Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 5: Hệ thống pháp luật Việt Nam

Luật HNGĐ Điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh do việc kết hôn giữa nam và nữ Luật Hôn nhân gia đình có 13 chương, 110 điều gồm các chế định cơ bản sau: Kết hôn Quan hệ giữa vợ và chồng Quan hệ cha mẹ và con, quan hệ giữa ông bà và các cháu, anh chị em Vấn đề cấp dưỡng Xác định cha mẹ cho con Quy định về con nuôi, giám hộ Ly hôn Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, .

pptx32 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 5: Hệ thống pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CH ƯƠ NG 5 Hệ thống pháp luật Việt Nam Luật hiến pháp Luật hành chính Luật hình sự Luật dân sự Luật hôn nhân gia đình 5.1 Lu ật Hiến pháp 2 3 1 Chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá,.... Các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân Là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật, điều chỉnh những quan hệ quan trọng nhất của quốc gia Tổ chức quyền lực nhà nước 5.1.1 Chế độ chính trị (điều 1-14) Bản chất nhà nước : của dân, do dân, vì dân Vai trò lãnh đạo của Đảng Phương thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước Nguyên tắc bầu cử: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín 5.1.2 Chế độ kinh tế (điều 15 - 29) Hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân Thành phần kinh tế: kinh tế nhà nươc, tập thể, cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Quyền tự do kinh doanh của công dân 5.1.3 Chính sách văn hoá Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc , tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân 5.1.4 Quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân Nghĩa vụ của công dân Quyền về tự do dân chủ, tự do cá nhân Quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội Quyền chính trị 5.2 Lu ật Hành chính Là hệ thống các QPPL do nhà nước ban hành điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành, điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước 5.1.1 Luật Hành chính Đối tượng điều chỉnh Quan hệ chấp hành điều hành phát sinh : (1) trong hoạt động của cơ quan hành chính, (2) trong hoạt động tổ chức công tác nội bộ của các CQNN khác, (3) trong hoạt động của cơ quan tổ chức khác khi được nhà nước trao quyền QLNN Phương pháp điều chỉnh Mệnh lệnh, phục tùng: một bên ra lệnh, bên kia phải phục tùng Phần chung Phần riêng Nguyên tắc QLHCNN,Quy chế pháp lý của cơ quan HCNN, của viên chức nhà nước, của tổ chức xã hội, cá nhân, Trách nhiệm HC, thủ tục HC, tài phán HC Hoạt động quản lý chức năng (tài chính, tín dụng, giá cả,...) Hoạt động quản lý ngành (công nghiệp, nông nghiệp,...) 5.1.2 Nội dung của luật Hành chính 5.1.3 Quan hệ pháp luật Hành chính Quan hệ pháp luật hành chính là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành điều hành xuất hiện trên cơ sở sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật hành chính Quan hệ pháp luật hành chính xuất hiện khi có: Quy phạm pháp luật hành chính Sự kiện pháp lý Chủ thể cụ thể 5.1.4 Trách nhiệm hành chính Trách nhiệm hành chính là sự áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính mang tính chất xử phạt hoặc khôi phục lại những quyền và lợi ích bị xâm hạ i được quy định trong những chế tài của QPPL hành chính bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính Các hình thức xử phạt hành chính Phạt chính Cảnh cáo Phạt tiền Phạt bổ sung Tước quyền sử dụng giấy phép Tịch thu tang vật, phương tiện 5.3 Lu ật Hình sự Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm BLHS được chia thành 2 phần: Phần chung (10 chương) quy định nhiệm vụ, các nguyên tắc chung của LHS, hiệu lực của LHS, về tội phạm, hình phạt và các chế định liên quan đến việc xác định tội phạm , áp dụng hình phạt,... Phần các tội phạm (14 chương) quy định về các tội phạm cụ thể và những hình phạt áp dụng đối với những tội phạm này 5.3.1 Khái niệm tội phạm Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới các quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ Phân loại tội phạm Tội phạm ít nghiêm trọng Tội phạm nghiêm trọng Tội phạm rất nghiêm trọng Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Cấu thành tội phạm Mặt chủ quan của tội phạm Mặt khách quan của tội phạm Chủ thể của tội phạm Khách thể của tội phạm Trách nhiệm hình sự TNHS là phản ứng của nhà nước đối với người thực hiện tội phạm, thể hiện tập trung ở việc áp dụng hình phạt với chủ thể đó Cơ sở TNHS là cấu thành tội phạm TNHS là trách nhiệm cá nhân TNHS là dạng trách nhiệm nghiêm khắc nhất 5.3.2 Hình phạt Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội Là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất Được quy định trong luật hình sự Áp dụng với cá nhân người phạm tội Do toà án quyết định bằng một bản án công khai Hệ thống hình phạt Hình phạt chính Cảnh cáo Phạt tiền Cải tạo không giam giữ Trục xuất Tù có thời hạn Tù chung thân Tử hình Hình phạt bổ sung Cấm đảm nhiệm chức vụ Cấm cư trú Quản chế Tước một số quyền công dân Tịch thu tài sản Phạt tiền Trục xuất 5.4 Lu ật Dân sự Điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá tiền tệ và một số quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể tham gia Bộ luật Dân sự gồm 7 phần, 36 chương, 777 điều Phần I: Những quy định chung Phần II: Tài sản và quyền sở hữu Phần III: Nghĩa vụ DS và HĐDS Phần IV: Thừa kế Phần V: Chuyển quyền sử dụng đất Phần VI: Quyền SHTT và CGCN Phần VII: QHDS có yếu tố nước ngoà i 5.4.1 Chế định quyền sở hữu Quyền sở hữu là hệ thống các QPPL do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh các QHXH trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản trong xã hội Quyền sở hữu là cách xử sự của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản trong phạm vi luật định Nội dung quyền sở hữu Quyền sử dụng Quyền chiếm hữu Quyền định đoạt Quyền sở hữu 5.4.2 Quyền thừa kế Thừa kế Là quan hệ xã hội về việc chuyển giao di sản của người chết cho những người còn sống Quyền thừa kế Là 1 chế định pháp luật dân sự quy định việc bảo vệ và điều chỉnh trình tự và phương thức di chuyển di sản của người chết cho người sống Những quy định chung về thừa kế 1 Người để lại di sản : là người mà sau khi chết có tài sản để lại cho người khác theo trình tự thừa kế theo pháp luật, theo di chúc 2 Di sản : gồm những tài sản riêng và phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác 3 Người thừa kế : là cá nhân, tổ chức 4 Thời điểm mở thừa kế : là thời điểm mà người có TS để lại chết Địa điểm mở thừa kế: là nơi cư trú cuối cùng của người để lại DS Các loại thừa kế Thừa kế theo di chúc Thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo di chúc Khái niệm Là việc chuyển di sản thừa kế của người đã chết cho những người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống Di chúc hợp pháp Người lập di chúc minh mẫn sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội Hình thức di chúc không trái quy định pháp luật Thừa kế theo di chúc Người lập di chúc Là cá nhân và phải có tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp Phải hoàn toàn tự nguyện Vợ chồng có thể lập di chúc chung định đoạt khối tài sản chung của họ Hình thức di chúc Bằng văn bản Bằng miệng Người hưởng di sản không phụ thuộc di chúc Con chưa thành niên, cha mẹ, vợ chòng, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động sẽ được hưởng 2/3 của một suất chia theo pháp luật mà không phụ thuộc di chúc Thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định - Diện thừa kế: phạm vi những người có quyền hưởng thừa kế theo quy định của PL được xác định theo quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng - Hàng thừa kế: thể hiện mức độ của các quan hệ nêu trong diện thừa kế - 3 hàng thừa kế - Thừa kế thế vị 5.4.3 Hợp đồng dân sự Khái niệm: HĐDS là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các NVPL Chủ thể của HĐ: cá nhân, pháp nhân Hình thức của HĐ: Bằng lời nói, văn bản, hành vi cụ thể Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng: (1) về mục đích, nội dung, (2) về sự tự nguyện, (3) về chủ thể, (4) về hình thức 5.5 Lu ật HNGĐ Điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh do việc kết hôn giữa nam và nữ Luật Hôn nhân gia đình có 13 chương, 110 điều gồm các chế định cơ bản sau: Kết hôn Quan hệ giữa vợ và chồng Quan hệ cha mẹ và con, quan hệ giữa ông bà và các cháu, anh chị em Vấn đề cấp dưỡng Xác định cha mẹ cho con Quy định về con nuôi, giám hộ Ly hôn Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, ... 5.5.1 Chế định kết hôn Điều kiện kết Thủ tục kết hôn Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn Điều kiện kết hôn Độ tuổi Hôn nhân tự nguyện Không thuộc các trường hợp cấm kết hôn 5.5.2 Chế định ly hôn Quyền yêu cầu toà án giải quyết việc ly hôn Căn cứ cho ly hôn Chia tài sản khi ly hôn Việc chăm sóc, nuôi dạy con

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxbai_giang_phap_luat_dai_cuong_chuong_5_he_thong_phap_luat_vi.pptx