm – nhiều trứng - nhiều con tằm. b. Phủ định của phủ định (tiếp) Từ chiếc máy tính thuộc thế hệ đầu tiên do kỹ sư Konrad Zuse hoàn thành (1936)đến các thế hệ máy tính hiện nay phải trải qua rất nhiều lần không ngừng hoàn thiện. Ví dụ: b. Phủ định của phủ định (tiếp)... T ... H (tlsx + slđ)... H' .... T'...Tư bản (K) không ngừng lớn lên nhờ quá trỡnh không ngừng trút bỏ các hinh thái hiện tồn ; đây chính là hinh thức phát triển có tính chu kỳ: Lặp lại hinh thức ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn về lượng và chất.Hoặc: b. Phủ định của phủ định (tiếp) Tóm laị: * QL PĐ của PĐ phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa cái Phủ định và cái Khẳng định trong quá trình vận động và phát triển của svht. * PĐ biện chứng là điều kiện, tiền đề cho sự phát triển. Cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ và tạo nên tính chu kỳ của sự phát triển của svht. c. ý nghĩa phương pháp luận - QL đã chỉ rõ cơ sở KH để chúng ta nhận thức đúng đắn về sự vận động và phát triển của svht. Nó không phải là con đường thẳng mà là quá trình quanh co, phức tạp. Vì vậy trong thực tiễn cần xây dựng niềm tin vào xu hướng tất yếu của sự phát triển đi lên, không được bi quan trước những khó khăn, thử thách hoặc những thất bại tạm thời. - Trong tự nhiên cái mới ra đời là tất yếu kq, còn trong xã hội phải thông qua sự tác động của con người, nên trong thực tiễn cần phải phát huy vai trò tích cực của nhân tố con người, chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ. c. ý nghĩa phương pháp luận (tiếp) - Cần có quan điểm đúng đắn về kế thừa trong sự phát triển. Không phủ định sạch trơn cái cũ, cũng không kế thừa toàn bộ cái cũ, mà chỉ kế thừa những yếu tố tích cực, loại bỏ mhững yếu tố tiêu cực của cái cũ trong cái mới. V. Lý luận nhận thức DVBC (nhận thức luận) 1.Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn với nhận thức a. Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn(TT) - Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và cải tạo XH. C.Mác nói:“Đó là quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng giữa con người với môi trường”. (Vì sao ?) - Hoạt động TT của con người rất đa dạng Gồm có 3 hình thưc cơ bản THỰC TIỄNSẢN XUẤT VẬT CHẤT(Quan trọng nhất)HOẠT ĐỘNGCHÍNH TRỊ-XÃ HỘITHỰC NGHIỆM KHOA HỌCCụ thể là: b. Nhận thức và các trình độ của nhận thức (NT) - Theo V.Lênin:“Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo TG kq vào bộ não của con người và hình thành nên những tri thức về TGkq đó”. - Lênin đã khắc phục những hạn chế, sai lầm của các quan niệm trước đó về nhận thức: + Duy tâm: Do Thượng đế mang lại + Siêu hình: Chỉ nhận thức được bề ngoài + “Không thể biết”: Không nhận thức được + NHU CẦUỨNG DỤNGKHÁCH THỂTRI THỨCCHỦ THỂTRONG THỰC TIỄNLÀ QUÁ TRÌNH PHẢN ÁNH TÍCH CỰC, TỰ GIÁC & SÁNG TẠO THẾ GIỚI KHÁCH QUAN VÀO BỘ ÓC NGƯỜI,TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỄN.Cụ thể là:Thực tiễn b. Nhận thức và các trình độ của nhận thức (tiếp) - Với quan niệm NT là một quá trình, thì NT nó có nhiều trình độ (cấp độ) khác nhau: + Nhận thức thông thường: hình thành tự phát, trực tiếp trong hoạt động hàng ngày. Nó phản ánh cụ thể, chi tiết svht. Vì vậy nó rất phong phú, đa dạng(muôn hình muôn vẻ), chi phối thường xuyên hoạt động của con người + NT khoa học: (là cấp độ cao hơn NT thông thường). Được hình thành tự giác, gián tiếp. Phản ánh bản chất và các mối quan hệ tất yếu của svht trên cơ sở những căn cứ khoa học. Vì vậy nó vai trò to lớn trong hoạt động thực tiễn của con người. b. Nhận thức và các trình độ của nhận thức (tiếp)Quan niệm này dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau: + Thừa nhận TG v/c tồn tại kq. b. Nhận thức và các trình độ của nhận thức (tiếp) + Thừa nhận TG v/c tồn tại kq. + Thừa nhận khả năng nhận thức của con người. + Khẳng định nhận thức là một quá trình biện chứng tích cực, sáng tạo. Từ chưa biết -> biết; từ biết ít -> biết nhiều; từ nông cạn -> sâu sắc. + Thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp của nhận thức, thông qua thực tiễn con người nhận thức được TG. Trong đó: (Con người là chủ thể – TG là khách thể)CÁC NGUYÊN TĂC 2,3,4: *CON NGƯỜI CÓ THỂ NHẬN THỨC TG; *NHẬN THỨC LÀ QUÁ TRÌNHCHỦ THẤ̉ PHẢN ÁNH CHỦ ĐỘNG & SÁNG TẠO KHÁCH THẤ̉ TRÊN CƠ SỞ THỰC TIẤ̃N TGkqXử lý t.tinHiểu bbiết về TG b. Nhận thức và các trình độ của nhận thức (tiếp) - Với quan niệm NT là một quá trình, thì NT nó có nhiều trình độ (cấp độ) khác nhau: + NT kinh nghiệm: Do quan sát trực tiếp svht + NT lý luận: Khái quát hoá bản chất, quy luật svht Giữa 2 giai đoạn này có mối quan hệ b/c với nhau: * NT kinh nghiệm là cơ sở * NT lý luận định hướng cho NT k/n đúng đắn hơn. c. Vai trò của thực tiễn đối với NT: NHẬN THỨC(SÁNG TẠO RA TRI THỨC)PHÁT SINH NHU CẦU& CUNG CẤP THÔNG TINĐÁP ỨNG NHU CẦU TT& KIỂM TRA, HOÀN THIỆN TRI THỨC Thực tiễn: Là cơ sở, động lực, mục đích của NT, là tiêu chuẩn của chân lý. 2. Con đường biện chứng của sự NT chân lý a. Quan niệm của Lênin về con đường b/c của NT chân lý - Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. - Giai đoạn NT cảm tính (Trực quan sinh động): Là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để NTthông qua quan sát trực tiếp svht. Vi vậy: Nó chỉ Pá được hiện tượng, hình ảnh bề ngoài của svht. a. Quan niệm của Lênin về con đường b/c(tiếp) *Giai đoạn NT cảm tính có 3 hình thức từ thấp đến cao: + Cảm giác: mang lại hình ảnh riêng lẻ của svht + Tri giác: trên cơ sở của cảm giác, mang lại hình ảnh tương đối trọn vẹn về svht. + Biểu tượng (cao nhất của cảm tính):Đó là hình ảnh của svht được lưu lại trong bộ não của con người và nó thể tái hiện lại khi con người không còn trực tiếp quan sát svht. a. Quan niệm của Lênin về con đường b/c của NT chân lý Giai đoạn NT lý tính (Tư duy trừu tượng) Đây là giai đoạn tiếp theo của cảm tính. Là giai đoạn NT gián tiếp. Khái quát và trừu tượng hoá bản chất, quy luật của svht mà ở cảm tính chưa thực hiện được. Gồm 3 hình thức từ thấp đến cao: + Khái niệm + Phán đoán + Suy luận Giai đoạn NT lý tính (Tư duy trừu tượng) + Khái niện: Là sự PA những thuộc tính BC, QL của một tập hợp các svht cùng loại. Ví dụ: cây; nhà; con người; giai cấp Khái niệm có vai trò rất quan trọng, vì nó là cơ sở để hình thành nên ý thức, tích luỹ niềm tin, và để con người trao đổi thông với nhau. Giai đoạn NT lý tính (Tư duy trừu tượng) + Phán đoán : Là hình thức tư duy liên kết các k/n lại với nhau để khẳng định hoặc phủ định một hoặc nhiều thuộc tính nào đó của svht. Ví dụ: “ Trường điện từ là một dạng vật chất” hoặc: “Dân tộc VN là một dân tộc anh hùng” hoặc: “ San hô không phải là một loài thực vật” Giai đoạn NT lý tính (Tư duy trừu tượng) + Suy luận: Là hình thức liên kết các phán đoán lại với nhau, để đi đến một phán đoán mới và rút ra tri thức mới về svht. Ví dụ: “ Mọi kim loại đều dẫn điện” “ Đồng là một kim loại” Suy ra “Đồng dẫn điện” Phán đoán rất quan trọng, nó giúp con người có thể nhận thức được những svht mà không được trực tiếp tiếp xúc. - Mối quan hệ giữa NT cảm tính, NT lý tính với thực tiễn +NT cảm tính và lý tính là hai nấc thang của quá trình NT, nhưng trong thực tế chúng đan xen nhau, tác động nhau để hình thành quá trình NT, trên cơ sở thực tiễn. + Sau khi quá trình NT hình thành nên tri thức(sự hiểu biết), nó được kiểm nghiệm qua thực tiễn và trở thành ánh sáng soi đường cho hoạt động thực tiễn. * Quá trình này diễn ra không có điểm cuối cùng. b. Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn - Chânlý (CL) CNDV biện chứng đã bác bỏ quan niêm hạn chế và sai trái, như: * “CL là những qđ’được nhiều người thừa nhận” của qđ thực chứng (của qđ’thực dụng) * hoặc “ CL là những luận điểm của kẻ mạnh” (của CN Phát xít) và CNDV b/c đã đưa ra quan điểm đúng đắn về chân lý: - Chân lý (CL) *Chân lý là những tri thức phù hợp với thực tế khách quan và đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn. * Chân lý không tự nhiên mà có, nó được hình thành và phát triển từng bước, thông qua hoạt động nhận thức của con người và sự phát triển của hiện thực khách quan. - Vai trò của chân lý (CL) + Là điều kiện tiên quyết đảm bảo thành công trong hoạt động thực tiễn của con người, tránh được sai lầm do mù quáng trong nhận thức và thiếu tri thức trong thực tiễn. + Giữa chân lý và thực tiễn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Thưc tiễn là tiêu chuẩn của chân lý và chân lý soi sáng cho hoạt động thực tiễn TGkq Từ thực tếquan sát thiên văn......đến thực tiễnchinh phục vũ trụ... đến nguyên cứu lý thuyết và sáng chế công nghệ ... Tóm lại: Con đường biện chứng của nhận thức như sauCâu hỏi ôn tậpQuy luật là gì? Các loại quy luật.2. Trình bày khái niệm lượng và chất. Phân tích nội dung quy luật lượng chất. Nêu ý nghĩa phương pháp luận của quy luật.Câu hỏi ôn tập3. Trình bày các khái niệm: mặt đối lập, mâu thuẫn, thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Phân tích nội dung quy luật mâu thuẫn. Nêu ý nghĩa phương pháp luận của quy luật.4. Phân tích các loại mâu thuẫn.Câu hỏi ôn tập5. Trình bày các khái niệm: phủ định và phủ định biện chứng. 6. Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định. Nêu ý nghĩa phương pháp luận của quy luật.7. Chân lý là gì? Các tính chất của chân lý.8. Thực tiễn là gì ? Hãy phân tích vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức 9. Hãy phân tích mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính10. Hãy phân tích mối quan hệ giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận11. Phân tích mối quan hệ giữa nhận thức thông thường và nhận thức khoa học.12. Từ sự phân tích vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức anh (chị) có thể rút ra bài học gì cho công tác và học tập của bản thânCâu 13: Khái niệm về mối liên hệ? Phân tích các tính chất của mối liên hệ theo quan điểm của CNDVBC.Câu 14. Quan điểm toàn diện là gì ? Quan điểm lịch sử – cụ thể là gì ?Câu 15. Khái niệm về phát triển theo quan niệm của CNDVBC.Câu 16. Phân tích các tính chất của sự phát triển theo quan điểm của CNDVBC.Câu 17. Lấy một ví dụ cụ thể trong học tập, trong đời sống kinh tế – xã hội, trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp. Vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích vấn đề đó.Câu 18. Vận dụng quan điểm phát triển để phân tích một vấn đề trong học tập, trong đời sống kinh tế – xã hội, trong lĩnh vự nông – lâm – ngư nghiệp.Câu 19. Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể để phân tích một vấn đề trong học tập, trong đời sống kinh tế – xã hội, trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong-2-5311.ppt
Tài liệu liên quan