Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 3: Hình thức pháp luật - Nguyễn Hoàng Vân

NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT • Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. • Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. • Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó. • Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn, hoặc áp dụng theo quy định trong văn bản đó. • Luật chung và luật riêng? • Luật quốc gia và điều ước quốc tế? GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 2 • Không phải tất cả cơ quan nhà nước Việt nam hiện nay đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chỉ có cơ quan nhà nước được trao thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới được quyền ban hành. • Trường hợp các Luật quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì tuân theo quy định của Luật riêng đặc thù

pdf27 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 3: Hình thức pháp luật - Nguyễn Hoàng Vân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v2.0015103216 1 BÀI 3 HÌNH THỨC PHÁP LUẬT ThS. Nguyễn Hoàng Vân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v2.0015103216 2 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG 1 1. Để giải quyết các câu hỏi trên, cần làm rõ: Khái niệm, các loại hình thức pháp luật.... 2. Tất cả những vấn đề này được nghiên cứu trong bài học này. Hình thức pháp luật là gì? Có những loại hình thức pháp luật nào? Có phải tất cả tập quán đều được nhà nước thừa nhận là nguồn của pháp luật không?... v2.0015103216 3 MỤC TIÊU • Giúp sinh viên nhận biết được các loại hình thức pháp luật; • Giúp sinh viên nhận biết được hệ thống văn bản quy phạm ở Việt Nam hiện nay và thẩm quyền ban hành; • Giúp sinh viên nhận biết được nguyên tắc xây dựng, ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. v2.0015103216 4 NỘI DUNG Khái quát chung về hình thức pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật v2.0015103216 5 1.1. Khái niệm, đặc điểm của hình thức pháp luật 1.2. Các loại hình thức pháp luật 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH THỨC PHÁP LUẬT v2.0015103216 6 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC PHÁP LUẬT • Khái niệm: Hình thức pháp luật (hay còn gọi là nguồn pháp luật) là cách thức biểu hiện ý chí của giai cấp thống trị mà thông qua đó, ý chí trở thành pháp luật. • Đặc điểm của hình thức pháp luật:  Hình thức pháp luật là sản phẩm của tư duy;  Hình thức pháp luật được biểu hiện dưới những dạng nhất định;  Hình thức pháp luật là công cụ để điều chỉnh xã hội. v2.0015103216 7 1.2. CÁC LOẠI HÌNH THỨC PHÁP LUẬT • Tập quán pháp là các phong tục, tập quán lưu truyền trong xã hội đã được giai cấp thống trị thông qua nhà nước thừa nhận, nâng chúng lên thành pháp luật. • Tiền lệ pháp (còn gọi là án lệ) là việc nhà nước thừa nhận các bản án của Toà án hoặc quyết định của cơ quan hành chính làm căn cứ để giải quyết những sự việc tương tự xảy ra sau này. • Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành dưới hình thức văn bản (pháp luật thành văn). v2.0015103216 8 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1 • Hình thức pháp luật (hay còn gọi là nguồn pháp luật) là cách thức biểu hiện ý chí của giai cấp thống trị mà thông qua đó, ý chí trở thành pháp luật. • Có ba loại hình thức pháp luật:  Tập quán pháp.  Tiền lệ pháp (còn gọi là án lệ).  Văn bản quy phạm pháp luật (pháp luật thành văn). Không phải tất cả tập quán đều được nhà nước thừa nhận là nguồn của pháp luật. Tập quán pháp là các phong tục, tập quán lưu truyền trong xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, đã được giai cấp thống trị thông qua nhà nước thừa nhận, nâng chúng lên thành pháp luật. v2.0015103216 9 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG 2 1. Để giải quyết các câu hỏi trên, cần làm rõ: Khái niệm, đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật. Nguyên tắc ban hành và áp dụng văn bản pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật... 2. Tất cả những vấn đề này được nghiên cứu trong bài học này. Có phải tất cả cơ quan nhà nước Việt nam hiện nay đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật? Trường hợp các Luật quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì tuân theo Luật nào?... v2.0015103216 10 2. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM 2.1. Khái niệm, đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật 2.2. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật 2.3. Nguyên tắc ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2.4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật v2.0015103216 11 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 2.1.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật 2.1.2. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật v2.0015103216 12 2.1.1. KHÁI NIỆM VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội”. (Điều 1, Luật BHVBQPPL2008) v2.0015103216 13 2.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT • Phải do các cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành; • Trình tự, thủ tục ban hành văn bản được quy định chặt chẽ; • Nội dung của văn bản có chứa các quy tắc xử sự chung; • Nhà nước bảo đảm việc thực hiện. v2.0015103216 14 2.2. SỐ, KÝ HIỆU CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT • Số, ký hiệu của luật, nghị quyết của Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: "loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội"; • Số, ký hiệu của pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: "loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội"; • Số, ký hiệu của các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc 2 trường hợp trên được sắp xếp theo thứ tự như sau: "số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản - tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản". v2.0015103216 15 2.3. NGUYÊN TẮC BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT • Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. • Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. • Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật. • Bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật. • Không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. v2.0015103216 16 2.4. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT • Hiến pháp, luât, nghị quyêt của Quốc hội (Điều 11 luật BHVBQPPL 2008). • Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội (Điều 12 Luật BHVBQPPL 2008). • Lệnh quyết định của Chủ tịch nước (Điều 13 Luật BHVBQPPL 2008). • Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Điều 15 Luật BHVBQPPL 2008). • Thông tư của bộ trưởng, Thủ tướng cơ quan ngang bộ (Điều 16 Luật BHVBQPPL 2008). • Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Điều 17 Luật BHVBQPPL 2008). • Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (Điều 18 Luật BHVBQPPL 2008). v2.0015103216 17 2.4. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (tiếp theo) • Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Điều 18K2 Luật BHVBQPPL 2008). • Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước (Điều 19 Luật BHVBQPPL 2008). • Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch (Điều 20 Luật BHVBQPPL 2008). • Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội (Điều 20 K1 Luật BHVBQPPL 2008). • Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ tướng cơ quan ngang bộ (Điều 20 K2 Luật BHVBQPPL 2008). v2.0015103216 18 2.4. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (tiếp theo) • Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân  HĐND ban hành Nghị quyết (Điều 2 K1 Luật BHVBQPPL HĐND và UBND 2004).  Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh (Điều 12 Luật BHVBQPPL HĐND và UBND 2004).  Nghị quyết của HĐND cấp huyện (Điều 15 Luật BHVBQPPL HĐND và UBND 2004).  Nghị quyết của HĐND cấp xã (Điều 18 Luật BHVBQPPL HĐND và UBND 2004). • UBND ban hành Quyết định, Chỉ thị: (Điều 2 K2 Luật BHVBQPPL HĐND và UBND 2004).  Quyết định của UBND cấp tỉnh (Điều 13 Luật BHVBQPPL HĐND và UBND 2004).  Chỉ thị của UBND cấp tỉnh (Điều 14 Luật BHVBQPPL HĐND và UBND 2004).  Quyết định của UBND cấp huyện (Điều 16 Luật BHVBQPPL HĐND và UBND 2004).  Chỉ thị của UBND cấp huyện (Điều 17 Luật BHVBQPPL HĐND và UBND 2004).  Quyết dịnh của UBND cấp xã (Điều 19 Luật BHVBQPPL HĐND và UBND 2004).  Chị thị của UBND cấp xã (Điều 20 Luật BHVBQPPL HĐND và UBND 2004). v2.0015103216 19 3. HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 3.1. Hiệu lực theo thời gian 3.2. Hiệu lực về không gian và đối tượng tác động v2.0015103216 20 3.1. HIỆU LỰC THEO THỜI GIAN • Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật là khoảng thời gian có hiệu lực của văn bản được xác định từ thời điểm phát sinh hiệu lực đến khi chấm dứt hiệu lực của văn bản. • Công bố luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. • Thời điểm có hiệu lực và việc đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật. • Hiệu lực trở về trước. • Ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật. • Hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. v2.0015103216 21 • Phạm vi áp dụng theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật có thể là trên toàn lãnh thổ quốc gia, ở một địa phương hoặc trong một vùng nhất định. • Đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm cá nhân, tổ chức và những quan hệ xã hội mà văn bản đó điều chỉnh. 3.2. HIỆU LỰC VỀ KHÔNG GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG v2.0015103216 22 4. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT • Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. • Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. • Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó. • Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn, hoặc áp dụng theo quy định trong văn bản đó. • Luật chung và luật riêng? • Luật quốc gia và điều ước quốc tế? v2.0015103216 23 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 2 • Không phải tất cả cơ quan nhà nước Việt nam hiện nay đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chỉ có cơ quan nhà nước được trao thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới được quyền ban hành. • Trường hợp các Luật quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì tuân theo quy định của Luật riêng đặc thù. v2.0015103216 24 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Tìm hiểu về hình thức pháp luật tức là tìm hiểu về nguồn hình thành nên pháp luật và hình thức biểu hiện của nó. Cho đến nay nhà nước đã sử dụng ba hình thức pháp luật là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật của nhà nước Việt Nam do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành. • Nội dung, hình thức, thẩm quyền ban hành, hiệu lực, nguyên tắc áp dụng được pháp luật quy định. v2.0015103216 25 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Các văn bản quy phạm pháp luật sau sắp xếp theo hiệu lực giảm dần a. Hiến pháp, luật, Thông tư của Bộ trưởng, Nghị định. b. Hiến pháp, Luật, Nghị định, Thông tư của Bộ trưởng. c. Luật, Hiến pháp, Thông tư của Bộ trưởng, Nghị định d. Hiến pháp, Nghị định, Thông tư của Bộ trưởng, Luật. Trả lời: Đáp án đúng: b. Hiến pháp, Luật, Nghị định, Thông tư của Bộ trưởng. Giải thích: (Xem nguyên tắc ban hành và nội dung VBQPPL) • Hiến pháp của Quốc Hội có giá trị pháp lý cao nhất. • Luật của Quốc Hội có giá trị pháp lý sau Hiến pháp. • Nghị định của Chính phủ có giá trị pháp lý thấp hơn văn bản của Quốc Hội. • Thông tư của Bộ trưởng có giá trị pháp lý thấp hơn văn bản của Chính phủ. v2.0015103216 26 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Quốc hội được quyền ban hành những loại văn bản quy phạm pháp luật nào? a. Hiến pháp, Luật, Nghị quyết. b. Hiến pháp, Luật, Quyết định. c. Hiến pháp, Nghị quyết, Nghị định. d. Luật, Quyết định, Nghị quyết. Trả lời: Đáp án đúng: a. Hiến pháp, Luật, Nghị quyết Giải thích: Xem Điều 11 Luật BHVBQPPL 2008. v2.0015103216 27 CÂU HỎI TỰ LUẬN So sánh giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật? Gợi ý: • Nêu khái niệm • Giống nhau:  Đều là văn bản.  Đều do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành.  Đều theo các thủ tục do pháp luật quy định. • Khác nhau:  Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng quy tắc xử chung được áp dụng nhiều lần.  Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật được ban hành dựa trên văn bản quy phạm pháp luật áp dụng một lần đối với đối tượng cụ thể.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_phap_luat_dai_cuong_bai_3_hinh_thuc_phap_luat_nguy.pdf
Tài liệu liên quan