Tài liệu ôn tập môn học Pháp luật đại cương

141. Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam cấm kết hôn giữa những người đồng giới. Sai, Luật HNGĐ không thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng giới. 142. Tất cả các tài sản có được trong quá trình hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Sai, những tài sản được xác định là tài sản riêng/ tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng thì là tài sản riêng của vợ/chồng. 143. Nếu người vợ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì chồng không được quyền yêu cầu ly hôn.  Sai, Khoản 3, Điều 51, Luật HNGĐ “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.” 144. Khi vợ chồng ly hôn, việc giao nuôi dưỡng con chung sẽ được thực hiện theo nguyên tắc: con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ nuôi dưỡng, con trên 7 tuổi trở lên phải theo ý nguyện của con. Đúng, theo Khoản 2, 3, Điều 81, Luật HNGĐ 2014 “2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

pdf16 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập môn học Pháp luật đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu ôn tập môn học pháp luật đại cương – HKI 2017-2018 -KHTN Thạc sĩ Hà Minh Ninh minhninh89@gmail.com GỢI Ý – TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP PHÁP LUẬT I. Nhận định Đúng – Sai. Giải thích 1. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin, Nhà nước là hiện tượng xã hội có tính vĩnh cửu, bất biến.  Sai, Trong hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa cộng sản không tồn tại nhà nước. 2. Theo chủ nghĩa Mac – Lênin, nguyên nhân hình thành nhà nước là do ba lần phân công lao động trong xã hội công xã nguyên thủy.  Sai, Tư hữu và phân chia giai cấp. 3. Khi lí giải nguồn gốc ra đời của Nhà nước, các học thuyết đều dựa trên việc phân tích tiền đề kinh tế, tiền đề xã hội cho sự ra đời của nhà nước.  Sai, Học thuyết về thần quyền, học thuyết gia trưởng, học thuyết khế ước xã hội không đề cập đến tiền đề kinh tế, xã hội. 4. Nhà nước xã hội chủ nghĩa tôn trọng tối đa quyền làm chủ của nhân dân nên không mang bản chất giai cấp.  Sai, Bất cứ nhà nước nào cũng mang tính giai cấp 5. Tùy vào các nhà nước khác nhau mà bản chất nhà nước có thể là bản chất giai cấp hay xã hội.  Sai, Bản chất nhà nước gồm tính gia cấp và tính xã hội. 6. Chức năng lập pháp của nhà nước là hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật.  Sai, Tổ chức thực thi pháp luật do cơ quan hành pháp chịu trách nhiệm. 7. Trong chính thể cộng hòa tổng thống, Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra, là nguyên thủ quốc gia còn Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ.  Sai, chỉ có trong chính thể cộng hòa lưỡng tính thì Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra, là nguyên thủ quốc gia còn Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ 8. Tại các quốc gia theo hình thức chính thể cộng hòa dân chủ đại nghị, cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, Nghị viện) và nguyên thủ quốc gia (Tổng thống, Chủ tịch nước) do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.  Sai, Nguyên thủ quốc gia do cơ quan quyền lực nhà nước bầu ra. 9. Tại các nhà nước theo chế độ quân chủ, quyền lực nhà nước tập trung hoàn toàn trong tay người đứng đầu nhà nước đó.  Sai, trong nhà ước theo chế độ quân chủ hạn chế (quân chủ đại nghị), quyền lực nhà nước tập trung vào trong tay nghị viện/quốc hội 10. Các quốc gia theo hình thức chính thể quân chủ thì chế độ chính trị là phản dân chủ. Tài liệu ôn tập môn học pháp luật đại cương – HKI 2017-2018 -KHTN Thạc sĩ Hà Minh Ninh minhninh89@gmail.com  Sai, các quốc gia theo hình thức chính thể quân chủ hạn chế vẫn có chế độ chính trị dân chủ (Thái Lan, Nhật Bản, Anh) 11. Tại các quốc gia theo hình thức chính thể cộng hòa, mọi người dân đều có quyền tham gia bầu cử ra cơ quan quyền lực nhà nước.  Sai, Người đủ tuổi bầu cử mới có quyền tham gia bầu cử. 12. Tại các quốc gia theo hình thức cấu trúc nhà nước liên bang, mặc dù có hai hệ thống cơ quan nhà nước nhưng chỉ có một hệ thống pháp luật áp dụng chung cho toàn liên bang.  Sai, hệ thống pháp luật liên bang, hệ thống pháp luật mỗi bang. 13. Tại Việt Nam, mọi công dân đều có quyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.  Sai, Người từ đủ 18 tuổi mới có quyền bẩu cử. 14. Ở nước ta, người từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ứng cử làm Đại biểu Quốc hội.  Sai, người từ đủ 21 tuổi trở lên mới có thể ứng cử làm ĐBQH 15. Ở nước ta, tất cả mọi người từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền đi bầu cử đại biểu Quốc hội.  Sai, những người bị tước một số quyền công dân không có quyền đi bầu cử. 16. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là các cơ quan nhà nước.  Sai, Đảng CS là tổ chức chính trị, Đoàn TN là tổ chức chính trị xã hội. 17. Ở nước ta, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân cả nước, nắm trong tay quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.  Sai, QH chỉ nắm quyền lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao... 18. Ở nước ta, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân cả nước.  Sai, HĐND là cơ quan QLNN ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân địa phương 19. Quốc hội là cơ quan hành chính cao nhất của nước ta.  Sai, chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất. 20. Ở nước ta, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước.  Sai, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước 21. Ở nước ta, người đứng đầu Chính phủ là người có quyền lực nhà nước cao nhất. Tài liệu ôn tập môn học pháp luật đại cương – HKI 2017-2018 -KHTN Thạc sĩ Hà Minh Ninh minhninh89@gmail.com  Sai, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. 22. Ở nước ta, Chủ tịch Quốc hội là người có quyền lực nhà nước cao nhất.  Sai, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. 23. Ở nước ta, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.  Đúng. “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.”Điều 94,HP 2013 24. Ở nước ta, các thành viên Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.  Sai, phó thủ tướng do Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm 25. Ở nước ta, Chủ tịch nước phải là đại biểu Quốc hội.  Đúng Điều 87, HP 2013 Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước. 26. Ở nước ta, các thành viên Chính phủ đều phải là đại biểu Quốc hội.  Sai, phó thủ tướng, bộ trưởng không cần phải là đại biểu QH 27. Ở nước ta, Chủ tịch nước là người có quyền lực nhà nước cao nhất.  Sai, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. 28. Ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễm nhiệm, bãi nhiệm.  Sai, Thủ tướng do QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm 29. Ở nước ta, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Chủ tịch nước bổ nhiệm.  Sai, chánh án, viện trưởng do QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm 30. Theo quy định của Hiến pháp 2013, trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ thì chỉ duy nhất Thủ tướng chính phủ mới được là đại biểu Quốc hội.  Sai, các phó thủ tướng cũng có thể là đại biểu QH 31. Ở nước ta, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng thực hành quyền công tố.  Đúng, Điều 107, hiến pháp 2013, 1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. 32. Ở nước ta, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng thực hành quyền công tố và xét xử các vụ án hình sự. Tài liệu ôn tập môn học pháp luật đại cương – HKI 2017-2018 -KHTN Thạc sĩ Hà Minh Ninh minhninh89@gmail.com  Sai, thẩm quyền xét xử thuộc Tòa án 33. Ở nước ta, Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử.  Đúng, “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102, Hiến pháp 2013). 34. Ở nước ta, Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử và thi hành bản án, quyết định do mình ban hành.  Sai, “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102, Hiến pháp 2013). 35. Ở nước ta, Hội đồng nhân dân do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.  Đúng, .. 36. Ở nước ta, Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.  Sai, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. 37. Ở nước ta, Ủy ban nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.  Sai, UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương 38. Ở nước ta, Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng nảy sinh tại địa phương cấp đó.  Sai, thẩm quyền này thuộc về HĐND 39. Nguồn gốc ra đời của pháp luật và nhà nước là giống nhau.  Đúng, nguồn gốc tư hữu và giai cấp. 40. Pháp luật và nhà nước ra đời cùng một thời điểm.  Sai, nhà nước hình thành trước, pháp luật là công cụ điều chỉnh xã hội của nhà nước. 41. Pháp luật chỉ ra đời khi xã hội có sự tư hữu, phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp.  Đúng, nguồn gốc pháp luật từ tư hữu và phân chia giai cấp 42. Pháp luật tồn tại song hành với sự tồn tại của nhà nước.  Đúng, vì pháp luật là công cụ quản lý xã hội của nhà nước và chỉ có nhà nước mới có thẩm quyền ban hành pháp luật. 43. Chỉ pháp luật mới mang tính quy phạm.  Sai, quy phạm tôn giáo, quy phạm đạo đức 44. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính cưỡng chế nhà nước của pháp luật.  Sai, tính cưỡng chế của pháp luật thể hiện qua quyền lực nhà nước bằng các tổ chức trấn áp công an, quân đội, nhà tù Tài liệu ôn tập môn học pháp luật đại cương – HKI 2017-2018 -KHTN Thạc sĩ Hà Minh Ninh minhninh89@gmail.com 45. Chỉ pháp luật mới mang tính cưỡng chế.  Sai, pháp luật có tính cưỡng chế mang bản chất quyền lực chính trị. 46. Chỉ pháp luật mới mang tính cưỡng chế nhà nước.  Đúng, pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng QLNN 47. Tập quán pháp là những tập quán thông thường của người dân trong cuộc sống hàng ngày.  Sai, là những tập quán thông thường của người dân trong cuộc sống hàng ngày được nhà nước thừa nhận và áp dụng. 48. Tập quán pháp không được thừa nhận tại Việt Nam.  Sai, Bộ luật dân sự 2015: “Điều 5. Áp dụng tập quán 1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự. 2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này” 49. Tiền lệ pháp không được thừa nhận tại Việt Nam.  Sai, khoản 3, Điều 45, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 “Án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố.” 50. Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật duy nhất được thừa nhận tại Việt Nam.  Sai, PL Việt Nam thừa nhận tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản QPPL 51. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có nhà nước là quy phạm pháp luật.  Sai, chỉ có quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước mới được coi là QPPL 52. Nhà nước ban hành pháp luật để điều chỉnh mọi quy tắc ứng xử của người dân trong cuộc sống hằng ngày.  Sai, nhà nước chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội phổ biến. 53. Một quy phạm pháp luật bắt buộc phải có ba bộ phận là giả định, quy định, chế tài.  Sai, có những QPPL chỉ có giả định và chế tài hoặc giả định và quy định. 54. Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành là văn bản pháp luật. Tài liệu ôn tập môn học pháp luật đại cương – HKI 2017-2018 -KHTN Thạc sĩ Hà Minh Ninh minhninh89@gmail.com  Sai, văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định mới gọi là VBQPPL 55. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.  Sai, Văn bản QPPL (legislative documents) là văn bản do CQNN có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự, hình thức luật định, trong đó có chứa các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng QLNN để điều chỉnh các QHXH 56. Văn bản chứa đựng quy tắc xử sự chung cho mọi người là văn bản quy phạm pháp luật.  Sai, Văn bản QPPL (legislative documents) là văn bản do CQNN có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự, hình thức luật định, trong đó có chứa các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng QLNN để điều chỉnh các QHXH 57. Mọi cơ quan nhà nước đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.  Sai, chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản QPPL 2015 58. Chỉ có các cơ quan nhà nước mới có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.  Sai, chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản QPPL 2015 59. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm Hiến pháp và các văn bản dưới luật.  Sai, hệ thống văn bản QPPL bao gồm văn bản QPPL có giá trị luật và văn bản QPPL có giá trị dưới luật (văn bản luật và văn bản dưới luật). 60. Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.  Sai, ngoài QH còn có Chính phủ, Viện KS ND TC, Tòa án ND TC.... 61. Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành văn bản luật.  Đúng, vì QH là cơ quan duy nhất có quyền ban hành văn bản QPPL có giá trị luật: Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Nghị quyết của QH. 62. Văn bản dưới luật là những văn bản pháp luật do Quốc hội và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền ban hành.  Sai, văn bản dưới luật và những văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước không phải là QH có thẩm quyền ban hành. 63. Văn bản dưới luật có giá trị pháp lý thấp hơn văn bản luật.  Đúng, vì các văn bản dưới luật phải tuân thủ quy định của văn bản luật, không được quy định trái với văn bản luật. Tài liệu ôn tập môn học pháp luật đại cương – HKI 2017-2018 -KHTN Thạc sĩ Hà Minh Ninh minhninh89@gmail.com 64. Các văn bản dưới luật có giá trị pháp lý tương đương nhau.  Sai, Thông tư của Bộ trưởng có giá trị pháp lý thấp hơn Nghị định của Chính phủ. 65. Việc ban hành Luật Thủ Đô thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.  Sai, chỉ có QH mới có thẩm quyền ban hành Luật. 66. Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Chủ tịch nước, Nghị định của Chính phủ là những văn bản luật.  Sai, văn bản luật là Hiến pháp, Luật, nghị quyết của QH. 67. Văn bản luật là văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của nhà nước.  Sai, văn bản luật là văn bản do QH ban hành. 68. Chính phủ là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật là Nghị định.  Đúng, nghị định là văn bản QPPL do Chính phủ ban hành. 69. Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật là Nghị quyết.  Sai, UBTVQH, HĐND cũng có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật là Nghị Quyết. 70. Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành văn bản luật là Nghị quyết.  Đúng, QH là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành Nghị quyết – văn bản luật. 71. Nghị quyết do các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành là văn bản luật.  Sai, Nghị quyết của UBTVQH, Nghị quyết của HĐND các cấp là văn bản dưới luật. 72. Các quan hệ nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày là quan hệ pháp luật.  Sai, chỉ có những QHXH được PL điều chỉnh mới trở thành QHPL 73. Mọi quan hệ nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày đều chịu sự chi phối của pháp luật.  Sai, có những QHXH do đạo đức, tôn giáo điều chỉnh/ Chỉ có QHPL mới chịu sự chi phối của PL. 74. Chỉ quan hệ pháp luật mới mang tính ý chí của chủ thể tham gia.  Sai, các quan hệ xã hội đều mang tính ý chí của chủ thể tham gia. 75. Nếu không có quy phạm pháp luật điều chỉnh thì không có quan hệ pháp luật.  Đúng, vì QHPL là quan hệ xã hội do QPPL điều chỉnh Tài liệu ôn tập môn học pháp luật đại cương – HKI 2017-2018 -KHTN Thạc sĩ Hà Minh Ninh minhninh89@gmail.com 76. Năng lực chủ thể của các cá nhân khi tham gia vào một quan hệ pháp luật là giống nhau.  Sai, vì năng lực chủ thể gồm năng lực pháp luật (giống nhau) và năng lực hành vi (theo độ tuổi Pl quy định) 77. Năng lực pháp luật của các cá nhân khác nhau là không giống nhau.  Sai, vì năng lực PL là khả năng các nhân có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 78. Năng lực hành vi của các cá nhân khác nhau là không giống nhau tùy thuộc vào độ tuổi của họ.  Đúng, tùy thuộc vào độ tuổi, cá nhân sẽ có năng lực hành vi khác nhau. 79. Năng lực hành vi có từ khi cá nhân được sinh ra và chỉ mất đi khi họ đã chết.  Sai, năng lực pháp luật có từ khi cá nhân được sinh ra và chỉ mất đi khi họ đã chết 80. Năng lực hành vi của cá nhân có từ khi cá nhân đủ 18 tuổi.  Sai, cá nhân từ 6 – 18 tuổi có năng lực hành vi 1 phần. 81. Người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có năng lực pháp luật đầy đủ.  Sai, năng lực PL là khả năng các nhân có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, xuất hiện khi cá nhân sinh ra và mất đi khi cá nhân chết. 82. Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.  Sai, người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hạn chế năng lực hành vi dân sự thì mới có năng lực hành vi đầy đủ. 83. Người dưới 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sự hạn chế.  Sai, <6 tuổi là không có năng lực hành vi dân sự; từ đủ 6 tuổi đến 18 tuổi là có năng lực hành vi dân sự một phần. 84. Người dưới 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sự một phần.  Sai, từ đủ 6 tuổi đến 18 tuổi là có năng lực hành vi dân sự một phần. 85. Người bị khiếm thính, khiếm thị là người hạn chế năng lực hành vi dân sự.  Sai, Điều 24, Bộ luật dân sự 2015 “Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự 1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.” 86. Người uống rượu bia say là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.  Sai, Điều 24, Bộ luật dân sự 2015 Tài liệu ôn tập môn học pháp luật đại cương – HKI 2017-2018 -KHTN Thạc sĩ Hà Minh Ninh minhninh89@gmail.com “Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự 1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.” 87. Người từ đủ 18 tuổi trở lên bị bệnh tâm thần là người không có năng lực hành vi dân sự.  Sai, người dưới 6 tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự. 88. Tư cách pháp nhân là tư cách con người theo quy định pháp luật của mọi tổ chức được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam.  Sai, chỉ có tổ chức đủ 4 điều kiện theo quy định tại Điều 74, Bộ luật dân sự 2015 mới có tư cách pháp nhân “Điều 74. Pháp nhân 1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.” 89. Tổ chức được thành lập hợp pháp là tổ chức có tư cách pháp nhân. 90. Sai, chỉ có tổ chức đủ 4 điều kiện theo quy định tại Điều 74, Bộ luật dân sự 2015 mới có tư cách pháp nhân “Điều 74. Pháp nhân 1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.” 91. Chỉ tổ chức có tư cách pháp nhân mới được tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.  Sai, các tổ chức khác cũng được tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập (DNTN, Hộ gia đình, tổ hợp tác...) Tài liệu ôn tập môn học pháp luật đại cương – HKI 2017-2018 -KHTN Thạc sĩ Hà Minh Ninh minhninh89@gmail.com 92. Khi tham gia quan hệ pháp luật, Nhà nước bình đẳng với các chủ thể khác về quyền và nghĩa vụ.  Sai, trong quan hệ pháp luật hình sự, hành chính, nhà nước là một bên sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý xã hội bằng phương pháp quyền uy phục tùng. 93. Trong tất cả các quan hệ pháp luật mà Nhà nước tham gia, Nhà nước có địa vị pháp lý bình đẳng với các chủ thể khác.  Sai, trong quan hệ pháp luật hình sự, hành chính, nhà nước là một bên sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý xã hội bằng phương pháp quyền uy phục tùng. 94. Trong quan hệ pháp luật dân sự, Nhà nước và các chủ thể khác bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ pháp lý.  Đúng, theo điều 97, Bộ luật dân sự 2015 Điều 97. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 99 và Điều 100 của Bộ luật này. 95. Ở nước ta, sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân là sự kiện đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức lễ cưới tại gia đình.  Sai, sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân là sự kiện đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền 96. Ở nước ta, sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân là sự kiện Tòa án ra bản án, quyết định chấp nhận cho hai bên ly hôn.  Sai, bản án, quyết định phải có hiệu lực pháp luật (bản án sơ thẩm thì phải chờ 15 ngày để kháng cáo, kháng nghị) “Điều 57. Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn 1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.” 97. Anh A đốt nến, lửa bắt vào rèm cửa gây cháy nhà anh A và một số nhà hàng xóm là sự biến pháp lý.  Sai, sự biến pháp lý là hiện tượng xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người. 98. Hỏa hoạn, lũ lụt là sự biến pháp lý.  Sai, nếu hỏa hoạn, lũ lụt là sự việc do con người gây ra. 99. Mưa, gió, sấm, chớp là sự biến pháp lý.  Đúng, vì sự biến pháp lý là hiện tượng xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người. Tài liệu ôn tập môn học pháp luật đại cương – HKI 2017-2018 -KHTN Thạc sĩ Hà Minh Ninh minhninh89@gmail.com 100. Cháy rừng là sự biến pháp lý.  Sai, nếu cháy rừng do con người tạo ra 101. Hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật.  Sai, hành vi vi phạm pháp luật đủ các điều kiện. Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ 102. Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật.  Đúng, Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ 103. Thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra phải là thiệt hại về vật chất.  Sai, Thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra phải là thiệt hại về vật chất và tinh thần 104. Hành vi trái với đạo đức, chuẩn mực thông thường trong xã hội là hành vi vi phạm pháp luật.  Sai, Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ 105. Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý mà thực hiện hành vi trái pháp luật thì vi phạm pháp luật.  Sai, Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ 106. Cấu thành của vi phạm pháp luật bao gồm mặt chủ thể, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của vi phạm pháp luật.  Sai, Cấu thành vi phạm pháp luật gồm: chủ thể, mặt chủ quan, khách thể 107. Không biết trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không được coi là có lỗi.  Sai, Không thấy trước hành vi có thể gây ra hậu quả mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước (vô ý vì cẩu thả) 108. A đánh B gây thương tích thì khách thể bị xâm hại là B.  Sai, khách thể là sức khỏe của B. Tài liệu ôn tập môn học pháp luật đại cương – HKI 2017-2018 -KHTN Thạc sĩ Hà Minh Ninh minhninh89@gmail.com 109. A có hành vi trộm cắp máy laptop của B thì khách thể bị xâm hại là cái máy laptop.  Sai, khách thể bị xâm hại là tài sản (laptop là đối tượng bị xâm hại) 110. C (tâm thần) dùng gậy đánh nhiều nhát vào người D là hành vi vi phạm pháp luật.  Sai, vì C không có năng lực trách nhiệm hình sự (bị mất năng lực hành vi) 111. N (13 tuổi) có hành vi trộm cắp tài sản (trị giá 250 triệu đồng) của gia đình ông P là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.  Sai, N không thỏa điều kiện về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. 112. M (15 tuổi) có hành vi trộm cắp tài sản (trị giá 50 triệu đồng) của gia đình ông Q là hành vi vi phạm pháp luật.  Đúng, vì hành vi của M đã cấu thành tội phạm hình sự thỏa điều kiện về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và giá trị tài sản bị trộm cắp. 113. M (15 tuổi) có hành vi trộm cắp tài sản (trị giá 50 triệu đồng) của gia đình ông Q là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.  Đúng, thỏa điều kiện về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và giá trị tài sản bị trộm cắp. 114. Hành vi trộm cắp tài sản là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.  Sai, Điều 173, Bộ luật hình sự 2015 Điều 173. Tội trộm cắp tài sản 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 115. Hậu quả là yếu tố bắt buộc phải có đối với các hành vi vi phạm pháp luật.  Sai, đối với tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức thì không cần hậu quả. 116. A (15 tuổi) đánh B gây tổn hại 5% sức khỏe của B là hành vi vi phạm pháp luật.  Đúng, xem xét vi phạm pháp luật hành chính. 117. A (13 tuổi) đánh B gây tổn hại 50% sức khỏe của B là hành vi vi phạm pháp luật.  Sai, vì A không có năng lực trách nhiệm pháp lý (độ tuổi chưa đáp ứng điều kiện) 118. A (18 tuổi) đánh B gây tổn hại 5% sức khỏe của B là hành vi vi phạm pháp luật.  Đúng, có thể bị xem xét hành vi vi phạm pháp luật hành chính. 119. A (18 tuổi) đánh B gây tổn hại 5% sức khỏe của B là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.  Sai, Điều 134, Bộ luật hình sự 2015 Tài liệu ôn tập môn học pháp luật đại cương – HKI 2017-2018 -KHTN Thạc sĩ Hà Minh Ninh minhninh89@gmail.com Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 120. Hành vi cố ý đánh người gây thương tích là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.  Sai, Điều 134, Bộ luật hình sự 2015 Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 121. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ phải chịu một loại trách nhiệm pháp lý.  Sai, đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự trong một số trường hợp. 122. Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất.  Đúng, biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước 123. Một hành vi vi phạm pháp luật có thể phải chịu đồng thời nhiều loại trách nhiệm pháp lý khác nhau.  Đúng, đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự trong một số trường hợp. 124. Một hành vi vi phạm pháp luật có thể phải chịu đồng thời trách nhiệm pháp lý hình sự và hành chính.  Sai, nếu không cấu thành tội phạm thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính. Hoặc là cấu thành hành vi vi phạm hành chính/ cấu thành tội phạm hình sự. 125. Một hành vi vi phạm pháp luật có thể phải chịu đồng thời trách nhiệm pháp lý hình sự và dân sự.  Đúng, 126. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.  Sai, chủ thể phải có năng lực trách nhiệm pháp lý 127. Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật.  Sai, tòa án là cơ quan thực hiện quyền xét xử 128. Hiến pháp là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý tối cao trên lãnh thổ mỗi quốc gia. Tài liệu ôn tập môn học pháp luật đại cương – HKI 2017-2018 -KHTN Thạc sĩ Hà Minh Ninh minhninh89@gmail.com  Đúng, vì HP là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản của 1 nhà nước. 129. Người làm việc trong cơ quan nhà nước là cán bộ, công chức nhà nước.  Sai, khái niệm cán bộ/công chức khác nhau mà còn có cả người lao động 130. Nếu xác định một hành vi vi phạm pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật hành chính thì không được áp dụng hình phạt đối với người vi phạm.  Đúng, hình phạt chỉ áp dụng với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự. 131. Chỉ chủ sở hữu tài sản mới có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.  Sai, những ngược chủ sở hữu giao quyền/ủy quyền/chuyển nhượng quyền cũng được quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. 132. Chỉ có cha, mẹ đẻ, con đẻ của người để lại di sản mới được hưởng thừa kế của người đó theo quy định của pháp luật.  Sai, con nuôi, cha mẹ nuôi cũng thuộc hàng thừa kế thứ I 133. Con được hưởng thừa kế của cha mẹ phải là con của người vợ, người chồng hợp pháp.  Sai, con đẻ ở hàng thừa kế thứ I, không phân biệt con trong giá thú/ ngoài giá thú. 134. Cha, mẹ không được hưởng thừa kế của con nếu đã cho con làm con nuôi của người khác.  Sai, theo di chúc thì được hưởng theo ý chí của con/ theo pháp luật thì cha mẹ đẻ là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ I. 135. Đứa trẻ đã được người khác nhận làm con nuôi theo đúng quy định của pháp luật thì không được hưởng thừa kế từ di sản do cha mẹ đẻ của mình để lại.  Sai, theo di chúc thì được hưởng theo ý chí của cha mẹ/ theo pháp luật thì con đẻ là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ I. 136. Người thừa kế chỉ có thể là cá nhân.  Sai, người thừa kế theo di chúc có thể là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào theo ý chí của người để lại thừa kế. 137. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm người để lại di sản chết.  Sai, tùy trường hợp thời liệu là 10 năm/ 3 năm. 138. Người có tài sản không được lập di chúc để lại tài sản của mình cho người không có mối quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân.  Sai, người thừa kế theo di chúc có thể là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào theo ý chí của người để lại thừa kế. Tài liệu ôn tập môn học pháp luật đại cương – HKI 2017-2018 -KHTN Thạc sĩ Hà Minh Ninh minhninh89@gmail.com 139. Ông A bị tai nạn giao thông ngày 01/4/2017. Ngày 02/5/2017, ông A có di chúc miệng hợp pháp để lại toàn bộ tài sản cho bà B. Ngày 05/8/2017 ông A chết. Trong trường hợp này, di sản của ông A được chia theo di chúc miệng ngày 02/5/2017.  Sai, sau 03 tháng di chúc miệng người để lại di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. 140. Độ tuổi để được kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014 là nam, nữ phải từ 18 tuổi trở lên.  Sai, nữ từ đủ 18, nam từ đủ 20. 141. Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam cấm kết hôn giữa những người đồng giới.  Sai, Luật HNGĐ không thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng giới. 142. Tất cả các tài sản có được trong quá trình hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.  Sai, những tài sản được xác định là tài sản riêng/ tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng thì là tài sản riêng của vợ/chồng. 143. Nếu người vợ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì chồng không được quyền yêu cầu ly hôn.  Sai, Khoản 3, Điều 51, Luật HNGĐ “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.” 144. Khi vợ chồng ly hôn, việc giao nuôi dưỡng con chung sẽ được thực hiện theo nguyên tắc: con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ nuôi dưỡng, con trên 7 tuổi trở lên phải theo ý nguyện của con.  Đúng, theo Khoản 2, 3, Điều 81, Luật HNGĐ 2014 “2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.” 145. Con được sinh ra sau khi hai vợ chồng đã ly hôn thì không được coi là con chung của vợ chồng.  Sai, Khoản 1, Điều 88, Luật HNGĐ “Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân”. Tài liệu ôn tập môn học pháp luật đại cương – HKI 2017-2018 -KHTN Thạc sĩ Hà Minh Ninh minhninh89@gmail.com 146. Con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân mặc nhiên được thừa nhận là con chung của vợ chồng.  Sai, trong trường hợp cha/mẹ không thừa nhận con theo xác định của Tòa án.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_on_tap_mon_hoc_phap_luat_dai_cuong.pdf