Bài giảng Pháp luật đại cương

Bài 1: Những vấn đề cơ bản về nhà nước, Bài 2: Những vấn đề cơ bản của pháp luật, Bài 3: Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam . Phát hành: 20/05/2008 - bởi Nguyễn Thi Hồng Nhung Dung lượng: 62 KB Cập nhật lúc: 20/05/2008 Yêu cầu: trình đọc file.ppt (PowerPoint)

ppt257 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2970 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ThS: NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC Nguồn gốc Nhà nước Khái niệm, bản chất Nhà nước Thuộc tính của Nhà nước Chức năng của Nhà nước Kiểu và hình thức Nàh nước Bộ máy Nhà nước BÀI 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT Nguồn gốc, khái niệm pháp luật Bản chất pháp luật Thuộc tính pháp luật Chức năng, vai trò của pháp luật Mối quan hệ giữa pháp luật với những hiện tượng xã hội khác Kiểu và hình thức pháp luật BÀI 3: NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khái quát về sự ra đời và phát triển của NN Việt Nam Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam Chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam BÀI 4: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ QUY PHẠM PHÁP LUẬT Hệ thống pháp luật Quy phạm pháp luật BÀI 5: QUAN HỆ PHÁP LUẬT Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật Thành phần của quan hệ pháp luật Sự kiện pháp lý BÀI 6: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT – VI PHẠM PHÁP LUẬT – TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ Thực hiện pháp luật Vi phạm pháp luật Trách nhiệm pháp lý BÀI 7: PHÁP CHẾ XHCN – NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Pháp chế XHCN Nhà nước pháp quyền BÀI 8: CÁC NGÀNH LUẬT CƠ BẢN TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Ngành luật Hiến pháp Ngành luật hành chính Ngành luật dân sự Ngành luật hôn nhân và gia đình Ngành luật tố tụng dân sự Ngành luật hình sự Ngành luật tố tụng hình sự Ngành luật thương mại Ngành luật lao động Ngành luật lao động BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC I. Nguồn gốc Nhà nước QUAN ĐIỂM Phi Mácxít Mác - Lênin 1. Những quan điểm phi Mácxít về nguồn gốc Nhà nước 1.1 Những nhà tư tưởng theo thuyết thần học Thượng đế Nhà nước Vĩnh cữu - bất biến Phái giáo quyền Thượng đế Nhân loại Tinh thần Thể xác Giáo hoàng Vua Phái dân quyền Thượng đế Nhân dân Vua Phái quân chủ Thượng đế Vua 1.2 Những nhà tư tưởng theo thuyết gia trưởng Gia đình Gia trưởng Gia tộc Thị tộc Chủng tộc Quốc gia Nhà nước 1.3 Những nhà tư tưởng theo thuyết khế ước Khế ước (Hợp đồng) Nhà nước 1.4 Các nhà tư tưởng theo thuyết bạo lực Bạo lực giữa Thị tộc A và Thị tộc B Thị tộc A chiến thắng Nhà nước 2. Quan điểm Mác – Lênin về nguồn gốc Nhà nước 2.1 Xã hội nguyên thuỷ và tổ chức thị tộc, bộ lạc Thị tộc Tộc trưởng Bào tộc Bộ lạc Thủ lĩnh 2.2 Sự phân hoá giai cấp trong xã hội và Nhà nước xuất hiện Lần phân công lao động thứ nhất: ngành chăn nuôi ra đời Lần phân công lao động thứ hai: ngành tiểu thủ công nghiệp ra đời Lần phân công lao động thứ ba: ngành thương nghiệp ra đời II. Khái niệm, bản chất của Nhà nước Khái niệm Nhà nước Là một bộ máy quyền lực đặc biệt Do giai cấp thống trị lập ra Nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị Thực hiện chức năng quản lý xã hội theo ý chí của giai cấp thống trị 2. Bản chất Nhà nước 2.1 Bản chất giai cấp của Nhà nước (Tính giai cấp) Nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp cầm quyền Giai cấp cầm quyền sử dụng Nhà nước để duy trì sự thống trị của mình đối với toàn xã hội, trên cả 3 mặt: chính trị, kinh tế và tư tưởng 2.2 Bản chất xã hội của Nhà nước (Tính xã hội) Nhà nước phải phục vụ những nhu cầu mang tính chất công cho xã hội như: xây dựng bệnh viện, trường học, đường sá… III. Thuộc tính của Nhà nước 1. NN thiết lập quyền lực công 2. NN phân chia dân cư thành các đơn vị hành chính lãnh thổ 3. NN có chủ quyến quốc gia 4. NN ban hành pháp luật 5. NN thu thuế và phát hành tiền IV. Chức năng của NN Khái niệm: Là những mặt hoạt động chủ yếu của NN Nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra của NN Thể hiện vai trò và bản chất của NN 2. Phân loại chức năng 2.1 Chức năng đối nội 2.2 Chức năng đối ngoại 3. Hình thức thực hiện chức năng Hình thức Cơ quan Xây dựng pháp luật Lập pháp Tổ chức thực hiện pháp luật Hành pháp Bảo vệ pháp luật Tư pháp 4. Phương pháp thực hiện chức năng Phương pháp thuyết phục Phương pháp cưỡng chế V. Kiểu và hình thức NN Kiểu NN Là tổng thể các dấu hiệu cơ bản đặc thù của NN Thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của NN Trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định Các kiểu NN: Kiểu NN chủ nô Kiểu NN phong kiến Kiểu NN tư sản Kiểu NN xã hội chủ nghĩa 1.1 Kiểu NN chủ nô Là kiểu NN đầu tiên trong lịch sử Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ NN chủ nô là công cụ của giai cấp chủ nô dùng để áp bức, bóc lột nô lệ Đấu tranh của nô lệ mang tính tự phát, chưa phải là đấu tranh giai cấp 1.2 Kiểu NN phong kiến Giai cấp địa chủ phong kiến >< Giai cấp vô sản Là công cụ bóc lột của giai cấp tư sản Dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất 1.4 Kiểu NN xã hội chủ nghĩa Là kiểu NN tiến bộ và cuối cùng trong lịch sử Là NN của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động Nhằm xoá bỏ giai cấp, áp bức, bóc lột và thực hiện công bằng xã hội Dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất 2. Hình thức NN (Mô hình NN) 2.1 Khái niệm hình thức NN Là cách tổ chức quyền lực NN cùng với các phương pháp thực hiện quyền lực đó Có 3 yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc lãnh thổ và chế độ chính trị 2.2 Các yếu tố tạo thành hình thức NN Yếu tố 1: Hình thức chính thể Khái niệm: là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan tối cao của NN cùng với mối quan hệ giữa các cơ quan ấy Có 2 dạng cơ bản: chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà Chính thể quân chủ: Quyền lực NN tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu NN và được chuyển giao theo nguyên tắc thừa kế. Có 2 loại: Quân chủ tuyệt đối Quân chủ hạn chế (quân chủ đại nghị hay quân chủ lập hiến) Chính thể cộng hoà Quyền lực tối cao của NN thuộc về một cơ quan cấp cao do dân bầu ra theo nhiệm kỳ Có 2 dạng chính: Cộng hoà quý tộc Cộng hoà dân chủ. Có 2 dạng: Cộng hoà tổng thống và cộng hoà đại nghị. Ngoài ra còn có cộng hoà lưỡng tính Yếu tố 2: Hình thức cấu trúc lãnh thổ Là sự cấu tạo của NN thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan NN ở trung ương với địa phương Có 2 dạng cơ bản: NN đơn nhất NN liên bang Yếu tố 3: Chế độ chính trị Là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà NNN sử dụng để thực hiện quyền lực NN Có 2 dạng cơ bản: Chế độ dân chủ Chế độ phản (phi) dân chủ VI. Bộ máy NN 1. Khái niệm Là hệ thống các cơ quan từ Trung ương đến địa phương Được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất Nhằm thực hiện những chức năng của NN Đặc điểm của cơ quan NN: Là bộ phận hợp thành bộ máy NN Việc thành lập, hoạt động hay giải thể đều phải tuân theo quy định của pháp luật Hoạt động mang tính quyền lực: Ban hành văn bản pháp luật có tính bắt buộc thi hành Có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện những văn bản đó 2. Các loại cơ quan trong bộ máy NN Cơ quan lập pháp Cơ quan hành pháp Cơ quan tư pháp Bộ máy NN chủ nô Chưa có sự phân biệt thành hệ thống các cơ quan Chủ nô vừa là người lãnh đạo quân đội, cảnh sát, vừa là người quản lý hành chính, vừa là quan toà Bộ máy NN phong kiến Đã được tổ chức thành các cơ quan tương đối hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương.Tuy nhiên, đây là một bộ máy độc tài, quan liêu, phân hàng theo đẳng cấp Ở trung ương: Vua, các quan triều đình Ở địa phương: các quan lại địa phương do Vua bổ nhiệm Đã có quân đội, cảnh sát, nhà tù, toà án và các cơ quan khác Bộ máy NN tư sản Đã đạt tới mức hoàn thiện khá cao Phân thành 3 loại cơ quan : lập pháp, hành pháp, tư pháp theo nguyên tắc tam quyền phân lập Bộ máy NN XHCN Nguyên tắc tập quyền: quyền lực tập trung vào tay nhân dân Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua các cơ quan đại diện Có sự phân công rõ ràng: lập pháp, hành pháp, tư pháp BÀI 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT I. Nguồn gốc, khái niệm pháp luật Nguồn gốc pháp luật Thuyết thần học: Thượng đế Nhà nước Pháp luật Thuyết tư sản: Xã hội Pháp luật Quan điểm học thuyết Mac - Lênin Pháp luật và NN là 2 hiện tượng cùng xuất hiện, tồn tại, phát triển và tiêu vong gắn liền với nhau Pháp luật và NN là những hiện tượng XH mang tính lịch sử , đều là sp của XH có giai cấp và đấu tranh giai cấp Nguyên nhân hình thành NN cũng là nguyên nhân hình thành pháp luật: sự tư hữu, giai cấp và đấu tranh giai cấp Thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ Chưa có NN chưa có PL Trât tự xã hội được duy trì bằng: phong tục, tập quán, đạo đức, các tín điều tôn giáo Khi XH hình thành giai cấp: Giai cấp sở hữu tài sản giai cấp thống trị Giai cấp thống trị Nhà nước Pháp luật (chọn lọc những phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo có lợi cho mình và đề ra những quy định mới) 2. Khái niệm PL Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung Do NN đặt ra hoặc thừa nhận Thể hiện ý chí của NN Được NN bảo đảm thực hiện Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội II. Bản chất PL 1. Bản chất giai cấp (Tính giai cấp) PL do NN đặt ra thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị cụ thể hoá ý chí của mình thông qua NN thành các quy tắc xử sự áp đặt lên XH buộc mọi người phải tuân theo Bản chất xã hội (Tính xã hội) PL còn là công cụ, phương tiện để tổ chức đời sống xã hội PL còn phải thể hiện ý chí và lợi ích của các giai tầng khác trong XH ở những mức độ khác nhau tuỳ thuoệc vào bản chất của NN đó III. Thuộc tính của PL Tính quy phạm và phổ biến Tính cưỡng chế Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức IV. Chức năng, vai trò của PL Chức năng Điều chỉnh các QHXH Bảo vệ các QHXH Giáo dục 2. Vai trò Là phương tiện chủ yếu để NN quản lý mọi mặt của đời sống XH Là phương tiện để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Là cơ sở hoàn thiện bộ máy NN và tăng cường quyền lực NN Góp phần tạo dựng những quan hệ mới Là cơ sở tạo lập mối quan hệ đối ngoại V. Mối quan hệ giữa PL với những hiện tượng XH khác Giữa PL với NN Là những yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng Có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau 1.1 NN và PL tuy là 2 hiện tượng khác nhau nhưng chúng lại có nhiều nét tương đồng với nhau Có chung điều kiện phát sinh, tồn tại, thay đổi và tiêu vong Bản chất: giai cấp và xã hội Phương tiện của quyền lực chính trị Các giai đoạn phát triển của N cũng là các giai đoạn phát triển của PL 1.2 NN và PL có mối quan hệ tác động qua lại với nhau Tác động của PL đến NN: PL là công cụ chủ yếu nhất để NN quản lý XH NN phải cần đến PL để tổ chức thực hiện quyền lực NN NN ban hành PL nhưng chính NN cũng phải tuân theo PL Tác động của NN đến PL: NN dùng quyền lực của mình để đảm bảo cho PL được tôn trọng và thực hiện 2. Mối quan hệ giữa PL và chính trị PL là một trong những hình thức biểu hiện cụ thể của chính trị Điểm giống: - Đều phản ánh lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, phản ánh các mối quan hệ về kinh tế - Đều là công cụ thực hiện và bảo vệ quyền lực NN Tác động qua lại: Trong NN nhất nguyên: Đường lối chính sách của Đảng PL Ngược lại, nhờ vào PL, các đường lối chính trị của Đảng được triển khai Trong NN đa nguyên: Các Đảng đại diện cho những giai cấp, ý chí khác nhau PL là một đại lượng chung thể hiện sự thoả hiệp giữa các ý chí đó PL là nền tảng hoạt động chính trị cho các Đảng phái trong việc đấu tranh trở thành Đảng cầm quyền 3. Mối quan hệ giữa PL với kinh tế Kinh tế là yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng PL là yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng KT giữ vai trò quyết định đến PL, nhưng PL cũng có tính độc lập tương đối và có sự tác động mạnh mẽ đến KT Tác động của KT: Các quan hệ KT là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời của PL, quyết định nội dung, tính chất và cơ cấu của PL. KT thay đổi PL thay đổi: Cơ cấu, hệ thống KT quyết định thành phần, cơ cấu hệ thống các ngành luật Tính chất, nội dung các quan hệ KT quyết định tính chất, nội dung QHPL và các phương pháp điều chỉnh của PL Chế độ KT, thành phần KT quyết định hệ thống các cơ quan PL và thủ tục pháp lý Tác động của PL: Tích cực: thúc đẩy sự phát triển KT Tiêu cực: kìm hãm sự phát triển của KT 4. Mối quan hệ giữa PL với đạo đức Đạo đức và PL đều là những quy phạm có tác dụng điều chỉnh đến các hành vi xử sự của con người. Đạo đức là quy phạm bất thành văn dựa trên lương tâm và lẽ công bằng, không mang tính quyền lực, không mang tính cưỡng chế Tác động: PL và đạo đức hỗ trợ và bổ sung cho nhau PL và đạo đức có mối quan hệ lệ thuộc nhau VI. Kiểu và hình thức pháp luật Kiểu PL: Là tổng thể các dấu hiệu và đặc trưng cơ bản cuả PL Thể hiện bản chất giai cấp vàa những điều kiện tồn tại, phát triển của PL Trong một hình thái KT-XH nhất định 1.1 Kiểu PL chủ nô: Được xây dựng trên nền tảng chiếm hữu tư nhân của giai cấp chủ nô Là công cụ bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ: Quy định đặc quyền đặc lợi của chủ nô Sự bất bình đẳng giữa chủ nô và nô lệ, giữa nam và nữ Quyền gia trưởng Thể hiện không rõ nét lắm, vai trò quản lý XH 1.2 Kiểu PL phong kiến Thể hiện ý chí của giai cấp địa chủ, phong kiến Bảo vệ chế độ tư hữu Quy định đẳng cấp trong XH Quy định những đặc quyền, đặc lợi của địa chủ, những hình phạt dã man 1.3 Kiểu PL tư sản: Là công cụ bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất Quy định về quyền tự do, dân chủ của công dân, tuy thực tế vẫn còn phân biệt chủng tộc, màu da… 1.4 Kiểu pháp luật XHCN Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Bảo vệ quyền lợi của nhân dân Những quy định nhằm hạn chế sự bóc lột, xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xoá bỏ giai cấp Quy định và bảo vệ quyền tự do dân chủ của nhân dân 2. Hình thức PL Là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành PL Có 3 hình thức PL 2.1 Tập quán pháp Là hình thức NN thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong XH Phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, lợi ích của XH Nâng lên thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung Được NN đảm bảo thực hiện Áp dụng phổ biến trong PL chủ nô, phong kiến, tư sản 2.2 Tiền lệ pháp: Là hình thức NN thừa nhận một số quyết định của cơ quan hành chính và cơ quan xet xử trong khi giải quyết các vụ việc xảy ra, Rồi lấy đó làm mẫu cho cách giải quyết đối với các vụ việc khác tương tự xảy ra sau đó 2.3 Văn bản quy phạm pháp luật Là những văn bản do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định, trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần trong đời sống XH BÀI 3: NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1. Khái quát về sự ra đời và phát triển của Nhà nước Việt Nam Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, thống nhất đất nước Ngày 2/7/1976, nước ta đổi tên thành Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2. Bản chất Nhà nước CHXHCN Việt Nam Thể hiện ở các đặc trưng: Vừa là bộ máy chính trị, vừa là tổ chức quản lý kinh tế Tính dân chủ XHCN Công cụ xây dựng một xã hội nhân đạo, công bằng và bình đẳng Mang bản chất của giai cấp công nhân Điều 2 Hiến pháp 1992: Nhà nước CHXHCN Việt Nam là NN pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giaii cấp nông dân và đội ngũ trí thức… Bản chất NN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân được thể hiện như sau: Trong lĩnh vực chính trị: Quyền bầu cử, ứng cử, tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp… Kiên quyết ngăn chặn và nghiêm những hành vi lạm dụng chức quyền, vi phạm quyền dân chủ Thiết lập và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc Trong lĩnh vực kinh tế: Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đa dạng về hình thức sở hữu Bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động Đảm bảo và mở rộng quyền tự do kinh doanh Trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá – xã hội: Tự do tư tưởng và giải phóng tinh thần Quy định và thực hiện tốt quyền tự do cá nhân Hệ tư tưởng chủ đạo: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đổi mới của Đảng Trong lĩnh vực đối ngoại: Thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, các bên cùng có lợi 3. Chức năng Nhà nước Việt Nam 2.1 Chức năng đối nội Tổ chức và quản lý nền kinh tế Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trấn áp sự phản kháng của giai cấp bóc lột đã bị lật đổ và âm mưu phản cách mạng khác Tổ chức, quản lý các mặt văn hoá giáo dục, khoa học và công nghệ Bảo vệ trật tự pháp luật, các quyền và lợi ích cơ bản của công dân 3.2 Chức năng đối ngoại Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế 4. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam Là một hệ thống gồm nhiều cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất Nhằm tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước Đặc điểm: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phân nhiệm và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước Là tổ chức hành chính có tính cưỡng chế Đội ngũ công chức, viên chức đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động Gồm nhiều cơ quan hợp thành Bộ máy NN Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền Nhân dân Chính phủ Quốc hội Toà án (Hành pháp) (Lập pháp) (Tư pháp) 4.1 Hệ thống cơ quan quyền lực Quốc hội Hội đồng nhân dân các cấp Quốc hội Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam Có quyền lập hiến, lập pháp và những vấn đề quan trọng nhất của đất nước Thực hiện quyền giám sát tối cao về toàn bộ hoạt động của bộ máy NN Nhiệm kỳ: 5 năm. Hoạt động thông qua các kỳ họp (2 kỳ/năm) Cơ qua thường trực: Uỷ ban thường vụ Quốc hội Hội đồng nhân dân Là cơ quan quyền lực NN ở địa phương, đại diện cho ý chí và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan NN cấp trên Được tổ chức ở 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã 4.2 Chủ tịch nước Do Quốc hội bầu ra trong số Đại biểu Quốc hội Là người đứng đầu NN, thay mặt NN trong các việc đối nội và đối ngoại Nhiệm vụ, quyền hạn: Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh ánTAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên của Chính phủ 4.3 Hệ thống các cơ quan hành chính NN Là cơ quan chấp hành và điều hành, đồng thời là cơ quan hành chính cao nhất, bao gồm: Chính phủ Uỷ ban nhân dân các cấp Chính phủ Thủ tướng Các Phó Thủ tướng Các Bộ trưởng và các Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ Uỷ ban nhân dân các cấp Do Hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân Là cơ quan hành chính NN ở địa phương, chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan NN cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp Được tổ chức ở 3 cấp 4.4 Hệ thống cơ quan xét xử Bao gồm: - Ở Trung ương: TANDTC (trong đó có TAQS trung ương). Chánh án TANDTC chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội Ở địa phương: các TAND địa phương (tỉnh, huyện) và TAQS địa phương. Chánh án TAND địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo trước HĐND 4.5 Hệ thống các cơ quan VKSND Bao gồm: VKSND tối cao, các VKSND địa phương (tỉnh, huyện) và các VKS quân sự Có 2 chức năng chính: - Kiểm sát các hoạt động tư pháp Thực hiện quyền công tố Viện trưởng VKSNDTC chịu trách nhiệm và báo cáo trước QH Viện trưởng VKSND địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo trước HĐND 4. Nguyên tắc cơ bản về tổ chức bản hoạt động của Bộ máy NN Việt Nam Là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo tạo nền tảng cho việc tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan trong bộ máy NN Đảng lãnh đạo về tổ chức và hoạt động của bộ máy NN Bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào công việc quản lý NN Nguyên tắc tập trung dân chủ Nguyên tắc pháp chế XHCN Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc 5. Mô hình NN Việt Nam Có cấu trúc lãnh thổ đơn nhất Chế độ chính trị: chế độ dân chủ XHCN Hình thức chính thể cộng hoà Cách tổ chức và thực hiện quyền lực NN: theo nguyên tắc tập quyền kết hợp tam quyền phân lập BÀI 4: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ QUY PHẠM PHÁP LUẬT I. Hệ thống PL Khái niệm: Là tổng thể các QPPL có mối quan hệ nội tại, thống nhất với nhau Được phân định thành các ngành luật, chế định luật Được thể hiện trong các văn bản do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục nhất định 2. Cấu trúc của hệ thống PL 2.1 Hình thức bên ngoài: Được thể hiện ở hệ thống các văn bản QPPL có giá trị pháp lý cao thấp khác nhau, do các cơ quan NN có thẩm quyền ban hành 2.2 Cấu trúc bên trong Quy phạm PL Chế định PL Ngành luật 3. Tiêu chuẩn đánh giá sự hoàn thiện của HTPL Tính toàn diện Tính phù hợp Tính đồng bộ Trình độ kỹ thuật pháp lý II. Quy phạm PL 1. Khái niệm, đặc điểm của QPPL 1.1 Khái niệm Là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung Do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành Được NN đảm bảo thực hiện Điều chỉnh QHXH theo định hướng và mục đích nhất định Các loại QPPL: Loại QPPL định nghĩa Loại QPPL bắt buộc Loại QPPL cấm đoán Loại QPPL cho phép 1.2 Đặc điểm Là quy tắc xử sự Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện Là quy tắc xử sự chung Chỉ ra các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ mà nó điều chỉnh Có tính hệ thống 2. Cấu trúc (cơ cấu) của QPPL 2.1 Bộ phận giả định Là bộ phận nêu lên tình huống (điều kiện, hoàn cảnh) có thể xảy ra trong thực tế, Và khi chủ thể nào ở vào tình huống đó thì phải thể hiện cách xử sự phù hợp với quy định của PL Ví dụ: K1-Đ102- BLHS 1999 Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm 2.2 Bộ phận quy định Là bộ phận nêu lên cách xử sự buộc chủ thể phải tuân theo khi ở vào tình huống đã nêu trong phần giả định của QPPL Được xây dựng theo mô hình: cấm làm gì, phải làm gì, được làm gì, làm như thế nào Quy định dứt khoát hay quy định tùy nghi 2.3 Bộ phận chế tài Là bộ phận nêu lên các biện pháp tác động của NN, dự kiến sẽ áp dụng đối với chủ thể nào không thực hiện đúng theo hướng dẫn ở phần quy định của QPPL, nên đã vi phạm PL 3. Những cách thức thể hiện QPPL trong các điều luật 1 QPPL có thể trình bày trong 1 điều luật Trong 1 điều luật có thể có nhiều QPPL Trật tự các bộ phận của QPPL có thể bị đảo lộn Không nhất thiết phải có đủ 3 bộ phận trong 1 QPPL 4. Phân loại QPPL Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh Căn cứ vào nội dung Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh Căn cứ vào cách trình bày 5. Các loại văn bản QPPL ở Việt Nam Khái niệm Văn bản PL: Là văn bản do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định Trong đó có các quy tắc xử sự chung Được NN bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các QHXH theo định hướng nhất định 5.1 Văn bản luật Là những văn bản do Quốc hội ban hành, có giá trị pháp lý cao nhất Có 2 loại: Hiến pháp Các đạo luật, bộ luật 5.2 Văn bản dưới luật Là những văn bản PL do các cơ quan NN (ngoại trừ Quốc hội) ban hành Có giá trị pháp lý thấp hơn văn bản luật Được ban hành trên cơ sở văn bản luật và phù hợp với văn bản luật Các loại văn bản dưới luật: Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước Nghị quyết, nghị định của Chính phủ Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao Quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng VKSND tối cao Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan NN có thẩm quyền với tổ chức chính trị xã hội Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Quyết định, chỉ thị của UBND 6. Hiệu lực của văn bản QPPL 6.1 Hiệu lực về thời gian Là giá trị thi hành của văn bản QPPL trong một thời hạn nhất định Thời hạn đó được tính từ thời điểm phát sinh hiệu lực, cho đến khi chấm dứt sự tác động của văn bản đó 6.2 Hiệu lực về không gian Là giá trị thi hành của văn bản QPPL trong một phạm vi lãnh thổ quốc gia, hay một vùng, một địa phương nhất định 6.3 Hiệu lực về đối tượng tác động Đối tượng tác động của một văn bản QPPL bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân và những QHXH mà văn bản đó điều chỉnh BÀI 5: QUAN HỆ PHÁP LUẬT I. Khái niệm, đặc điểm của QHPL Khái niệm Là những quan hệ nảy sinh trong đời sống xã hội Trong đó các chủ thể tham gia có những quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định và đảm bảo thực hiện 2. Đặc điểm của QHPL QHPL là loại quan hệ có ý chí QHPL luôn gắn liền với sự kiện pháp lý QHPL xuất hiện dựa trên cơ sở QPPL II. Thành phần của QHPL Chủ thể Là những cá nhân hay tổ chức có đủ điều kiện do PL quy định khi tham gia vào QHPL nhất định Là các bên tham gia vào QHPL, có những quyền và nghĩa vụ do luật định Để trở thành chủ thể của QHPL, cá nhân hay tổ chức phải đảm bảo năng lực chủ thể 1.1 Năng lực pháp luật Là khả năng của chủ thể có những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà NN quy định Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện kể từ khi cá nhân sinh ra và mất đi khi cá nhân đó chết hoặc bị tuyên bố chết Năng lực pháp luật của tổ chức xuất hiện từ khi tổ chức đó được thành lập hợp pháp và chấm dứt khi tổ chức đó không còn tư cách pháp lý 1.2 Năng lực hành vi Là khả năng của chủ thể thực hiện được hành vi, nhận thức được hậu quả từ hành vi đó và chịu trách nhiệm về hậu quả từ hành vi đó Năng lực hành vi của cá nhân: Là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý do luật định Điều kiện: Độ tuổi Điều kiện về trí óc bình thường Năng lực hành vi của tổ chức (pháp nhân) Được thành lập hợp pháp Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó Nhân danh mình tham gia vào các QHPL một cách độc lập 2. Khách thể của QHPL Là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác mà chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào các QHXH 3. Nội dung của QHPL 3.1 Quyền chủ thể Là khả năng của chủ thể được lựa chọn cách xử sự trong giơớ hạn pháp luật cho phép Nhằm đạt được mục đích đề ra và phù hợp với quy định của PL Đặc tính của quyền chủ thể Chủ thể có khả năng lựa chọn những xử sự theo cách thức mà PL cho phép Chủ thể có khả năng yêu cầu chủ thể bên kia thực hiện nghĩa vụ tương ứng để tôn trọng việc thực hiện quyền của mình Chủ thể được yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền bảo vệ quyền của mình khi bị chủ thể bên kia vi phạm 3.2 Nghĩa vụ của chủ thể Là cách xử sự bắt buộc của một bên chủ thể nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể bên kia Đặc tính: Chủ thể phải tiến hành một số hành vi nhất định Chủ thể phải tự kiềm chế, không được thực hiện một số hành vi nhất định Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện theo cách xử sự bắt buộc mà PL đã quy định III. Sự kiện pháp lý Khái niệm: Là những sự kiện đã xảy ra trong thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của nó được PL gắn với việc hình thành, thay đổi hay chấm dứt QHPL 2. Phân loại 2.1 Dưa vào mối quan hệ với những sự kiện xảy ra đối với ý chí của các chủ thể tham gia QHPL , có 2 loại: Hành vi: là những sự việc xảy ra theo ý chí của con người. Hành vi hành động và hành vi không hành động Hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp Sự biến: là những sự kiện pháp lý xảy ra trong tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí của con người, nhưng cũng làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt QHPL 2.2 Căn cứ vào hậu quả pháp lý, có 3 loại: Sự kiện pháp lý làm phát sinh QHPL Sự kiện pháp lý làm thay đổi QHPL Sự kiện pháp lý làm chấm dứt QHPL BÀI 6: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VI PHẠM PHÁP LUẬT TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ I. Thực hiện pháp luật Khái niệm Là quá trình hoạt động có mục đích Làm cho những quy định của PL đi vào thực tiễn đời sống, trở thành hoạt động thực tế, hợp pháp của các chủ thể PL 2. Các hình thức thực hiện PL 2.1 Tuân thủ PL Chủ thể phải tự kiềm chế, không được thực hiện những hành vi mà PL cấm QPPL cấm đoán 2.2 Thi hành PL Là hình thức chủ thể phải thực hiện những hành vi nhất định nhỳăm thi hành các nghĩa vụ mà PL yêu cầu phải làm QPPL bắt buộc 2.3 Sử dụng PL Là hình thức chủ thể dùng PL như môộ công cụ để hiện thực hoá các quyền và lợi ích của mình QPPL cho phép 2.4 Áp dụng PL Là hoạt động của các cơ quan NN có thẩm quyền nhằm đưa các QPPL tới các tình huống, các đối tượng cụ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định Áp dụng PL được thực hiện trong những trường hợp sau: Phải có sự tham gia, can thiệp của cơ quan NN có thẩm quyền thì chủ thể mới thực hiện được quyền hay nghĩa vụ của mình Mặc dù không có sự can thiệp của cơ quan NN có thẩm quyền, các chủ thể vẫn thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình II. Vi phạm PL Khái niệm Là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức cụ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý Được thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động Trái với PL Có lỗi Gây thiệt hại cho xã hội hoặc các QHXH được NN bảo vệ 2. Các dấu hiệu cơ bản của VPPL 2.1 VPPL là hành vi xác định của con người, hành vi đó đã được thể hiện ra thực tế khách quan Là hành vi của con người, hoặc là hoạt động của cơ quan, tổ chức Hành vi đó thể hiện ở dạng hành động hoặc không hành động Ý nghĩ của chủ thể dù tốt hay xấu không bị xem là VPPL 2.2 VPPL là hành vi trái PL và xâm hại tới QHXH được PL bảo vệ Hành vi trái PL là hành vi không phù hợp với những quy định của PL Một hành vi là trái PL thì bao giờ cũng xâm hại tới QHXH được PL bảo vệ 2.3 Chủ thể thực hiện hành vi trái PL đó phải có lỗi Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi trái PL mà mình đã thực hiện và đối với hậu quả từ hành vi đó Lỗi được chia ra thành: Lỗi cố ý: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp Lỗi vô ý: vô ý do quá tự tin và vô ý do cẩu thả 2.4 Chủ thể thực hiện hành vi trái PL có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể, do NN quy định Điều kiện: Độ tuổi Điều kiện về trí óc 3. Cấu thành VPPL 3.1 Mặt chủ thể Là cá nhân hặoc tổ chức Có năng lực trách nhiệm pháp lý 3.2 Mặt khách thể Là những QHXH được PL bảo vệ, nhưng đã bị hành vi VPPL xâm hại tới Đó là: tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, quyền si73 hữu tài sản của NN, của công dân, trật tự an toàn xã hội… 3.3 Mặt chủ quan Là sự nhận thức, suy nghĩ, thái độ…của chủ thể khi thực hiện hành vi trái PL Thể hiện ở các yếu tố: Lỗi Động cơ, mục đích 3.4 Mặt khách quan Là những biểu hiện ra bên ngoài thực tế khách quan của hành vi VPPL Gồm các yếu tố: Hành vi trái PL Hậu quả nguy hiểm từ hành vi trái PL Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả Thời gia, địa điểm, công cụ, phương tiện, cách thức thực hiện hành vi trái PL 4. Phân loại VPPL VPPL hình sự VPPL hành chính VPPL dân sự Vi phạm kỷ luật III. Trách nhiệm pháp lý 1. Khái niệm, đặc điểm TNPL 1.1 Khái niệm: Là một loại QHPL đặc biệt giữa NN với chủ thể VPPL Trong đó chủ thể VPPL phải gánh chịu những hậu quả bất lợi và những biện pháp cưỡng chế của NN 1.2 Đặc điểm Cơ sở của TNPL là VPPL TNPL là sự lên án của xã hội, sự phản ứng của NN đối với chủ thể đã VPPL TNPL là biện pháp cưỡng chế do cơ quan NN có thẩm quyền áp dụng cho chủ thể đã VPPL TNPL hình thành dựa trên các quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền 2. Căn cứ để truy cứu TNPL Vi phạm PL Thời hiệu truy cứu TNPL 3. Phân loại TNPL TNPL hình sự TNPLhành chính TNPL dân sự Trách nhiệm kỷ luật Trách nhiệm vật chất BÀI 7: PHÁP CHẾ XHCN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN I. Pháp chế XHCN Khái niệm: Là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị xã hội Trong đó các cơ quan, đơn vị, tổ chức và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện những quy định của pháp luật một cách bình đẳng, tự giác, nghiêm minh và thống nhất 2. Đặc điểm: Pháp chế XHCN là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy NN Pháp chế XHCN là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội và các đoàn thể quần chúng và là nguyên tắc xử sự của mọi công dân Pháp chế XHCN có quan hệ mật thiết với chế độ dân chủ XHCN Pháp chế XHCN cóp mối quan hệ mật thiết với hệ thống pháp luật XHCN 3. Những yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN Bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và Luật Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trong toàn quốc Các cơ quan xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật phải hoạt động tích cực, chủ động và có hiệu quả Gắn liền công tác pháp chế với công tác văn hoá 4. Tăng cường pháp chế XHCN Tăng cường công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật XHCN Tăng cường công tác tổ chức, thực hiện pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh những hành vi VPPL Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế II. Nhà nước pháp quyền Khái niệm: 1.1 Một số quan điểm về NN pháp quyền: NN pháp quyền không phải là một tổ chức quyền lực mà chỉ là một trật tự pháp luật NN pháp quyền là sự phục tùng NN vào pháp luật NN pháp quyền là NN có sự phân chia quyền lực và thừa nhận sự phục tùng của tất cả các cơ quan NN vào pháp luật NN pháp quyền có đặc điểm quan trọng là pháp luật giữ vị trí thống trị trong đời sống NN và XH, có sự phân công quyền lực, có cơ chế hữu hiệu chống lại sự vi phạm quyền con người, công chức thông thạo, tích cực về phương diện chính trị pháp lý Có ý kiến khác cho rằng NN pháp quyền có 5 dấu hiệu cơ bản: NN bị ràng buộc bởi pháp luật Các quan hệ xã hội do chính các đạo luật điều chỉnh, đảm bảo tính tối cao của luật đối với văn bản QPPL khác NN quan tâm đến việc mở rộng các quyền tự do của con người NN có cơ chế hữu hiệu bảo vệ quyền của các chủ thể tham gia vào các QHXH Công dân chịu trách nhiệm trước NN và ngược lại NN cũng chịu trách nhiệm trước công dân 1.2 Khái niệm: Là hình thức tổ chức và hoạt động của quyền lực chính trị công khai và các mối quan hệ tương hỗ của nó với các cá nhân, với tư cách là những chủ thể pháp luật, những người mang các quyền tự do của con người và công dân 2. Khái quát dấu hiệu đặc trưng cơ bản của NN pháp quyền NN pháp quyền là N trong đó pháp luật, đặc biệt Hiến pháp và luật giữ địa vị tối cao Quyền lực NN được tổ chức theo nguyên tắc có sự phân công rành mạch trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Trong NN pháp quyền, giá trị con người là giá trị cao quý, là mục tiêu cao nhất Quyền lực NN là thuộc về nhân dân BÀI 8: CÁC NGÀNH LUẬT CƠ BẢN TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM I. Ngành luật hiến pháp 1. Khái quát chung về luật Hiến pháp 1.1 Khái niệm Là một ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam Gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất Về vấn đề tổ chức quyền lực NN, chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân 1.2 Đối tượng nghiên cứu Tổ chức quyền lực NN Chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, giáo dục Chính sách đối ngoại Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy NN 1.3 Phương pháp điều chỉnh của luật Hiến pháp Phương pháp áp đặt Phương pháp định nghĩa 1.4 Nguồn của luật Hiến pháp Hiến pháp Các đạo luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan NN Các pháp lệnh, nghị định 2. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992 Chương 1: Chế độ chính trị Chương 2: Chế độ kinh tế Chương 3: Văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ Chương 4: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Chương 5: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân II. Ngành luật hành chính 1. Khái quát chung 1.1 Khái niệm: Là một ngành luật độc lập Gồm các QPPL điều chỉnh những QHXH phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội 1.2 Đối tượng điều chỉnh Caá quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính NN thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành Các quan hệ trong hoạt động nội bộ của cơ quan hành chính Các quan hệ quản lý trong quá trình các cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý 1.3 Phương pháp điều chỉnh Phương pháp mệnh lệnh - phục tùng 2.Một số nội dung cơ bản 2.1 Quan hệ pháp luật hành chính Là những QHXH phát sinh trong quá trình chấp hành và điều hành Giữa một bên mang quyền lực nhà nước có chức năng quản lý với một bên là đối tượng quản lý Đặc trưng: Quyền và nghĩa vụ caá bên luôn gắn với hoạt động chấp hành và điều hành Một bên trong quan hệ phải là chủ thể được sử dụng quyêền lực nhà nước Các tranh chấp phát sinh được giải quyết theo trình tự thủ tục hành chính 2.2 Cơ quan hành chính NN Là một bộ phận của BMNN do NN lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành chính NN Dấu hiệu phân biệt: Có chức năng quản lý hành chính nhà nước Mỗi cơ quan có một thẩm quyền nhất định Có hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc Phân loại: Căn cứ vào quy định của pháp luật Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ hoạt động Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền Căn cứ theo nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc 2.3 Vi phạm hành chính: Hành vi trái pháp luật Là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện Một cách cố ý hoặc vô ý Xâm phạm các quy tắc quản lý của nhà nước Chưa phải là tội phạm hình sự Bị xử lý hành chính 2.4 Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) 2.4.1 Nguyên tắc xử lý Mọi VPHC phải được phát hiện kịp thờivà đình chỉ ngay Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử lý hành chính khi có VPHC Việc xử lý VPHC phải do người có thẩm quyền tiến hành Một hành vi VPHC chỉ bị xử lý hành chính 1 lần Việc xử lý phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân, những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định biện pháp xử lý Không xử lý VPHC trong các trường hợp miễn trách do luật định 2.4.2 Thời hiệu xử lý VPHC 1 năm kể từ ngày VPHC được thực hiện 2 năm đối với VPHC trong các lĩnh vực đặc biệt 3 tháng kể từ ngày người có thẩm quyền nhận được quyết định đình chỉ Không áp dụng thời hiệu 2.4.3 Các hình thức xử lý Xử phạt: Hình phạt chính Hình phạt bổ sung Các biện pháp xử lý hành chính khác Thẩm quyền xử lý 2.5 Trách nhiệm hành chính 2.5.1 Khái niệm Hậu quả của hành vi vi phạm hành chính Thể hiện ở sự áp dụng những chế tài pháp luật hành chính Theo trình tự do luật định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền 2.5.2 Đặc điểm Cơ sở của TNHC là VPHC Các biện pháp TNHC không đồng nhất với các biện pháp cưỡng chế hành chính TNHC được áp dụng chủ yếu bởi các cơ quan quản lý nhà nước TNHC áp dụng đối với mọi công dân còn trách nhiệm kỷ luật áp dụng đối với người trực thuộc cơ quan 2.6 Cán bộ, công chức Những người do bầu cử Do tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ thường xuyên trong tổ chức chính trị, CT-XH Do tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức, giao công vụ thường xuyên trong cơ quan nhà nước Do tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch viên chức, giao nhiệm vụ thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp của NN, tổ chức CT-XH Thẩm phán TAND, kiểm sát viên VKSND Người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên trong QĐND, CAND III. Ngành luật dân sự 1. Khái quát chung 1.1 Khái niệm Là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam Gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân Trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể tham gia 1.2 Đối tượng nghiên cứu Nhóm quan hệ về tài sản Nhóm quan hệ nhân thân 1.3 Phương pháp điều chỉnh Phương pháp độc lập Phương pháp bình đẳng Phương pháp tự định đoạt 2. Một số nội dung cơ bản 2.1 Chế định quyền sở hữu: Chủ thể Khách thể Nội dung 2.2 Hợp đồng dân sự Khái niệm Là sự thoả thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự b) Chủ thể Cá nhân Pháp nhân Các chủ thể khác c) Hình thức ký kết Hình thức miệng Hình thức văn bản d) Nội dung hợp đồng Điều khoản cơ bản Điều khoản thông thường Điều khoản tuỳ nghi e) Các loại hợp đồng dân sự thông dụng g) Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Khái niệm Các loại trách nhiệm Bồi thường thiệt hại 2.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Khái niệm Là trách nhiệm của người có hành vi trái pháp luật Gây thiệt hại cho chủ thể khác Phải bồi thường b) Điều kiện phát sinh trách nhiệm Có thiệt hại xảy ra Hành vi gây ra thiệt hại là trái pháp luật Tính có lỗi của người gây ra thiệt hại Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra c) Nguyên tắc bồi thường Người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ và kịp thời Trường hợp giảm mức bồi thường Thay đổi mức bồi thường khi không còn phù hợp 2.4 Quyền thừa kế Là quyền chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo trình tự luật định Có 2 loại: - Thừa kế theo di chúc Thừa kế theo pháp luật Những người không được quyền hưởng di sản IV. NGÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 1. Khái quát chung 1.1 Khái niệm Là ngành luật độc lập Gồm các QPPL do NN ban hành Điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân thân và tài sản 1.2 Đối tượng điều chỉnh Quan hệ nhân thân Quan hệ tài sản 1.3 Phương pháp điều chỉnh Là những cách thức, biện pháp mà các QPPL hôn nhân gia đình tác động lên các QHXH thuộc đối tượng điều chỉnh của nó, phù hợp ý chí của nhà nước Đặc điểm 1.4 Những nguyên tắc cơ bản 2. Một số nội dung cơ bản 2.1 Kết hôn và huỷ việc kết hôn trái pháp luật 2.1.1 Khái niệm Là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng Theo quy định của PL về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn 2.1.2 Điều kiện kết hôn Độ tuổi Tự nguyện Không thuộc trường hợp cấm kết hôn Đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền 2.1.3 Huỷ kết hôn trái pháp luật Khái niệm Căn cứ huỷ 2.2 Quan hệ giữa vợ và chồng Quyền và nghĩa vụ về nhân thân Quyền và nghĩa vụ về tài sản 2.3 Quan hệ giữa cha mẹ và con Quyền và nghĩa vụ nhân thân Quyền và nghĩa vụ về tài sản 2.4 Cấp dưỡng 2.5 Con nuôi 2.6 Chấm dứt hôn nhân 2.7 Quan hệ HN-GĐ có yếu tố nước ngoài V. Ngành luật tố tụng dân sự Khái niệm Là một ngành luật độc lập Gồm các QPPL điều chỉnh các QHXH phát sinh giữa Toà án với những người tham gia tố tụng Trong quá trình Toà án giải quyết các vụ việc dân sự 2. Những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án 3. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự 4. Trình tự thủ tục giải quyết việc dân sự VI. Ngành luật hình sự 1. Những vấn đề chung về luật hình sự 1.1 Khái niệm Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật VN Gồm hệ thống các QPPL xác định những hành vi nguy hiểm là tội phạm Quy định hình phạt 1.2 Đối tượng nghiên cứu của ngành luật hình sự Quan hệ xã hội phát sinh giữa NN vàa người phạm tội 1.3 Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự Phương pháp quyền uy, mệnh lệnh, phục tùng 1.4 Một số nguyên tắc cơ bản của ngành luật hình sự Nguyên tắc pháp chế XHCN Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật Nguyên tắc nhân đạo Nguyên tắc trách nhiệm cá nhân 2. Một số nội dung cơ bản của Bộ luật hình sự 1999 2.1 Khái niệm tội phạm Là hành vi nguy hiểm cho xã hội Được quy định trong bộ luật hình sự Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện Một cách cố ý hoặc vô ý Xâm phạm những vấn đề được PLHS bảo vệ 2.2 Các dấu hiệu của tội phạm Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi Tính trái pháp luật hình sự Tính có lỗi của người thực hiện hành vi Tính phải chịu hình phạt 2.3 Phân loại tội phạm TP ít nghiêm trọng TP nghiêm trọng TP rất nghiêm trọng TP đặc biệt nghiêm trọng 2.4 Hình phạt Hình phạt chính Hình phạt bổ sung VII. Ngành luật tố tụng hình sự 1. Những vấn đề chung về luật TTHS 1.1 Khái niệm Là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam Gồm các QPPL điều chỉnh các QHXH nảy sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Giữa cơ quan tiến hành tố tụng với những người tham gia tố tụng và giữa họ với nhau 1.2 Đối tượng điều chỉnh Mối QH giữa các cơ quan tiến hành tố tụng Mối QH giữa những người tiến hành tố tụng Mối QH giữa cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng với những người tham gia tố tụng 1.3 Phương pháp điều chỉnh Phương pháp quyền uy Phương pháp phối hợp, chế ước 1.4 NHiệm vụ của luật TTHS Quy định về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động trong các giai đoạn TTHS Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng 1.5 Một số nguyên tắc cơ bản của luật TTHS Nguyên tắc mọi công dân đầu bình đẳng trước pháp luật Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 2. Một số nội dung của luật TTHS Những cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng Các giai đoạn tố tụng hình sự VIII. NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI 1. Khái quát chung 1.1 Khái niệm Là một ngaàh luật độc lập Tổng thể các QPPL nhằm điều chỉnh các QHXH phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động SXKD giữa các DN và giữa DN với cơ quan quản lý NN 1.2 Đối tượng và phương pháp điều chỉnh a) Đối tượng điều chỉnh QHKT trong quá trình SXKD giữa các DN với nhau QH giữa cơ quan quản lý kinh tế với các DN b) Phương pháp Bình đẳng Quyền uy 1.3 Chủ thể Doanh nghiệp Cơ quan quản lý NN về kinh tế 2. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam 2.1 Khái niệm DN 2.2 Các loại hình DN IX. Luật lao động Khái niệm Là một ngành luật độc lập Gồm những QPPL điều chỉnh những quan hệ lao động và những quan hệ xã hội khác có liên quan 2. Đối tượng điều chỉnh QH giữa người lao động với người sử dụng lao động Các QH khác liên quan trực tiếp đến QH lao động 3. Phương pháp điều chỉnh Phương pháp thoả thuận Phương pháp mệnh lệnh Phương pháp thông quan hoạt động công đoàn 4. Nội dung cơ bản Hợp đồng lao động Quyền và nghĩa vụ của người lao động Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động X. NGÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI 1. Khái quát chung 1.1 Khái niệm Là ngành luật độc lập Tổng thể các QPPL điều chỉnh các QH phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất 1.2 Đối tượng điều chỉnh Các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất 1.3 Phương pháp điều chỉnh Mệnh lệnh Bình đẳng 2. Nội dung cơ bản 2.1 Chế độ quản lý và sử dụng đất Quản lý NN đối với đất đai Sử dụng đất 2.2 Thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptPHAP_LUAT_DAI_CUONG.ppt
Tài liệu liên quan