Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 2: Pháp luật. Công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội - Nguyễn Hoàng Vân
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
• Khái niệm:
Trách nhiệm pháp lý là những hậu quả bất lợi mà theo quy định của pháp luật được áp dụng
đối với các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
• Cấu thành vi phạm pháp luật:
Mặt khách quan: là những biểu hiện bên ngoài của vi phạm pháp luật.
Mặt chủ quan: là lỗi của người vi phạm pháp luật. Lỗi có thể là: Lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực gánh chịu trách nhiệm pháp lý.
Khách thể: là những quan hệ xã hội đang được pháp luật bảo vệ và đang bị xâm hạ
Các loại trách nhiệm pháp lý:
• Trách nhiệm hình sự;
• Trách nhiệm hành chính;
• Trách nhiệm kỷ luật;
• Trách nhiệm dân sự
31 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 2: Pháp luật. Công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội - Nguyễn Hoàng Vân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v2.0015103216 1
BÀI 2
PHÁP LUẬT – CÔNG CỤ
ĐIỀU CHỈNH CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI
ThS. Nguyễn Hoàng Vân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
v2.0015103216 2
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG 1
Nguyễn Văn An cho rằng trong xã hội Việt Nam hiện nay:
Con người chỉ sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Pháp luật không có gì
khác so với đạo đức, tập quán.
Một người có hành vi xử sự trái với quy định của pháp luật đều là hành vi vi phạm
pháp luật và đều bị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm pháp lý.
1. Để giải quyết các tình huống trên, cần làm rõ: Bản chất, những đặc
điểm chung của pháp luật. Cơ chế điều chỉnh bằng pháp luật đối với
quan hệ xã hội.
2. Tất cả những vấn đề này được nghiên cứu trong bài học này.
v2.0015103216 3
MỤC TIÊU
• Giúp sinh viên nhận biết được nguồn gốc, bản chất của pháp luật;
• Giúp sinh viên nhận biết được sự khác biệt giữa pháp luật với các quy phạm
xã hội khác;
• Giúp sinh viên nhận biết được cơ chế điều chỉnh bằng pháp luật của nhà nước
đối với quan hệ xã hội nhằm điều chỉnh xã hội theo mục tiêu mà nhà nước đặt ra.
v2.0015103216 4
NỘI DUNG
Bản chất và những đặc điểm chung của pháp luật
Quy phạm pháp luật
Quan hệ pháp luật
Ý thức pháp luật
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
v2.0015103216 5
1. BẢN CHẤT VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHÁP LUẬT
1.1. Nguồn gốc, khái niệm, đặc điểm chung của pháp luật
1.2. Bản chất, vai trò của pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
v2.0015103216 6
1.1. NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHÁP LUẬT
• Nguồn gốc:
Pháp luật và nhà nước là những hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, đều là sản phẩm của
xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp
Nguyên nhân hình thành nhà nước cũng là nguyên nhân hình thành pháp luật: chế độ tư
hữu, giai cấp và đấu tranh giai cấp
Giai cấp thống trị thông qua nhà nước chọn lọc những phong tục, tập quán hoặc tín điều
tôn giáo có lợi cho mình và đề ra những quy tắc xử sự mới.
• Khái niệm: Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc
thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, được nhà nước bảo đảm thực hiện
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
• Đặc điểm chung của pháp luật:
Tính giai cấp của pháp luật;
Tính xã hội của pháp luật;
Tính quy phạm của pháp luật;
Tính nhà nước của pháp luật.
v2.0015103216 7
• Bản chất:
Pháp luật của Nhà nước ta phù hợp với bản chất
của Nhà nước;
Pháp luật của Nhà nước ta về bản chất là pháp
luật xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện ý chí của giai
cấp công nhân, đồng thời phản ánh, thể hiện ý chí,
lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động khác
và của cả dân tộc.
• Vai trò:
Pháp luật là công cụ thực hiện đường lối chính
sách của Đảng;
Pháp luật là công cụ thực hiện quyền làm chủ của
nhân dân lao động;
Pháp luật là công cụ quản lý của Nhà nước.
1.2. BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
v2.0015103216 8
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1
v2.0015103216 9
2. QUY PHẠM PHÁP LUẬT
2.1. Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật
2.2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
v2.0015103216 10
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT
• Khái niệm: Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước
đặt ra và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội,
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự ổn định cho sự phát triển xã hội.
• Đặc điểm của quy phạm pháp luật:
Những đặc điểm của quy phạm xã hội nói chung;
Những đặc điểm riêng phân biệt với các quy phạm xã hội khác.
v2.0015103216 11
2.2. CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT
• Giả định
Là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu
rõ chủ thể nào, với những điều kiện, hoàn cảnh
nào thì thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm
pháp luật đó.
• Quy định
Là phần chỉ ra trong hoàn cảnh đó, điều kiện đó
người ta được làm gì, phải làm gì và không được
làm gì.
• Chế tài
Là phần chỉ rõ nếu làm hay không làm như phần
quy định thì sẽ phải chịu hậu quả như thế nào.
v2.0015103216 12
• “Người lao động làm việc vào ban đêm quy định tại Điều 70 của Bộ luật này, thì được trả thêm
ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang
làm vào ban ngày.“K2-Đ61- BLLĐ 1994.
• “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện
mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam
giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm (K1-Đ102- BLHS 1999).
VÍ DỤ
v2.0015103216 13
• Quy phạm nguyên tắc là được dùng làm cơ
sở xuất phát và tư tưởng chỉ đạo cho việc
xây dựng và thi hành các quy phạm pháp
luật khác.
• Quy phạm định nghĩa xác định những đặc
điểm, những thuộc tính cơ bản của sự vật
hay hiện tượng, hoặc của những khái
niệm, những phạm trù được sử dụng trong
văn bản đó.
2.3. NHỮNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐẶC BIỆT
v2.0015103216 14
3. QUAN HỆ PHÁP LUẬT
3.1. Khái niệm, đặc điểm
3.2. Các yếu tố của quan hệ pháp luật
3.3. Sự kiện pháp lý
v2.0015103216 15
3.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM
• Khái niệm:
Quan hệ pháp luật là quan hệ giữa người với
người (quan hệ xã hội) do quy phạm pháp luật
điều chỉnh, biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ
pháp lý cụ thể của các bên, được đảm bảo
bằng sự cưỡng chế nhà nước.
• Đặc điểm:
Là các quan hệ xã hội nhất định;
Do một quy phạm pháp luật điều chỉnh;
Quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các
bên, được đảm bảo bằng sự cưỡng chế
nhà nước.
v2.0015103216 16
3.2. CÁC YẾU TỐ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT
3.2.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật
3.2.2. Khách thể của quan hệ pháp luật
3.2.3. Nội dung của quan hệ pháp luật
v2.0015103216 17
• Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân hay tổ chức dựa trên cơ sở của các quy phạm
pháp luật mà tham gia vào các quan hệ pháp luật, trở thành người mang các quyền và nghĩa vụ
pháp lý cụ thể.
• Chủ thể là cá nhân:
Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trong một
quan hệ pháp luật nhất định.
Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể có thể bằng hành vi của mình mà tham gia vào
một quan hệ pháp luật để hưởng quyền và làm nghĩa vụ.
Chủ thể trực tiếp.
Chủ thể không trực tiếp.
• Chủ thể là tổ chức:
Tổ chức không có tư cách pháp nhân;
Tổ chức có tư cách pháp nhân (Điều 84 Bộ luật dân sự 2005);
• Chủ thể là Nhà nước: Chủ thể đặc biệt.
3.2.1. CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT
v2.0015103216 18
Có thể hiểu khách thể của quan hệ pháp luật là những gì mà các chủ thể mong muốn đạt được khi
tham gia vào quan hệ pháp luật. Đó có thể là các lợi ích vật chất, hoặc các lợi ích phi vật chất, cũng
có thể là các nhu cầu về hoạt động chính trị, xã hội.
3.2.2. KHÁCH THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT
v2.0015103216 19
Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm, quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.
• Quyền là mức độ, phạm vi được phép xử sự của các chủ thể được nhà nước bảo vệ.
• Nghĩa vụ là mức độ phạm vi xử sự cần phải có của các chủ thể, được bảo đảm bằng sự cưỡng
chế của nhà nước.
3.2.3. NỘI DUNG CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT
v2.0015103216 20
• Sự kiện pháp lý là những sự việc cụ thể xảy ra
trong đời sống phù hợp với những điều kiện,
hoàn cảnh đã được dự liệu trong quy phạm
pháp luật từ đó làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể.
• Sự kiện pháp lý bao gồm:
Sự biến;
Hành vi bao gồm:
Hành động; và
Hành vi không hành động.
3.3. SỰ KIỆN PHÁP LÝ
v2.0015103216 21
4. Ý THỨC PHÁP LUẬT
• Khái niệm, đặc điểm ý thức pháp luật:
Ý thức pháp luật là tổng hợp những tư tưởng, quan điểm, thái độ, sự hiểu biết của con
người đối với pháp luật hiện hành cũng như đối với tinh thần chung của pháp luật.
Kết cấu:
Hệ tư tưởng pháp luật: Tư tưởng, quan điểm, học thuyết.
Tâm lý pháp luật: Tâm trạng, cảm xúc, thái độ, tình cảm.
Đặc điểm:
Ra đời thay đổi cùng với tồn tại pháp luật.
Có tính độc lập tương đối;
Có tính kế thừa.
• Vai trò của ý thức pháp luật: Ý thức pháp luật quyết định hiệu quả việc điều chỉnh của pháp
luật đối với các quan hệ xã hội.
v2.0015103216 22
5. VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
5.1. Vi phạm pháp luật
5.2. Trách nhiệm pháp lý
v2.0015103216 23
Những dấu hiệu vi phạm pháp luật:
• Thứ nhất, vi phạm pháp luật luôn luôn là một hành vi
(hành động hoặc không hành động) của con người.
• Thứ hai, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật.
• Thứ ba, vi phạm pháp luật là hành vi chứa đựng lỗi
của chủ thể.
• Thứ tư, chủ thể thực hiện hành vi có năng lực gánh
chịu trách nhiệm pháp lý.
Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không
hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có
năng lực hành vi thực hiện, xâm hại các quan hệ xã
hội được pháp luật bảo vệ.
5.1. VI PHẠM PHÁP LUẬT
v2.0015103216 24
Các loại vi phạm pháp luật:
• Vi phạm hình sự (tội phạm);
• Vi phạm hành chính;
• Vi phạm kỷ luật;
• Vi phạm dân sự.
5.1. VI PHẠM PHÁP LUẬT (tiếp theo)
v2.0015103216 25
5.2. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
• Khái niệm:
Trách nhiệm pháp lý là những hậu quả bất lợi mà theo quy định của pháp luật được áp dụng
đối với các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
• Cấu thành vi phạm pháp luật:
Mặt khách quan: là những biểu hiện bên ngoài của vi phạm pháp luật.
Mặt chủ quan: là lỗi của người vi phạm pháp luật. Lỗi có thể là: Lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực gánh chịu trách nhiệm pháp lý.
Khách thể: là những quan hệ xã hội đang được pháp luật bảo vệ và đang bị xâm hại.
v2.0015103216 26
Các loại trách nhiệm pháp lý:
• Trách nhiệm hình sự;
• Trách nhiệm hành chính;
• Trách nhiệm kỷ luật;
• Trách nhiệm dân sự.
5.2. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ (tiếp theo)
v2.0015103216 27
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 2
v2.0015103216 28
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Pháp luật và nhà nước ra đời gắn liền với nhau. Nhà nước sử dụng pháp luật là
công cụ quan trọng để điều chỉnh xã hội. Những đặc điểm chung của pháp luật là
cơ sở hiểu rõ về pháp luật đồng thời là cơ sở để phân biệt với các quy phạm xã
hội khác.
• Tìm hiểu cơ chế điều chỉnh của pháp luật, nắm vững các bộ trong cơ chế điều
chỉnh pháp luật như: Quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, vi phạm pháp luật
và trách nhiệm pháp lý... Giúp chúng ta hiểu rõ cơ chế điều chỉnh bằng pháp luật
đối với quan hệ xã hội.
v2.0015103216 29
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Giả định của quy phạm pháp luật là bộ phận:
a. Xác định các cách ứng xử của các chủ thể
b. Xác định các tình huống xảy ra trong thực tế
c. Xác định các chủ thể trong hoàn cảnh, điều kiện nào thì bị quy phạm pháp luật tác động,
điều chỉnh.
d. Xác định các chủ thể trong hoàn cảnh, điều kiện nào phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi.
Trả lời:
Đáp án đúng: c. Xác định các chủ thể trong hoàn cảnh, điều kiện nào thì bị quy phạm pháp luật
tác động, điều chỉnh.
Giải thích:
Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu rõ chủ thể nào, với những điều kiện,
hoàn cảnh nào thì thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật đó. (Mục 2.2).
v2.0015103216 30
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Chế tài của quy phạm pháp luật có ý nghĩa gì?
a. Đưa ra hậu quả bất lợi mà mọi người phải gánh chịu.
b. Đưa ra hậu quả bất lợi mà người vi phạm pháp luật phải gánh chịu
c. Đưa ra các hậu quả bất lợi mà nhà nước áp dụng đối với các chủ thể không thực hiện đúng
mệnh lệnh của Nhà nước ở phần Quy định.
d. Đưa ra các hậu quả bất lợi mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với các chủ thể không thực
hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước ở phần Quy định.
Trả lời:
Đáp án đúng: d. Đưa ra các hậu quả bất lợi mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với các chủ thể
không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước ở phần Quy định.
Giải thích:
Chế tài là phần chỉ rõ nếu làm hay không làm như phần quy định thì sẽ phải chịu hậu quả như thế
nào. (Mục 2.2)
v2.0015103216 31
CÂU HỎI TỰ LUẬN
So sánh giữa hành vi vi phạm pháp luật và hành vi trái pháp luật.
Gợi ý trả lời:
• Khái niệm hành vi vi phạm pháp luật và hành vi trái pháp luật.
• Điểm giống nhau:
Đều là hành vi xác định của con người.
Đều trái pháp luật.
• Điểm khác nhau: Hành vi vi phạm pháp luật trước hết là hành vi trái pháp luật. Đó là hành vi
xác định của con người, trái pháp luật. Hành vi vi phạm pháp luật còn phải đáp ứng thêm hai
dấu hiệu đó là:
Vi phạm pháp luật phải chứa đựng lỗi của chủ thể hành vi.
Chủ thể đã thực hiện hành vi có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_phap_luat_dai_cuong_bai_2_phap_luat_cong_cu_dieu_c.pdf